Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Tại sao tôi sợ nói lên niềm tin?

Tại sao tôi sợ nói lên niềm tin?

Giới trẻ thắc mắc

Tại sao tôi sợ nói lên niềm tin?

“Ở trường, tôi có cơ hội rất tốt để nói về niềm tin của mình. Nhưng tôi đã bỏ lỡ vì không dám nói”.—Kaleb *.

“Trên lớp, giáo viên hỏi chúng tôi nghĩ gì về thuyết tiến hóa. Tôi biết đây là cơ hội có một không hai để nói về niềm tin của mình. Nhưng tôi cứ ngồi đờ ra, không nói được lời nào. Sau đó, tôi cảm thấy rất tồi tệ”.—Jasmine.

Là tín đồ trẻ, có lẽ bạn cũng hiểu cảm xúc của anh Kaleb và chị Jasmine. Giống như họ, bạn yêu mến sự dạy dỗ của Kinh Thánh mà bạn được học, và mong muốn chia sẻ điều đó. Nhưng chỉ nghĩ đến việc chia sẻ là bạn đã thấy chân tay run rẩy. Nếu vậy, bạn có thể rèn tập tính can đảm. Bằng cách nào? Hãy làm những bước sau đây vào mỗi đầu năm học:

1. Xác định nỗi sợ. Nghĩ đến việc chia sẻ niềm tin, chúng ta thường hay tưởng tượng tình huống xấu nhất có thể xảy ra! Tuy nhiên, điều đơn giản có thể giúp bạn bớt đi nỗi sợ là viết ra nỗi sợ đó.

Điền vào chỗ trống.

▪ Nếu nói về niềm tin tại trường, tôi sợ tình huống sau đây sẽ xảy ra:

․․․․․

Hãy an tâm vì những nỗi sợ của bạn cũng có thể là nỗi sợ của nhiều tín đồ trẻ khác. Chẳng hạn, một bạn trai 14 tuổi tên là Christopher thừa nhận: “Tôi sợ các bạn sẽ chế nhạo và nói với mọi người là tôi lập dị”. Kaleb, được nói ở trên, cho biết: “Tôi lo là ai đó sẽ đặt câu hỏi mà tôi không biết trả lời thế nào”.

2. Đối mặt với thử thách. Nỗi lo sợ của bạn có hoàn toàn vô căn cứ không? Không hẳn thế. Một bạn gái tên Ashley cho biết: “Một số bạn giả vờ muốn biết về niềm tin của tôi. Nhưng sau đó, họ lại bóp méo lời giải thích và giễu cợt tôi trước các bạn khác”. Nicole, bạn gái 17 tuổi, kể lại: “Một bạn so sánh một câu trong bản Kinh Thánh của bạn ấy với bản của tôi. Thấy lời khác nhau, bạn ấy cho rằng bản Kinh Thánh của tôi đã bị sửa đổi. Tôi lúng túng, không biết nói gì!”. *

Những tình huống như trên quả là đáng ngại! Nhưng thay vì tránh né, hãy đối mặt và xem như là chuyện bình thường trong đời sống của người tín đồ (2 Ti-mô-thê 3:12). Matthew, một bạn trai 13 tuổi, khẳng định: “Chúa Giê-su đã nói các môn đồ của ngài sẽ bị bắt bớ. Vì thế, không thể trông chờ mọi người thích chúng ta hoặc niềm tin của chúng ta”.—Giăng 15:20.

3. Nghĩ đến mặt tốt. Một kinh nghiệm buồn có thể mang lại lợi ích nào cho chúng ta không? Bạn gái Amber 21 tuổi nghĩ là có: “Thật khó để giải thích niềm tin cho những người không tôn trọng Kinh Thánh. Nhưng đó là cơ hội để bạn xét lại và hiểu rõ hơn niềm tin của mình”.—Rô-ma 12:2.

Hãy xem lại tình huống mà bạn đã viết ra trong bước 1. Nghĩ đến ít nhất hai lợi ích mà tình huống đó có thể đem lại, và viết ra dưới đây:

1․․․․․

2․․․․․

Gợi ý: Nói về niềm tin có thể làm giảm bớt áp lực từ bạn bè như thế nào? giúp bạn thêm tự tin ra sao? tác động thế nào đến tình cảm bạn dành cho Đức Giê-hô-va? làm Ngài cảm thấy thế nào về bạn?—Châm-ngôn 23:15.

4. Chuẩn bị. Châm-ngôn 15:28 nói: “Lòng người công-bình suy-nghĩ lời phải đáp”. Ngoài việc suy nghĩ cách giải đáp, bạn hãy thử đoán trước một số vấn đề mà người khác sẽ thắc mắc. Hãy nghiên cứu vấn đề đó và chuẩn bị cách trả lời tự nhiên, phù hợp với mình.—Xem bảng “Chuẩn bị cách trả lời”, trang 25.

5. Thực hiện. Khi đã sẵn sàng nói về niềm tin của mình, bạn nên thực hiện như thế nào? Có nhiều cách. Chia sẻ niềm tin có thể ví như bơi lội. Người thì từ từ bước xuống nước, người thì lao thẳng xuống. Tương tự, bạn có thể nói chuyện về một vấn đề trong đời thường và thăm dò thái độ của người đối thoại. Còn nếu bạn quá lo nghĩ đến những tình huống xấu có thể xảy ra, có lẽ cách tốt nhất là “lao thẳng xuống nước” (Lu-ca 12:11, 12). Một bạn trai 17 tuổi tên là Andrew nói: “Trong suy nghĩ, việc chia sẻ niềm tin luôn khó hơn là trên thực tế. Một khi đã bắt chuyện, việc đó dễ dàng hơn là tôi tưởng!”. *

6. Tỏ ra khôn ngoan. Chắc hẳn bạn sẽ không lao xuống một nơi nước cạn. Cũng thế, hãy khôn ngoan tránh lao vào cuộc tranh luận không đi đến đâu. Hãy nhớ là có lúc nên nói, có lúc cần im lặng (Truyền-đạo 3:1, 7). Chẳng hạn, Chúa Giê-su cũng có lúc không trả lời (Ma-thi-ơ 26:62, 63). Do đó, đừng quên nguyên tắc này: “Người khôn-ngoan thấy điều tai-vạ, và ẩn mình; nhưng kẻ ngu-muội cứ đi luôn, và mắc phải vạ”.—Châm-ngôn 22:3.

Vậy, nếu nhận thấy có nguy cơ xảy ra cãi vã, thì đừng lao vào. Thay vì thế, hãy trả lời cách ngắn gọn và khôn khéo. Chẳng hạn, nếu một bạn nói khích: “Cậu không dám hút thuốc hả?”. Bạn chỉ cần nói: “Trên bao thuốc có ghi “Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe”!”. Rồi tùy phản ứng của bạn ấy, bạn có thể giải thích thêm về niềm tin của mình hay không.

Nhờ thực hiện những bước trên, bạn sẽ luôn “sẵn-sàng để trả lời” những ai hỏi về niềm tin của mình (1 Phi-e-rơ 3:15). Tuy nhiên, việc sẵn sàng không có nghĩa là bạn sẽ không hồi hộp. Bạn gái Alana, 18 tuổi, nhận xét: “Dù lo sợ nhưng bạn vẫn giải thích được niềm tin, điều đó làm bạn cảm thấy mình đã thực hiện được một việc đáng kể. Bạn đã vượt qua nỗi sợ và nói lên niềm tin dù biết mọi việc có thể xảy ra không như mong muốn. Nếu mọi việc xảy ra đúng như mong muốn, bạn sẽ càng hài lòng hơn! Bạn sẽ vui vì đã can đảm nói lên niềm tin”.

[Chú thích]

^ đ. 3 Trong bài này, một số tên đã được đổi.

^ đ. 11 Mỗi bản Kinh Thánh dùng từ ngữ khác nhau. Một số bản được dịch sát nguyên ngữ hơn một số bản khác.

^ đ. 19 Xem khung  “Cách gợi chuyện”, trang 26.

VÀI ĐIỀU ĐỂ SUY NGHĨ

Có thể một bạn học của bạn có ý nghĩ sau đây:

“Mình biết bạn theo đạo Nhân Chứng Giê-hô-va. Có thể bạn nghĩ mình sẽ cười bạn, nhưng thật ra mình tôn trọng bạn. Thế giới đầy dẫy vấn đề mà sao bạn vẫn bình thản vậy? Mình lại rất lo sợ. Liệu sắp có chiến tranh? Cha mẹ mình sẽ ly dị? Hôm nay đi học, liệu mình có bị hành hung? Mình băn khoăn nhiều điều, còn bạn thì dường như vững bước trên đường đời. Có phải vì đạo của bạn không? Mình rất muốn biết nhưng lại ngại mở lời. Bạn gợi chuyện đi!”.

[Khung/​Hình nơi trang 26]

Ý KIẾN CỦA VÀI BẠN TRẺ

“Đôi lúc, một số bạn cười nhạo khi tôi chia sẻ niềm tin. Nhưng các bạn thường để tôi yên khi thấy lời chế giễu không có tác dụng gì hết”.—Francesca, Luxembourg.

“Nếu không nói cho người khác biết bạn là tín đồ Đấng Christ, bạn sẽ quên mình là một tín đồ, và bắt đầu làm giống như người xung quanh. Không nên rập khuôn theo bạn bè mà phải giữ nhân cách của mình”.—Samantha, Hoa Kỳ.

“Thời niên thiếu, tôi không muốn khác bạn bè. Nhưng rồi tôi bắt đầu nhận thức niềm tin của mình góp phần tạo nên một đời sống tốt đẹp. Nhận thức được điều đó làm tôi tự tin hơn và hãnh diện về niềm tin của mình”. —Jason, New Zealand.

[Khung nơi trang 26]

 CÁCH GỢI CHUYỆN

“Mùa hè này bạn sẽ làm gì?”. [Đợi trả lời, rồi nói về dự tính của mình liên quan đến sự thờ phượng, như tham dự hội nghị hoặc đi chia sẻ Kinh Thánh nhiều hơn].

▪ Nêu ra một tin thời sự và hỏi: “Bạn biết tin đó chưa? Bạn nghĩ sao về điều đó?”.

“Theo bạn, kinh tế thế giới [hoặc vấn đề khác] sẽ được cải thiện không? [Đợi trả lời]. Vì sao bạn nghĩ vậy?”.

“Bạn có đạo không?”.

“Bạn nghĩ bạn sẽ ra sao trong 5 năm nữa?”. [Đợi trả lời, rồi nói về mục tiêu phụng sự của mình].

[Biểu đồ/​Bảng thống kê nơi trang 25]

Chuẩn bị cách trả lời

Đề nghị: Hãy thảo luận về bảng này với cha mẹ và bạn bè. Điền vào chỗ trống. Sau đó, thử nghĩ ra những câu hỏi khác mà bạn học có thể hỏi.

Cắt ở đây

câu hỏi

trả lời

câu hỏi kế tiếp

tra cứu

trả lời

đạo đức

Bạn nghĩ sao về đồng tính luyến ái?

Tôi không ghét người đồng tính luyến ái, nhưng tôi không tán thành cách sống đó.

Thế chẳng phải là bạn có thành kiến sao?

1 Cô-rinh-tô 6:9, 10; Tỉnh Thức!, tháng 7-9 năm 2009, trang 20-23.

Không phải. Tôi không tán thành bất cứ hình thức vô luân, chứ không riêng gì đồng tính luyến ái.

hẹn hò

Sao bạn chưa có bồ?

Tôi muốn đợi thêm một thời gian nữa.

Vì đạo của bạn phải không?

Nhã-ca 8:4; Giới trẻ thắc mắc—Những lời giải đáp thiết thực, chương 29 *.

Đúng vậy, chúng tôi chỉ hẹn hò với mục tiêu là tiến đến hôn nhân, và tôi nghĩ mình chưa sẵn sàng cho điều đó.

trung lập

Tại sao bạn không tham gia các phong trào liên quan đến chính trị?

Mọi người đều có tự do lựa chọn, có quyền tham gia cũng có quyền không tham gia.

Vậy nếu giặc đến thì bạn có đánh không?

Ê-sai 2:4; Giăng 13:35; Kinh Thánh thật sự dạy gì?, trang 148-151 *.

Không. Dù sống ở nước nào, Nhân Chứng Giê-hô-va cũng không bao giờ cầm súng giết người đồng loại.

máu

Tại sao bạn không tiếp máu?

Vì có nhiều cách khác an toàn hơn. Vả lại Kinh Thánh nói phải kiêng máu, cho nên đó là lập trường của tôi.

Có nhất nhất phải vâng theo Kinh Thánh không? Lẽ nào Đức Chúa Trời không bỏ qua cho bạn?

Công-vụ 5:28, 29; Hê-bơ-rơ 11:6; sách Kinh Thánh dạy, trang 129-131.

 

 

 

 

tự do ý chí

Anh A cùng đạo với bạn, và anh ấy làm việc B. Tại sao bạn không thể làm?

Chúng tôi được dạy làm theo điều răn của Đức Chúa Trời chứ đâu phải bị nhồi sọ! Mỗi người đều có quyền quyết định.

Vậy là đạo của bạn không có tiêu chuẩn chung?

 

 

 

 

 

 

 

 

sự sáng tạo

Tại sao bạn không tin thuyết tiến hóa?

Sao phải tin? Ngay cả những nhà khoa học là giới chuyên môn mà còn chưa thống nhất thì sao tin được!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[Chú thích]

^ đ. 62 Do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản.

^ đ. 68 Do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản.

[Lời chú thích nơi trang 26]

Chia sẻ niềm tin ví như bơi lội. Có thể từ từ xuống nước hay lao thẳng xuống!