Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Câu hỏi cho Sách kể chuyện Kinh Thánh

Câu hỏi cho Sách kể chuyện Kinh Thánh

Chuyện số 1

Đức Chúa Trời bắt đầu làm ra mọi vật

  1. Mọi vật tốt đẹp chúng ta có đều do ai tạo ra, em có thể cho một thí dụ không?

  2. Vật đầu tiên Đức Chúa Trời tạo ra là gì?

  3. Tại sao thiên sứ đầu tiên là một đấng rất đặc biệt?

  4. Hãy miêu tả cảnh trái đất lúc ban đầu. (Hãy xem hình vẽ).

  5. Đức Chúa Trời bắt đầu sửa soạn sẵn mọi thứ trên trái đất như thế nào để loài người và thú vật ở?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Giê-rê-mi 10:12.

    Qua những vật Đức Chúa Trời tạo ra, chúng ta thấy Ngài có những đức tính nào? (Ê-sai 40:26; Rô 11:33)

  2. Đọc Cô-lô-se 1:15-17.

    Chúa Giê-su đã đóng vai trò nào trong công việc sáng tạo? Do đó, chúng ta nên nghĩ như thế nào về ngài? (Cô 1:15-17)

  3. Đọc Sáng-thế Ký 1:1-10.

    1. Trái đất từ đâu mà ra? (Sáng 1:1)

    2. Điều gì đã xảy ra trong ngày sáng tạo đầu tiên? (Sáng 1:3-5)

    3. Hãy miêu tả điều gì đã xảy ra trong ngày sáng tạo thứ hai. (Sáng 1:7, 8)

Chuyện số 2

Một khu vườn xinh đẹp

  1. Đức Chúa Trời sửa soạn trái đất để trở thành nhà của chúng ta như thế nào?

  2. Hãy miêu tả những loài thú mà Đức Chúa Trời đã tạo ra. (Hãy xem hình vẽ).

  3. Tại sao Ê-đen là một khu vườn đặc biệt?

  4. Đức Chúa Trời muốn cả trái đất trở nên thế nào?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Sáng-thế Ký 1:11-25.

    1. Trong ngày sáng tạo thứ ba, Đức Chúa Trời tạo ra cái gì? (Sáng 1: 12)

    2. Điều gì đã xảy ra trong ngày sáng tạo thứ tư? (Sáng 1:16)

    3. Những loại thú nào được Đức Chúa Trời tạo ra trong ngày thứ năm và thứ sáu? (Sáng 1:20, 21, 25)

  2. Đọc Sáng-thế Ký 2:8, 9.

    Đức Chúa Trời đặt hai cây đặc biệt nào trong vườn Ê-đen, và hai cây ấy tượng trưng cho điều gì?

Chuyện số 3

Người đàn ông và người đàn bà đầu tiên

  1. Hình vẽ trong Chuyện số 3 khác với Chuyện số 2 như thế nào?

  2. Ai đã tạo ra người đàn ông đầu tiên, và ông ấy tên gì?

  3. Đức Chúa Trời đã giao việc gì cho A-đam?

  4. Tại sao Đức Chúa Trời khiến cho A-đam ngủ thật say?

  5. A-đam và Ê-va có thể sống bao lâu, và Đức Giê-hô-va muốn họ làm công việc gì?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Thi-thiên 83:18.

    Danh của Đức Chúa Trời là gì, và Ngài có địa vị độc đáo nào trên khắp đất? (Giê 16:21; Đa 4:17)

  2. Đọc Sáng-thế Ký 1:26-31.

    1. Đỉnh cao công việc sáng tạo của Đức Chúa Trời trong ngày thứ sáu là gì, và tạo vật này khác với loài thú như thế nào? (Sáng 1:26)

    2. Đức Giê-hô-va cung cấp gì cho loài người lẫn loài thú? (Sáng 1:30)

  3. Đọc Sáng-thế Ký 2:7-25.

    1. Nhiệm vụ đặt tên cho các loài thú đòi hỏi A-đam phải làm gì? (Sáng 2:19)

    2. Sáng-thế Ký 2:24 giúp chúng ta hiểu thế nào quan điểm của Đức Giê-hô-va về hôn nhân, ly thân và ly hôn? (Mat 19:4-6, 9)

Chuyện số 4

Tại sao họ bị đuổi khỏi vườn Ê-đen?

  1. Trong hình vẽ, điều gì xảy ra cho A-đam và Ê-va?

  2. Tại sao Đức Giê-hô-va phạt họ?

  3. Con rắn đã nói gì với Ê-va?

  4. Ai đã làm cho con rắn nói chuyện với Ê-va?

  5. Tại sao A-đam và Ê-va đã mất chỗ ở trong vườn Ê-đen?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Sáng-thế Ký 2:16, 17 3:1-13, 24.

    1. Qua câu hỏi đặt cho Ê-va, con rắn đã nói xấu Đức Giê-hô-va như thế nào? (Sáng 3:1-5; 1 Giăng 5:3)

    2. Ê-va là một gương cảnh báo nào cho chúng ta? (Phi-líp 4:8; Gia 1:14, 15; 1 Giăng 2:16)

    3. A-đam và Ê-va đã không nhận trách nhiệm về hành động của mình như thế nào? (Sáng 3:12, 13)

    4. Các chê-ru-bim được đặt canh giữ tại phía đông vườn Ê-đen đã ủng hộ quyền tối thượng của Đức Giê-hô-va như thế nào? (Sáng 3:24)

  2. Đọc Khải-huyền 12:9.

    Sa-tan đã thành công như thế nào trong việc khiến người ta chống lại quyền cai trị của Đức Chúa Trời? (1 Giăng 5:19)

Chuyện số 5

Một cuộc sống khó nhọc bắt đầu

  1. Cuộc sống của A-đam và Ê-va bên ngoài vườn Ê-đen ra sao?

  2. Điều gì bắt đầu xảy ra cho A-đam và Ê-va, tại sao?

  3. Tại sao các con của A-đam và Ê-va già đi và chết?

  4. Lẽ ra đời sống của A-đam và Ê-va cũng như của con cái họ sẽ ra sao nếu vâng lời Đức Giê-hô-va?

  5. Việc không vâng lời đã gây ra sự đau khổ nào cho Ê-va?

  6. Hai con trai đầu của A-đam và Ê-va tên gì?

  7. Những đứa trẻ khác trong hình là ai?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Sáng-thế Ký 3:16-23 4:1, 2.

    1. Đất bị rủa sả đã ảnh hưởng thế nào đến đời sống của A-đam? (Sáng 3:17-19; Rô 8:20, 22)

    2. Tại sao tên Ê-va có nghĩa “sự sống” là thích hợp? (Sáng 3:20)

    3. Đức Giê-hô-va tỏ ra quan tâm đến A-đam và Ê-va như thế nào, ngay cả sau khi họ phạm tội? (Sáng 3:7, 21)

  2. Đọc Khải-huyền 21:3, 4.

    “Những sự thứ nhất” nào mà em chờ đợi sẽ bị loại trừ?

Chuyện số 6

Một người con tốt và một người con xấu

  1. Ca-in và A-bên làm nghề gì?

  2. Ca-in và A-bên đã dâng cho Đức Giê-hô-va món quà nào?

  3. Tại sao Đức Giê-hô-va hài lòng về món quà của A-bên, mà lại không hài lòng về món quà của Ca-in?

  4. Ca-in là người như thế nào, và Đức Giê-hô-va đã thử sửa dạy ông ra sao?

  5. Ca-in đã làm gì khi chỉ có hai anh em ở ngoài đồng?

  6. Hãy giải thích điều gì đã xảy ra cho Ca-in sau khi ông ta giết em mình.

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Sáng-thế Ký 4:2-26.

    1. Đức Giê-hô-va đã miêu tả thế nào về tình trạng nguy hiểm của Ca-in? (Sáng 4:7)

    2. Ca-in để lộ tấm lòng của ông ta như thế nào? (Sáng 4:9)

    3. Quan điểm của Đức Giê-hô-va thế nào về việc làm đổ máu người vô tội? (Sáng 4:10; Ê-sai 26:21)

  2. Đọc 1 Giăng 3:11, 12.

    1. Tại sao Ca-in giận dữ, và điều này là một gương cảnh cáo cho chúng ta ngày nay như thế nào? (Sáng 4:4, 5; Châm 14:30; 28:22)

    2. Kinh Thánh cho thấy ngay cả khi mọi người trong gia đình chống đối Đức Giê-hô-va, làm thế nào chúng ta vẫn có thể giữ lòng trung kiên? (Thi 27:10; Mat 10:21, 22)

  3. Đọc Giăng 11:25.

    Đức Giê-hô-va có sự đảm bảo nào cho tất cả những ai chịu chết vì sự công bình? (Giăng 5:24)

Chuyện số 7

Một người can đảm

  1. Hê-nóc khác với những người cùng thời như thế nào?

  2. Tại sao vào thời Hê-nóc, người ta làm nhiều điều xấu đến thế?

  3. Người ta làm những điều xấu nào? (Hãy xem hình vẽ).

  4. Tại sao Hê-nóc cần phải can đảm?

  5. Vào thời đó người ta sống bao lâu, nhưng Hê-nóc chỉ sống được bao nhiêu tuổi?

  6. Điều gì đã xảy ra sau khi Hê-nóc chết?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Sáng-thế Ký 5:21-24, 27.

    1. Hê-nóc có mối quan hệ nào với Đức Giê-hô-va? (Sáng 5:24)

    2. Theo Kinh Thánh, ai là người sống lâu nhất, và khi chết ông được bao nhiêu tuổi? (Sáng 5:27)

  2. Đọc Sáng-thế Ký 6:5.

    Sau khi Hê-nóc chết, tình trạng trên đất trở nên tồi tệ như thế nào, và điều này so với thời chúng ta ngày nay ra sao? (2 Ti 3:13)

  3. Đọc Lu-ca 3:23, 37.

    Hê-nóc được phần thưởng nào nhờ “đồng đi cùng Đức Chúa Trời”? (Sáng 5:22)

  4. Đọc Giu-đe 14, 15.

    Làm thế nào tín đồ Đấng Christ ngày nay có thể noi gương can đảm của Hê-nóc khi cảnh báo người ta về trận chiến Ha-ma-ghê-đôn sắp đến? (2 Ti 4:2; Hê 13:6)

Chuyện số 8

Những người khổng lồ trên đất

  1. Điều gì xảy ra khi một số thiên sứ của Đức Chúa Trời nghe theo Sa-tan?

  2. Tại sao một số thiên sứ bỏ công việc của họ ở trên trời và xuống trái đất?

  3. Tại sao việc các thiên sứ xuống trái đất và mặc lấy thân thể loài người là sai?

  4. Con cái của các thiên sứ có điều gì khác thường?

  5. Như em có thể thấy trong hình vẽ, con cái của các thiên sứ đã làm gì khi họ thành những người khổng lồ?

  6. Sau Hê-nóc, người tốt nào đã sống trên đất, và tại sao Đức Chúa Trời yêu mến ông?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Sáng-thế Ký 6:1-8.

    Sáng-thế Ký 6:6 cho thấy hạnh kiểm của chúng ta có thể ảnh hưởng đến xúc cảm của Đức Giê-hô-va như thế nào? (Thi 78:40, 41; Châm 27:11)

  2. Đọc Giu-đe 6.

    Các thiên sứ “không giữ thứ bậc” trong thời Nô-ê là sự nhắc nhở như thế nào cho chúng ta ngày nay? (1 Cô 3:5-9; 2 Phi 2:4, 9, 10)

Chuyện số 9

Nô-ê đóng tàu

  1. Gia đình Nô-ê có bao nhiêu người, và ba con trai của ông tên gì?

  2. Đức Chúa Trời bảo Nô-ê làm một việc lạ lùng nào, tại sao?

  3. Những người chung quanh Nô-ê phản ứng ra sao khi ông nói với họ về chiếc tàu?

  4. Về phần các thú vật, Đức Chúa Trời bảo Nô-ê làm gì?

  5. Sau khi Đức Chúa Trời đóng cửa tàu lại, Nô-ê và gia đình phải làm gì?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Sáng-thế Ký 6:9-22.

    1. Tại sao Nô-ê là một người thờ phượng nổi bật của Đức Chúa Trời thật? (Sáng 6:9, 22)

    2. Đức Giê-hô-va cảm thấy thế nào về sự hung bạo, và điều này nên ảnh hưởng thế nào đến sự lựa chọn của chúng ta trong việc giải trí? (Sáng 6:11, 12; Thi 11:5)

    3. Khi nhận sự hướng dẫn qua tổ chức của Đức Giê-hô-va, làm thế nào chúng ta có thể noi gương Nô-ê? (Sáng 6:22; 1 Giăng 5:3)

  2. Đọc Sáng-thế Ký 7:1-9.

    Việc Đức Giê-hô-va xem người bất toàn Nô-ê là công bình khích lệ chúng ta ngày nay như thế nào? (Sáng 7:1; Châm 10:16; Ê-sai 26:7)

Chuyện số 10

Trận Nước Lụt lớn

  1. Tại sao khi trận mưa bắt đầu, không một ai có thể vào tàu?

  2. Đức Giê-hô-va làm mưa trong bao nhiêu ngày và bao nhiêu đêm, nước dâng cao đến mức nào?

  3. Chiếc tàu ra sao khi nước phủ khắp mặt đất?

  4. Những người khổng lồ có sống sót qua trận Nước Lụt không, còn cha của chúng ra sao?

  5. Năm tháng sau, chuyện gì xảy ra cho chiếc tàu?

  6. Tại sao Nô-ê thả con quạ ra khỏi tàu?

  7. Làm sao Nô-ê biết nước trên mặt đất đã rút xuống?

  8. Sau hơn một năm Nô-ê và gia đình ở trong tàu, Đức Chúa Trời nói gì với ông?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Sáng-thế Ký 7:10-24.

    1. Mọi sự sống bị diệt đến mức nào? (Sáng 7:23)

    2. Phải mất bao lâu nước mới rút xuống? (Sáng 7:24)

  2. Đọc Sáng-thế Ký 8:1-17.

    Làm thế nào Sáng-thế Ký 8:17 cho thấy ý định ban đầu của Đức Chúa Trời đối với trái đất vẫn không thay đổi? (Sáng 1:22)

  3. Đọc 1 Phi-e-rơ 3:19, 20.

    1. Khi những thiên sứ phản nghịch trở về trời, họ chịu sự đoán xét nào? (Giu 6)

    2. Qua câu chuyện của Nô-ê và gia đình ông, chúng ta tin nhiều hơn nơi sức của Đức Giê-hô-va để cứu dân Ngài như thế nào? (2 Phi 2:9)

Chuyện số 11

Cái cầu vồng đầu tiên

  1. Như hình vẽ cho thấy, việc trước nhất Nô-ê làm khi ra khỏi tàu là gì?

  2. Sau trận Nước Lụt, Đức Giê-hô-va ban luật nào cho Nô-ê và gia đình ông?

  3. Đức Chúa Trời đã hứa điều gì?

  4. Khi thấy cầu vồng, chúng ta nên nhớ đến điều gì?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Sáng-thế Ký 8:18-22.

    1. Ngày nay chúng ta có thể dâng “mùi thơm” cho Đức Giê-hô-va bằng cách nào? (Sáng 8:21; Hê 13:15, 16)

    2. Đức Giê-hô-va có nhận xét gì về lòng con người, do đó chúng ta nên coi chừng về điều gì? (Sáng 8:21; Mat 15:18, 19)

  2. Đọc Sáng-thế Ký 9:9-17.

    1. Đức Giê-hô-va đã lập giao ước nào với tất cả loài vật trên đất? (Sáng 9:10, 11)

    2. Giao ước cầu vồng sẽ có hiệu lực trong bao lâu? (Sáng 9:16)

Chuyện số 12

Người ta xây một tháp lớn

  1. Nim-rốt là ai, và Đức Giê-hô-va nghĩ gì về hắn?

  2. Trong hình vẽ, tại sao người ta đúc gạch?

  3. Tại sao Đức Giê-hô-va không hài lòng về công việc xây cất này?

  4. Bằng cách nào Đức Chúa Trời đã ngưng công việc xây tháp?

  5. Tên của thành là gì, tên đó có nghĩa gì?

  6. Chuyện gì đã xảy ra cho người ta sau khi Đức Chúa Trời làm lộn xộn tiếng nói của họ?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Châm-ngôn 3:31.

    Nim-rốt có tính nết gì, và đó là lời cảnh báo nào cho chúng ta? (Thi 11:5)

  2. Đọc Sáng-thế Ký 11:1-9.

    Động lực nào thúc đẩy người ta xây tháp, và tại sao công trình đó phải thất bại? (Sáng 11:4; Châm 16:18; Giăng 5:44)

Chuyện số 13

Áp-ra-ham, bạn của Đức Chúa Trời

  1. Dân cư thành U-rơ là những người như thế nào?

  2. Người đàn ông trong hình vẽ là ai, ông được sinh ra khi nào, và sống ở đâu?

  3. Đức Chúa Trời bảo Áp-ra-ham làm gì?

  4. Tại sao Áp-ra-ham được gọi là bạn của Đức Chúa Trời?

  5. Khi Áp-ra-ham rời khỏi thành U-rơ, ai cùng đi với ông?

  6. Đức Chúa Trời phán gì với Áp-ra-ham khi ông đến xứ Ca-na-an?

  7. Đức Chúa Trời hứa gì với Áp-ra-ham khi ông được 99 tuổi?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Sáng-thế Ký 11:27-32.

    1. Áp-ra-ham và Lót có quan hệ họ hàng với nhau như thế nào? (Sáng 11:27)

    2. Mặc dù Kinh Thánh viết Tha-rê đã dẫn gia đình đi đến xứ Ca-na-an, nhưng làm thế nào chúng ta biết Áp-ra-ham mới thật sự là người quyết định chuyến đi này, và tại sao ông làm thế? (Sáng 11:31; Công 7:2-4)

  2. Đọc Sáng-thế Ký 12:1-7.

    Sau khi Áp-ra-ham đến xứ Ca-na-an, Đức Giê-hô-va thêm ai vào giao ước Áp-ra-ham? (Sáng 12:7)

  3. Đọc Sáng-thế Ký 17:1-8, 15-17.

    1. Áp-ram được đổi tên là gì khi ông 99 tuổi, tại sao? (Sáng 17:5)

    2. Đức Chúa Trời hứa ban những ân phước nào trong tương lai cho Sa-ra? (Sáng 17:15, 16)

  4. Đọc Sáng-thế Ký 18:9-19.

    1. Nơi Sáng-thế Ký 18:19, người làm cha có những trách nhiệm nào? (Phục 6:6, 7; Ê-phê 6:4)

    2. Sa-ra làm điều gì cho thấy chúng ta không thể che giấu Đức Giê-hô-va bất cứ điều gì? (Sáng 18:12, 15; Thi 44:21)

Chuyện số 14

Đức Chúa Trời thử đức tin Áp-ra-ham

  1. Đức Chúa Trời hứa gì với Áp-ra-ham, và Ngài giữ lời hứa ra sao?

  2. Như hình vẽ cho thấy, Đức Chúa Trời đã thử đức tin Áp-ra-ham như thế nào?

  3. Áp-ra-ham đã làm gì mặc dù không hiểu tại sao Đức Chúa Trời phán như thế?

  4. Khi Áp-ra-ham cầm dao lên định giết con mình, điều gì đã xảy ra?

  5. Đức tin của Áp-ra-ham nơi Đức Chúa Trời lớn như thế nào?

  6. Đức Chúa Trời đã ban vật gì để Áp-ra-ham dâng cho Ngài, và bằng cách nào?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Sáng-thế Ký 21:1-7.

    Tại sao Áp-ra-ham cắt bì cho con trai mình khi nó được tám ngày? (Sáng 17:10-12; 21:4)

  2. Đọc Sáng-thế Ký 22:1-18.

    Y-sác tỏ ra vâng phục cha là Áp-ra-ham như thế nào, và điều này báo trước về một biến cố tương lai nào quan trọng hơn? (Sáng 22:7-9; 1 Cô 5:7; Phi-líp 2:8, 9)

Chuyện số 15

Vợ Lót nhìn lại phía sau

  1. Tại sao Áp-ra-ham và Lót chia tay nhau?

  2. Tại sao Lót chọn sống trong thành Sô-đôm?

  3. Dân thành Sô-đôm là hạng người như thế nào?

  4. Hai thiên sứ cảnh báo Lót điều gì?

  5. Tại sao vợ Lót hóa thành tượng muối?

  6. Chúng ta có thể học được gì qua trường hợp của vợ Lót?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Sáng-thế Ký 13:5-13.

    Về cách giải quyết những vấn đề giữa chúng ta và người khác, chúng ta có thể học được gì từ Áp-ra-ham? (Sáng 13:8, 9; Rô 12:10; Phi-líp 2:3, 4)

  2. Đọc Sáng-thế Ký 18:20-33.

    Làm thế nào cách Đức Giê-hô-va đối xử với Áp-ra-ham cho chúng ta lòng tin cậy rằng Ngài và Chúa Giê-su sẽ xét đoán công bình? (Sáng 18:25, 26; Mat 25:31-33)

  3. Đọc Sáng-thế Ký 19:1-29.

    1. Câu chuyện Kinh Thánh này cho thấy quan điểm nào của Đức Chúa Trời về đồng tính luyến ái? (Sáng 19:5, 13; Lê 20:13)

    2. Em thấy có sự khác biệt nào giữa Lót và Áp-ra-ham trong cách vâng lời Đức Chúa Trời, và chúng ta có thể rút ra bài học nào? (Sáng 19:15, 16, 19, 20; 22:3)

  4. Đọc Lu-ca 17:28-32.

    Trong lòng, vợ của Lót có suy nghĩ nào về của cải, và điều này là một lời cảnh báo cho chúng ta ra sao? (Lu 12:15; 17:31, 32; Mat 6:19-21, 25)

  5. Đọc 2 Phi-e-rơ 2:6-8.

    Theo gương Lót, chúng ta nên có thái độ nào đối với thế gian hung ác chung quanh? (Ê-xê 9:4; 1 Giăng 2:15-17)

Chuyện số 16

Y-sác lấy vợ hiền

  1. Người đàn ông và người đàn bà trong hình vẽ là ai?

  2. Áp-ra-ham đã làm gì để tìm vợ cho con trai, tại sao vậy?

  3. Lời cầu nguyện của người đầy tớ Áp-ra-ham đã được Đức Chúa Trời nghe như thế nào?

  4. Khi được hỏi ý kiến có bằng lòng lấy Y-sác không, nàng Rê-bê-ca đã trả lời thế nào?

  5. Điều gì khiến Y-sác sung sướng trở lại?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Sáng-thế Ký 24:1-67.

    1. Rê-bê-ca đã cho thấy những tính tốt nào khi nàng gặp người đầy tớ của Áp-ra-ham tại giếng nước? (Sáng 24:17-20; Châm 31:17, 31)

    2. Trong việc kiếm vợ cho Y-sác, Áp-ra-ham là gương tốt nào cho tín đồ Đấng Christ ngày nay? (Sáng 24:37, 38; 1 Cô 7:39; 2 Cô 6:14)

    3. Tại sao chúng ta nên dành thì giờ để suy ngẫm như Y-sác đã làm? (Sáng 24:63; Thi 77:12; Phi-líp 4:8)

Chuyện số 17

Hai trẻ sinh đôi khác tánh

  1. Ê-sau và Gia-cốp là ai, và tánh tình của chúng khác nhau thế nào?

  2. Khi ông nội là Áp-ra-ham chết, Ê-sau và Gia-cốp được bao nhiêu tuổi?

  3. Ê-sau đã làm gì khiến cha mẹ ông rất buồn?

  4. Tại sao Ê-sau nổi giận với em là Gia-cốp?

  5. Y-sác đã cho Gia-cốp, con trai mình, sự chỉ dẫn nào?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Sáng-thế Ký 25:5-11, 20-34.

    1. Đức Giê-hô-va đã tiên tri gì về hai con trai sinh đôi của Rê-bê-ca? (Sáng 25:23)

    2. Có sự khác biệt nào giữa thái độ của Gia-cốp và Ê-sau về quyền trưởng nam? (Sáng 25:31-34)

  2. Đọc Sáng-thế Ký 26:34, 35; 27:1-46; và 28:1-5.

    1. Việc Ê-sau không tôn trọng những điều thiêng liêng được thấy rõ như thế nào? (Sáng 26:34, 35; 27:46)

    2. Để Gia-cốp nhận được ân phước của Đức Chúa Trời, Y-sác bảo Gia-cốp làm gì? (Sáng 28:1-4)

  3. Đọc Hê-bơ-rơ 12:16, 17.

    Trường hợp của Ê-sau cho thấy những người khinh thường điều thánh sẽ ra sao?

Chuyện số 18

Gia-cốp đến Cha-ran

  1. Cô gái trẻ trong hình vẽ là ai, và Gia-cốp đã làm gì để giúp cô?

  2. Gia-cốp sẵn lòng nhận lời làm gì để được cưới Ra-chên?

  3. Đến khi làm lễ cưới cho Gia-cốp và Ra-chên, La-ban đã làm gì?

  4. Để cưới Ra-chên làm vợ, Gia-cốp đã phải bằng lòng làm gì?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Sáng-thế Ký 29:1-30.

    1. Ngay cả khi bị La-ban lừa dối, Gia-cốp tỏ ra là người đàng hoàng như thế nào, và từ câu chuyện này chúng ta có thể học được điều gì? (Sáng 25:27; 29:26-28; Mat 5:37)

    2. Gương của Gia-cốp cho thấy có sự khác biệt nào giữa tình yêu và sự mê đắm? (Sáng 29:18, 20, 30; Nhã 8:6)

    3. Nhà Gia-cốp có bốn người đàn bà nào mà sau này sinh con cho ông? (Sáng 29:23, 24, 28, 29)

Chuyện số 19

Gia-cốp có gia đình đông con

  1. Lê-a, người vợ thứ nhất của Gia-cốp, sinh ra sáu con trai tên gì?

  2. Xinh-ba, tớ gái của Lê-a, sinh cho Gia-cốp hai con trai tên gì?

  3. Bi-la, tớ gái của Ra-chên, sinh cho Gia-cốp hai con trai tên gì?

  4. Hai con trai do Ra-chên sinh ra tên gì, nhưng khi đứa thứ nhì chào đời thì việc gì đã xảy ra?

  5. Theo như hình vẽ, Gia-cốp có bao nhiêu con trai, và nước nào từ họ mà ra?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Sáng-thế Ký 29:32-35; 30:1-26; 35:16-19.

    Như trong trường hợp của 12 con trai Gia-cốp, vào thời xưa những bé trai người Do Thái thường được đặt tên theo điều gì?

  2. Đọc Sáng-thế Ký 37:35.

    Dù Kinh Thánh chỉ nêu tên một mình Đi-na, làm sao chúng ta biết Gia-cốp không phải chỉ có một cô con gái? (Sáng 37:34, 35)

Chuyện số 20

Đi-na bị tai họa

  1. Tại sao Áp-ra-ham và Y-sác không muốn con cái của họ cưới người xứ Ca-na-an?

  2. Gia-cốp có bằng lòng cho con gái ông làm bạn với các cô gái Ca-na-an không?

  3. Gã đàn ông nhìn Đi-na trong hình là ai, và hắn đã làm chuyện ác nào?

  4. Các anh của Đi-na là Si-mê-ôn và Lê-vi làm gì khi họ hay tin việc đã xảy ra?

  5. Gia-cốp có đồng ý việc làm của Si-mê-ôn và Lê-vi không?

  6. Các tai họa xảy đến cho gia đình khởi sự từ đâu?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Sáng-thế Ký 34:1-31.

  2. Tại sao Đi-na phải chịu một phần lỗi về việc nàng mất sự trinh trắng? (Ga 6:7)

  3. Ngày nay, làm thế nào những người trẻ cho thấy họ ghi nhớ gương cảnh báo của Đi-na? (Châm 13:20; 1 Cô 15:33; 1 Giăng 5:19)

Chuyện số 21

Các anh của Giô-sép ghét chàng

  1. Tại sao các anh của Giô-sép ghen ghét chàng, và họ đã làm gì?

  2. Các anh muốn làm gì Giô-sép, nhưng Ru-bên đã nói gì với họ?

  3. Chuyện gì đã xảy ra khi những lái buôn người Ích-ma-ên từ xa đi tới?

  4. Các anh của Giô-sép làm gì để cha họ tin rằng Giô-sép đã chết?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Sáng-thế Ký 37:1-35.

    1. Qua việc nói cho người có trách nhiệm biết về lỗi của người trong hội thánh, những tín đồ Đấng Christ noi gương Giô-sép như thế nào? (Sáng 37:2; Lê 5:1; 1 Cô 1:11)

    2. Tính xấu nào đã khiến các anh của Giô-sép đối xử tệ bạc với chàng? (Sáng 37:11, 18; Châm 27:4; Gia 3:14-16)

    3. Gia-cốp đã làm điều nào mà người ta thường làm khi đau buồn? (Sáng 37:35)

Chuyện số 22

Giô-sép bị bỏ tù

  1. Giô-sép được bao nhiêu tuổi khi bị dẫn xuống xứ Ê-díp-tô, và tại đó điều gì đã xảy ra với chàng?

  2. Cuối cùng tại sao Giô-sép bị bỏ tù?

  3. Trong tù, Giô-sép được giao cho công việc nào?

  4. Trong tù, Giô-sép đã làm gì cho quan dâng rượu và quan đầu bếp của Pha-ra-ôn?

  5. Điều gì xảy ra sau khi quan dâng rượu được ra khỏi tù?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Sáng-thế Ký 39:1-23.

    Vào thời Giô-sép, mặc dù Đức Chúa Trời chưa viết luật pháp cấm ngoại tình, vậy điều gì đã thúc đẩy chàng chạy trốn khỏi vợ của Phô-ti-pha? (Sáng 2:24; 20:3; 39:9)

  2. Đọc Sáng-thế Ký 40:1-23.

    1. Hãy miêu tả ngắn gọn giấc mơ của quan dâng rượu và lời giải nghĩa mà Đức Giê-hô-va đã ban cho Giô-sép. (Sáng 40:9-13)

    2. Quan đầu bếp mơ thấy gì, và giấc mơ ấy có ý nghĩa gì? (Sáng 40:16-19)

    3. Ngày nay lớp đầy tớ trung tín và khôn ngoan noi theo thái độ của Giô-sép như thế nào? (Sáng 40:8; Thi 36:9; Giăng 17:17; Công 17:2, 3)

    4. Sáng-thế Ký 40:20 làm sáng tỏ quan điểm của tín đồ Đấng Christ về tiệc sinh nhật như thế nào? (Truyền 7:1; Mác 6:21-28)

Chuyện số 23

Các giấc mơ của Pha-ra-ôn

  1. Vào một đêm nọ, điều gì xảy ra với Pha-ra-ôn?

  2. Tại sao cuối cùng quan dâng rượu lại nhớ đến Giô-sép?

  3. Như trong hình vẽ, Pha-ra-ôn đã có hai giấc mơ nào?

  4. Giô-sép đã nói gì về ý nghĩa của các giấc mơ?

  5. Trong xứ Ê-díp-tô, Giô-sép trở thành nhân vật quan trọng nhất sau Pha-ra-ôn như thế nào?

  6. Tại sao các anh của Giô-sép đến xứ Ê-díp-tô, và tại sao họ không nhận ra Giô-sép?

  7. Giô-sép nhớ lại giấc mơ nào, và nó giúp ông hiểu điều gì?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Sáng-thế Ký 41:1-57.

    1. Giô-sép đã hướng sự chú ý của người khác đến Đức Giê-hô-va như thế nào, và tín đồ Đấng Christ ngày nay có thể noi gương ông ra sao? (Sáng 41:16, 25, 28; Mat 5:16; 1 Phi 2:12)

    2. Những năm đói kém theo sau những năm dư dật trong xứ Ê-díp-tô phản ánh chính xác tình trạng thiêng liêng của dân Đức Giê-hô-va ngày nay so với khối đạo xưng theo Đấng Christ như thế nào? (Sáng 41:29, 30; A-mốt 8:11, 12)

  2. Đọc Sáng-thế Ký 42:1-8 50:20.

    Nếu theo phong tục của xứ, những người thờ phượng Đức Giê-hô-va cúi chào một người để tỏ ra kính nể và tôn trọng địa vị của người đó, điều đó có sai không? (Sáng 42:6)

Chuyện số 24

Giô-sép thử các anh mình

  1. Tại sao Giô-sép buộc tội các anh của ông là thám tử?

  2. Tại sao Gia-cốp để cho con trai út là Bên-gia-min đi xuống xứ Ê-díp-tô?

  3. Làm sao cái chén bạc của Giô-sép lại ở trong bao của Bên-gia-min?

  4. Giu-đa tình nguyện làm gì để Bên-gia-min được tha?

  5. Các anh của Giô-sép đã thay đổi tánh tình như thế nào?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Sáng-thế Ký 42:9-38.

    Lời của Giô-sép nơi Sáng-thế Ký 42:18 là một nhắc nhở tốt cho những ai có trách nhiệm trong tổ chức của Đức Giê-hô-va ngày nay như thế nào? (Nê 5:15; 2 Cô 7:1, 2)

  2. Đọc Sáng-thế Ký 43:1-34.

    1. Dù Ru-bên là con đầu lòng, nhưng tại sao rõ ràng Giu-đa là người nói thay cho các anh em? (Sáng 43:3, 8, 9; 44:14, 18; 1 Sử 5:2)

    2. Giô-sép đã thử các anh mình bằng cách nào, tại sao vậy? (Sáng 43:33, 34)

  3. Đọc Sáng-thế Ký 44:1-34.

    1. Là một phần của mưu mẹo để không bị các anh nhận ra mình, Giô-sép đã giả làm người gì? (Sáng 44:5, 15; Lê 19:26)

    2. Bằng cách nào các anh của Giô-sép cho thấy giờ đây họ không còn tinh thần ghen ghét với em của họ nữa? (Sáng 44:13, 33, 34)

Chuyện số 25

Cả gia đình dọn đến xứ Ê-díp-tô

  1. Điều gì xảy ra khi Giô-sép nói cho các anh biết ông là ai?

  2. Giô-sép đã tử tế giải thích điều gì với các anh?

  3. Pha-ra-ôn nói gì khi nghe tin về anh em của Giô-sép?

  4. Gia đình của Gia-cốp gồm bao nhiêu người khi họ dọn đến xứ Ê-díp-tô?

  5. Gia đình Gia-cốp được gọi là gì, tại sao vậy?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Sáng-thế Ký 45:1-28.

    Làm thế nào lời tường thuật trong Kinh Thánh về Giô-sép cho thấy Đức Giê-hô-va có thể biến việc bất lợi cho tôi tớ Ngài thành việc thuận lợi? (Sáng 45:5-8; Ê-sai 8:10; Phi-líp 1:12-14)

  2. Đọc Sáng-thế Ký 46:1-27.

    Đức Giê-hô-va đã bảo đảm điều gì với Gia-cốp trên đường xuống xứ Ê-díp-tô? (Sáng 46:1-4)

Chuyện số 26

Gióp trung thành với Đức Chúa Trời

  1. Gióp là ai?

  2. Sa-tan cố khiến mọi người làm điều gì, nhưng hắn có thành công không?

  3. Đức Giê-hô-va cho phép Sa-tan làm gì, và tại sao?

  4. Tại sao vợ của Gióp bảo ông: “Hãy nguyền rủa Đức Chúa Trời và chết đi”? (Hãy xem hình vẽ).

  5. Như em có thể thấy nơi hình vẽ thứ nhì, Đức Giê-hô-va đã ban phước cho Gióp như thế nào, tại sao?

  6. Giống như Gióp, nếu trung thành với Đức Giê-hô-va, chúng ta sẽ nhận được những ân phước nào?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Gióp 1:1-22.

    Làm thế nào tín đồ Đấng Christ ngày nay có thể noi theo gương Gióp? (Gióp 1:1; Phi-líp 2:15; 2 Phi 3:14)

  2. Đọc Gióp 2:1-13.

    Gióp và vợ ông có hai cách phản ứng trái ngược nhau như thế nào trước sự bắt bớ của Sa-tan? (Gióp 2:9, 10; Châm 19:3; Mi 7:7; Mal 3:14)

  3. Đọc Gióp 42:10-17.

    1. Có những điểm tương tự nào giữa phần thưởng của Gióp và phần thưởng mà Chúa Giê-su đã nhận nhờ lối sống trung thành? (Gióp 42:12; Phi-líp 2:9-11)

    2. Chúng ta được khích lệ như thế nào qua những ân phước Gióp nhận được vì đã giữ lòng trung kiên với Đức Chúa Trời? (Gióp 42:10, 12; Hê 6:10; Gia 1:2-4, 12; 5:11)

Chuyện số 27

Một vua ác cai trị xứ Ê-díp-tô

  1. Người đàn ông cầm roi trong hình là ai, và người bị đánh là ai?

  2. Sau khi Giô-sép chết, điều gì đã xảy ra với dân Y-sơ-ra-ên?

  3. Tại sao dân Ê-díp-tô sợ dân Y-sơ-ra-ên?

  4. Pha-ra-ôn đã ra lệnh gì cho các bà mụ đỡ đẻ cho các bà mẹ Y-sơ-ra-ên?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Xuất Ê-díp-tô Ký 1:6-22.

    1. Bằng cách nào Đức Giê-hô-va đã bắt đầu thực hiện lời hứa của Ngài với Áp-ra-ham? (Xuất 1:7; Sáng 12:2; Công 7:17)

    2. Các bà mụ người Hê-bơ-rơ cho thấy họ tôn trọng sự thánh khiết của sự sống như thế nào? (Xuất 1:17; Sáng 9:6)

    3. Các bà mụ đã được thưởng như thế nào vì lòng trung thành đối với Đức Giê-hô-va? (Xuất 1:20, 21; Châm 19:17)

    4. Sa-tan đã làm gì để cản trở ý định của Đức Giê-hô-va về Dòng Dõi đã hứa của Áp-ra-ham? (Xuất 1:22; Mat 2:16)

Chuyện số 28

Em nhỏ Môi-se được cứu sống

  1. Em bé trong hình vẽ là ai, và em đang nắm ngón tay của ai?

  2. Mẹ của Môi-se đã làm gì để con mình khỏi bị giết?

  3. Em gái nhỏ trong hình vẽ là ai, và em đã làm gì?

  4. Khi con gái của Pha-ra-ôn thấy đứa bé, Mi-ri-am đã đề nghị gì với bà?

  5. Công chúa đã nói gì với mẹ của Môi-se?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Xuất Ê-díp-tô Ký 2:1-10.

    Mẹ của Môi-se đã có cơ hội nào để rèn luyện và dạy dỗ Môi-se trong tuổi ấu thơ, và điều này là gương mẫu nào cho các bậc cha mẹ ngày nay? (Xuất 2:9, 10; Phục 6:6-9; Châm 22:6; Ê-phê 6:4; 2 Ti 3:15)

Chuyện số 29

Tại sao Môi-se chạy trốn?

  1. Môi-se lớn lên ở đâu, nhưng ông biết gì về cha mẹ mình?

  2. Khi được 40 tuổi, Môi-se đã làm gì?

  3. Môi-se đã nói gì với một người Y-sơ-ra-ên đang đánh nhau, và người này trả lời thế nào?

  4. Tại sao Môi-se chạy trốn khỏi xứ Ê-díp-tô?

  5. Môi-se chạy trốn đến tận đâu, và ông đã gặp ai ở đấy?

  6. Sau khi chạy trốn khỏi xứ Ê-díp-tô, Môi-se đã làm nghề gì trong 40 năm?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Xuất Ê-díp-tô Ký 2:11-25.

    Mặc dù được giáo dục theo sự khôn ngoan của người Ê-díp-tô trong nhiều năm, Môi-se cho thấy lòng trung thành của ông đối với Đức Giê-hô-va và với dân mình như thế nào? (Xuất 2:11, 12; Hê 11:24)

  2. Đọc Công-vụ 7:22-29.

    Chúng ta có được bài học nào qua việc Môi-se tự tìm cách giải cứu dân Y-sơ-ra-ên thoát khỏi vòng nô lệ? (Công 7:23-25; 1 Phi 5:6, 10)

Chuyện số 30

Bụi gai cháy

  1. Núi trong hình vẽ tên gì?

  2. Hãy miêu tả điều lạ thường mà Môi-se đã thấy khi ông dẫn bầy chiên lên núi.

  3. Một tiếng nói phát ra từ bụi gai đã bảo gì với Môi-se, và tiếng nói ấy của ai?

  4. Môi-se đã trả lời thế nào khi Đức Chúa Trời phán là ông sẽ dẫn dắt dân Ngài ra khỏi xứ Ê-díp-tô?

  5. Đức Chúa Trời bảo Môi-se phải nói gì nếu dân sự hỏi ai đã sai ông đến?

  6. Làm thế nào Môi-se có thể chứng tỏ rằng ông được Đức Chúa Trời sai đến?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Xuất Ê-díp-tô Ký 3:1-22.

    Làm thế nào câu chuyện của Môi-se giúp chúng ta tin chắc rằng, dù chúng ta cảm thấy không đủ sức làm công việc Đức Chúa Trời đã giao, Ngài sẽ ủng hộ chúng ta? (Xuất 3:11, 13; 2 Cô 3:5, 6)

  2. Đọc Xuất Ê-díp-tô Ký 4:1-20.

    1. Thái độ của Môi-se đã thay đổi thế nào trong thời gian 40 năm ở xứ Ma-đi-an, và những ai muốn vươn tới các đặc ân trong hội thánh có được bài học gì? (Xuất 2:11, 12; 4:10, 13; Mi 6:8; 1 Ti 3:1, 6, 10)

    2. Ngay cả khi Đức Giê-hô-va sửa trị chúng ta qua tổ chức Ngài, gương của Môi-se có thể cho chúng ta lòng tin cậy nào? (Xuất 4:12-14; Thi 103:14; Hê 12:4-11)

Chuyện số 31

Môi-se và A-rôn gặp Pha-ra-ôn

  1. Các phép lạ Môi-se và A-rôn làm đã tác động thế nào đối với dân Y-sơ-ra-ên?

  2. Môi-se và A-rôn đã nói gì với Pha-ra-ôn, và Pha-ra-ôn trả lời thế nào?

  3. Theo hình vẽ, điều gì xảy ra khi A-rôn ném cây gậy xuống đất?

  4. Bằng cách nào Đức Giê-hô-va đã dạy Pha-ra-ôn một bài học, và Pha-ra-ôn phản ứng ra sao?

  5. Sau tai vạ thứ mười, điều gì xảy ra?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Xuất Ê-díp-tô Ký 4:27-31 5:1-23.

    Pha-ra-ôn có ý gì khi nói: “Trẫm chẳng biết Giê-hô-va nào hết”? (Xuất 5:2; 1 Sa 2:12; Rô 1:21)

  2. Đọc Xuất Ê-díp-tô Ký 6:1-13, 26-30.

    1. Đức Giê-hô-va đã không tỏ mình cùng Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp theo nghĩa nào? (Xuất 3:13, 14; 6:3; Sáng 12:8)

    2. Chúng ta cảm thấy thế nào khi được biết Đức Giê-hô-va vẫn dùng Môi-se, dù Môi-se nghĩ mình không đủ sức làm công việc Ngài đã giao? (Xuất 6:12, 30; Lu 21:13-15)

  3. Đọc Xuất Ê-díp-tô Ký 7:1-13.

    1. Khi Môi-se và A-rôn can đảm nói với Pha-ra-ôn về sự phán xét của Đức Giê-hô-va, họ đã lập ra mẫu mực nào cho tôi tớ Đức Chúa Trời ngày nay? (Xuất 7:2, 3, 6; Công 4:29-31)

    2. Đức Giê-hô-va đã chứng tỏ uy quyền tối cao của Ngài hơn hẳn các thần của xứ Ê-díp-tô như thế nào? (Xuất 7:12; 1 Sử 29:12)

Chuyện số 32

Mười tai vạ

  1. Hãy dùng những hình vẽ ở đây để miêu tả ba tai vạ đầu tiên Đức Giê-hô-va giáng trên xứ Ê-díp-tô.

  2. Có sự khác biệt nào giữa ba tai vạ đầu tiên và những tai vạ còn lại?

  3. Tai vạ thứ tư, thứ năm và thứ sáu là gì?

  4. Hãy miêu tả tai vạ thứ bảy, thứ tám và thứ chín.

  5. Đức Giê-hô-va bảo dân Y-sơ-ra-ên làm gì trước khi xảy ra tai vạ thứ mười?

  6. Tai vạ thứ mười là gì, và điều gì xảy ra sau đó?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Xuất Ê-díp-tô Ký 7:19–8:23.

    1. Mặc dù các thuật sĩ xứ Ê-díp-tô có thể làm giống y hai tai vạ đầu tiên Đức Giê-hô-va đã làm, nhưng họ phải thừa nhận điều gì sau tai vạ thứ ba? (Xuất 8:18, 19; Mat 12:24-28)

    2. Tai vạ thứ tư cho thấy Đức Giê-hô-va có thể che chở dân Ngài như thế nào, và biết được điều này giúp cho dân Đức Chúa Trời ngày nay thấy thế nào khi phải đối mặt với “cơn đại-nạn” đã báo trước? (Xuất 8:22, 23; Khải 7:13, 14; 2 Sử 16:9)

  2. Đọc Xuất Ê-díp-tô Ký 8:24; 9:3, 6, 10, 11, 14, 16, 23-25; 10:13-15, 21-23.

    1. Mười tai vạ đã chia ra hai nhóm người nào, và ngày nay điều này ảnh hưởng thế nào đến quan điểm của chúng ta về những nhóm người đó? (Xuất 8:10, 18, 19; 9:14)

    2. Làm thế nào Xuất Ê-díp-tô Ký 9:16 giúp chúng ta hiểu tại sao Đức Giê-hô-va vẫn để cho Sa-tan sống đến ngày nay? (Rô 9:21, 22)

  3. Đọc Xuất Ê-díp-tô Ký 12:21-32.

    Lễ Vượt Qua đã có thể cứu nhiều người như thế nào, và lễ này hướng sự chú ý đến điều gì? (Xuất 12:21-23; Giăng 1:29; Rô 5:18, 19, 21; 1 Cô 5:7)

Chuyện số 33

Băng qua Biển Đỏ

  1. Không kể đàn bà và trẻ con, có bao nhiêu đàn ông Y-sơ-ra-ên rời xứ Ê-díp-tô, và ai cùng đi với họ?

  2. Pha-ra-ôn cảm thấy thế nào sau khi để cho dân Y-sơ-ra-ên ra đi, và ông đã làm gì?

  3. Đức Giê-hô-va đã làm gì để ngăn người Ê-díp-tô tấn công dân Ngài?

  4. Điều gì xảy ra khi Môi-se giơ cây gậy ra trên Biển Đỏ, và dân Y-sơ-ra-ên đã làm gì?

  5. Điều gì xảy ra khi quân Ê-díp-tô ùa xuống biển đuổi theo dân Y-sơ-ra-ên?

  6. Sau khi được Đức Giê-hô-va giải cứu, dân Y-sơ-ra-ên đã bày tỏ sự vui mừng và lòng biết ơn như thế nào?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Xuất Ê-díp-tô Ký 12:33-36.

    Đức Giê-hô-va sắp đặt cách nào để dân Ngài được đền bù cho những năm làm nô lệ ở xứ Ê-díp-tô? (Xuất 3:21, 22; 12:35, 36)

  2. Đọc Xuất Ê-díp-tô Ký 14:1-31.

    Những lời của Môi-se được ghi nơi Xuất Ê-díp-tô Ký 14:13, 14 tác động thế nào đến các tôi tớ của Đức Giê-hô-va ngày nay khi phải đối mặt với trận chiến Ha-ma-ghê-đôn sắp đến? (2 Sử 20:17; Thi 91:8)

  3. Đọc Xuất Ê-díp-tô Ký 15:1-8, 20, 21.

    1. Tại sao các tôi tớ của Đức Giê-hô-va nên hát ngợi khen Ngài? (Xuất 15:1, 2; Thi 105:2, 3; Khải 15:3, 4)

    2. Tại Biển Đỏ, Mi-ri-am và những người đàn bà đã nêu gương nào cho các nữ tín đồ Đấng Christ ngày nay về việc ngợi khen Đức Giê-hô-va? (Xuất 15:20, 21; Thi 68:11)

Chuyện số 34

Một loại thức ăn mới

  1. Theo hình vẽ, người ta đang nhặt vật gì ở dưới đất, và đó gọi là gì?

  2. Môi-se chỉ dạy điều gì cho dân sự về việc nhặt ma-na?

  3. Đức Giê-hô-va dặn dân sự làm gì trong ngày thứ sáu, tại sao?

  4. Đức Giê-hô-va làm phép lạ nào khi người ta để dành ma-na qua ngày thứ bảy?

  5. Đức Giê-hô-va dùng ma-na nuôi dân sự trong bao lâu?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Xuất Ê-díp-tô Ký 16:1-36 và Dân-số Ký 11:7-9.

    1. Xuất Ê-díp-tô Ký 16:8 cho thấy gì về việc chúng ta phải tôn trọng những người được bổ nhiệm trong hội thánh tín đồ Đấng Christ? (Hê 13:17)

    2. Trong đồng vắng, qua cách nào dân Y-sơ-ra-ên được nhắc nhở mỗi ngày rằng sự sống của họ tùy thuộc nơi Đức Giê-hô-va? (Xuất 16:14-16, 35; Phục 8:2, 3)

    3. Chúa Giê-su cho biết ma-na tượng trưng điều gì, và “bánh từ trên trời” này mang lại lợi ích cho chúng ta như thế nào? (Giăng 6:31-35, 40)

  2. Đọc Giô-suê 5:10-12.

    Dân Y-sơ-ra-ên ăn ma-na trong bao nhiêu năm, điều này đã thử thách họ như thế nào, và chúng ta có thể học được gì từ câu chuyện này? (Xuất 16:35; Dân 11:4-6; 1 Cô 10:10, 11)

Chuyện số 35

Đức Giê-hô-va ban Luật Pháp

  1. Sau khi rời khỏi xứ Ê-díp-tô khoảng hai tháng, dân Y-sơ-ra-ên cắm trại ở đâu?

  2. Đức Giê-hô-va muốn dân Y-sơ-ra-ên làm điều gì, và họ trả lời thế nào?

  3. Tại sao Đức Chúa Trời ban cho Môi-se hai bảng đá?

  4. Ngoài Mười Điều Răn, Đức Giê-hô-va còn ban cho dân Y-sơ-ra-ên những luật lệ nào khác?

  5. Chúa Giê-su nói hai điều răn nào là lớn nhất?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Xuất Ê-díp-tô Ký 19:1-25; 20:1-21; 24:12-18; 31:18.

    Những lời được ghi nơi Xuất Ê-díp-tô Ký 19:8 giúp chúng ta hiểu việc dâng mình của một tín đồ Đấng Christ bao gồm những gì? (Mat 16:24; 1 Phi 4:1-3)

  2. Đọc Phục-truyền Luật-lệ Ký 6:4-6; Lê-vi Ký 19:18; và Ma-thi-ơ 22:36-40.

    Bằng cách nào tín đồ Đấng Christ cho thấy họ yêu thương Đức Chúa Trời và người lân cận? (Mác 6:34; Công 4:20; Rô 15:2)

Chuyện số 36

Con bò vàng

  1. Theo hình vẽ, dân sự đang làm gì, và tại sao?

  2. Tại sao Đức Giê-hô-va giận dữ, và Môi-se đã làm gì khi thấy việc dân sự đang làm?

  3. Môi-se bảo một số người làm gì?

  4. Câu chuyện này dạy cho chúng ta bài học nào?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Xuất Ê-díp-tô Ký 32:1-35.

    1. Câu chuyện này cho thấy quan điểm của Đức Giê-hô-va là gì đối với việc pha trộn tôn giáo giả vào sự thờ phượng thật? (Xuất 32:4-6, 10; 1 Cô 10:7, 11)

    2. Tín đồ Đấng Christ nên thận trọng như thế nào trong việc chọn lựa hình thức giải trí, chẳng hạn như ca hát và khiêu vũ? (Xuất 32:18, 19; Ê-phê 5:15, 16; 1 Giăng 2:15-17)

    3. Chi phái Lê-vi đã nêu gương tốt như thế nào trong việc ủng hộ sự công bình? (Xuất 32:25-28; Thi 18:25)

Chuyện số 37

Một lều tạm để thờ phượng

  1. Nhà trong hình vẽ gọi là gì, và được dùng để làm gì?

  2. Tại sao Đức Giê-hô-va bảo Môi-se làm một cái lều có thể lắp ráp dễ dàng?

  3. Hòm trong buồng nhỏ ở cuối lều là gì, và trong hòm chứa gì?

  4. Đức Giê-hô-va chọn ai làm thầy tế lễ thượng phẩm, và công việc thầy tế lễ thượng phẩm là gì?

  5. Hãy kể ra ba đồ vật trong buồng lớn của lều.

  6. Ngoài sân của lều tạm có hai đồ vật nào, và chúng được dùng để làm gì?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Xuất Ê-díp-tô Ký 25:8-40; 26:1-37; 27:1-8; 28:1.

    Hai chê-ru-bim trên “hòm bảng-chứng” tượng trưng cho điều gì? (Xuất 25:20, 22; Dân 7:89; 2 Vua 19:15)

  2. Đọc Xuất Ê-díp-tô Ký 30:1-10, 17-21; 34:1, 2; và Hê-bơ-rơ 9:1-5.

    1. Tại sao Đức Giê-hô-va nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các thầy tế lễ phụng sự tại lều tạm phải giữ vệ sinh thân thể, và điều này nên ảnh hưởng thế nào đến chúng ta ngày nay? (Xuất 30:18-21; 40:30, 31; Hê 10:22)

    2. Vào lúc sứ đồ Phao-lô viết lá thư cho tín đồ người Hê-bơ-rơ, ông cho thấy lều tạm và giao ước Luật Pháp đã lỗi thời như thế nào? (Hê 9:1, 9; 10:1)

Chuyện số 38

Mười hai người do thám

  1. Em thấy chùm nho trong hình vẽ thế nào, nó từ đâu đến?

  2. Tại sao Môi-se sai 12 người đi do thám xứ Ca-na-an?

  3. Khi trở về, mười người do thám đã báo cáo gì cho Môi-se?

  4. Hai người do thám còn lại cho thấy họ tin cậy nơi Đức Giê-hô-va như thế nào, họ tên gì?

  5. Tại sao Đức Giê-hô-va giận dữ, và Ngài phán gì với Môi-se?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Dân-số Ký 13:1-33.

    1. Ai được chọn đi do thám xứ, và những người đó có cơ hội lớn nào? (Dân 13:2, 3, 18-20)

    2. Tại sao Giô-suê và Ca-lép có cái nhìn khác với những người do thám kia, và việc này dạy chúng ta điều gì? (Dân 13:28-30; Mat 17:20; 2 Cô 5:7)

  2. Đọc Dân-số Ký 14:1-38.

    1. Chúng ta nên để ý đến lời cảnh báo nào về việc lầm bầm nghịch lại những người đại diện trên đất của Đức Giê-hô-va? (Dân 14:2, 3, 27; Mat 25:40, 45; 1 Cô 10:10)

    2. Làm thế nào Dân-số Ký 14:24 cho thấy Đức Giê-hô-va quan tâm đến từng tôi tớ một của Ngài? (1 Vua 19:18; Châm 15:3)

Chuyện số 39

Cây gậy của A-rôn trổ hoa

  1. Ai đã chống lại uy quyền của Môi-se và A-rôn, và họ nói gì với Môi-se?

  2. Môi-se bảo Cô-rê và 250 kẻ theo hắn làm gì?

  3. Môi-se nói gì với dân sự, và điều gì xảy ra khi ông vừa dứt lời?

  4. Điều gì đã xảy ra cho Cô-rê và 250 kẻ theo hắn?

  5. Ê-lê-a-sa, con trai của A-rôn, dùng mấy cái lư hương của những kẻ bị chết để làm gì, và tại sao?

  6. Tại sao Đức Giê-hô-va khiến cây gậy của A-rôn trổ hoa? (Hãy xem hình vẽ).

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Dân-số Ký 16:1-49.

    1. Cô-rê và những kẻ theo hắn đã làm gì, và tại sao đó là một hành động phản nghịch cùng Đức Giê-hô-va? (Dân 16:9, 10, 18; Lê 10:1, 2; Châm 11:2)

    2. Cô-rê và 250 “quan-tướng của hội nghị-viên của hội-đồng” đã nuôi dưỡng quan điểm không đúng nào? (Dân 16:1-3; Châm 15:33; Ê-sai 49:7)

  2. Đọc Dân-số Ký 17:1-11 26:10.

    1. Cây gậy của A-rôn trổ hoa cho biết điều gì, và tại sao Đức Giê-hô-va ra lệnh đặt cây gậy ấy trong hòm bảng chứng? (Dân 17:5, 8, 10)

    2. Bài học trọng yếu nào chúng ta rút được qua việc cây gậy của A-rôn trổ hoa? (Dân 17:10; Công 20:28; Phi-líp 2:14; Hê 13:17)

Chuyện số 40

Môi-se đập vào đá

  1. Đức Giê-hô-va đã chăm sóc dân Y-sơ-ra-ên như thế nào khi họ ở trong đồng vắng?

  2. Dân Y-sơ-ra-ên đã phàn nàn gì khi họ cắm trại tại Ca-đe?

  3. Bằng cách nào Đức Giê-hô-va đã cung cấp nước uống cho dân sự và thú vật?

  4. Trong hình vẽ, người tự chỉ vào ngực mình là ai, tại sao ông làm thế?

  5. Tại sao Đức Giê-hô-va nổi giận cùng Môi-se và A-rôn, và họ đã bị phạt như thế nào?

  6. Điều gì đã xảy ra tại Núi Hô-rơ, và ai trở thành thầy tế lễ thượng phẩm của Y-sơ-ra-ên?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Dân-số Ký 20:1-13, 22-29 và Phục-truyền Luật-lệ Ký 29:5.

    1. Chúng ta học được gì qua cách Đức Giê-hô-va chăm sóc dân Y-sơ-ra-ên trong đồng vắng? (Phục 29:5; Mat 6:31; Hê 13:5; Gia 1:17)

    2. Đức Giê-hô-va nghĩ sao về việc Môi-se và A-rôn đã không tôn Ngài nên thánh trước mặt dân Y-sơ-ra-ên? (Dân 20:12; 1 Cô 10:12; Khải 4:11)

    3. Chúng ta học được gì qua cách Môi-se phản ứng khi Đức Giê-hô-va sửa trị ông? (Dân 12:3; 20:12, 27, 28; Phục 32:4; Hê 12:7-11)

Chuyện số 41

Con rắn bằng đồng

  1. Trong hình vẽ, cái gì quấn quanh cây cột, và tại sao Đức Giê-hô-va bảo Môi-se treo nó ở đấy?

  2. Dân sự đã không biết ơn Đức Giê-hô-va như thế nào về tất cả những việc Ngài đã làm cho họ?

  3. Dân sự đã nài xin Môi-se làm gì sau khi Đức Giê-hô-va sai rắn độc đến để phạt họ?

  4. Tại sao Đức Giê-hô-va bảo Môi-se làm một con rắn bằng đồng?

  5. Chúng ta rút được bài học nào từ câu chuyện này?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Dân-số Ký 21:4-9.

    1. Việc dân Y-sơ-ra-ên phàn nàn về những gì Đức Giê-hô-va cung cấp là gương cảnh báo cho chúng ta như thế nào? (Dân 21:5, 6; Rô 2:4)

    2. Trong những thế kỷ sau, dân Y-sơ-ra-ên đã làm gì với con rắn bằng đồng, và vì thế Vua Ê-xê-chia đã phải làm gì? (Dân 21:9; 2 Vua 18:1-4)

  2. Đọc Giăng 3:14, 15.

    Việc treo con rắn bằng đồng trên cây cột là hình ảnh tương tự với việc Chúa Giê-su bị đóng trên cây cột như thế nào? (Ga 3:13; 1 Phi 2:23)

Chuyện số 42

Con lừa biết nói

  1. Ba-lác là ai, và tại sao hắn sai người đến gặp Ba-la-am?

  2. Tại sao con lừa của Ba-la-am nằm ỳ xuống đường?

  3. Ba-la-am nghe con lừa nói gì?

  4. Thiên sứ đã nói gì với Ba-la-am?

  5. Điều gì đã xảy ra khi Ba-la-am cố rủa sả dân Y-sơ-ra-ên?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Dân-số Ký 21:21-35.

    Tại sao dân Y-sơ-ra-ên đánh bại Vua Si-hôn của dân A-mô-rít và Vua Óc của dân Ba-san? (Dân 21:21, 23, 33, 34)

  2. Đọc Dân-số Ký 22:1-40.

    Động lực nào khiến Ba-la-am cố rủa sả dân Y-sơ-ra-ên, và chúng ta có thể rút ra những bài học nào? (Dân 22:16, 17; Châm 6:16, 18; 2 Phi 2:15; Giu 11)

  3. Đọc Dân-số Ký 23:1-30.

    Mặc dù Ba-la-am nói như thể hắn thờ phượng Đức Giê-hô-va, nhưng hắn đã làm điều trái ngược như thế nào? (Dân 23:3, 11-14; 1 Sa 15:22)

  4. Đọc Dân-số Ký 24:1-25.

    Lời tường thuật này làm cho chúng ta tin hơn vào việc Đức Giê-hô-va sẽ thực hiện ý định Ngài như thế nào? (Dân 24:10; Ê-sai 54:17)

Chuyện số 43

Giô-suê trở thành người lãnh đạo

  1. Trong hình vẽ, hai người đàn ông đứng bên cạnh Môi-se là những ai?

  2. Đức Giê-hô-va phán gì với Giô-suê?

  3. Tại sao Môi-se leo lên đỉnh Núi Nê-bô, và Đức Giê-hô-va phán gì với ông?

  4. Môi-se được bao nhiêu tuổi khi ông chết?

  5. Tại sao dân sự buồn, nhưng họ sung sướng vì lý do nào?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Dân-số Ký 27:12-23.

    Đức Giê-hô-va giao cho Giô-suê trọng trách nào, và ngày nay Đức Giê-hô-va chăm sóc dân sự Ngài ra sao? (Dân 27:15-19; Công 20:28; Hê 13:7)

  2. Đọc Phục-truyền Luật-lệ Ký 3:23-29.

    Tại sao Đức Giê-hô-va không cho Môi-se và A-rôn vào Đất Hứa, và chúng ta có thể rút ra bài học nào từ việc này? (Phục 3:25-27; Dân 20:12, 13)

  3. Đọc Phục-truyền Luật-lệ Ký 31:1-8, 14-23.

    Những lời từ giã của Môi-se với dân Y-sơ-ra-ên cho thấy ông khiêm nhường chấp nhận sự sửa trị của Đức Giê-hô-va như thế nào? (Phục 31:6-8, 23)

  4. Đọc Phục-truyền Luật-lệ Ký 32:45-52.

    Lời Đức Chúa Trời nên ảnh hưởng đến đời sống chúng ta như thế nào? (Phục 32:47; Lê 18:5; Hê 4:12)

  5. Đọc Phục-truyền Luật-lệ Ký 34:1-12.

    Dù Môi-se chưa bao giờ thật sự thấy được Đức Giê-hô-va, Phục-truyền Luật-lệ Ký 34:10 cho biết gì về mối quan hệ của ông với Ngài? (Xuất 33:11, 20; Dân 12:8)

Chuyện số 44

Ra-háp giấu những người do thám

  1. Ra-háp sống ở đâu?

  2. Hai người đàn ông trong hình vẽ là ai, tại sao họ ở trong thành Giê-ri-cô?

  3. Vua Giê-ri-cô ra lệnh cho Ra-háp làm gì, và nàng trả lời thế nào?

  4. Ra-háp đã giúp hai người đàn ông thế nào, và nàng xin được ơn gì?

  5. Hai người do thám hứa gì với Ra-háp?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Giô-suê 2:1-24.

    Lời hứa của Đức Giê-hô-va ghi nơi Xuất Ê-díp-tô Ký 23:27 được ứng nghiệm thế nào khi dân Y-sơ-ra-ên đánh thành Giê-ri-cô? (Giô-suê 2:9-11)

  2. Đọc Hê-bơ-rơ 11:31.

    Gương của Ra-háp nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đức tin như thế nào? (Rô 1:17; Hê 10:39; Gia 2:25)

Chuyện số 45

Băng qua Sông Giô-đanh

  1. Đức Giê-hô-va làm phép lạ nào để dân Y-sơ-ra-ên có thể băng qua Sông Giô-đanh?

  2. Dân Y-sơ-ra-ên phải thể hiện đức tin qua hành động nào để có thể băng qua Sông Giô-đanh?

  3. Tại sao Đức Giê-hô-va bảo Giô-suê đem 12 hòn đá lớn từ dưới sông lên?

  4. Điều gì xảy ra ngay sau khi các thầy tế lễ lên bờ?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Giô-suê 3:1-17.

    1. Như lời tường thuật này cho thấy, chúng ta cần phải làm gì để nhận được sự giúp đỡ và ân phước của Đức Giê-hô-va? (Giô-suê 3:13, 15; Châm 3:5; Gia 2:22, 26)

    2. Mực nước Sông Giô-đanh như thế nào khi dân Y-sơ-ra-ên băng qua để vào Đất Hứa, và điều này làm rạng danh Đức Giê-hô-va như thế nào? (Giô-suê 3:15; 4:18; Thi 66:5-7)

  2. Đọc Giô-suê 4:1-18.

    Mười hai hòn đá lớn được đem lên từ Sông Giô-đanh và đặt tại Ghinh-ganh là nhằm mục đích nào? (Giô-suê 4:4-7)

Chuyện số 46

Tường thành Giê-ri-cô

  1. Đức Giê-hô-va bảo quân lính và thầy tế lễ làm gì trong sáu ngày?

  2. Những người đàn ông làm gì trong ngày thứ bảy?

  3. Như em thấy trong hình vẽ, điều gì xảy ra cho tường thành Giê-ri-cô?

  4. Tại sao có một sợi dây màu đỏ treo nơi cửa sổ?

  5. Giô-suê bảo quân làm gì đối với dân cư và thành, nhưng về bạc, vàng, đồng và sắt thì sao?

  6. Hai người do thám được bảo phải làm gì?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Giô-suê 6:1-25.

    1. Việc dân Y-sơ-ra-ên đi chung quanh thành Giê-ri-cô vào ngày thứ bảy tương tự thế nào với hoạt động rao giảng của Nhân Chứng Giê-hô-va trong những ngày cuối cùng này? (Giô-suê 6:15, 16; Ê-sai 60:22; Mat 24:14; 1 Cô 9:16)

    2. Khoảng 500 năm sau, lời tiên tri ghi nơi Giô-suê 6:26 được ứng nghiệm như thế nào, và điều này dạy chúng ta biết gì về lời của Đức Giê-hô-va? (1 Vua 16:34; Ê-sai 55:11)

Chuyện số 47

Một kẻ trộm trong dân Y-sơ-ra-ên

  1. Trong hình vẽ, người đàn ông đang chôn giấu của cải lấy từ thành Giê-ri-cô là ai, và những ai đã giúp hắn?

  2. Tại sao việc làm của A-can và gia đình là một tội trọng?

  3. Đức Giê-hô-va phán gì khi Giô-suê hỏi tại sao dân Y-sơ-ra-ên bị bại trận tại thành A-hi?

  4. Sau khi A-can và gia đình hắn bị dẫn đến trước mặt Giô-suê, điều gì xảy ra cho họ?

  5. Việc A-can bị trừng phạt dạy chúng ta bài học quan trọng nào?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Giô-suê 7:1-26.

    1. Lời cầu nguyện của Giô-suê cho thấy gì về mối quan hệ của ông với Đấng Tạo Hóa? (Giô-suê 7:7-9; Thi 119:145; 1 Giăng 5:14)

    2. Trường hợp của A-can cho thấy điều gì, và đây là một gương cảnh báo cho chúng ta như thế nào? (Giô-suê 7:11, 14, 15; Châm 15:3; 1 Ti 5:24; Hê 4:13)

  2. Đọc Giô-suê 8:1-29.

    Chúng ta có trách nhiệm nào đối với hội thánh tín đồ Đấng Christ ngày nay? (Giô-suê 7:13; Lê 5:1; Châm 28:13)

Chuyện số 48

Dân Ga-ba-ôn khôn ngoan

  1. Dân thành Ga-ba-ôn khác với dân những thành lân cận trong xứ Ca-na-an như thế nào?

  2. Như hình minh họa, dân thành Ga-ba-ôn làm gì, và tại sao?

  3. Giô-suê và các lãnh tụ của Y-sơ-ra-ên đã hứa gì với dân Ga-ba-ôn, nhưng ba ngày sau họ khám phá ra điều gì?

  4. Điều gì xảy ra khi các vua của những thành khác nghe tin dân Ga-ba-ôn đã giảng hòa với dân Y-sơ-ra-ên?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Giô-suê 9:1-27.

    1. Vì Đức Giê-hô-va đã ra lệnh cho dân Y-sơ-ra-ên “diệt hết thảy dân ở trước mặt mình”, nên khi tha chết cho dân Ga-ba-ôn, Ngài đã biểu lộ đức tính nổi bật nào? (Giô-suê 9:22, 24; Mat 9:13; Công 10:34, 35; 2 Phi 3:9)

    2. Bằng cách giữ lời kết ước với dân Ga-ba-ôn, Giô-suê đã nêu gương tốt cho tín đồ Đấng Christ ngày nay như thế nào? (Giô-suê 9:18, 19; Mat 5:37; Ê-phê 4:25)

  2. Đọc Giô-suê 10:1-5.

    Đám đông ngày nay noi gương dân Ga-ba-ôn như thế nào, vì thế họ trở thành mục tiêu cho cái gì? (Giô-suê 10:4; Xa 8:23; Mat 25:35-40; Khải 12:17)

Chuyện số 49

Mặt trời dừng lại

  1. Theo hình vẽ, Giô-suê đang nói gì, tại sao?

  2. Đức Giê-hô-va đã giúp Giô-suê và quân của ông ra sao?

  3. Giô-suê đánh bại bao nhiêu vua thù địch, và phải mất bao lâu?

  4. Tại sao Giô-suê phân chia xứ Ca-na-an?

  5. Khi chết Giô-suê được bao nhiêu tuổi, và sau đó dân sự ra sao?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Giô-suê 10:6-15.

    Biết Đức Giê-hô-va khiến mặt trời và mặt trăng dừng lại vì dân Y-sơ-ra-ên, ngày nay chúng ta có lòng tin chắc như thế nào? (Giô-suê 10:8, 10, 12, 13; Thi 18:3; Châm 18:10)

  2. Đọc Giô-suê 12:7-24.

    Ai thật sự đánh bại 31 vua xứ Ca-na-an, và tại sao điều này quan trọng cho chúng ta ngày nay? (Giô-suê 12:7; 24:11-13; Phục 31:8; Lu 21:9, 25-28)

  3. Đọc Giô-suê 14:1-5.

    Đất đã được phân chia cho các chi phái Y-sơ-ra-ên như thế nào, và điều này giúp chúng ta biết gì về sản nghiệp trong Địa Đàng? (Giô-suê 14:2; Ê-sai 65:21; Ê-xê 47:21-23; 1 Cô 14:33)

  4. Đọc Các Quan Xét 2:8-13.

    Giống như Giô-suê vào thời dân Y-sơ-ra-ên xưa, ngày nay ai là người ngăn trở kẻ bội đạo? (Quan 2:8, 10, 11; Mat 24:45-47; 2 Tê 2:3-6; Tít 1:7-9; Khải 1:1; 2:1, 2)

Chuyện số 50

Hai người đàn bà can đảm

  1. Những quan xét là những ai, và tên của một số quan xét là gì?

  2. Đê-bô-ra có đặc ân nào, và đặc ân này gồm những gì?

  3. Khi Vua Gia-bin và tướng chỉ huy quân đội của ông là Si-sê-ra đe dọa dân Y-sơ-ra-ên, Đê-bô-ra đã cho Quan Xét Ba-rác biết thông điệp nào của Đức Giê-hô-va, và bà nói chiến thắng sẽ thuộc về ai?

  4. Gia-ên là người đàn bà can đảm như thế nào?

  5. Điều gì xảy ra sau khi Vua Gia-bin chết?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Các Quan Xét 2:14-22.

    Dân Y-sơ-ra-ên đã làm gì khiến Đức Giê-hô-va nổi giận, và chúng ta có thể học được gì qua việc này? (Quan 2:20; Châm 3:1, 2; Ê-xê 18:21-23)

  2. Đọc Các Quan Xét 4:1-24.

    Nữ tín đồ Đấng Christ ngày nay có thể học được gì về đức tin và lòng can đảm qua gương của Đê-bô-ra và Gia-ên? (Quan 4:4, 8, 9, 14, 21, 22; Châm 31:30; 1 Cô 16:13)

  3. Đọc Các Quan Xét 5:1-31.

    Bài ca chiến thắng của Ba-rác và Đê-bô-ra có thể dùng làm bài cầu nguyện về trận chiến Ha-ma-ghê-đôn sắp đến như thế nào? (Quan 5:3, 31; 1 Sử 16:8-10; Khải 7:9, 10; 16:16; 19:19-21)

Chuyện số 51

Ru-tơ và Na-ô-mi

  1. Tại sao Na-ô-mi đến sống ở xứ Mô-áp?

  2. Ru-tơ và Ọt-ba là những ai?

  3. Ru-tơ và Ọt-ba, mỗi người trả lời thế nào khi Na-ô-mi bảo họ trở về quê hương?

  4. Bô-ô là ai, và ông giúp Na-ô-mi và Ru-tơ như thế nào?

  5. Con trai của Bô-ô và Ru-tơ tên gì, và tại sao chúng ta nên nhớ đến ông?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Ru-tơ 1:1-17.

    1. Ru-tơ đã bày tỏ tình yêu thương trung tín tuyệt vời nào? (Ru 1:16, 17)

    2. Thái độ của “chiên khác” đối với những người được xức dầu hiện sống trên đất ngày nay phản ánh tinh thần của Ru-tơ như thế nào? (Giăng 10:16; Xa 8:23)

  2. Đọc Ru-tơ 2:1-23.

    Ru-tơ nêu gương tốt cho những thiếu nữ ngày nay như thế nào? (Ru 2:17, 18; Châm 23:22; 31:15)

  3. Đọc Ru-tơ 3:5-13.

    1. Bô-ô đã nghĩ thế nào về việc Ru-tơ bằng lòng kết hôn với ông thay vì với một người đàn ông trẻ?

    2. Thái độ của Ru-tơ dạy chúng ta điều gì về tình yêu thương trung tín? (Ru 3:10; 1 Cô 13:4, 5)

  4. Đọc Ru-tơ 4:7-17.

    Nam tín đồ Đấng Christ ngày nay có thể giống Bô-ô như thế nào? (Ru 4:9, 10; 1 Ti 3:1, 12, 13; 5:8)

Chuyện số 52

Ghê-đê-ôn và 300 binh sĩ

  1. Tại sao Dân Y-sơ-ra-ên gặp nhiều khó khăn, và những khó khăn đó như thế nào?

  2. Tại sao Đức Giê-hô-va nói với Ghê-đê-ôn rằng đạo binh của ông có quá nhiều người?

  3. Sau khi Ghê-đê-ôn bảo những người sợ sệt ra về, số còn lại là bao nhiêu?

  4. Dựa vào bức hình hãy giải thích Đức Giê-hô-va đã giảm đạo binh của Ghê-đê-ôn xuống còn 300 người bằng cách nào.

  5. Ghê-đê-ôn tổ chức 300 người ra sao, và dân Y-sơ-ra-ên chiến thắng như thế nào?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Các Quan Xét 6:36-40.

    1. Bằng cách nào Ghê-đê-ôn biết chắc ý muốn của Đức Giê-hô-va?

    2. Ngày nay, làm sao chúng ta biết được ý muốn của Đức Giê-hô-va? (Châm 2:3-6; Mat 7:7-11; 2 Ti 3:16, 17)

  2. Đọc Các Quan Xét 7:1-25.

    1. Chúng ta học được điều gì qua gương 300 người luôn cảnh giác, trái với những người tỏ ra bất cẩn? (Quan 7:3, 6; Rô 13:11, 12; Ê-phê 5:15-17)

    2. Giống như 300 binh sĩ nhìn và làm theo Ghê-đê-ôn, chúng ta nhìn và làm theo Ghê-đê-ôn Lớn, Chúa Giê-su Christ như thế nào? (Quan 7:17; Mat 11:29, 30; 28:19, 20; 1 Phi 2:21)

    3. Làm thế nào Các Quan Xét 7:21 giúp chúng ta vui lòng phụng sự bất cứ nơi nào được sai đi trong tổ chức Đức Giê-hô-va? (1 Cô 4:2; 12:14-18; Gia 4:10)

  3. Đọc Các Quan Xét 8:1-3.

    Khi phải giải quyết những bất hòa với một anh hay một chị, chúng ta có thể học được gì qua cách Ghê-đê-ôn giải quyết cuộc tranh chấp với người Ép-ra-im? (Châm 15:1; Mat 5:23, 24; Lu 9:48)

Chuyện số 53

Lời hứa của Giép-thê

  1. Giép-thê là ai, ông sống trong thời nào?

  2. Giép-thê đã hứa gì với Đức Giê-hô-va?

  3. Sau khi thắng dân Am-môn, khi về đến nhà tại sao Giép-thê lại buồn?

  4. Con gái của Giép-thê nói gì khi biết được lời hứa của cha?

  5. Tại sao dân sự yêu mến con gái của Giép-thê?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Các Quan Xét 10:6-18.

    Chúng ta nên lưu ý đến sự cảnh báo nào từ lời tường thuật về việc dân Y-sơ-ra-ên bất trung với Đức Giê-hô-va? (Quan 10:6, 15, 16; Rô 15:4; Khải 2:10)

  2. Đọc Các Quan Xét 11:1-11, 29-40.

    1. Làm sao chúng ta biết việc Giép-thê dâng con gái “làm của-lễ thiêu” không có nghĩa là thiêu sống nàng để làm của-lễ? (Quan 11:31; Lê 16:24; Phục 18:10, 12)

    2. Giép-thê đã dâng con gái làm của-lễ theo nghĩa nào?

    3. Chúng ta học được gì từ thái độ của Giép-thê đối với lời ông đã hứa cùng Đức Giê-hô-va? (Quan 11:35, 39; Truyền 5:4, 5; Mat 16:24)

    4. Con gái của Giép-thê là gương mẫu tốt như thế nào cho các tín đồ trẻ trong việc theo đuổi công việc phụng sự trọn thời gian? (Quan 11:36; Mat 6:33; Phi-líp 3:8)

Chuyện số 54

Người mạnh nhất

  1. Người mạnh nhất từ xưa đến nay tên gì, và ai đã ban sức mạnh cho ông?

  2. Như em thấy trong hình vẽ, Sam-sôn đã có lần làm gì với một con sư tử lớn?

  3. Trong hình vẽ, Sam-sôn đang tiết lộ bí mật nào cho Đa-li-la, và việc này đã làm cho ông bị người Phi-li-tin bắt ra sao?

  4. Bằng cách nào Sam-sôn đã giết 3.000 kẻ thù Phi-li-tin trong ngày ông chết?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Các Quan Xét 13:1-14.

    Vợ chồng Ma-nô-a đã nêu gương tốt nào cho các bậc cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái? (Quan 13:8; Thi 127:3; Ê-phê 6:4)

  2. Đọc Các Quan Xét 14:5-9 15:9-16.

    1. Lời tường thuật về việc Sam-sôn giết sư tử, bứt đứt những dây trói mới, và dùng cái hàm lừa để giết 1.000 người cho biết gì về tầm hoạt động của thánh linh Đức Giê-hô-va?

    2. Ngày nay thánh linh Đức Chúa Trời có thể giúp chúng ta như thế nào? (Quan 14:6; 15:14; Xa 4:6; Công 4:31)

  3. Đọc Các Quan Xét 16:18-31.

    Sam-sôn đã bị hại thế nào vì tiếp cận với người xấu, và chúng ta có thể học được gì? (Quan 16:18, 19; 1 Cô 15:33)

Chuyện số 55

Một trẻ nhỏ phụng sự Đức Chúa Trời

  1. Bé trai trong hình vẽ tên gì, và những người kia là những ai?

  2. An-ne cầu xin điều gì vào một dịp đến thăm đền tạm của Đức Giê-hô-va, và Ngài đã nhậm lời bà như thế nào?

  3. Sa-mu-ên được bao nhiêu tuổi khi được đưa đến phụng sự tại đền tạm của Đức Giê-hô-va, và mỗi năm mẹ em đã làm gì cho em?

  4. Hai con trai của Hê-li tên gì, họ là người như thế nào?

  5. Đức Giê-hô-va đã gọi Sa-mu-ên như thế nào, và Ngài ban thông điệp nào cho em?

  6. Khi lớn lên Sa-mu-ên làm gì, và điều gì xảy ra khi ông về già?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc 1 Sa-mu-ên 1:1-28.

    1. Ên-ca-na đã nêu gương tốt nào cho người chủ gia đình về việc dẫn đầu trong sự thờ phượng thật? (1 Sa 1:3, 21; Mat 6:33; Phi-líp 1:10)

    2. Chúng ta rút được bài học nào qua cách An-ne đối phó với vấn đề làm cho bà âu sầu? (1 Sa 1:10, 11; Thi 55:22; Rô 12:12)

  2. Đọc 1 Sa-mu-ên 2:11-36.

    Điều gì cho thấy Hê-li đã xem trọng các con trai ông hơn Đức Giê-hô-va, và điều này cảnh báo chúng ta ra sao? (1 Sa 2:22-24, 27, 29; Phục 21:18-21; Mat 10:36, 37)

  3. Đọc 1 Sa-mu-ên 4:16-18.

    Cùng một lúc Hê-li nhận được bốn tin buồn nào từ chiến trận, và điều đó tác động đến ông ra sao?

  4. Đọc 1 Sa-mu-ên 8:4-9.

    Dân Y-sơ-ra-ên đã làm gì khiến Đức Giê-hô-va rất buồn lòng, và ngày nay làm sao chúng ta có thể trung thành ủng hộ Nước Ngài? (1 Sa 8:5, 7; Giăng 17:16; Gia 4:4)

Chuyện số 56

Sau-lơ, vua đầu tiên của Y-sơ-ra-ên

  1. Trong hình vẽ, Sa-mu-ên đang làm gì, tại sao?

  2. Tại sao Đức Giê-hô-va thích Sau-lơ, ông là người thế nào?

  3. Con trai Sau-lơ tên gì và người con trai ấy làm được điều gì?

  4. Tại sao Sau-lơ tự ý dâng của-lễ hy sinh thay vì chờ Sa-mu-ên đến làm điều đó?

  5. Lời tường thuật về Sau-lơ cho chúng ta những bài học nào?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc 1 Sa-mu-ên 9:15-21 10:17-27.

    Thái độ khiêm tốn của Sau-lơ đã giúp ông tránh hành động hấp tấp ra sao khi một số người có những lời khinh dể ông? (1 Sa 9:21; 10:21, 22, 27; Châm 17:27)

  2. Đọc 1 Sa-mu-ên 13:5-14.

    Sau-lơ đã phạm tội gì tại Ghinh-ganh? (1 Sa 10:8; 13:8, 9, 13)

  3. Đọc 1 Sa-mu-ên 15:1-35.

    1. Sau-lơ đã phạm tội nghiêm trọng nào liên quan đến A-ga, vua dân A-ma-léc? (1 Sa 15:2, 3, 8, 9, 22)

    2. Sau-lơ đã cố bào chữa cho hành động của mình và đổ lỗi quanh co như thế nào? (1 Sa 15:24)

    3. Ngày nay khi được khuyên, chúng ta nên lưu ý đến lời cảnh báo nào? (1 Sa 15:19-21; Thi 141:5; Châm 9:8, 9; 11:2)

Chuyện số 57

Đức Chúa Trời chọn Đa-vít

  1. Chàng trai trong hình vẽ tên gì, làm sao chúng ta biết chàng là một thanh niên can đảm?

  2. Đa-vít sống ở đâu, cha và ông nội chàng tên gì?

  3. Tại sao Đức Giê-hô-va bảo Sa-mu-ên đi đến nhà Y-sai ở Bết-lê-hem?

  4. Chuyện gì xảy ra khi Y-sai cho gọi bảy con trai ra chào Sa-mu-ên?

  5. Khi Đa-vít được dẫn vào, Đức Giê-hô-va nói gì với Sa-mu-ên?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc 1 Sa-mu-ên 17:34, 35.

    Những sự kiện này làm nổi bật lòng can đảm và sự tin cậy của Đa-vít nơi Đức Giê-hô-va như thế nào? (1 Sa 17:37)

  2. Đọc 1 Sa-mu-ên 16:1-14.

    1. Làm thế nào những lời của Đức Giê-hô-va nơi 1 Sa-mu-ên 16:7 giúp chúng ta tránh thiên vị và có thành kiến vì vẻ bề ngoài? (Công 10:34, 35; 1 Ti 2:4)

    2. Làm thế nào gương của Sau-lơ cho thấy khi một người mất thánh linh của Đức Giê-hô-va, ác thần có thể xâm chiếm tâm trí và thúc giục người ấy làm điều xấu? (1 Sa 16:14; Mat 12:43-45; Ga 5:16)

Chuyện số 58

Đa-vít và Gô-li-át

  1. Gô-li-át thách thức gì với quân Y-sơ-ra-ên?

  2. Gô-li-át to lớn thế nào, và Vua Sau-lơ hứa thưởng gì cho ai giết được Gô-li-át?

  3. Đa-vít nói gì khi Sau-lơ bảo rằng chàng không thể địch nổi Gô-li-át vì chàng chỉ là một đứa trẻ?

  4. Trong lời đối đáp với Gô-li-át, Đa-vít cho thấy chàng có lòng tin cậy nơi Đức Giê-hô-va như thế nào?

  5. Như em có thể thấy trong hình vẽ, Đa-vít đã dùng vật gì để giết Gô-li-át, và sau đó điều gì xảy ra cho quân Phi-li-tin?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc 1 Sa-mu-ên 17:1-54.

    1. Nhờ bí quyết nào mà Đa-vít không sợ hãi, và làm thế nào chúng ta có thể theo gương can đảm của chàng? (1 Sa 17:37, 45; Ê-phê 6:10, 11)

    2. Tại sao tín đồ Đấng Christ nên tránh tinh thần đua tranh như Gô-li-át khi tham gia những trò chơi hay khi giải trí? (1 Sa 17:8; Ga 5:26; 1 Ti 4:8)

    3. Những lời của Đa-vít cho thấy chàng tin nơi sự hỗ trợ của Đức Chúa Trời như thế nào? (1 Sa 17:45-47; 2 Sử 20:15)

    4. Làm thế nào lời tường thuật này cho thấy đây thật sự là trận chiến giữa các thần giả và Đức Chúa Trời thật, Đức Giê-hô-va, chứ không chỉ đơn thuần là trận chiến giữa hai quân đội thù nghịch? (1 Sa 17:43, 46, 47)

    5. Những người xức dầu còn sót lại noi gương Đa-vít về lòng tin cậy nơi Đức Giê-hô-va như thế nào? (1 Sa 17:37; Giê 1:17-19; Khải 12:17)

Chuyện số 59

Tại sao Đa-vít phải chạy trốn?

  1. Tại sao Sau-lơ ghen ghét Đa-vít, nhưng con trai Sau-lơ là Giô-na-than khác với cha thế nào?

  2. Một ngày nọ, khi Đa-vít khảy thụ cầm cho Sau-lơ nghe, điều gì đã xảy ra?

  3. Sau-lơ bảo Đa-vít phải làm gì trước khi cưới Mi-canh, con gái ông, và tại sao Sau-lơ nói như thế?

  4. Như hình vẽ cho thấy, khi Đa-vít khảy thụ cầm cho Sau-lơ nghe, điều gì xảy ra lần thứ ba?

  5. Mi-canh đã cứu mạng Đa-vít như thế nào, và Đa-vít phải làm gì trong bảy năm?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc 1 Sa-mu-ên 18:1-30.

    1. Tình yêu thương không gì phá vỡ được của Giô-na-than đối với Đa-vít là hình bóng cho tình yêu thương giữa “chiên khác” và “bầy nhỏ” như thế nào? (1 Sa 18:1; Giăng 10:16; Lu 12:32; Xa 8:23)

    2. Câu 1 Sa-mu-ên 18:4 cho thấy thế nào về lòng phục tùng nổi bật của Giô-na-than đối với người được Đức Giê-hô-va chọn làm vua tuy lẽ ra ông sẽ là người nối ngôi Sau-lơ?

    3. Gương của Sau-lơ cho thấy lòng ghen ghét có thể dẫn đến tội lỗi nghiêm trọng như thế nào, và chúng ta được cảnh báo điều gì? (1 Sa 18:7-9, 25; Gia 3:14-16)

  2. Đọc 1 Sa-mu-ên 19:1-17.

    Giô-na-than đã liều mạng sống mình như thế nào khi can Vua Sau-lơ? (1 Sa 19:1, 4-6; Châm 16:14)

Chuyện số 60

A-bi-ga-in và Đa-vít

  1. Người đàn bà đến đón Đa-vít trong hình tên gì, và bà là người như thế nào?

  2. Na-banh là ai?

  3. Tại sao Đa-vít gửi vài người của ông tới xin Na-banh giúp đỡ?

  4. Na-banh nói gì với những người của Đa-vít, và Đa-vít phản ứng ra sao?

  5. A-bi-ga-in cho thấy bà là một người nữ khôn ngoan như thế nào?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc 1 Sa-mu-ên 22:1-4.

    Gia đình Đa-vít đã nêu gương tốt về việc chúng ta nên ủng hộ nhau trong đoàn thể anh em tín đồ Đấng Christ như thế nào? (Châm 17:17; 1 Tê 5:14)

  2. Đọc 1 Sa-mu-ên 25:1-43.

    1. Tại sao Na-banh bị miêu tả là một người hèn hạ đến thế? (1 Sa 25:2-5, 10, 14, 21, 25)

    2. Những người vợ là tín đồ Đấng Christ ngày nay có thể học được gì từ gương của A-bi-ga-in? (1 Sa 25:32, 33; Châm 31:26; Ê-phê 5:24)

    3. A-bi-ga-in đã ngăn cản Đa-vít làm hai điều ác nào? (1 Sa 25:31, 33; Rô 12:19; Ê-phê 4:26)

    4. Phản ứng của Đa-vít trước lời khuyên can của A-bi-ga-in giúp những người nam ngày nay hiểu quan điểm của Đức Giê-hô-va đối với phụ nữ như thế nào? (Công 21:8, 9; Rô 2:11; 1 Phi 3:7)

Chuyện số 61

Đa-vít lên làm vua

  1. Đa-vít và A-bi-sai đã làm gì khi Sau-lơ đang ngủ trong trại quân?

  2. Đa-vít đã hỏi Sau-lơ những câu nào?

  3. Đa-vít đi đâu sau khi nói chuyện với Sau-lơ?

  4. Điều gì làm cho Đa-vít rất buồn và nhờ thế sáng tác được một bài hát thật hay?

  5. Đa-vít bao nhiêu tuổi khi lên ngôi vua ở Hếp-rôn, và hãy kể tên vài người con trai của ông?

  6. Sau này Đa-vít cai trị ở đâu?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc 1 Sa-mu-ên 26:1-25.

    1. Lời phát biểu của Đa-vít nơi 1 Sa-mu-ên 26:11 cho thấy ông có thái độ nào đối với trật tự thần quyền? (Thi 37:7; Rô 13:2)

    2. Khi chúng ta hết sức cố gắng biểu lộ lòng yêu thương nhân từ nhưng bị đáp lại bằng sự vô ơn, làm thế nào những lời của Đa-vít nơi 1 Sa-mu-ên 26:23 giúp chúng ta duy trì quan điểm đúng? (1 Vua 8:32; Thi 18:20)

  2. Đọc 2 Sa-mu-ên 1:26.

    Làm thế nào tín đồ Đấng Christ ngày nay có thể vun trồng “lòng yêu-thương sốt-sắng” với nhau như Đa-vít và Giô-na-than? (1 Phi 4:8; Cô 3:14; 1 Giăng 4:12)

  3. Đọc 2 Sa-mu-ên 5:1-10.

    1. Đa-vít cai trị bao nhiêu năm, và thời gian này được chia ra như thế nào? (2 Sa 5:4, 5)

    2. Nhờ đâu Đa-vít đạt được những chiến tích vẻ vang, và điều đó nhắc nhở chúng ta điều gì ngày nay? (2 Sa 5:10; 1 Sa 16:13; 1 Cô 1:31; Phi-líp 4:13)

Chuyện số 62

Tai họa trong nhà Đa-vít

  1. Với sự trợ giúp của Đức Giê-hô-va, cuối cùng điều gì xảy ra cho xứ Ca-na-an?

  2. Điều gì xảy ra khi Đa-vít đứng trên nóc cung điện của ông vào một buổi chiều?

  3. Tại sao Đức Giê-hô-va rất giận Đa-vít?

  4. Trong hình vẽ, Đức Giê-hô-va sai ai đến nói với Đa-vít về tội lỗi của ông, và người đó cho biết điều gì sẽ xảy ra cho Đa-vít?

  5. Đa-vít gặp những tai họa nào?

  6. Sau Đa-vít, ai là vua của Y-sơ-ra-ên?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc 2 Sa-mu-ên 11:1-27.

    1. Bận rộn trong việc phụng sự Đức Giê-hô-va che chở cho chúng ta như thế nào?

    2. Làm sao Đa-vít rơi vào tội lỗi, và kinh nghiệm của ông cảnh tỉnh các tôi tớ tớ của Đức Giê-hô-va ngày nay như thế nào? (2 Sa 11:2; Mat 5:27-29; 1 Cô 10:12; Gia 1:14, 15)

  2. Đọc 2 Sa-mu-ên 12:1-18.

    1. Các trưởng lão và bậc cha mẹ có thể rút ra bài học nào từ cách Na-than khuyên Đa-vít? (2 Sa 12:1-4; Châm 12:18; Mat 13:34)

    2. Tại sao Đức Giê-hô-va đối xử khoan dung nhân từ với Đa-vít? (2 Sa 12:13; Thi 32:5; 2 Cô 7:9, 10)

Chuyện số 63

Vua Sa-lô-môn khôn ngoan

  1. Đức Giê-hô-va phán gì với Sa-lô-môn, và ông đáp lời thế nào?

  2. Vì lời cầu xin của Sa-lô-môn làm Đức Giê-hô-va đẹp lòng nên Ngài hứa ban gì cho ông?

  3. Hai người đàn bà trình lên Sa-lô-môn một chuyện khó xử nào?

  4. Như em có thể thấy trong hình vẽ, Sa-lô-môn giải quyết vấn đề như thế nào?

  5. Sa-lô-môn cai trị như thế nào, và tại sao?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc 1 Các Vua 3:3-28.

    1. Các anh có trách nhiệm trong tổ chức của Đức Chúa Trời ngày nay học được gì từ lời phát biểu chân thành của Sa-lô-môn nơi 1 Các Vua 3:7? (Thi 119:105; Châm 3:5, 6)

    2. Lời nài xin của Sa-lô-môn là một gương tốt như thế nào để chúng ta cầu xin những điều thích đáng? (1 Vua 3:9, 11; Châm 30:8, 9; 1 Giăng 5:14)

    3. Cách Sa-lô-môn giải quyết cuộc tranh chấp giữa hai người đàn bà cho chúng ta sự tin tưởng nào nơi quyền cai trị tương lai của Sa-lô-môn Lớn, Chúa Giê-su Christ? (1 Vua 3:28; Ê-sai 9:5, 6; 11:2-4)

  2. Đọc 1 Các Vua 4:29-34.

    1. Đức Giê-hô-va đã đáp ứng thế nào trước lời nài xin của Sa-lô-môn để có một tấm lòng vâng phục? (1 Vua 4:29)

    2. Vì thời xưa nhiều người nỗ lực đến để nghe sự khôn ngoan của Sa-lô-môn, chúng ta nên có thái độ nào đối với việc học hỏi Lời Đức Chúa Trời? (1 Vua 4:29, 34; Giăng 17:3; 2 Ti 3:16)

Chuyện số 64

Sa-lô-môn xây đền thờ

  1. Sa-lô-môn mất bao nhiêu năm để xây xong đền thờ của Đức Giê-hô-va, và tại sao công trình này tốn rất nhiều tiền?

  2. Đền thờ có mấy phòng chính, và cái gì được đặt ở phòng trong?

  3. Khi xây xong đền thờ, Sa-lô-môn nói gì trong lời cầu nguyện?

  4. Đức Giê-hô-va cho thấy Ngài đẹp lòng về lời cầu nguyện của Sa-lô-môn như thế nào?

  5. Các bà vợ xúi giục Sa-lô-môn làm gì, và chuyện gì xảy ra cho ông?

  6. Tại sao Đức Giê-hô-va nổi giận cùng Sa-lô-môn, và Ngài phán gì với ông?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc 1 Sử-ký 28:9, 10.

    Qua những lời của Đa-vít ghi nơi 1 Sử-ký 28:9, 10, chúng ta nên cố gắng làm gì trong đời sống hàng ngày? (Thi 19:14; Phi-líp 4:8, 9)

  2. Đọc 2 Sử-ký 6:12-21, 32-42.

    1. Làm thế nào Sa-lô-môn cho thấy không tòa nhà nào do con người xây cất có thể làm nơi ngự của Đức Chúa Trời Chí Cao? (2 Sử 6:18; Công 17:24, 25)

    2. Những lời của Sa-lô-môn ghi nơi 2 Sử-ký 6:32, 33 cho thấy gì về Đức Giê-hô-va? (Công 10:34, 35; Ga 2:6)

  3. Đọc 2 Sử-ký 7:1-5.

    Khi dân Y-sơ-ra-ên thấy sự vinh quang của Đức Giê-hô-va họ ngợi khen Ngài, ngày nay việc suy ngẫm về những ân phước Đức Giê-hô-va ban cho dân Ngài nên ảnh hưởng thế nào đến chúng ta? (2 Sử 7:3; Thi 22:22; 34:1; 96:2)

  4. Đọc 1 Các Vua 11:9-13.

    Đời sống của Sa-lô-môn cho thấy việc giữ lòng trung thành cho đến cuối cùng quan trọng như thế nào? (1 Vua 11:4, 9; Mat 10:22; Khải 2:10)

Chuyện số 65

Nước bị phân chia

  1. Hai người đàn ông trong hình vẽ tên gì, họ là những ai?

  2. A-hi-gia làm gì với cái áo ông đang mặc, và hành động đó có nghĩa gì?

  3. Sa-lô-môn kiếm cách làm gì Giê-rô-bô-am?

  4. Tại sao dân sự tôn Giê-rô-bô-am lên làm vua trên mười chi phái?

  5. Tại sao Giê-rô-bô-am làm hai con bò tơ bằng vàng, và ít lâu sau trong nước xảy ra điều gì?

  6. Điều gì xảy ra cho nước hai chi phái và đền thờ Đức Giê-hô-va ở Giê-ru-sa-lem?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc 1 Các Vua 11:26-43.

    Giê-rô-bô-am là người như thế nào, và Đức Giê-hô-va hứa gì với ông nếu ông giữ Luật Pháp Ngài? (1 Vua 11:28, 38)

  2. Đọc 1 Các Vua 12:1-33.

    1. Từ gương xấu của Rô-bô-am, các bậc cha mẹ và trưởng lão có thể học được gì về việc lạm quyền? (1 Vua 12:13; 1 Phi 5:2, 3)

    2. Người trẻ ngày nay nên tìm đến ai để được sự hướng dẫn đáng tin cậy khi phải quyết định những việc quan trọng trong cuộc sống? (1 Vua 12:6, 7; Châm 1:8, 9; 2 Ti 3:16, 17; Hê 13:7)

    3. Điều gì thúc đẩy Giê-rô-bô-am dựng lên hai nơi thờ phượng bò tơ, và điều này cho thấy việc thiếu đức tin nơi Đức Giê-hô-va như thế nào? (1 Vua 11:37; 12:26-28)

    4. Ai đã dẫn đầu dân của mười chi phái phản nghịch lại sự thờ phượng thật? (1 Vua 12:32, 33)

Chuyện số 66

Hoàng hậu độc ác Giê-sa-bên

  1. Giê-sa-bên là ai?

  2. Tại sao một ngày nọ Vua A-háp buồn?

  3. Giê-sa-bên đã làm gì để chiếm vườn nho của Na-bốt cho chồng là A-háp?

  4. Đức Giê-hô-va đã sai ai đi trừng phạt Giê-sa-bên?

  5. Như em có thể thấy trong hình vẽ, chuyện gì xảy ra khi Giê-hu đến cung điện của Giê-sa-bên?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc 1 Các Vua 16:29-33 18:3, 4.

    Tình trạng dân Y-sơ-ra-ên tồi tệ như thế nào dưới triều Vua A-háp? (1 Vua 16:33)

  2. Đọc 1 Các Vua 21:1-16.

    1. Na-bốt cho thấy ông có lòng can đảm và trung thành với Đức Giê-hô-va như thế nào? (1 Vua 21:1-3; Lê 25:23-28)

    2. Qua câu chuyện của A-háp, chúng ta có thể rút ra bài học nào khi đương đầu với nỗi thất vọng? (1 Vua 21:4; Rô 5:3-5)

  3. Đọc 2 Các Vua 9:30-37.

    Chúng ta có thể học được gì từ lòng sốt sắng của Giê-hu trong việc làm theo ý muốn của Đức Giê-hô-va? (2 Vua 9:4-10; 2 Cô 9:1, 2; 2 Ti 4:2)

Chuyện số 67

Giô-sa-phát tin cậy Đức Giê-hô-va

  1. Giô-sa-phát là ai, và ông sống vào thời nào?

  2. Tại sao dân Y-sơ-ra-ên sợ hãi, và nhiều người trong họ làm gì?

  3. Đức Giê-hô-va đáp lời cầu nguyện của Giô-sa-phát ra sao?

  4. Đức Giê-hô-va đã khiến điều gì xảy ra trước trận đánh?

  5. Chúng ta có thể học được gì từ Giô-sa-phát?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc 2 Sử-ký 20:1-30.

    1. Giô-sa-phát cho thấy các tôi tớ trung thành của Đức Chúa Trời nên làm thế nào trong tình thế nguy hiểm? (2 Sử 20:12; Thi 25:15; 62:1)

    2. Vì Đức Giê-hô-va luôn dùng một cơ quan để thông tri với dân Ngài, ngày nay Ngài dùng cơ quan nào? (2 Sử 20:14, 15; Mat 24:45-47; Giăng 15:15)

    3. Khi “chiến-tranh trong ngày lớn của Đức Chúa Trời toàn-năng” bùng nổ, giống như Giô-sa-phát, chúng ta sẽ đứng ở vị thế nào? (2 Sử 20:15, 17; 32:8; Khải 16:14, 16)

    4. Theo gương những người Lê-vi, ngày nay các tiên phong và giáo sĩ đã đóng góp gì cho công việc rao giảng trên khắp thế giới? (2 Sử 20:19; Rô 10:13-15; 2 Ti 4:2)

Chuyện số 68

Hai em trai được sống lại

  1. Ba người trong hình vẽ là những ai, và chuyện gì đã xảy ra cho bé trai?

  2. Nhà tiên tri Ê-li đã cầu xin điều gì cho bé trai, và sau đó chuyện gì xảy ra?

  3. Người phụ tá của Ê-li tên gì?

  4. Tại sao Ê-li-sê được mời ngụ tại nhà một người đàn bà ở Su-nem?

  5. Ê-li-sê làm gì, và chuyện gì xảy ra cho bé trai đã chết?

  6. Việc làm của Ê-li và Ê-li-sê cho thấy Đức Giê-hô-va có quyền lực nào?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc 1 Các Vua 17:8-24.

    1. Sự vâng lời và đức tin của Ê-li đã bị thử thách như thế nào? (1 Vua 17:9; 19:1-4, 10)

    2. Tại sao đức tin của bà góa ở Sa-rép-ta đáng chú ý? (1 Vua 17:12-16; Lu 4:25, 26)

    3. Kinh nghiệm của bà góa ở Sa-rép-ta xác định lời của Chúa Giê-su được ghi nơi Ma-thi-ơ 10:41, 42 là đúng như thế nào? (1 Vua 17:10-12, 17, 23, 24)

  2. Đọc 2 Các Vua 4:8-37.

    1. Chúng ta học được gì từ lòng hiếu khách của người đàn bà ở Su-nem? (2 Vua 4:8; Lu 6:38; Rô 12:13; 1 Giăng 3:17)

    2. Chúng ta có thể đối xử tử tế với các tôi tớ của Đức Chúa Trời ngày nay bằng những cách nào? (Công 20:35; 28:1, 2; Ga 6:9, 10; Hê 6:10)

Chuyện số 69

Một em gái giúp một người quyền thế

  1. Theo hình vẽ, em gái này đang nói gì với người phụ nữ?

  2. Người phụ nữ trong hình vẽ là ai, và em gái làm gì tại nhà bà ấy?

  3. Ê-li-sê sai đầy tớ ông nói gì với Na-a-man, và tại sao Na-a-man nổi giận?

  4. Khi Na-a-man chịu nghe theo lời các đầy tớ ông khuyên, chuyện gì xảy ra?

  5. Tại sao Ê-li-sê không nhận quà của Na-a-man, nhưng Ghê-ha-xi làm gì?

  6. Điều gì xảy ra cho Ghê-ha-xi, và qua việc này chúng ta có thể học được gì?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc 2 Các Vua 5:1-27.

    1. Gương của bé gái người Y-sơ-ra-ên có thể khích lệ người trẻ ngày nay như thế nào? (2 Vua 5:3; Thi 8:2; 148:12, 13)

    2. Khi chúng ta nhận được lời khuyên dựa trên Kinh Thánh, tại sao nhớ đến gương của Na-a-man là tốt? (2 Vua 5:15; Hê 12:5, 6; Gia 4:6)

    3. Chúng ta có thể rút ra được bài học nào qua sự tương phản giữa gương của Ê-li-sê và việc làm của Ghê-ha-xi? (2 Vua 5:9, 10, 14-16, 20; Mat 10:8; Công 5:1-5; 2 Cô 2:17)

Chuyện số 70

Giô-na và con cá lớn

  1. Giô-na là ai, và Đức Giê-hô-va bảo ông làm gì?

  2. Vì không muốn đến nơi mà Đức Giê-hô-va sai đi, Giô-na làm gì?

  3. Giô-na bảo những người lái tàu làm gì để cơn bão ngưng?

  4. Như em có thể thấy trong hình vẽ, điều gì xảy ra khi Giô-na chìm xuống nước?

  5. Giô-na ở trong bụng con cá lớn bao lâu, và ông làm gì trong đó?

  6. Sau khi ra khỏi bụng cá, Giô-na đi đâu, và việc này dạy chúng ta điều gì?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Giô-na 1:1-17.

    Rõ ràng, Giô-na đã cảm thấy thế nào về nhiệm vụ rao giảng ở thành Ni-ni-ve? (Giô-na 1:2, 3; Châm 3:7; Truyền 8:12)

  2. Đọc Giô-na 2:1, 2, 10.

    Làm thế nào kinh nghiệm của Giô-na khiến chúng ta tin rằng Đức Giê-hô-va sẽ đáp lời cầu nguyện của chúng ta? (Thi 22:24; 34:6; 1 Giăng 5:14)

  3. Đọc Giô-na 3:1-10.

    1. Chúng ta được sự khích lệ nào qua việc Đức Giê-hô-va vẫn dùng Giô-na dù lần đầu ông không hoàn thành nhiệm vụ? (Thi 103:14; 1 Phi 5:10)

    2. Kinh nghiệm của Giô-na đối với dân thành Ni-ni-ve dạy chúng ta bài học nào về việc có thành kiến với những người trong khu vực rao giảng? (Giô-na 3:6-9; Truyền 11:6; Công 13:48)

Chuyện số 71

Đức Chúa Trời hứa một địa đàng

  1. Ê-sai là ai, ông sống vào thời nào, và Đức Giê-hô-va đã cho ông thấy điều gì?

  2. Từ “địa đàng” có nghĩa gì, và điều đó gợi cho em nhớ đến cái gì?

  3. Đức Giê-hô-va đã bảo Ê-sai viết gì về Địa Đàng mới?

  4. Tại sao A-đam và Ê-va đã đánh mất nơi ở xinh đẹp của họ?

  5. Đức Giê-hô-va hứa gì cho những ai yêu mến Ngài?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Ê-sai 11:6-9.

    1. Lời Đức Chúa Trời miêu tả sinh động như thế nào về sự an ổn giữa người và thú trong thế giới mới? (Thi 148:10, 13; Ê-sai 65:25; Ê-xê 34:25)

    2. Lời của Ê-sai đang có sự ứng nghiệm nào về mặt thiêng liêng trong vòng dân sự của Đức Giê-hô-va ngày nay? (Rô 12:2; Ê-phê 4:23, 24)

    3. Ai đáng được ngợi khen về việc con người thay đổi nhân cách trong hiện tại và trong thế giới mới? (Ê-sai 48:17, 18; Ga 5:22; Phi-líp 4:7)

  2. Đọc Khải-huyền 21:3, 4.

    1. Làm thế nào Kinh Thánh cho thấy Đức Chúa Trời ngự ở giữa loài người trên đất theo nghĩa bóng chứ không phải theo nghĩa đen? (Lê 26:11, 12; 2 Sử 6:18; Ê-sai 66:1; Khải 21:2, 3, 22-24)

    2. Loại nước mắt và sự đau đớn nào sẽ không còn nữa? (Lu 8:49-52; Rô 8:21, 22; Khải 21:4)

Chuyện số 72

Đức Chúa Trời giúp Vua Ê-xê-chia

  1. Người trong hình vẽ là ai, tại sao ông gặp nhiều chuyện nguy biến?

  2. Ê-xê-chia sắp ra những lá thư nào trước mặt Đức Chúa Trời, và ông cầu xin điều gì?

  3. Ê-xê-chia là một vị vua như thế nào, và Đức Giê-hô-va chuyển cho ông thông điệp nào qua nhà tiên tri Ê-sai?

  4. Như hình vẽ cho thấy, thiên sứ của Đức Giê-hô-va làm gì quân A-si-ri?

  5. Dù nước hai chi phái được yên ổn một thời gian, nhưng điều gì xảy ra sau khi Ê-xê-chia chết?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc 2 Các Vua 18:1-36.

    1. Ráp-sa-kê, phát ngôn viên của A-si-ri tìm cách làm suy yếu đức tin của dân Y-sơ-ra-ên bằng cách nào? (2 Vua 18:19, 21; Xuất 5:2; Thi 64:3)

    2. Khi cư xử với những kẻ chống đối, Nhân Chứng Giê-hô-va theo gương của Ê-xê-chia như thế nào? (2 Vua 18:36; Thi 39:1; Châm 26:4; 2 Ti 2:24)

  2. Đọc 2 Các Vua 19:1-36.

    1. Khi gặp gian truân, dân sự Đức Giê-hô-va ngày nay theo gương Ê-xê-chia như thế nào? (2 Vua 19:1, 2; Châm 3:5, 6; Hê 10:24, 25; Gia 5:14, 15)

    2. Vua San-chê-ríp trải qua ba sự thất bại nào, và đó là hình ảnh tiên tri cho ai? (2 Vua 19:32, 35, 36; Khải 20:2, 3)

  3. Đọc 2 Các Vua 21:1-6, 16.

    Tại sao có thể nói Ma-na-se là một trong những vua ác nhất từng cai trị ở Giê-ru-sa-lem? (2 Sử 33:4-6, 9)

Chuyện số 73

Vua tốt chót của Y-sơ-ra-ên

  1. Giô-si-a lên làm vua lúc bao nhiêu tuổi, và khi cai trị được bảy năm ông bắt đầu làm gì?

  2. Trong hình vẽ thứ nhất, em thấy Giô-si-a đang làm gì?

  3. Thầy tế lễ thượng phẩm đã tìm thấy gì khi người ta sửa sang đền thờ?

  4. Tại sao Giô-si-a xé rách áo mình?

  5. Nữ tiên tri Hun-đa nói cho Giô-si-a biết thông điệp nào từ Đức Giê-hô-va?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc 2 Sử-ký 34:1-28.

    1. Giô-si-a nêu gương nào cho những ai phải trải qua một thời thơ ấu khó khăn? (2 Sử 33:21-25; 34:1, 2; Thi 27:10)

    2. Để xúc tiến sự thờ phượng thật, Giô-si-a đã làm những bước quan trọng nào vào năm thứ tám, mười hai, và mười tám, trong đời ông trị vì? (2 Sử 34:3, 8)

    3. Về việc chăm lo cho nơi thờ phượng, chúng ta rút ra được những bài học nào qua gương của Vua Giô-si-a và Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm Hinh-kia? (2 Sử 34:9-13; Châm 11:14; 1 Cô 10:31)

Chuyện số 74

Một người không sợ

  1. Người trai trẻ trong hình vẽ là ai?

  2. Giê-rê-mi nghĩ gì về việc trở thành nhà tiên tri cho Đức Giê-hô-va, nhưng Ngài bảo gì?

  3. Giê-rê-mi luôn nói cho người ta nghe thông điệp nào?

  4. Các thầy tế lễ cố ngăn cản Giê-rê-mi ra sao, nhưng chàng cho thấy chàng không sợ như thế nào?

  5. Điều gì xảy ra khi dân Y-sơ-ra-ên không chịu sửa đổi lối sống gian ác của họ?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Giê-rê-mi 1:1-8.

    1. Như trường hợp của Giê-rê-mi cho thấy, do đâu một người có tư cách để xứng đáng phụng sự Đức Giê-hô-va? (2 Cô 3:5, 6)

    2. Gương của Giê-rê-mi cung cấp sự khích lệ nào cho tín đồ trẻ ngày nay? (Truyền 12:1; 1 Ti 4:12)

  2. Đọc Giê-rê-mi 10:1-5.

    Giê-rê-mi dùng minh họa mạnh mẽ nào để cho thấy việc trông cậy nơi các thần tượng là vô ích? (Giê 10:5; Ê-sai 46:7; Ha 2:19)

  3. Đọc Giê-rê-mi 26:1-16.

    1. Khi loan báo thông điệp cảnh báo ngày nay, những người xức dầu còn sót lại ghi nhớ thế nào về mạng lệnh mà Đức Giê-hô-va truyền cho Giê-rê-mi ‘chớ bớt một lời’? (Giê 26:2; Phục 4:2; Công 20:27)

    2. Giê-rê-mi nêu gương tốt nào cho Nhân Chứng Giê-hô-va ngày nay trong việc công bố lời cảnh báo của Đức Chúa Trời cho các dân? (Giê 26:8, 12, 14, 15; 2 Ti 4:1-5)

  4. Đọc 2 Các Vua 24:1-17.

    Sự bất trung của dân Giu-đa đối với Đức Giê-hô-va đã dẫn đến hậu quả đáng buồn nào? (2 Vua 24:2-4, 14)

Chuyện số 75

Bốn chàng trai tại Ba-by-lôn

  1. Bốn chàng trai trong hình vẽ là những ai, và tại sao họ ở Ba-by-lôn?

  2. Nê-bu-cát-nết-sa có dự định gì cho bốn chàng trai, và ông ra lệnh cho các tôi tớ của ông làm gì?

  3. Đa-ni-ên xin điều gì về đồ ăn và thức uống cho chàng và ba người bạn?

  4. Sau mười ngày ăn rau, Đa-ni-ên và ba người bạn trông như thế nào khi so với những thanh niên khác?

  5. Làm sao Đa-ni-ên và ba người bạn được giữ lại trong cung vua, họ giỏi hơn các thầy tế lễ và các nhà thông thái như thế nào?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Đa-ni-ên 1:1-21.

    1. Nếu muốn cưỡng lại sự cám dỗ và vượt qua sự yếu đuối, chúng ta cần có quyết tâm nào? (Đa 1:8; Sáng 39:7, 10; Ga 6:9)

    2. Bằng những cách nào người trẻ ngày nay có thể bị cám dỗ hoặc bị áp lực muốn hưởng thụ ngay những gì mà một số người cho là “ngon” hay hấp dẫn? (Đa 1:8; Châm 20:1; 2 Cô 6:17–7:1)

    3. Lời tường thuật trong Kinh Thánh về bốn chàng trai Hê-bơ-rơ giúp chúng ta xem sự học thức của thế gian như thế nào? (Đa 1:20; Ê-sai 54:13; 1 Cô 3:18-20)

Chuyện số 76

Giê-ru-sa-lem bị hủy diệt

  1. Như trong hình vẽ, điều gì xảy ra cho thành Giê-ru-sa-lem và dân Y-sơ-ra-ên?

  2. Ê-xê-chi-ên là ai, và Đức Giê-hô-va cho ông thấy điều gớm ghiếc nào?

  3. Vì dân Y-sơ-ra-ên không kính trọng Đức Giê-hô-va nên Ngài báo trước sẽ làm gì?

  4. Vua Nê-bu-cát-nết-sa làm gì sau khi dân Y-sơ-ra-ên nổi lên chống lại ông?

  5. Tại sao Đức Giê-hô-va để sự hủy diệt khủng khiếp này xảy đến cho dân Y-sơ-ra-ên?

  6. Vì sao đất Y-sơ-ra-ên hoang vu không có người ở, và trong bao lâu?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc 2 Các Vua 25:1-26.

    1. Sê-đê-kia là ai, chuyện gì xảy ra cho ông, và điều này ứng nghiệm lời tiên tri trong Kinh Thánh như thế nào? (2 Vua 25:5-7; Ê-xê 12:13-15)

    2. Đức Giê-hô-va qui cho ai trách nhiệm về mọi sự bất trung mà dân Y-sơ-ra-ên đã phạm? (2 Vua 25:9, 11, 12, 18, 19; 2 Sử 36:14, 17)

  2. Đọc Ê-xê-chi-ên 8:1-18.

    Người Y-sơ-ra-ên bội đạo thờ mặt trời, các tôn giáo xưng theo Đấng Christ bắt chước họ như thế nào? (Ê-xê 8:16; Ê-sai 5:20, 21; Giăng 3:19-21; 2 Ti 4:3)

Chuyện số 77

Họ không chịu quì lạy

  1. Vua Ba-by-lôn là Nê-bu-cát-nết-sa đã ra lệnh gì cho dân chúng?

  2. Tại sao ba người bạn của Đa-ni-ên không quì lạy pho tượng bằng vàng?

  3. Khi Nê-bu-cát-nết-sa cho ba chàng trai Hê-bơ-rơ một cơ hội nữa để quì lạy, họ chứng tỏ lòng tin cậy nơi Đức Giê-hô-va như thế nào?

  4. Nê-bu-cát-nết-sa sai lính của ông làm gì Sa-đơ-rắc, Mê-sác, và A-bết-Nê-gô?

  5. Nê-bu-cát-nết-sa thấy gì khi nhìn vào lò lửa?

  6. Tại sao vua ca ngợi Đức Chúa Trời của Sa-đơ-rắc, Mê-sác, và A-bết-Nê-gô, và các chàng trai nêu gương mẫu nào cho chúng ta?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Đa-ni-ên 3:1-30.

    1. Ba chàng trai Hê-bơ-rơ đã thể hiện thái độ nào mà tất cả tôi tớ của Đức Chúa Trời nên noi theo khi đương đầu với thử thách về lòng trung kiên? (Đa 3:17, 18; Mat 10:28; Rô 14:7, 8)

    2. Đức Giê-hô-va đã dạy cho Nê-bu-cát-nết-sa bài học quan trọng nào? (Đa 3:28, 29; 4:34, 35)

Chuyện số 78

Hàng chữ trên tường

  1. Chuyện gì xảy ra cho vua Ba-by-lôn trong bữa tiệc lớn khi ông dùng tách và chén lấy từ đền thờ Đức Giê-hô-va tại Giê-ru-sa-lem?

  2. Bên-xát-sa đã nói gì với các nhà thông thái của ông, nhưng họ đã không thể làm gì?

  3. Mẹ của vua bảo vua phải làm gì?

  4. Theo lời Đa-ni-ên tâu với vua, tại sao Đức Chúa Trời đã sai bàn tay viết trên tường?

  5. Đa-ni-ên đã giải nghĩa những chữ trên tường như thế nào?

  6. Khi Đa-ni-ên còn đang nói, điều gì xảy ra?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Đa-ni-ên 5:1-31.

    1. Hãy so sánh lòng kính sợ Đức Chúa Trời với nỗi sợ hãi mà Bên-xát-sa cảm nhận khi ông thấy chữ viết trên tường. (Đa 5:6, 7; Thi 19:9; Rô 8:35-39)

    2. Đa-ni-ên tỏ lòng can đảm như thế nào khi nói với Bên-xát-sa và những khách quan trọng của vua? (Đa 5:17, 18, 22, 26-28; Công 4:29)

    3. Quyền tối thượng hoàn vũ của Đức Giê-hô-va được nhấn mạnh ra sao trong sách Đa-ni-ên chương 5? (Đa 4:17, 25; 5:21)

Chuyện số 79

Đa-ni-ên trong hang sư tử

  1. Đa-ri-út là ai, và ông xem Đa-ni-ên là người như thế nào?

  2. Một số người ghen ghét Đa-ni-ên đã xúi giục Đa-ri-út làm gì?

  3. Đa-ni-ên làm gì khi ông nghe nói đến luật mới?

  4. Tại sao Đa-ri-út lo âu đến nỗi không thể ngủ được, và sáng hôm sau ông làm gì?

  5. Đa-ni-ên trả lời Đa-ri-út thế nào?

  6. Điều gì xảy ra cho những kẻ xấu đã lập mưu hãm hại Đa-ni-ên, và Đa-ri-út ra chiếu chỉ gì cho tất cả dân cư trong nước?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Đa-ni-ên 6:1-28.

    1. Âm mưu chống Đa-ni-ên làm chúng ta liên tưởng tới mưu kế nào của kẻ chống đối nhằm ngăn cản công việc của Nhân Chứng Giê-hô-va trong thời hiện đại? (Đa 6:7; Thi 94:20; Ê-sai 10:1; Rô 8:31)

    2. Các tôi tớ của Đức Chúa Trời ngày nay theo gương Đa-ni-ên trong việc vâng phục ‘các nhà cầm quyền’ như thế nào? (Đa 6:5, 10; Rô 13:1; Công 5:29)

    3. Làm thế nào chúng ta có thể noi gương Đa-ni-ên “hằng hầu-việc”, hoặc luôn phụng sự, Đức Giê-hô-va? (Đa 6:16, 20; Phi-líp 3:16; Khải 7:15)

Chuyện số 80

Dân Đức Chúa Trời rời Ba-by-lôn

  1. Như được minh họa trong hình vẽ, dân Y-sơ-ra-ên đang làm gì?

  2. Vua Si-ru đã làm ứng nghiệm lời tiên tri của Đức Giê-hô-va qua Ê-sai như thế nào?

  3. Vua Si-ru truyền lệnh gì cho những người Y-sơ-ra-ên không thể trở về Giê-ru-sa-lem?

  4. Si-ru giao cho dân Y-sơ-ra-ên mang trả lại những món đồ nào về Giê-ru-sa-lem?

  5. Người Y-sơ-ra-ên phải mất thời gian bao lâu để trở về Giê-ru-sa-lem?

  6. Đất bị bỏ hoang, hoàn toàn không người ở, trong bao nhiêu năm?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Ê-sai 44:28 45:1-4.

    1. Đức Giê-hô-va khẳng định như thế nào rằng lời tiên tri về Si-ru chắc chắn sẽ được ứng nghiệm? (Ê-sai 55:10, 11; Rô 4:17)

    2. Lời tiên tri của Ê-sai về Si-ru cho thấy khả năng báo trước tương lai của Giê-hô-va Đức Chúa Trời như thế nào? (Ê-sai 42:9; 45:21; 46:10, 11; 2 Phi 1:20)

  2. Đọc E-xơ-ra 1:1-11.

    Theo gương những người không thể trở về Giê-ru-sa-lem, ngày nay chúng ta có thể “tiếp-trợ” những người phụng sự trọn thời gian như thế nào? (E-xơ-ra 1:4, 6; Rô 12:13; Cô 4:12)

Chuyện số 81

Tin cậy nơi sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời

  1. Có bao nhiêu người từ Ba-by-lôn xa xôi trở về Giê-ru-sa-lem, nhưng khi đến nơi họ thấy gì?

  2. Khi đến nơi, dân Y-sơ-ra-ên khởi xây lại gì, nhưng kẻ thù của họ làm gì?

  3. A-ghê và Xa-cha-ri là ai, và họ nói gì với dân sự?

  4. Tại sao Tát-tê-nai gửi thư đến Ba-by-lôn, và ông nhận được câu trả lời nào?

  5. E-xơ-ra làm gì khi ông hay được đền thờ Đức Chúa Trời cần được sửa sang?

  6. Như trong hình vẽ, E-xơ-ra đang cầu xin điều gì, lời cầu nguyện của ông được nhậm như thế nào, và điều này dạy chúng ta bài học nào?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc E-xơ-ra 3:1-13.

    Nếu do hoàn cảnh phải sống ở một nơi không có hội thánh, chúng ta nên tiếp tục làm gì? (E-xơ-ra 3:3, 6; Công 17:16, 17; Hê 13:15)

  2. Đọc E-xơ-ra 4:1-7.

    Xô-rô-ba-bên đã nêu gương nào cho dân của Đức Giê-hô-va về việc không chịu hòa đồng tôn giáo? (Xuất 34:12; 1 Cô 15:33; 2 Cô 6:14-17)

  3. Đọc E-xơ-ra 5:1-5, 17 6:1-22.

    1. Tại sao những kẻ chống đối không thể ngăn cản việc xây cất đền thờ? (E-xơ-ra 5:5; Ê-sai 54:17)

    2. Hành động của các trưởng lão người Do Thái khuyến khích các trưởng lão đạo Đấng Christ như thế nào trong việc tìm kiếm sự hướng dẫn của Đức Giê-hô-va khi đương đầu với những kẻ chống đối? (E-xơ-ra 6:14; Thi 32:8; Rô 8:31; Gia 1:5)

  4. Đọc E-xơ-ra 8:21-23, 28-36.

    Trước khi làm một việc gì, chúng ta có gương tốt nào của E-xơ-ra để noi theo? (E-xơ-ra 8:23; Thi 127:1; Châm 10:22; Gia 4:13-15)

Chuyện số 82

Mạc-đô-chê và Ê-xơ-tê

  1. Mạc-đô-chê và Ê-xơ-tê là những ai?

  2. Tại sao Vua A-suê-ru muốn cưới một người vợ mới, và ông chọn ai?

  3. Ha-man là ai, và điều gì khiến hắn rất giận?

  4. Chiếu chỉ nào được ban ra, và Ê-xơ-tê làm gì sau khi nhận tin từ Mạc-đô-chê?

  5. Điều gì xảy ra cho Ha-man, và điều gì xảy ra cho Mạc-đô-chê?

  6. Làm thế nào dân Y-sơ-ra-ên được cứu khỏi tay kẻ thù?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Ê-xơ-tê 2:12-18.

    Làm thế nào Ê-xơ-tê cho thấy giá trị của việc vun trồng một “tâm-thần dịu-dàng im-lặng”? (Ê-xơ-tê 2:15; 1 Phi 3:1-5)

  2. Đọc Ê-xơ-tê 4:1-17.

    Như Ê-xơ-tê nắm lấy cơ hội hành động vì lợi ích của sự thờ phượng thật, ngày nay chúng ta nắm lấy cơ hội nào để biểu lộ sự tin kính và lòng trung thành đối với Đức Giê-hô-va? (Ê-xơ-tê 4:13, 14; Mat 5:14-16; 24:14)

  3. Đọc Ê-xơ-tê 7:1-6.

    Tương tự Ê-xơ-tê, nhiều người trong dân Đức Chúa Trời ngày nay có nguy cơ bị bắt bớ như thế nào? (Ê-xơ-tê 7:4; Mat 10:16-22; 1 Phi 2:12)

Chuyện số 83

Tường thành Giê-ru-sa-lem

  1. Dân Y-sơ-ra-ên cảm thấy thế nào về việc Giê-ru-sa-lem không có tường thành bao quanh?

  2. Nê-hê-mi là ai?

  3. Nê-hê-mi giữ chức vụ gì, và tại sao chức vụ ấy là quan trọng?

  4. Tin tức nào khiến Nê-hê-mi buồn, và ông làm gì?

  5. Vua Ạt-ta-xét-xe biểu lộ lòng tử tế đối với Nê-hê-mi như thế nào?

  6. Nê-hê-mi sắp xếp thế nào để kẻ thù của dân Y-sơ-ra-ên không thể làm gián đoạn công việc xây cất?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Nê-hê-mi 1:4-6 2:1-20.

    Nê-hê-mi đã tìm sự hướng dẫn của Đức Giê-hô-va như thế nào? (Nê 2:4, 5; Rô 12:12; 1 Phi 4:7)

  2. Đọc Nê-hê-mi 3:3-5.

    Các trưởng lão và tôi tớ thánh chức có thể học được gì từ thái độ trái ngược của người Tê-cô-a và những “người tước-vị” của họ? (Nê 3:5, 27; 2 Tê 3:7-10; 1 Phi 5:5)

  3. Đọc Nê-hê-mi 4:1-23.

    1. Điều gì khuyến khích dân Y-sơ-ra-ên tiếp tục xây cất thành bất chấp sự chống đối dữ dội? (Nê 4:6, 8, 9; Thi 50:15; Ê-sai 65:13, 14)

    2. Bằng cách nào gương của dân Y-sơ-ra-ên khích lệ chúng ta ngày nay?

  4. Đọc Nê-hê-mi 6:15.

    Việc hoàn tất tường thành Giê-ru-sa-lem trong vòng hai tháng cho thấy gì về sức mạnh của đức tin? (Thi 56:3, 4; Mat 17:20; 19:26)

Chuyện số 84

Một thiên sứ viếng Ma-ri

  1. Người phu nữ trong hình vẽ là ai?

  2. Thiên sứ Gáp-ri-ên nói gì với Ma-ri?

  3. Gáp-ri-ên giải thích thế nào với Ma-ri rằng cô sẽ có con mặc dù cô chưa sống với người nam nào?

  4. Điều gì xảy ra khi Ma-ri đến thăm người bà con là Ê-li-sa-bét?

  5. Giô-sép nghĩ gì khi hay tin Ma-ri sắp có con, nhưng tại sao ông đổi ý?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Lu-ca 1:26-56.

    1. Lu-ca 1:35 cho thấy thế nào rằng noãn bào của Ma-ri không chịu ảnh hưởng sự bất toàn di truyền từ A-đam khi sự sống của Con Đức Chúa Trời được chuyển từ lĩnh vực thần linh xuống? (A-ghê 2:11-13; Giăng 6:69; Hê 7:26; 10:5)

    2. Ngay cả trước khi chào đời Chúa Giê-su đã nhận được sự tôn trọng như thế nào? (Lu 1:41-43)

    3. Ma-ri đã nêu gương tốt nào cho tín đồ Đấng Christ ngày nay khi nhận đặc ân phụng sự? (Lu 1:38, 46-49; 17:10; Châm 11:2)

  2. Đọc Ma-thi-ơ 1:18-25.

    Dù không được đặt tên là Em-ma-nu-ên, nhưng vai trò của Chúa Giê-su khi làm người đã làm trọn ý nghĩa của danh ấy như thế nào? (Mat 1:22, 23; Giăng 14:8-10; Hê 1:1-3)

Chuyện số 85

Chúa Giê-su sinh ra trong một cái chuồng

  1. Em bé sơ sinh trong hình vẽ là ai, và Ma-ri đặt bé ở đâu?

  2. Tại sao Chúa Giê-su sinh ra trong một chuồng thú vật?

  3. Trong hình vẽ, những người đàn ông bước vào trong chuồng là ai, và một thiên sứ đã nói gì với họ?

  4. Tại sao Chúa Giê-su lại đặc biệt?

  5. Tại sao Chúa Giê-su được gọi là Con Đức Chúa Trời?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Lu-ca 2:1-20.

    1. Sê-sa Au-gút-tơ vô tình góp phần làm ứng nghiệm lời tiên tri về sự ra đời của Chúa Giê-su như thế nào? (Lu 2:1-4; Mi 5:2)

    2. Làm thế nào một người có thể được kể là ở trong số những “người thiện tâm”? (Lu 2:14, Trần Đức Huân; Mat 16:24; Giăng 17:3; Công 3:19; Hê 11:6)

    3. Nếu những người chăn chiên Giu-đa khiêm tốn kia có lý do để vui mừng về sự ra đời của Đấng Cứu Chuộc, những tôi tớ của Đức Chúa Trời ngày nay càng có lý do nào để vui mừng hơn? (Lu 2:10, 11; Ê-phê 3:8, 9; Khải 11:15; 14:6)

Chuyện số 86

Những người được ngôi sao dẫn đường

  1. Những người đàn ông trong hình vẽ là những ai, và tại sao một người đàn ông chỉ lên ngôi sao sáng?

  2. Tại sao Vua Hê-rốt đâm ra bối rối, và ông ta làm gì?

  3. Ngôi sao sáng dẫn những người đàn ông đến đâu, nhưng tại sao họ đi đường khác trở về xứ?

  4. Hê-rốt ra lệnh gì, tại sao?

  5. Đức Giê-hô-va bảo Giô-sép làm gì?

  6. Ai đã khiến cho ngôi sao mới đó hiện ra, và tại sao?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Ma-thi-ơ 2:1-23.

    Khi những nhà chiêm tinh đến thăm Chúa Giê-su, lúc đó ngài bao nhiêu tuổi và sống ở đâu? (Mat 2:1, 11, 16)

Chuyện số 87

Chúa Giê-su lúc nhỏ trong đền thờ

  1. Trong hình vẽ, Chúa Giê-su được bao nhiêu tuổi, và ngài đang ở đâu?

  2. Mỗi năm ông Giô-sép sắp đặt điều gì cho gia đình?

  3. Sau một ngày trên đường về nhà, tại sao ông Giô-sép và bà Ma-ri trở lại Giê-ru-sa-lem?

  4. Ông Giô-sép và bà Ma-ri tìm thấy Chúa Giê-su ở đâu, và tại sao những người ở đấy ngạc nhiên?

  5. Chúa Giê-su đã nói gì với bà Ma-ri, mẹ ngài?

  6. Chúng ta có thể giống Chúa Giê-su trong việc học biết về Đức Chúa Trời như thế nào?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Lu-ca 2:41-52.

    1. Mặc dù Luật Pháp chỉ đòi hỏi những người nam đến dự các buổi lễ hàng năm, ông Giô-sép và bà Ma-ri đã nêu gương tốt nào cho các bậc cha mẹ ngày nay? (Lu 2:41; Phục 16:16; 31:12; Châm 22:6)

    2. Chúa Giê-su đã nêu gương tốt cho người trẻ ngày nay như thế nào trong việc phục tùng cha mẹ? (Lu 2:51; Phục 5:16; Châm 23:22; Cô 3:20)

  2. Đọc Ma-thi-ơ 13:53-56.

    Bốn người em ruột của Chúa Giê-su được kể tên trong Kinh Thánh là những ai, và sau này hai người trong số họ được dùng như thế nào trong hội thánh? (Mat 13:55; Công 12:17; 15:6, 13; 21:18; Ga 1:19; Gia 1:1; Giu 1)

Chuyện số 88

Giăng làm báp têm cho Chúa Giê-su

  1. Hai người đàn ông trong hình vẽ là những ai?

  2. Cách thức làm báp têm cho một người là thế nào?

  3. Bình thường Giăng làm báp têm cho những ai?

  4. Vì lý do đặc biệt nào Chúa Giê-su bảo Giăng làm báp têm cho ngài?

  5. Đức Chúa Trời cho thấy Ngài hài lòng về việc Chúa Giê-su làm báp têm như thế nào?

  6. Điều gì xảy ra khi Chúa Giê-su đi vào nơi vắng vẻ trong 40 ngày?

  7. Một số môn đồ đầu tiên của Chúa Giê-su là những ai, và phép lạ đầu tiên ngài làm là gì?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Ma-thi-ơ 3:13-17.

    Chúa Giê-su đã đặt ra gương mẫu nào về việc làm báp têm để cho các môn đồ theo? (Thi 40:7, 8; Mat 28:19, 20; Lu 3:21, 22)

  2. Đọc Ma-thi-ơ 4:1-11.

    Làm thế nào việc Chúa Giê-su khéo sử dụng các câu Kinh Thánh khuyến khích chúng ta học Kinh Thánh đều đặn? (Mat 4:5-7; 2 Phi 3:17, 18; 1 Giăng 4:1)

  3. Đọc Giăng 1:29-51.

    Giăng Báp-tít hướng các môn đồ ông đến ai, và ngày nay chúng ta có thể theo gương ông như thế nào? (Giăng 1:29, 35, 36; 3:30; Mat 23:10)

  4. Đọc Giăng 2:1-12.

    Làm thế nào phép lạ đầu tiên của Chúa Giê-su cho thấy Đức Giê-hô-va không từ chối bất cứ điều tốt lành nào cho các tôi tớ Ngài? (Giăng 2:9, 10; Thi 84:11; Gia 1:17)

Chuyện số 89

Chúa Giê-su dọn sạch đền thờ

  1. Tại sao thú vật được bày bán trong đền thờ?

  2. Điều gì khiến Chúa Giê-su nổi giận?

  3. Như em có thể thấy trong hình vẽ, Chúa Giê-su làm gì, và ngài ra lệnh nào cho những kẻ buôn bán bồ câu?

  4. Khi các môn đồ của Chúa Giê-su thấy việc ngài đang làm, họ nhớ đến điều gì?

  5. Trên đường trở về xứ Ga-li-lê, Chúa Giê-su đã đi qua miền nào?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Giăng 2:13-25.

    Từ việc Chúa Giê-su nổi giận với những kẻ đổi bạc trong đền thờ, chúng ta rút ra kết luận đúng đắn nào về những hoạt động thương mại tại Phòng Nước Trời? (Giăng 2:15, 16; 1 Cô 10:24, 31-33)

Chuyện số 90

Nói chuyện với người đàn bà bên giếng

  1. Tại sao Chúa Giê-su dừng chân bên giếng nước ở Sa-ma-ri, và ngài nói gì với người đàn bà ở đấy?

  2. Tại sao người đàn bà ngạc nhiên, Chúa Giê-su nói gì với bà, và tại sao?

  3. Người đàn bà nghĩ Chúa Giê-su nói về loại nước nào, nhưng loại nước mà Chúa Giê-su thật sự muốn nói đến là gì?

  4. Tại sao người đàn bà ngạc nhiên về những điều Chúa Giê-su biết về bà, và làm sao ngài biết những việc đó?

  5. Chúng ta rút ra được bài học nào qua câu chuyện về người đàn bà bên giếng nước?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Giăng 4:5-43.

    1. Noi gương Chúa Giê-su, chúng ta nên có thái độ nào đối với những người khác chủng tộc hoặc tầng lớp xã hội? (Giăng 4:9; 1 Cô 9:22; 1 Ti 2:3, 4; Tít 2:11)

    2. Một người trở thành môn đồ Chúa Giê-su nhận được những lợi ích nào về thiêng liêng? (Giăng 4:14; Ê-sai 58:11; 2 Cô 4:16)

    3. Làm thế nào chúng ta tỏ lòng biết ơn như người đàn bà Sa-ma-ri đã sốt sắng chia sẻ những điều mình học được? (Giăng 4:7, 28; Mat 6:33; Lu 10:40-42)

Chuyện số 91

Chúa Giê-su giảng dạy trên núi

  1. Trong hình vẽ, Chúa Giê-su đang giảng dạy ở đâu, và những ai đang ngồi cạnh ngài?

  2. Tên của 12 sứ đồ là gì?

  3. Nước Trời mà Chúa Giê-su đang rao giảng là gì?

  4. Chúa Giê-su dạy người ta cầu nguyện cho điều gì?

  5. Chúa Giê-su dạy người ta nên đối xử với nhau như thế nào?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Ma-thi-ơ 5:1-12.

    Qua những cách nào chúng ta cho thấy mình ý thức về nhu cầu thiêng liêng? (Mat 5:3; Rô 10:13-15; 1 Ti 4:13, 15, 16)

  2. Đọc Ma-thi-ơ 5:21-26.

    Ma-thi-ơ 5:23, 24 cho thấy mối quan hệ giữa chúng ta với anh em ảnh hưởng thế nào đến mối quan hệ của chúng ta với Đức Giê-hô-va? (Mat 6:14, 15; Thi 133:1; Cô 3:13; 1 Giăng 4:20)

  3. Đọc Ma-thi-ơ 6:1-8.

    Một số hành vi tự cho mình là công bình nào mà người tín đồ Đấng Christ phải tránh xa? (Lu 18:11, 12; 1 Cô 4:6, 7; 2 Cô 9:7)

  4. Đọc Ma-thi-ơ 6:25-34.

    Chúa Giê-su dạy chúng ta cần đặt tin cậy nơi Đức Giê-hô-va như thế nào về nhu cầu vật chất? (Xuất 16:4; Thi 37:25; Phi-líp 4:6)

  5. Đọc Ma-thi-ơ 7:1-11.

    Minh họa sống động nơi Ma-thi-ơ 7:5 dạy chúng ta điều gì? (Châm 26:12; Rô 2:1; 14:10; Gia 4:11, 12)

Chuyện số 92

Chúa Giê-su làm người chết sống lại

  1. Cha của em gái trong hình vẽ là ai, và tại sao vợ chồng ông rất lo lắng?

  2. Khi gặp được Chúa Giê-su, Giai-ru làm gì?

  3. Trên đường Chúa Giê-su đi đến nhà Giai-ru thì chuyện gì xảy ra, và Giai-ru nhận được tin gì?

  4. Tại sao những người trong nhà Giai-ru lại chế giễu Chúa Giê-su?

  5. Sau khi dẫn ba sứ đồ và cha mẹ của em gái vào phòng em, Chúa Giê-su làm gì?

  6. Ngoài ra, Chúa Giê-su còn làm cho ai sống lại nữa, và điều này cho thấy gì?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Lu-ca 8:40-56.

    Chúa Giê-su tỏ ra đồng cảm và phải lẽ đối với người đàn bà bị mất huyết như thế nào, và các trưởng lão đạo Đấng Christ ngày nay có thể học được gì? (Lu 8:43, 44, 47, 48; Lê 15:25-27; Mat 9:12, 13; Cô 3:12-14)

  2. Đọc Lu-ca 7:11-17.

    Tại sao những ai mất người thân có thể tìm thấy nguồn an ủi qua phản ứng của Chúa Giê-su đối với người đàn bà góa ở thành Na-in? (Lu 7:13; 2 Cô 1:3, 4; Hê 4:15)

  3. Đọc Giăng 11:17-44.

    Làm thế nào Chúa Giê-su cho thấy việc thương khóc một người thân yêu qua đời là điều bình thường? (Giăng 11:33-36, 38; 2 Sa 18:33; 19:1-4)

Chuyện số 93

Chúa Giê-su cho nhiều người ăn

  1. Chuyện khủng khiếp nào đã xảy ra cho Giăng Báp-tít, và Chúa Giê-su cảm thấy thế nào về điều này?

  2. Chúa Giê-su đã cung cấp đồ ăn cho đoàn dân đông theo ngài bằng cách nào, và đồ ăn còn thừa lại bao nhiêu?

  3. Tại sao các môn đồ sợ hãi vào đêm đó, và chuyện gì xảy ra cho Phi-e-rơ?

  4. Lần thứ hai, Chúa Giê-su đã cho hàng ngàn người ăn bằng cách nào?

  5. Tại sao sẽ thật kỳ diệu khi Chúa Giê-su cai trị trái đất với tư cách là Vua do Đức Chúa Trời chọn?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Ma-thi-ơ 14:1-32.

    1. Lời tường thuật nơi Ma-thi-ơ 14:23-32 cho chúng ta hiểu rõ gì về nhân cách của Phi-e-rơ?

    2. Làm thế nào lời tường thuật trong Kinh Thánh cho thấy Phi-e-rơ đã trở thành người thành thục và khắc phục được tính hấp tấp của ông? (Mat 14:27-30; Giăng 18:10; 21:7; Công 2:14, 37-40; 1 Phi 5:6, 10)

  2. Đọc Ma-thi-ơ 15:29-38.

    Làm thế nào Chúa Giê-su cho thấy ngài trân trọng những nhu cầu vật chất mà Cha ngài ban? (Mat 15:37; Giăng 6:12; Cô 3:15)

  3. Đọc Giăng 6:1-21.

    Tín đồ Đấng Christ ngày nay noi gương Chúa Giê-su trong việc tôn trọng nhà cầm quyền như thế nào? (Giăng 6:15; Mat 22:21; Rô 12:2; 13:1-4)

Chuyện số 94

Chúa Giê-su yêu trẻ con

  1. Trên đường từ xa về, các sứ đồ cãi lẫy với nhau về chuyện gì?

  2. Tại sao Chúa Giê-su kêu một em nhỏ đến đứng trước các sứ đồ?

  3. Điểm nào nơi con trẻ mà các sứ đồ nên học theo?

  4. Vài tháng sau, Chúa Giê-su tỏ ra ngài yêu con trẻ như thế nào?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Ma-thi-ơ 18:1-4.

    Tại sao Chúa Giê-su dùng minh họa để giảng dạy? (Mat 13:34, 36; Mác 4:33, 34)

  2. Đọc Ma-thi-ơ 19:13-15.

    Chúng ta phải bắt chước những đức tính nào của con trẻ nếu muốn hưởng ân phước của Nước Trời? (Thi 25:9; 138:6; 1 Cô 14:20)

  3. Đọc Mác 9:33-37.

    Chúa Giê-su dạy các môn đồ nếu muốn làm lớn thì phải làm gì? (Mác 9:35; Mat 20:25, 26; Ga 6:3; Phi-líp 2:5-8)

  4. Đọc Mác 10:13-16.

    Chúa Giê-su là người dễ đến gần như thế nào, và các trưởng lão đạo Đấng Christ học được gì qua gương của ngài? (Mác 6:30-34; Phi-líp 2:1-4; 1 Ti 4:12)

Chuyện số 95

Cách giảng dạy của Chúa Giê-su

  1. Một người đàn ông hỏi Chúa Giê-su điều gì, và tại sao?

  2. Đôi khi Chúa Giê-su giảng dạy bằng cách nào, và chúng ta học được gì qua câu chuyện về người Do Thái và người Sa-ma-ri?

  3. Trong câu chuyện Chúa Giê-su kể, điều gì xảy ra cho người Do Thái trên đường đến thành Giê-ri-cô?

  4. Thầy tế lễ Do Thái và người Lê-vi có thái độ nào khi đi ngang qua đường ấy?

  5. Trong hình vẽ, ai đang giúp đỡ người Do Thái bị nạn?

  6. Sau khi kể xong câu chuyện, Chúa Giê-su hỏi gì và người đàn ông đáp lại thế nào?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Lu-ca 10:25-37.

    1. Thay vì trả lời thẳng vào câu hỏi, làm thế nào Chúa Giê-su đã giúp người đàn ông thông thạo Luật Pháp lý luận vấn đề? (Lu 10:26; Mat 16:13-16)

    2. Chúa Giê-su dùng minh họa như thế nào để những người nghe ngài vượt qua được thành kiến? (Lu 10:36, 37; 18:9-14; Tít 1:9)

Chuyện số 96

Chúa Giê-su chữa bệnh

  1. Chúa Giê-su làm gì khi đi khắp xứ?

  2. Khoảng ba năm sau khi làm báp têm, Chúa Giê-su đã nói gì với các sứ đồ?

  3. Những người trong hình vẽ là ai, và Chúa Giê-su đã làm gì cho người đàn bà?

  4. Tại sao lời đáp của Chúa Giê-su khiến các nhà lãnh đạo tôn giáo hổ thẹn?

  5. Khi Chúa Giê-su và các sứ đồ đến gần thành Giê-ri-cô, ngài đã làm gì cho hai người mù ăn xin?

  6. Tại sao Chúa Giê-su làm phép lạ?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Ma-thi-ơ 15:30, 31.

    Quyền năng của Đức Giê-hô-va được tỏ lộ qua Chúa Giê-su kỳ diệu như thế nào? Và điều đó nên ảnh hưởng thế nào đến sự hiểu biết của chúng ta về những gì mà Đức Giê-hô-va đã hứa trong thế giới mới? (Thi 37:29; Ê-sai 33:24)

  2. Đọc Lu-ca 13:10-17.

    Việc Chúa Giê-su làm những phép lạ nổi bật nhất trong ngày Sa-bát cho thấy ngài sẽ mang đến niềm an ủi nào cho nhân loại trong Triều Đại Một Ngàn Năm? (Lu 13:10-13; Thi 46:9; Mat 12:8; Cô 2:16, 17; Khải 21:1-4)

  3. Đọc Ma-thi-ơ 20:29-34.

    Làm thế nào lời tường thuật này cho thấy Chúa Giê-su không bao giờ quá bận rộn để giúp người ta, và qua đó chúng ta học được gì? (Phục 15:7; Gia 2:15, 16; 1 Giăng 3:17)

Chuyện số 97

Chúa Giê-su đến như vua

  1. Khi Chúa Giê-su đến một làng nhỏ gần Giê-ru-sa-lem, ngài bảo các môn đồ làm gì?

  2. Trong hình vẽ, điều gì xảy ra khi Chúa Giê-su đến gần thành Giê-ru-sa-lem?

  3. Trẻ con làm gì khi thấy Chúa Giê-su chữa lành bệnh cho người mù và người bại xuội?

  4. Chúa Giê-su nói gì với những thầy tế lễ đang nổi giận?

  5. Làm thế nào chúng ta có thể giống như những đứa trẻ ngợi khen Chúa Giê-su?

  6. Các môn đồ muốn biết điều gì?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Ma-thi-ơ 21:1-17.

    1. Cách Chúa Giê-su vào thành Giê-ru-sa-lem với tư cách là Vua tương phản thế nào với các vị tướng chiến thắng trong thời La Mã? (Mat 21:4, 5; Xa 9:9; Phi-líp 2:5-8; Cô 2:15)

    2. Người trẻ có thể học được gì qua những trai trẻ Y-sơ-ra-ên được trích dẫn nơi Thi-thiên 118 để ngợi khen Chúa Giê-su khi ngài vào đền thờ? (Mat 21:9, 15; Thi 118:25, 26; 2 Ti 3:15; 2 Phi 3:18)

  2. Đọc Giăng 12:12-16.

    Việc dân chúng dùng “lá kè” (chà là) để tung hô Chúa Giê-su tượng trưng cho điều gì? (Giăng 12:13; Phi-líp 2:10; Khải 7:9, 10)

Chuyện số 98

Trên Núi Ô-li-ve

  1. Trong hình vẽ, người nào là Chúa Giê-su, và những ai ở cùng ngài?

  2. Các thầy tế lễ cố tìm cách làm gì Chúa Giê-su khi ngài ở trong đền thờ, và ngài nói gì với họ?

  3. Các sứ đồ hỏi Chúa Giê-su điều gì?

  4. Tại sao Chúa Giê-su cho các sứ đồ biết một số điều sẽ xảy ra trên đất khi ngài làm Vua cai trị trên trời?

  5. Chúa Giê-su cho biết điều gì sẽ xảy ra trước khi ngài ra tay diệt mọi sự ác trên đất?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Ma-thi-ơ 23:1-39.

    1. Mặc dù Kinh Thánh cho thấy việc dùng các tước hiệu ngoài đời có thể thích hợp, nhưng lời của Chúa Giê-su nơi Ma-thi-ơ 23:8-11 cho thấy gì về việc dùng tước hiệu nhằm tâng bốc người trong hội thánh? (Công 26:25; Rô 13:7; 1 Phi 2:13, 14)

    2. Những người Pha-ri-si đã làm gì để cố ngăn người ta trở thành tín đồ Đấng Christ, và thời nay những nhà lãnh đạo tôn giáo đã dùng thủ đoạn tương tự như thế nào? (Mat 23:13; Lu 11:52; Giăng 9:22; 12:42; 1 Tê 2:16)

  2. Đọc Ma-thi-ơ 24:1-14.

    1. Tầm quan trọng của sự bền chí được nhấn mạnh như thế nào nơi Ma-thi-ơ 24:13?

    2. Cụm từ “cuối-cùng” nơi Ma-thi-ơ 24:13 có nghĩa gì? (Mat 16:27; Rô 14:10-12; 2 Cô 5:10)

  3. Đọc Mác 13:3-10.

    Từ ngữ nào nơi Mác 13:10 cho thấy tính khẩn cấp của việc rao truyền tin mừng, và lời của Chúa Giê-su nên ảnh hưởng thế nào đối với chúng ta? (Rô 13:11, 12; 1 Cô 7:29-31; 2 Ti 4:2)

Chuyện số 99

Trong một căn phòng trên lầu

  1. Theo mô tả trong hình vẽ, tại sao Chúa Giê-su và 12 sứ đồ ở trong một phòng rộng trên lầu?

  2. Người đàn ông đang đi ra là ai, và hắn sắp làm gì?

  3. Sau khi bữa tiệc Lễ Vượt Qua đã xong, Chúa Giê-su bắt đầu bữa tiệc đặc biệt nào?

  4. Lễ Vượt Qua nhắc dân Y-sơ-ra-ên nhớ lại sự kiện nào, và bữa tiệc đặc biệt nhắc môn đồ Chúa Giê-su điều gì?

  5. Sau Bữa Tiệc Thánh, Chúa Giê-su dặn các môn đồ điều gì, và sau đó họ làm gì?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Ma-thi-ơ 26:14-30.

    1. Làm thế nào Ma-thi-ơ 26:15 cho thấy việc Giu-đa phản bội Chúa Giê-su là một hành động có chủ tâm?

    2. Chúa Giê-su đổ huyết ngài cho hai mục đích nào? (Mat 26:27, 28; Giê 31:31-33; Ê-phê 1:7; Hê 9:19, 20)

  2. Đọc Lu-ca 22:1-39.

    Sa-tan nhập vào Giu-đa theo nghĩa nào? (Lu 22:3; Giăng 13:2; Công 1:24, 25)

  3. Đọc Giăng 13:1-20.

    1. Dựa vào lời tường thuật nơi Giăng 13:2, Giu-đa có chịu trách nhiệm về việc hắn làm không, và tôi tớ Đức Chúa Trời học được bài học nào qua điều này? (Sáng 4:7; 2 Cô 2:11; Ga 6:1; Gia 1:13, 14)

    2. Chúa Giê-su đã cung cấp bài học thực tế mạnh mẽ nào? (Giăng 13:15; Mat 23:11; 1 Phi 2:21)

  4. Đọc Giăng 17:1-26.

    Chúa Giê-su cầu nguyện cho các môn đồ ngài “hiệp làm một” theo nghĩa nào? (Giăng 17:11, 21-23; Rô 13:8; 14:19; Cô 3:14)

Chuyện số 100

Chúa Giê-su trong vườn

  1. Sau khi rời phòng trên lầu, Chúa Giê-su và các sứ đồ đi đâu, và ngài bảo họ làm gì?

  2. Chúa Giê-su thấy gì khi trở lại chỗ các sứ đồ, và điều này xảy ra mấy lần?

  3. Ai đi vào vườn, và như hình vẽ cho thấy, Giu-đa Ích-ca-ri-ốt làm gì?

  4. Tại sao Giu-đa hôn Chúa Giê-su, và Phi-e-rơ làm gì?

  5. Chúa Giê-su nói gì với Phi-e-rơ, nhưng tại sao Chúa Giê-su không xin Đức Chúa Trời sai thiên sứ nào đến?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Ma-thi-ơ 26:36-56.

    1. Cách Chúa Giê-su khuyên các môn đồ là gương mẫu tốt cho các trưởng lão đạo Đấng Christ ngày nay như thế nào? (Mat 20:25-28; 26:40, 41; Ga 5:17; Ê-phê 4:29, 31, 32)

    2. Chúa Giê-su nghĩ gì về việc dùng vũ khí để chống lại người đồng loại? (Mat 26:52; Lu 6:27, 28; Giăng 18:36)

  2. Đọc Lu-ca 22:39-53.

    Khi một thiên sứ hiện xuống cùng Chúa Giê-su trong vườn Ghết-sê-ma-nê để thêm sức cho ngài, phải chăng điều này cho thấy đức tin của ngài bị lung lay? Hãy giải thích. (Lu 22:41-43; Ê-sai 49:8; Mat 4:10, 11; Hê 5:7)

  3. Đọc Giăng 18:1-12.

    Chúa Giê-su bảo vệ các môn đồ ngài khỏi những kẻ chống đối như thế nào, và chúng ta học được gì qua gương này? (Giăng 10:11, 12; 18:1, 6-9; Hê 13:6; Gia 2:25)

Chuyện số 101

Chúa Giê-su bị giết

  1. Ai chịu trách nhiệm chính về cái chết của Chúa Giê-su?

  2. Các sứ đồ làm gì khi Chúa Giê-su bị các nhà lãnh đạo tôn giáo bắt đi?

  3. Chuyện gì xảy ra tại nhà Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm Cai-phe?

  4. Tại sao Phi-e-rơ chạy ra ngoài và khóc?

  5. Sau khi Chúa Giê-su bị dẫn tới Phi-lát một lần nữa, các thầy tế lễ cả la lên như thế nào?

  6. Chuyện gì xảy ra cho Chúa Giê-su vào xế trưa Thứ Sáu, ngài hứa gì với tội nhân bị treo trên cây cột bên cạnh?

  7. Địa Đàng mà Chúa Giê-su nói đến sẽ ở đâu?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Ma-thi-ơ 26:57-75.

    Các thành viên Tòa Công Luận Do Thái để lộ dã tâm của họ như thế nào? (Mat 26:59, 67, 68)

  2. Đọc Ma-thi-ơ 27:1-50.

    Tại sao có thể nói rằng sự ăn năn của Giu-đa là không thành thật? (Mat 27:3, 4; Mác 3:29; 14:21; 2 Cô 7:10, 11)

  3. Đọc Lu-ca 22:54-71.

    Chúng ta học được bài học nào qua việc Phi-e-rơ chối Chúa Giê-su vào đêm ngài bị phản bội và bị bắt? (Lu 22:60-62; Mat 26:31-35; 1 Cô 10:12)

  4. Đọc Lu-ca 23:1-49.

    Chúa Giê-su đã phản ứng thế nào trước sự bất công đối với ngài, và chúng ta học được gì qua việc này? (Lu 23:33, 34; Rô 12:17-19; 1 Phi 2:23)

  5. Đọc Giăng 18:12-40.

    Phi-e-rơ hồi phục và trở nên sứ đồ nổi bật dù có lúc ông sợ loài người, sự kiện đó cho thấy gì? (Giăng 18:25-27; 1 Cô 4:2; 1 Phi 3:14, 15; 5:8, 9)

  6. Đọc Giăng 19:1-30.

    1. Chúa Giê-su có quan điểm thăng bằng nào về của cải vật chất? (Giăng 2:1, 2, 9, 10; 19:23, 24; Mat 6:31, 32; 8:20)

    2. Tại sao lời nói của Chúa Giê-su trong phút hấp hối là lời tuyên bố đắc thắng rằng ngài đã ủng hộ quyền tối thượng của Đức Giê-hô-va? (Giăng 16:33; 19:30; 2 Phi 3:14; 1 Giăng 5:4)

Chuyện số 102

Chúa Giê-su sống!

  1. Người đàn bà và hai người đàn ông trong hình là những ai, và họ đang ở đâu?

  2. Tại sao Phi-lát bảo các thầy tế lễ sai lính đến canh mộ Chúa Giê-su?

  3. Một thiên sứ làm gì vào tảng sáng ngày thứ ba sau khi Chúa Giê-su chết, nhưng các thầy tế lễ làm gì?

  4. Tại sao mấy người đàn bà ngạc nhiên khi họ đến thăm mộ Chúa Giê-su?

  5. Tại sao Phi-e-rơ và Giăng chạy đến mộ Chúa Giê-su, và khi đến nơi họ thấy gì?

  6. Xác của Chúa Giê-su đâu rồi, nhưng ngài làm gì để các môn đồ hiểu rằng ngài sống?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Ma-thi-ơ 27:62-66 28:1-15.

    Vào lúc Chúa Giê-su sống lại, các thầy tế lễ cả, các người Pha-ri-si và các trưởng lão đều phạm tội nghịch lại thánh linh như thế nào? (Mat 12:24, 31, 32; 28:11-15)

  2. Đọc Lu-ca 24:1-12.

    Làm thế nào lời tường thuật về sự sống lại của Chúa Giê-su cho thấy Đức Giê-hô-va xem những người đàn bà như những người làm chứng đáng tin cậy? (Lu 24:4, 9, 10; Mat 28:1-7)

  3. Đọc Giăng 20:1-12.

    Làm thế nào Giăng 20:8, 9 giúp chúng ta thấy cần phải kiên nhẫn nếu không hiểu rõ sự ứng nghiệm của một lời tiên tri trong Kinh Thánh? (Châm 4:18; Mat 17:22, 23; Lu 24:5-8; Giăng 16:12)

Chuyện số 103

Hiện vào một phòng khóa cửa

  1. Ma-ri nói gì với người đàn ông mà bà nghĩ là người làm vườn, nhưng điều gì giúp bà nhận ra người đó chính là Chúa Giê-su?

  2. Chuyện gì xảy ra cho hai môn đồ khi đang đi bộ đến làng Em-ma-út?

  3. Điều kinh ngạc nào xảy ra khi hai môn đồ đang nói với các sứ đồ là họ đã thấy Chúa Giê-su?

  4. Chúa Giê-su hiện ra bao nhiêu lần cho các môn đồ thấy?

  5. Thô-ma nói gì khi nghe các môn đồ thuật lại họ đã thấy Chúa, nhưng chuyện gì xảy ra tám ngày sau đó?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Giăng 20:11-29.

    Có phải lời Chúa Giê-su nói nơi Giăng 20:23 có nghĩa là loài người có quyền tha tội? Hãy giải thích. (Thi 49:2, 7; Ê-sai 55:7; 1 Ti 2:5, 6; 1 Giăng 2:1, 2)

  2. Đọc Lu-ca 24:13-43.

    Làm thế nào chúng ta có thể “định chí” hoặc chuẩn bị lòng để dễ tiếp nhận lẽ thật của Kinh Thánh? (Lu 24:32, 33; E-xơ-ra 7:10; Công 16:14; Hê 5:11-14)

Chuyện số 104

Chúa Giê-su trở về trời

  1. Vào một lần nọ, có bao nhiêu môn đồ thấy Chúa Giê-su, và ngài nói gì với họ?

  2. Nước Trời là gì, và cuộc sống trên đất sẽ như thế nào khi Chúa Giê-su làm Vua trong một ngàn năm?

  3. Chúa Giê-su đã hiện ra cho các môn đồ trong vòng bao nhiêu ngày, nhưng giờ đây là lúc ngài làm gì?

  4. Ngay trước khi rời các môn đồ, Chúa Giê-su truyền cho họ làm gì?

  5. Theo hình vẽ, chuyện gì đang xảy ra, và Chúa Giê-su bị che khuất như thế nào?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc 1 Cô-rinh-tô 15:3-8.

    Tại sao sứ đồ Phao-lô có thể nói với lòng tin chắc về sự sống lại của Chúa Giê-su, và tín đồ Đấng Christ ngày nay có thể nói với lòng tin chắc về điều gì? (1 Cô 15:4, 7, 8; Ê-sai 2:2, 3; Mat 24:14; 2 Ti 3:1-5)

  2. Đọc Công-vụ 1:1-11.

    Như đã báo trước nơi Công-vụ 1:8, công việc rao giảng sẽ mở rộng như thế nào? (Công 6:7; 9:31; 11:19-21; Cô 1:23)

Chuyện số 105

Chờ đợi tại Giê-ru-sa-lem

  1. Như hình vẽ cho thấy, chuyện gì xảy ra cho các môn đồ của Chúa Giê-su đang chờ đợi tại Giê-ru-sa-lem?

  2. Những người khách đến Giê-ru-sa-lem ngạc nhiên về điều gì?

  3. Phi-e-rơ giải thích gì cho họ?

  4. Mọi người cảm thấy thế nào khi nghe Phi-e-rơ nói xong, và ông bảo họ làm gì?

  5. Có bao nhiêu người làm báp têm vào ngày Lễ Ngũ Tuần năm 33 CN?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Công-vụ 2:1-47.

    1. Lời của Phi-e-rơ nơi Công-vụ 2:23, 36 cho thấy toàn thể dân Do Thái phải chịu trách nhiệm về sự chết của Chúa Giê-su như thế nào? (1 Tê 2:14, 15)

    2. Phi-e-rơ đã nêu gương tốt như thế nào về việc dùng Kinh Thánh để lý luận? (Công 2:16, 17, 29, 31, 36, 39; Cô 4:6)

    3. Phi-e-rơ sử dụng “chìa-khóa nước thiên-đàng” thứ nhất mà Chúa Giê-su đã hứa ban cho như thế nào? (Công 2:14, 22-24, 37, 38; Mat 16:19)

Chuyện số 106

Được thả ra khỏi tù

  1. Chuyện gì xảy ra cho Phi-e-rơ và Giăng khi họ đến đền thờ vào một buổi trưa nọ?

  2. Phi-e-rơ nói gì với người bại xuội, và Phi-e-rơ đã cho ông ta điều gì còn đáng giá hơn vàng bạc?

  3. Tại sao các nhà lãnh đạo tôn giáo giận dữ, và họ làm gì Phi-e-rơ và Giăng?

  4. Phi-e-rơ đã nói gì với các nhà lãnh đạo tôn giáo, và họ cảnh cáo các sứ đồ điều gì?

  5. Tại sao các nhà lãnh đạo tôn giáo nổi lòng ghen ghét, và điều gì xảy ra khi các sứ đồ bị bỏ tù lần thứ hai?

  6. Các sứ đồ trả lời thế nào khi họ bị đem đến Tòa Công Luận?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Công-vụ 3:1-10.

    Mặc dù ngày nay chúng ta không có quyền năng làm phép lạ, nhưng lời của Phi-e-rơ ghi nơi Công-vụ 3:6 giúp chúng ta nhận biết giá trị của thông điệp Nước Trời như thế nào? (Giăng 17:3; 2 Cô 5:18-20; Phi-líp 3:8)

  2. Đọc Công-vụ 4:1-31.

    Khi đương đầu với sự chống đối trong thánh chức, chúng ta nên theo gương anh em tín đồ Đấng Christ vào thế kỷ thứ nhất theo cách nào? (Công 4:29, 31; Ê-phê 6:18-20; 1 Tê 2:2)

  3. Đọc Công-vụ 5:17-42.

    Xưa cũng như nay, một số người không phải là Nhân Chứng đã bày tỏ thái độ phải lẽ như thế nào đối với công việc rao giảng? (Công 5:34-39)

Chuyện số 107

Ê-tiên bị ném đá chết

  1. Ê-tiên là ai, và Đức Chúa Trời đã giúp ông làm gì?

  2. Ê-tiên nói gì khiến các nhà lãnh đạo tôn giáo giận dữ?

  3. Khi những người đàn ông lôi Ê-tiên ra khỏi thành, họ làm gì ông?

  4. Trong hình vẽ, người trẻ tuổi đứng bên cạnh những áo choàng là ai?

  5. Trước khi chết, Ê-tiên đã cầu xin Đức Giê-hô-va điều gì?

  6. Noi gương Ê-tiên, chúng ta nên làm gì khi người nào đó hại chúng ta?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Công-vụ 6:8-15.

    Các nhà lãnh đạo tôn giáo thường dùng những việc dối trá nào để ngăn cản công việc rao giảng của Nhân Chứng Giê-hô-va? (Công 6:9, 11, 13)

  2. Đọc Công-vụ 7:1-60.

    1. Điều gì giúp Ê-tiên bênh vực tin mừng hữu hiệu trước Tòa Công Luận, và chúng ta học được gì qua gương ông? (Công 7:51-53; Rô 15:4; 2 Ti 3:14-17; 1 Phi 3:15)

    2. Chúng ta nên vun trồng thái độ nào đối với những người chống đối công việc của chúng ta? (Công 7:58-60; Mat 5:44; Lu 23:33, 34)

Chuyện số 108

Trên đường đi Đa-mách

  1. Sau-lơ làm gì sau khi Ê-tiên bị giết?

  2. Khi Sau-lơ trên đường đi đến thành Đa-mách, chuyện lạ lùng nào xảy ra?

  3. Chúa Giê-su bảo Sau-lơ làm gì?

  4. Chúa Giê-su ra chỉ thị nào cho A-na-nia, và làm sao Sau-lơ sáng mắt trở lại?

  5. Sau-lơ được biết đến dưới tên nào, và ông đã được dùng như thế nào?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Công-vụ 8:1-4.

    Làn sóng bắt bớ ập xuống hội thánh mới được thành lập làm lan rộng niềm tin đạo Đấng Christ như thế nào, và điều tương tự nào xảy ra vào thời hiện tại? (Công 8:4; Ê-sai 54:17)

  2. Đọc Công-vụ 9:1-20.

    Chúa Giê-su cho biết ngài định giao cho Sau-lơ sứ mạng gồm ba phần nào? (Công 9:15; 13:5; 26:1; 27:24; Rô 11:13)

  3. Đọc Công-vụ 22:6-16.

    Làm thế nào chúng ta có thể giống như A-na-nia, và tại sao điều đó là quan trọng? (Công 22:12; 1 Ti 3:7; 1 Phi 1:14-16; 2:12)

  4. Đọc Công-vụ 26:8-20.

    Việc cải đạo của Sau-lơ là một sự khích lệ như thế nào đối với những ai có người hôn phối không tin đạo ngày nay? (Công 26:11; 1 Ti 1:14-16; 2 Ti 4:2; 1 Phi 3:1-3)

Chuyện số 109

Phi-e-rơ đến thăm Cọt-nây

  1. Trong hình, người đàn ông đang quì là ai?

  2. Một thiên sứ nói gì với Cọt-nây?

  3. Đức Chúa Trời cho Phi-e-rơ thấy gì khi ông ở trên sân thượng nhà của Si-môn tại Giốp-bê?

  4. Tại sao Phi-e-rơ nói Cọt-nây không nên quì xuống và lạy ông?

  5. Tại sao các môn đồ người Do Thái đi chung với Phi-e-rơ lấy làm ngạc nhiên?

  6. Chúng ta nên rút ra bài học quan trọng nào qua việc Phi-e-rơ đến thăm Cọt-nây?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Công-vụ 10:1-48.

    Lời của Phi-e-rơ được ghi nơi Công-vụ 10:42 cho thấy gì về công việc rao giảng tin mừng Nước Trời? (Mat 28:19; Mác 13:10; Công 1:8)

  2. Đọc Công-vụ 11:1-18.

    Phi-e-rơ đã biểu lộ thái độ nào trước sự hướng dẫn rõ ràng của Đức Giê-hô-va liên quan đến Dân Ngoại, và làm thế nào chúng ta có thể theo gương ông? (Công 11:17, 18; 2 Cô 10:5; Ê-phê 5:17)

Chuyện số 110

Ti-mô-thê, phụ tá mới cho Phao-lô

  1. Người thanh niên trong hình vẽ là ai, sống ở đâu, mẹ và bà ngoại của anh tên gì?

  2. Khi Phao-lô hỏi Ti-mô-thê có muốn đi rao giảng chung với ông và Si-la ở những nơi xa xôi không thì anh trả lời thế nào?

  3. Các môn đồ của Chúa Giê-su lần đầu tiên được gọi là tín đồ Đấng Christ ở nơi nào?

  4. Sau khi rời Lít-rơ, Phao-lô, Si-la và Ti-mô-thê đã đi thăm những thành nào?

  5. Ti-mô-thê giúp Phao-lô như thế nào, và người trẻ ngày nay nên tự đặt câu hỏi nào?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Công-vụ 9:19-30.

    Sứ đồ Phao-lô tỏ ra thận trọng như thế nào khi đối phó với sự chống đối về tin mừng? (Công 9:22-25, 29, 30; Mat 10:16)

  2. Đọc Công-vụ 11:19-26.

    Lời tường thuật nơi Công-vụ 11:19-21, 26 cho thấy thánh linh của Đức Giê-hô-va hướng dẫn và điều khiển công việc rao giảng như thế nào?

  3. Đọc Công-vụ 13:13-16, 42-52.

    Công-vụ 13:51, 52 cho thấy các môn đồ không để cho sự chống đối làm họ nản lòng như thế nào? (Mat 10:14; Công 18:6; 1 Phi 4:14)

  4. Đọc Công-vụ 14:1-6, 19-28.

    Làm thế nào cụm từ “dâng các người đó cho Chúa [Đức Giê-hô-va]” giúp chúng ta không lo lắng thái quá khi giúp đỡ những người mới? (Công 14:21-23; 20:32; Giăng 6:44)

  5. Đọc Công-vụ 16:1-5.

    Ti-mô-thê sẵn sàng chịu phép cắt bì nhấn mạnh tầm quan trọng của việc làm ‘mọi điều vì cớ Tin-lành’ như thế nào? (Công 16:3; 1 Cô 9:23; 1 Tê 2:8)

  6. Đọc Công-vụ 18:1-11, 18-22.

    Công-vụ 18:9, 10 cho biết gì về việc Chúa Giê-su đích thân chỉ huy việc rao giảng, và điều đó mang lại sự tin cậy nào cho chúng ta ngày nay? (Mat 28:20)

Chuyện số 111

Một chàng trai ngủ gật

  1. Trong hình vẽ, chàng trai nằm sải dưới đất là ai, và chuyện gì đã xảy ra cho em?

  2. Khi thấy chàng trai đã chết, Phao-lô làm gì?

  3. Phao-lô, Ti-mô-thê, và những người đi cùng với họ đi đến đâu, và chuyện gì xảy ra khi họ dừng chân ở Mi-lê?

  4. Nhà tiên tri A-ga-bút nói cho Phao-lô biết trước chuyện gì, và điều đó xảy ra đúng như lời của nhà tiên tri như thế nào?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Công-vụ 20:7-38.

    1. Làm thế nào chúng ta có thể “tinh-sạch về huyết anh em hết thảy” theo lời của Phao-lô được ghi nơi Công-vụ 20:26, 27? (Ê-xê 33:8; Công 18:6, 7)

    2. Tại sao các trưởng lão nên “hằng giữ đạo thật” khi giảng dạy? (Công 20:17, 29, 30; Tít 1:7-9; 2 Ti 1:13)

  2. Đọc Công-vụ 26:24-32.

    Phao-lô dùng quyền của công dân Rô-ma như thế nào trong việc làm tròn sứ mạng rao giảng mà Chúa Giê-su giao cho ông? (Công 9:15; 16:37, 38; 25:11, 12; 26:32; Lu 21:12, 13)

Chuyện số 112

Đắm tàu tấp lên đảo

  1. Chuyện gì xảy ra khi chiếc tàu chở Phao-lô chạy ngang gần đảo Cơ-rết?

  2. Phao-lô nói gì với những người trên tàu?

  3. Tại sao tàu bị vỡ thành từng mảnh?

  4. Viên sĩ quan phụ trách ra các chỉ thị nào, và bao nhiêu người lên bờ an toàn?

  5. Đảo mà họ tấp vào tên gì, và điều gì xảy ra cho Phao-lô khi thời tiết tốt hơn?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Công-vụ 27:1-44.

    Khi đọc về chuyến hành trình của Phao-lô đến Rô-ma, lòng tin cậy của chúng ta nơi sự ghi chép chính xác của Kinh Thánh được củng cố như thế nào? (Công 27:16-19, 27-32; Lu 1:3; 2 Ti 3:16, 17)

  2. Đọc Công-vụ 28:1-14.

    Nếu những người ngoại đạo sống trên đảo Man-tơ đã được thúc đẩy đối xử với Phao-lô và những người cùng đắm tàu với ông “cách nhân-từ hiếm có”, tín đồ Đấng Christ nên được thúc đẩy biểu lộ điều gì và đặc biệt bằng cách nào? (Công 28:1, 2; Hê 13:1, 2; 1 Phi 4:9)

Chuyện số 113

Phao-lô ở Rô-ma

  1. Phao-lô rao giảng cho ai trong khi ông ở tù tại Rô-ma?

  2. Theo hình vẽ, người đến thăm ngồi ở bàn là ai, và đang làm gì giúp Phao-lô?

  3. Ép-ba-phô-đích là ai và khi trở về thành Phi-líp, ông cầm theo gì?

  4. Tại sao Phao-lô viết thư cho bạn thân là Phi-lê-môn?

  5. Khi được thả ra, Phao-lô làm gì, và sau đó điều gì xảy ra cho ông?

  6. Đức Giê-hô-va dùng ai để viết các sách sau cùng của Kinh Thánh, và sách Khải-huyền nói về điều gì?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Công-vụ 28:16-31 và Phi-líp 1:13.

    Phao-lô đã dùng thời gian bị giam lỏng ở Rô-ma như thế nào, và đức tin không lay chuyển của ông tác động ra sao đối với hội thánh? (Công 28:23, 30; Phi-líp 1:14)

  2. Đọc Phi-líp 2:19-30.

    Phao-lô biểu lộ lòng biết ơn như thế nào đối với Ti-mô-thê và Ép-ba-phô-đích, và chúng ta có thể theo gương Phao-lô như thế nào? (Phi-líp 2:20, 22, 25, 29, 30; 1 Cô 16:18; 1 Tê 5:12, 13)

  3. Đọc Phi-lê-môn 1-25.

    1. Phao-lô khuyến khích Phi-lê-môn làm điều đúng dựa trên cơ sở nào, và điều này như một hướng dẫn cho các trưởng lão ngày nay ra sao? (Phi-lê 9; 2 Cô 8:8; Ga 5:13)

    2. Lời của Phao-lô được ghi nơi Phi-lê-môn câu 13, 14 cho thấy ông tôn trọng lương tâm của anh em khác trong hội thánh như thế nào? (1 Cô 8:7, 13; 10:31-33)

  4. Đọc 2 Ti-mô-thê 4:7-9.

    Như sứ đồ Phao-lô, tại sao chúng ta có thể tin chắc rằng Đức Giê-hô-va sẽ ban thưởng nếu chúng ta giữ trung thành cho đến cuối cùng? (Mat 24:13; Hê 6:10)

Chuyện số 114

Mọi điều xấu chấm dứt

  1. Tại sao Kinh Thánh nói về những con ngựa ở trên trời?

  2. Cuộc chiến của Đức Chúa Trời với kẻ ác trên đất có tên là gì, và mục tiêu của cuộc chiến này là gì?

  3. Theo hình vẽ, ai là đấng dẫn đầu trong cuộc chiến, tại sao ngài đội mão của vua, và thanh gươm của ngài cho thấy gì?

  4. Xem lại Chuyện số 10, 15 và 33, tại sao chúng ta không nên ngạc nhiên khi Đức Chúa Trời sẽ hủy diệt kẻ ác?

  5. Hãy xem lại Chuyện số 36 và 76 cho chúng ta thấy Đức Chúa Trời sẽ hủy diệt kẻ ác như thế nào cho dù họ tự nhận thờ phượng Ngài?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Khải-huyền 19:11-16.

    1. Những câu Kinh Thánh cho chúng ta thấy rõ như thế nào rằng Chúa Giê-su Christ là đấng cưỡi ngựa bạch? (Khải 1:5; 3:14; 19:11; Ê-sai 11:4)

    2. Áo của Chúa Giê-su nhúng trong huyết khẳng định rằng chiến thắng của ngài mang tính chất quyết định và trọn vẹn như thế nào? (Khải 14:18-20; 19:13; Ê-sai 63:1-6)

    3. Đạo binh theo sau Chúa Giê-su cưỡi ngựa bạch có thể gồm những ai? (Khải 12:7; 19:14; Mat 25:31, 32)

Chuyện số 115

Một địa đàng mới trên đất

  1. Kinh Thánh cho biết chúng ta sẽ có đời sống như thế nào trong Địa Đàng?

  2. Kinh Thánh hứa gì cho những ai sống trong Địa Đàng?

  3. Khi nào Chúa Giê-su sẽ làm cho sự thay đổi kỳ diệu ấy xảy ra?

  4. Khi còn ở trên đất, Chúa Giê-su đã làm gì để chứng tỏ ngài sẽ hành động khi làm Vua Nước Trời?

  5. Từ trời, Chúa Giê-su và những người cùng cai trị với ngài chắc chắn sẽ làm điều gì khi họ cai trị trái đất?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Khải-huyền 5:9, 10.

    Tại sao chúng ta có thể tin chắc rằng những người cai trị trái đất trong Triều Đại Một Ngàn Năm sẽ là những vua và thầy tế lễ đồng cảm và thương xót? (Ê-phê 4:20-24; 1 Phi 1:7; 3:8; 5:6-10)

  2. Đọc Khải-huyền 14:1-3.

    Việc danh Cha và danh Chiên Con ghi trên trán của 144.000 người có nghĩa gì? (1 Cô 3:23; 2 Ti 2:19; Khải 3:12)

Chuyện số 116

Làm sao chúng ta có thể sống đời đời?

  1. Chúng ta cần phải biết điều gì nếu muốn sống đời đời?

  2. Làm thế nào chúng ta học biết về Giê-hô-va Đức Chúa Trời và Chúa Giê-su, như bé gái và các bạn của bé trong hình vẽ?

  3. Trong hình vẽ, em còn thấy cuốn sách nào khác, và tại sao chúng ta nên thường xuyên đọc sách ấy?

  4. Để được sống đời đời, ngoài việc học biết về Đức Giê-hô-va và Chúa Giê-su, còn cần điều gì nữa?

  5. Chúng ta học được gì qua Chuyện số 69?

  6. Gương tốt của em nhỏ Sa-mu-ên trong Chuyện số 55 cho thấy gì?

  7. Làm thế nào chúng ta có thể noi theo gương của Chúa Giê-su Christ, và nếu làm thế, trong tương lai chúng ta sẽ được gì?

Câu hỏi thêm:

  1. Đọc Giăng 17:3.

    Kinh Thánh cho thấy như thế nào rằng việc học biết về Giê-hô-va Đức Chúa Trời và Chúa Giê-su Christ đòi hỏi nhiều hơn là chỉ thuộc lòng những sự kiện? (Mat 7:21; Gia 2:18-20; 1 Giăng 2:17)

  2. Đọc Thi-thiên 145:1-21.

    1. Một số trong những lý do để chúng ta ngợi khen Đức Giê-hô-va là gì? (Thi 145:8-11; Khải 4:11)

    2. Đức Giê-hô-va “làm lành cho muôn người” như thế nào, và điều này nên thu hút chúng ta luôn đến gần Ngài hơn như thế nào? (Thi 145:9; Mat 5:43-45)

    3. Nếu Đức Giê-hô-va là Đấng chúng ta yêu mến, chúng ta sẽ được thôi thúc làm điều gì? (Thi 119:171, 172, 175; 145:11, 12, 21)