Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

KHUNG THÔNG TIN 1B

Sơ lược về sách Ê-⁠xê-chi-ên

Sơ lược về sách Ê-⁠xê-chi-ên

Nhìn chung, sách Ê-xê-chi-ên có thể được chia ra như sau:

CHƯƠNG 1 ĐẾN 3

Vào năm 613 TCN, khi sống cùng những người Do Thái bị lưu đày ở Ba-by-lôn, Ê-xê-chi-ên thấy những khải tượng đến từ Đức Giê-hô-va và được giao sứ mạng là nói tiên tri cho người Do Thái sống gần sông Kê-ba.

CHƯƠNG 4 ĐẾN 24

Từ năm 613 đến 609 TCN, Ê-xê-chi-ên rao báo những thông điệp mang tính tiên tri, chủ yếu là sự phán xét đối với Giê-ru-sa-lem cũng như dân phản nghịch và thờ thần tượng trong thành này.

CHƯƠNG 25 ĐẾN 32

Vào năm 609 TCN, là năm Ba-by-lôn bắt đầu vây hãm thành Giê-ru-sa-lem lần cuối, thông điệp phán xét của Ê-xê-chi-ên bắt đầu được chuyển từ Giê-ru-sa-lem sang các nước thù địch xung quanh là Am-môn, Ê-đôm, Ai Cập, Mô-áp, Phi-li-tia, Si-đôn và Ty-rơ.

CHƯƠNG 33 ĐẾN 48

Bắt đầu vào năm 606 TCN, Ê-xê-chi-ên tập trung vào thông điệp mang hy vọng, đó là sự khôi phục đầy hào hứng của sự thờ phượng thanh sạch dành cho Đức Giê-hô-va. Lúc ấy, thành Giê-ru-sa-lem và đền thờ đều ở trong tình trạng đổ nát, còn Ê-xê-chi-ên thì đang sống cách đó hàng trăm cây số.

Vậy về cơ bản, sách Ê-xê-chi-ên được sắp xếp theo trình tự thời gian và chủ đề. Những lời tiên tri về sự hủy diệt thành Giê-ru-sa-lem và đền thờ xuất hiện trước đa số những lời tiên tri về việc khôi phục sự thờ phượng thanh sạch. Điều này là hợp lý, vì những lời tiên tri về sự khôi phục hàm ý rằng sự thờ phượng tại đền thờ đã không còn nữa.

Ngoài ra, những lời tiên tri của Ê-xê-chi-ên nghịch lại các nước thù địch xung quanh (chương 25 đến 32) xuất hiện sau những thông điệp phán xét đối với Giê-ru-sa-lem và trước những lời tiên tri về việc khôi phục sự thờ phượng thanh sạch. Khi bình luận về những thông điệp phán xét của Ê-xê-chi-ên dành cho các nước này, một học giả nhận xét: “Những thông điệp này tạo một bước đệm phù hợp trước khi chuyển từ công bố cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời sang công bố lòng thương xót của ngài dành cho dân chúng, vì sự trừng phạt đối với kẻ thù của họ là một phần trong việc giải cứu dân của Đức Chúa Trời”.

Trở lại chương 1, đoạn 18