Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Xứng đáng được nhận Nước Trời

Xứng đáng được nhận Nước Trời

Xứng đáng được nhận Nước Trời

“Đó đủ chứng-cớ về sự đoán-xét công-bình của Đức Chúa Trời, Ngài muốn khiến anh em nên xứng-đáng cho nước Ngài”.—2 TÊ 1:5.

1, 2. Về việc phán xét, Đức Chúa Trời có ý định gì, và ai là đấng phán xét?

Vào khoảng năm 50 CN, sứ đồ Phao-lô đang ở thành A-thên. Vì cảm thấy khó chịu trước cảnh người ta thờ hình tượng khắp nơi nên ông đã làm chứng một cách khéo léo. Lời kết luận hùng hồn của ông hẳn đã khiến những người dân ngoại chú ý. Ông nói: “Đức Chúa Trời. . . nay biểu hết thảy các người trong mọi nơi đều phải ăn-năn, vì Ngài đã chỉ-định một ngày, khi Ngài sẽ lấy sự công-bình đoán-xét thế-gian, bởi Người Ngài đã lập, và Đức Chúa Trời đã khiến Người từ kẻ chết sống lại, để làm chứng chắc về điều đó cho thiên-hạ”.—Công 17:30, 31.

2 Thật nghiêm trọng biết bao khi chúng ta nghĩ đến việc Đức Chúa Trời định ra một ngày trong tương lai để phán xét nhân loại! Sự phán xét đó sẽ được giao cho một đấng mà Phao-lô không nêu đích danh khi ông nói với dân thành A-thên, nhưng hiện nay chúng ta biết đấng ấy chính là Chúa Giê-su Christ mà Đức Chúa Trời làm cho sống lại. Sự phán xét của Chúa Giê-su sẽ là vấn đề sinh tử đối với nhân loại.

3. Tại sao Đức Giê-hô-va lập giao ước với Áp-ra-ham, và những ai đóng vai trò quan trọng để hoàn thành giao ước đó?

3 Ngày Phán Xét ấy dài 1.000 năm. Nhân danh Đức Giê-hô-va, Chúa Giê-su sẽ phán xét với tư cách là vua Nước Trời. Tuy nhiên, không phải chỉ một mình ngài là đấng phán xét. Đức Giê-hô-va cũng chọn một số người trong nhân loại để cùng với Chúa Giê-su cai trị và phán xét trong một ngàn năm. (So sánh Lu-ca 22:29, 30). Cách nay gần 4.000 năm, Đức Giê-hô-va đã đặt nền tảng cho Ngày Phán Xét ấy khi thiết lập một giao ước với tôi tớ trung thành của Ngài là Áp-ra-ham. (Đọc Sáng-thế Ký 22:17, 18). Giao ước đó hẳn đã có hiệu lực vào năm 1943 TCN. Dĩ nhiên, Áp-ra-ham không hoàn toàn hiểu giao ước ấy có nghĩa gì đối với nhân loại. Dù vậy, qua những điều kiện của giao ước đó, ngày nay chúng ta có thể hiểu rằng dòng dõi Áp-ra-ham sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thành ý định của Đức Chúa Trời. Đó là phán xét nhân loại.

4, 5. (a) Ai là thành phần chính của dòng dõi Áp-ra-ham, và ngài đã nói gì về nước thiêng đàng [thiên đàng]? (b) Khi nào những người trung thành có hy vọng được làm thành viên Nước Trời?

4 Thành phần chính của dòng dõi Áp-ra-ham là Chúa Giê-su, đấng được xức dầu bằng thánh linh vào năm 29 CN và trở thành Đấng Mê-si mà Đức Chúa Trời đã hứa, tức Đấng Christ (Ga 3:16). Sau đó, Chúa Giê-su đã rao giảng tin mừng về Nước Trời cho dân Do Thái trong ba năm rưỡi. Sau khi Giăng Báp-tít bị bắt, Chúa Giê-su cho biết những người khác cũng có hy vọng được làm thành viên của Nước Trời khi ngài phán: “Từ ngày Giăng Báp-tít đến nay, nước thiên-đàng bị hãm-ép, và là kẻ hãm-ép đó choán lấy”.—Mat 11:12.

5 Điều đáng chú ý là ngay trước khi Chúa Giê-su nói về những người “choán lấy” nước thiên đàng, ngài phán: “Quả thật, ta nói cùng các ngươi, trong những người bởi đàn-bà sanh ra, không có ai được tôn-trọng hơn Giăng Báp-tít, nhưng mà kẻ rất nhỏ hèn trong nước thiên-đàng còn được tôn-trọng hơn người” (Mat 11:11). Tại sao thế? Vì không phải tất cả những người trung thành đều có hy vọng được làm thành viên Nước Trời. Tuy nhiên, kể từ khi thánh linh đổ xuống vào Lễ Ngũ Tuần năm 33 CN, thì những người trung thành mới có hy vọng ấy. Bấy giờ, Giăng Báp-tít đã qua đời.—Công 2:1-4.

Dòng dõi của Áp-ra-ham được xưng là công bình

6, 7. (a) Dòng dõi Áp-ra-ham “nhiều như sao trên trời” có nghĩa gì? (b) Áp-ra-ham nhận được ân phước nào, và dòng dõi ông nhận được ân phước nào?

6 Áp-ra-ham được báo trước rằng dòng dõi của ông sẽ “nhiều như sao trên trời” và đông như cát bờ biển (Sáng 13:16; 22:17). Nói cách khác, vào thời Áp-ra-ham, người ta không thể biết dòng dõi ấy gồm bao nhiêu người. Tuy nhiên, con số chính xác của dòng dõi thiêng liêng này cuối cùng đã được tiết lộ. Ngoài Chúa Giê-su, con số ấy là 144.000 người.—Khải 7:4; 14:1.

7 Về đức tin của Áp-ra-ham, Kinh Thánh ghi: “Áp-ram [Áp-ra-ham] tin Đức Giê-hô-va, thì Ngài kể sự đó là công-bình cho người” (Sáng 15:5, 6). Thật ra, không có người nào là hoàn toàn công bình (Gia 3:2). Dù thế, vì đức tin nổi bật của Áp-ra-ham, Đức Giê-hô-va đối xử với ông như thể ông là người công bình, và thậm chí còn gọi ông là bạn Ngài (Ê-sai 41:8). Những người hợp thành dòng dõi thiêng liêng của Áp-ra-ham, kể cả Chúa Giê-su, cũng được xưng là công bình, và điều này mang lại cho họ ân phước lớn hơn ân phước mà Áp-ra-ham đã nhận.

8. Các thành viên thuộc dòng dõi Áp-ra-ham có những ân phước nào?

8 Những tín đồ xức dầu của Đấng Christ được xưng là công bình vì họ thể hiện đức tin nơi sự hy sinh làm giá chuộc của Chúa Giê-su (Rô 3:24, 28). Trước mắt Đức Giê-hô-va, họ được xóa tội và được xức dầu bằng thánh linh để trở thành con thiêng liêng của Đức Chúa Trời, và là anh em của Chúa Giê-su (Giăng 1:12, 13). Họ được vào giao ước mới và hợp thành một dân tộc mới, “dân Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời” (Ga 6:16; Lu 22:20). Tất cả những điều đó quả là một đặc ân tuyệt vời biết bao! Qua những gì Đức Chúa Trời đã làm vì họ như kể trên, những người được xức dầu không còn mong muốn sống đời đời trên đất. Họ từ bỏ triển vọng này để có niềm vui khôn tả là được kết hợp với Đấng Christ trong Ngày Phán Xét và cùng với ngài cai trị ở trên trời.—Đọc Rô-ma 8:17.

9, 10. (a) Khi nào những tín đồ đầu tiên được xức dầu bằng thánh linh, và họ sẽ phải đương đầu với điều gì? (b) Những tín đồ xức dầu nhận được sự giúp đỡ nào?

9 Vào Lễ Ngũ Tuần năm 33 CN, một nhóm người trung thành có cơ hội được ở trong số những người sẽ cai trị với Chúa Giê-su trong Ngày Phán Xét. Khoảng 120 môn đồ của Chúa Giê-su được báp têm bằng thánh linh và vì thế trở thành những tín đồ đầu tiên được xức dầu. Tuy nhiên, đối với họ đó chỉ là sự khởi đầu. Kể từ đấy, họ phải biểu lộ lòng trung thành với Đức Giê-hô-va, dù phải đương đầu với mọi thử thách mà Sa-tan gây ra. Họ phải trung thành cho đến chết nếu muốn nhận mão triều thiên của sự sống ở trên trời.—Khải 2:10.

10 Để giúp họ đạt được mục tiêu này, Đức Giê-hô-va ban cho họ những lời khuyên nhủ và khích lệ cần thiết qua Lời Ngài và qua hội thánh. Chẳng hạn, sứ đồ Phao-lô viết cho tín đồ xức dầu ở thành Tê-sa-lô-ni-ca: “Chúng tôi đối-đãi với mỗi người trong anh em, như cha đối với con, khuyên-lơn, yên-ủi, và nài-xin anh em ăn-ở một cách xứng-đáng với Đức Chúa Trời, là Đấng gọi anh em đến nước Ngài và sự vinh-hiển Ngài”.—1 Tê 2:11, 12.

11. Đức Giê-hô-va ban sách nào cho “dân Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời”?

11 Trong những thập niên sau khi chọn các thành viên đầu tiên của hội thánh tín đồ Đấng Christ được xức dầu, Đức Giê-hô-va thấy thích hợp để cho ghi lại thánh chức của Chúa Giê-su. Ngài cũng cho ghi lại cách Ngài cư xử và khuyên bảo các tín đồ được xức dầu vào thế kỷ thứ nhất. Vì vậy, Đức Giê-hô-va soi dẫn các tôi tớ viết thêm phần Kinh Thánh tiếng Hy Lạp để bổ sung phần Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ. Ban đầu, phần Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ được viết cho dân Do Thái, khi họ còn có mối quan hệ đặc biệt với Đức Chúa Trời. Phần Kinh Thánh tiếng Hy Lạp chủ yếu được viết cho “dân Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời”—những anh em được xức dầu của Đấng Christ và là con thiêng liêng của Đức Chúa Trời. Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa là những người không phải dân Do Thái thì không được lợi ích khi học phần Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ. Tương tự thế, những tín đồ không được xức dầu cũng nhận được nhiều lợi ích qua việc học và sống phù hợp với lời khuyên trong phần Kinh Thánh tiếng Hy Lạp.—Đọc 2 Ti-mô-thê 3:15-17.

12. Sứ đồ Phao-lô nhắc nhở những tín đồ được xức dầu điều gì?

12 Tín đồ Đấng Christ vào thế kỷ thứ nhất được xưng là công bình và được xức dầu bằng thánh linh hầu có thể nhận di sản ở trên trời. Được xức dầu không có nghĩa là họ trở thành vua của các anh em xức dầu khác trong khi vẫn còn sống trên đất. Quả thế, một số tín đồ vào thế kỷ thứ nhất đã quên điều đó và bắt đầu tìm kiếm địa vị giữa anh em trong hội thánh. Vì vậy, sứ đồ Phao-lô phải nói: “Anh em đã no đủ rồi, phải không? Đã giàu có rồi, phải không? Anh em bắt đầu làm vua mà không có chúng tôi, phải không? Và tôi thật sự mong muốn anh em bắt đầu làm vua, hầu cho chúng tôi cũng đồng cai trị với anh em!” (1 Cô 4:8, NW). Vì thế, Phao-lô nhắc nhở những tín đồ xức dầu vào thời ông: “Không phải chúng tôi muốn cai-trị đức-tin anh em, nhưng chúng tôi muốn giúp thêm sự vui của anh em”.—2 Cô 1:24.

Chọn đủ số người được báo trước

13. Kể từ năm 33 CN, việc lựa chọn những tín đồ xức dầu được tiến hành như thế nào?

13 Không phải tất cả 144.000 tín đồ xức dầu đều được chọn vào thế kỷ thứ nhất. Việc lựa chọn này vẫn tiếp tục trong thời các sứ đồ và sau đó thì dường như chậm lại. Tuy nhiên, công việc ấy vẫn tiếp tục trong những thế kỷ sau và kéo dài đến ngày nay (Mat 28:20). Cuối cùng, sau khi Chúa Giê-su lên ngôi vua vào năm 1914, mọi việc tiến triển nhanh chóng.

14, 15. Về việc chọn những người xức dầu, điều gì diễn ra trong thời chúng ta?

14 Trước nhất, Chúa Giê-su quét sạch mọi thế lực chống đối quyền cai trị của Đức Chúa Trời. (Đọc Khải-huyền 12:10, 12). Tiếp đến, ngài chuyển sang việc thu nhóm những người có triển vọng được làm thành viên của chính phủ Nước Trời để cho đủ con số 144.000. Đến giữa thập niên 1930, công việc này gần như hoàn tất, và trong số những người hưởng ứng tin mừng, có nhiều người không ao ước được lên trời. Thánh linh không làm chứng cho lòng họ rằng họ là con Đức Chúa Trời. (So sánh Rô-ma 8:16). Thay vì thế, họ nhận mình là “chiên khác”, tức những người có hy vọng sống mãi mãi trong địa đàng (Giăng 10:16). Vì vậy, sau năm 1935, mục tiêu chính của công việc rao giảng là thu nhóm đám đông “vô-số người”, những người mà sứ đồ Giăng thấy trong sự hiện thấy và sẽ sống sót qua khỏi “cơn đại-nạn”.—Khải 7:9, 10, 14.

15 Dù vậy, kể từ thập niên 1930, một số người được ban cho hy vọng lên trời. Tại sao thế? Trong một số trường hợp, có thể họ thay thế những người trước kia được chọn lên trời nhưng đã bất trung. (So sánh Khải-huyền 3:16). Phao-lô cũng nói đến những người ông quen biết đã bỏ lẽ thật (Phi-líp 3:17-19). Đức Giê-hô-va sẽ gọi ai để thay thế những người đó? Dĩ nhiên, đó là quyết định của Ngài. Tuy nhiên, điều có vẻ hợp lý là Ngài sẽ không gọi những người mới cải đạo, nhưng sẽ gọi những người đã chứng tỏ lòng trung thành—giống như các môn đồ mà Chúa Giê-su nói với họ khi ngài thiết lập Lễ Tưởng Niệm. *Lu 22:28.

16. Nói về những người được xức dầu, chúng ta biết ơn điều gì, và chúng ta có thể tin chắc điều gì?

16 Tuy nhiên, dường như không phải tất cả những người được ơn kêu gọi lên trời kể từ thập niên 1930 là để thay thế những người bất trung. Rõ ràng, Đức Giê-hô-va đoan chắc sẽ có người xức dầu ở giữa chúng ta trong suốt thời kỳ cuối cùng của thế gian này, cho đến khi “Ba-by-lôn lớn” bị hủy diệt * (Khải 17:5). Và chúng ta có thể tin chắc rằng 144.000 người sẽ được chọn đủ vào đúng thời điểm Đức Giê-hô-va đã định, và cuối cùng tất cả những người đó sẽ nắm quyền cai trị trong chính phủ Nước Trời. Chúng ta cũng có thể tin cậy nơi lời tiên tri cho biết đám đông sẽ không ngừng gia tăng. Và với tư cách một đoàn thể, họ sẽ tiếp tục chứng tỏ lòng trung thành với Đức Giê-hô-va. Không lâu nữa, khi “cơn đại-nạn” ập xuống thế gian của Sa-tan, đoàn thể này sẽ “ra khỏi cơn đại-nạn” ấy và vui vẻ bước vào thế giới mới của Đức Chúa Trời.

Các thành viên trong chính phủ Nước Trời đã gần đủ!

17. Theo 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:15-17 và Khải-huyền 6:9-11, điều gì xảy ra cho các tín đồ xức dầu trung thành cho đến chết?

17 Kể từ năm 33 CN, hàng vạn tín đồ xức dầu đã thể hiện đức tin mạnh mẽ và trung thành chịu đựng cho đến chết. Những người này được xem là xứng đáng để nhận Nước Trời và đã nhận phần thưởng ở trên trời—dường như vào lúc bắt đầu thời kỳ Đấng Christ hiện diện.—Đọc 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:15-17; Khải-huyền 6:9-11.

18. (a) Những người xức dầu còn sống trên đất tin chắc điều gì? (b) Những người thuộc chiên khác nghĩ gì về các anh em được xức dầu?

18 Những người xức dầu còn sống trên đất tin chắc rằng nếu giữ lòng trung thành thì không lâu nữa họ sẽ được nhận phần thưởng của mình. Khi suy ngẫm về đức tin của các anh em xức dầu, hàng triệu người thuộc chiên khác sẽ đồng tình với lời sứ đồ Phao-lô nói với anh em xức dầu ở thành Tê-sa-lô-ni-ca. Ông nói: “Chúng tôi cũng vì anh em mà khoe mình cùng các Hội-thánh của Đức Chúa Trời, vì lòng nhịn-nhục và đức-tin anh em trong mọi sự bắt-bớ khốn-khó đương chịu. Đó đủ chứng-cớ về sự đoán-xét công-bình của Đức Chúa Trời, Ngài muốn khiến anh em nên xứng-đáng cho nước Ngài, là vì nước đó mà anh em chịu khổ” (2 Tê 1:3-5). Khi thành viên cuối cùng của nhóm người xức dầu ở trên đất qua đời, dù vào lúc nào chăng nữa, số người trong chính phủ Nước Trời sẽ đầy đủ. Lúc đó cả trên trời lẫn dưới đất thật vui biết bao!

[Chú thích]

^ đ. 15 Xem Tháp Canh ngày 1-3-1993, trang 20, đoạn 17.

^ đ. 16 Xem “Độc giả thắc mắc” trong Tháp Canh ngày 1-5-2007.

Bạn giải thích thế nào?

• Đức Chúa Trời cho Áp-ra-ham biết những gì liên quan đến Ngày Phán Xét?

• Tại sao Áp-ra-ham được xưng là công bình?

• Đối với những người thuộc dòng dõi của Áp-ra-ham, việc được xưng là công bình dẫn đến ân phước nào?

• Tất cả tín đồ Đấng Christ tin chắc điều gì?

[Câu hỏi thảo luận]

[Hình nơi trang 20]

Chúa Giê-su khuyến khích các môn đồ vươn tới Nước Trời

[Hình nơi trang 21]

Vào Lễ Ngũ Tuần năm 33 CN, Đức Giê-hô-va bắt đầu chọn những thành viên phụ của dòng dõi Áp-ra-ham

[Các hình nơi trang 23]

Chiên khác biết ơn các tín đồ được xức dầu ở giữa họ trong suốt thời kỳ cuối cùng