Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Phải chăng chúng ta cần giữ ngày Sa-bát?

Phải chăng chúng ta cần giữ ngày Sa-bát?

Phải chăng chúng ta cần giữ ngày Sa-bát?

Cuối thập niên 1980, các tín hữu của Giám Lý Hội chia thành nhiều nhóm nhỏ bao vây Suva, thủ đô của quần đảo Fiji. Đàn ông, đàn bà và trẻ em, tất cả đều trong trang phục đi lễ, dàn thành 70 rào chắn. Họ cản trở giao thông, cũng như các chuyến bay nội địa và quốc tế. Tại sao họ làm thế? Vì họ đòi cả nước phải giữ ngày Sa-bát cách nghiêm túc.

Tại Israel, bất cứ tòa nhà cao tầng nào được xây từ năm 2001 phải có ít nhất một thang máy tự động dừng ở mỗi lầu. Mục đích là gì? Là để cho các tín đồ Do Thái sùng đạo, giữ ngày Sa-bát từ tối thứ sáu đến tối thứ bảy, không phải làm “công việc” bấm nút trong thang máy.

Trên quần đảo Tonga, một vương quốc ở Nam Thái Bình Dương, tất cả các công việc bị cấm vào ngày chủ nhật. Máy bay không được cất cánh hay hạ cánh, và tàu bè không được cập bến hoặc ra khơi. Các hợp đồng được ký vào ngày Sa-bát đều không có hiệu lực. Theo hiến pháp của Tonga, ngày chủ nhật phải được tất cả người dân “coi là thánh”, dù thuộc tôn giáo nào đi nữa. Tại sao? Để chắc chắn là cả nước đều giữ ngày Sa-bát.

Các trường hợp trên cho thấy nhiều người tin rằng Đức Chúa Trời đòi hỏi họ phải giữ ngày Sa-bát hằng tuần. Thậm chí, một số người cho rằng giữ ngày Sa-bát là điều tối quan trọng, ảnh hưởng đến sự cứu rỗi đời đời. Số khác nghĩ việc giữ ngày Sa-bát là điều răn quan trọng nhất từ Đức Chúa Trời. Vậy, ngày Sa-bát là gì? Kinh Thánh có dạy tín đồ Đấng Christ giữ ngày Sa-bát hằng tuần không?

Ngày Sa-bát là gì?

Từ “Sa-bát” được phiên âm từ một từ Do Thái có nghĩa “ngừng, thôi, nghỉ”. Đành rằng sách Sáng-thế Ký tường thuật đến ngày thứ bảy Giê-hô-va Đức Chúa Trời nghỉ làm công việc sáng tạo (Sáng-thế Ký 2:2). Nhưng mãi đến thời Môi-se, dân của Đức Chúa Trời mới được lệnh giữ một ngày nghỉ trọn 24 tiếng, hay ngày Sa-bát. Sau khi dân Y-sơ-ra-ên rời khỏi Ai Cập vào năm 1513 trước công nguyên (TCN), Đức Giê-hô-va làm phép lạ là ban ma-na cho họ trong đồng vắng. Về việc lượm ma-na, họ được chỉ dẫn: “Các ngươi lượm trong sáu ngày, nhưng qua ngày thứ bảy là ngày Sa-bát, sẽ chẳng có đâu” (Xuất Ê-díp-tô Ký 16:26). Vì thế, “ngày thứ bảy dân-sự đều nghỉ-ngơi” từ lúc mặt trời lặn vào tối thứ sáu đến khi mặt trời lặn vào tối thứ bảy.—Xuất Ê-díp-tô Ký 16:30.

Một thời gian ngắn sau khi ra lệnh trên, Đức Giê-hô-va ban hành điều luật về ngày Sa-bát (Xuất Ê-díp-tô Ký 19:1). Đó là điều răn thứ tư trong Mười Điều Răn mà Ngài đã ban qua Môi-se, một phần nói: “Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh. Ngươi hãy làm hết công-việc mình trong sáu ngày; nhưng ngày thứ bảy là ngày nghỉ của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi” (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:8-10). Vì thế, việc giữ ngày Sa-bát trở thành một phần thiết yếu trong đời sống của dân Y-sơ-ra-ên xưa.—Phục-truyền Luật-lệ Ký 5:12.

Chúa Giê-su có giữ ngày Sa-bát hằng tuần không?

Chúa Giê-su đã giữ ngày Sa-bát. Kinh Thánh cho biết: “Khi kỳ-hạn đã được trọn, Đức Chúa Trời bèn sai Con Ngài bởi một người nữ sanh ra, sanh ra dưới luật-pháp” (Ga-la-ti 4:4). Vì Chúa Giê-su là người Y-sơ-ra-ên nên ngài sống dưới Luật pháp Môi-se, gồm có điều luật về ngày Sa-bát. Sau khi ngài chết, giao ước Luật pháp mới được xóa bỏ (Cô-lô-se 2:13, 14). Chúng ta cần xác định thời điểm của các sự kiện liên quan đến ngày Sa-bát mới có thể hiểu quan điểm của Đức Chúa Trời về ngày ấy.—Xin xem  trang 15.

Chúa Giê-su đã nói: “Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật-pháp hay là lời tiên-tri; ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn” (Ma-thi-ơ 5:17). Cụm từ “làm cho trọn” có nghĩa gì? Hãy xem minh họa sau: Một hợp đồng xây dựng hết hiệu lực không phải lúc chủ thầu xé hợp đồng nhưng khi ông làm trọn hợp đồng. Một khi công trình hoàn tất và khách hàng hài lòng, thì hợp đồng ấy coi như được làm trọn và chủ thầu không còn bị trói buộc gì nữa. Tương tự, Chúa Giê-su không phá hoặc xóa bỏ giao ước Luật pháp. Đúng hơn, ngài làm cho trọn Luật pháp bằng cách vâng giữ toàn vẹn. Luật pháp như “hợp đồng” đã làm trọn nên không còn ràng buộc dân của Đức Chúa Trời.

Tín đồ Đấng Christ có phải giữ ngày Sa-bát không?

Chúa Giê-su đã làm trọn Luật pháp, vậy môn đồ ngài có còn phải giữ ngày Sa-bát hằng tuần không? Dưới sự soi dẫn, sứ đồ Phao-lô trả lời: “Chớ có ai đoán-xét anh em về của ăn uống, hoặc ngày lễ, hoặc ngày mặt trăng mới, hoặc ngày Sa-bát, ấy đều chỉ là bóng của các việc sẽ tới, còn hình thì ở trong Đấng Christ”.—Cô-lô-se 2:16, 17.

Những lời trên của ông Phao-lô cho thấy có một thay đổi lớn trong những đòi hỏi của Đức Chúa Trời đối với tôi tớ Ngài. Tại sao? Vì tín đồ Đấng Christ có một luật pháp mới, đó là “luật-pháp của Đấng Christ” (Ga-la-ti 6:2). Giao ước Luật pháp được ban cho dân Y-sơ-ra-ên qua Môi-se đã chấm dứt khi Chúa Giê-su làm trọn giao ước ấy bằng sự hy sinh mạng sống của ngài (Rô-ma 10:4; Ê-phê-sô 2:15). Vậy luật về ngày Sa-bát có còn hiệu lực không? Không. Sau khi nói “chúng ta... được buông-tha khỏi luật-pháp”, ông Phao-lô nhắc tới một trong Mười Điều Răn (Rô-ma 7:6, 7). Điều này cho thấy Luật pháp bị bãi bỏ gồm có Mười Điều Răn, kể cả điều răn về ngày Sa-bát. Vì thế, những người thờ phượng Đức Chúa Trời không phải giữ ngày Sa-bát hằng tuần nữa.

Sự chuyển đổi từ cách thức thờ phượng của dân Y-sơ-ra-ên sang cách thức thờ phượng của tín đồ Đấng Christ có thể được ví như một nước thay đổi hiến pháp. Một khi hiến pháp mới được ban hành, người dân không còn phải tuân theo hiến pháp cũ. Dù một số luật trong hiến pháp mới có thể giống các luật trong hiến pháp cũ, nhưng cũng có những luật mới. Vì thế, một người cần hiểu rõ hiến pháp mới để biết những luật nào được áp dụng bây giờ. Ngoài ra, một công dân tốt cũng muốn biết khi nào hiến pháp mới sẽ có hiệu lực.

Tương tự thế, Đức Giê-hô-va ban cho dân Y-sơ-ra-ên hơn 600 điều luật, bao gồm 10 điều luật chính. Trong số đó, có những luật về đạo đức, sức khỏe, việc dâng lễ vật và ngày Sa-bát. Tuy nhiên, Chúa Giê-su nói rằng các môn đồ được xức dầu sẽ trở thành một “dân” mới (Ma-thi-ơ 21:43). Từ năm 33 công nguyên (CN) trở đi, dân này nhận một “hiến pháp” mới dựa trên hai điều luật cơ bản—yêu Đức Chúa Trời và yêu người lân cận (Ma-thi-ơ 22:36-40). “Luật-pháp của Đấng Christ” tuy có những điều luật giống với bộ luật của dân Y-sơ-ra-ên, nhưng chúng ta không ngạc nhiên khi bộ luật mới có những điều luật hoàn toàn khác và không giữ một số điều luật xưa. Điều luật về ngày Sa-bát hằng tuần là một trong những luật bị bãi bỏ.

Phải chăng Đức Chúa Trời thay đổi tiêu chuẩn?

Có phải sự thay đổi từ Luật pháp Môi-se sang luật pháp của Đấng Christ nghĩa là Đức Chúa Trời thay đổi tiêu chuẩn của Ngài? Không. Như cha mẹ điều chỉnh phép tắc tùy theo độ tuổi và hoàn cảnh của con cái, Đức Giê-hô-va cũng điều chỉnh luật mà dân Ngài phải vâng theo. Sứ đồ Phao-lô giải thích điều đó như sau: “Trước khi đức-tin chưa đến, chúng ta bị nhốt dưới sự canh-giữ của luật-pháp mà chờ đức-tin phải bày ra. Ấy vậy, luật-pháp đã như thầy-giáo đặng dẫn chúng ta đến Đấng Christ, hầu cho chúng ta bởi đức-tin mà được xưng công-bình. Song khi đức-tin đã đến, chúng ta không còn phục dưới thầy-giáo ấy nữa”.—Ga-la-ti 3:23-25.

Lập luận của ông Phao-lô áp dụng cho ngày Sa-bát như thế nào? Hãy xem xét minh họa sau: Ở trường, sinh viên phải học một môn nào đó chỉ một ngày trong tuần. Tuy nhiên, khi đi làm người ấy cần dùng kiến thức đã học không chỉ một ngày mà là hằng ngày. Tương tự, dưới Luật pháp, dân Y-sơ-ra-ên phải dành ra một ngày mỗi tuần để nghỉ ngơi và thờ phượng Đức Chúa Trời. Nhưng tín đồ Đấng Christ thờ phượng Ngài không chỉ một ngày trong tuần mà là hằng ngày.

Vậy, có sai không nếu dành ra một ngày mỗi tuần để nghỉ ngơi và thờ phượng? Không sai. Đức Chúa Trời cho mọi người tự quyết định, Lời Ngài nói: “Kẻ thì phân biệt ngày này với ngày khác, kẻ thì cho mọi ngày đều như nhau. Ai nấy hãy cứ theo ý nghĩ riêng của mình” (Rô-ma 14:5, Trịnh Văn Căn). Tóm lại, tuy một số người có thể xem một ngày nào đó là thánh hơn các ngày khác, nhưng Kinh Thánh cho biết rõ Đức Chúa Trời không đòi hỏi tín đồ Đấng Christ phải giữ ngày Sa-bát.

[Câu nổi bật nơi trang 12]

“Các ngươi lượm trong sáu ngày, nhưng qua ngày thứ bảy là ngày Sa-bát, sẽ chẳng có đâu”.—XUẤT Ê-DÍP-TÔ KÝ 16:26

[Câu nổi bật nơi trang 14]

“Luật-pháp đã như thầy-giáo đặng dẫn chúng ta đến Đấng Christ, hầu cho chúng ta bởi đức-tin mà được xưng công-bình. Song khi đức-tin đã đến, chúng ta không còn phục dưới thầy-giáo ấy nữa”.—GA-LA-TI 3:24, 25

[Khung/​Biểu đồ nơi trang 13]

Tuyến đổi ngày và ngày Sa-bát

Tuyến đổi ngày gây trở ngại cho những người tin rằng họ phải giữ ngày Sa-bát cùng một ngày ở mọi nơi. Tuyến đổi ngày là đường tưởng tượng, phần lớn xuyên qua Thái Bình Dương, dọc theo kinh tuyến 180. Những nước ở phía tây của tuyến này đi trước một ngày các nước ở phía đông của tuyến.

Chẳng hạn, ở Fiji và Tonga là chủ nhật, thì ở Samoa và Niue là thứ bảy. Vì thế, khi một người ở Fiji giữ ngày Sa-bát vào thứ bảy, đồng đạo của người ấy tại Samoa, cách 1.145km, vẫn làm việc vì là thứ sáu.

Đạo Cơ đốc Phục lâm ở Tonga giữ ngày Sa-bát vào chủ nhật. Họ làm thế vì muốn giữ ngày Sa-bát cùng ngày với đồng đạo ở Samoa, cách đó hơn 850km. Tuy nhiên, cùng lúc ấy, người theo đạo Cơ đốc Phục lâm ở Fiji, cách Tonga chưa đến 800km, không nghỉ làm vì là chủ nhật và họ đã giữ ngày Sa-bát vào thứ bảy.

[Biểu đồ]

(Để có thông tin đầy đủ, xin xem ấn phẩm)

\

\

\

\ SAMOA

\

​— ― ― ― ― ― ― ―

FIJI \

Chủ nhật \ Thứ bảy

\

\

TONGA \

\

\

\

[Bảng thống kê nơi trang 15]

 (Để có thông tin đầy đủ, xin xem ấn phẩm)

Vài điều cần nhớ về ngày Sa-bát:

Khi một câu Kinh Thánh nói đến việc giữ ngày Sa-bát, chúng ta cần xác định thời điểm mà câu ấy được nói ra.

4026 TCN TRƯỚC THỜI MÔI-SE

A-ĐAM ĐƯỢC TẠO RA Trước thời Môi-se và dân Y-sơ-ra-ên,

không có luật về ngày Sa-bát.

​—Phục-truyền Luật-lệ Ký 5:1-3, 12-14.

1513 TCN LUẬT PHÁP BAN CHO DÂN Y-SƠ-RA-ÊN

LUẬT PHÁP ĐƯỢC BAN CHO DÂN Y-SƠ-RA-ÊN Ngoài dân Y-sơ-ra-ên, luật

về ngày Sa-bát không được ban cho

dân nào khác (Thi-thiên 147:19, 20).

Luật này là “một dấu” giữa Đức

Giê-hô-va và con cháu Y-sơ-ra-ên.

​—Xuất Ê-díp-tô Ký 31:16, 17.

Ngày Sa-bát hằng tuần chỉ là một

trong những lễ Sa-bát mà dân Y-sơ-ra-ên phải giữ.—Lê-vi Ký 16:29-31; 23:4-8;

25:4, 11; Dân-số Ký 28:26.

33 CN LUẬT PHÁP CỦA ĐẤNG CHRIST

LUẬT PHÁP BAN CHO DÂN Y-SƠ-RA-ÊN HẾT HIỆU LỰC Vào năm 49 CN,

khi quyết định về những luật mà

tín đồ Đấng Christ phải tuân thủ, các

sứ đồ và trưởng lão ở Giê-ru-sa-lem

không nói đến ngày Sa-bát.—Công-vụ

15:28, 29.

Sứ đồ Phao-lô lo lắng về những

tín đồ vẫn giữ một số ngày đặc biệt.

​—Ga-la-ti 4:9-11.

2010 CN

[Hình nơi trang 11]

Các bài báo đăng tin về việc các tín hữu của Giám Lý Hội dàn thành rào chắn để đòi quốc đảo Fiji phải giữ ngày Sa-bát cách nghiêm túc

[Nguồn tư liệu]

Courtesy of the Fiji Times