Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Bạn có biết?

Bạn có biết?

Bạn có biết?

Tại sao sách 1 Cô-rinh-tô bàn về thịt đã dâng cho thần tượng?

Sứ đồ Phao-lô viết: “Phàm vật gì bán ở hàng thịt, hãy ăn, đừng vì cớ lương-tâm mà hỏi chi về việc đó” (1 Cô-rinh-tô 10:25). Vậy, thịt ấy đến từ đâu?

Dâng tế lễ bằng thú vật là nghi lễ chính trong các đền thờ Hy Lạp và La Mã. Nhưng không phải tất cả thịt của các con vật ấy đều được dùng hết trong buổi lễ. Số thịt thừa trong các đền thờ ngoại giáo được đem ra bán ngoài chợ. Sách Idol Meat in Corinth cho biết: “Những người điều hành buổi tế lễ... đôi khi được gọi là đầu bếp hoặc người mổ thịt. Khi giết con sinh tế, họ được chia phần và họ đem một phần thịt ấy ra chợ bán”.

Vì vậy, không phải tất cả thịt ở chợ đều là thịt dư trong các buổi lễ. Người ta tìm thấy những bộ xương cừu khi khai quật khu chợ thịt (tiếng La-tinh là macellum) ở Pompeii. Học giả Henry J. Cadbury nói rằng điều này cho thấy “thịt bán tại macellum có thể là con vật còn sống hay đã được mổ cũng như thịt đã được xả ra hoặc được dâng trong đền thờ”.

Phao-lô có ý nói rằng mặc dù tín đồ Đấng Christ không tham gia vào sự thờ phượng ngoại giáo, nhưng họ không nhất thiết xem thịt đã được dâng trong đền thờ là ô uế.

Tại sao có sự bất hòa giữa dân Giu-đa và người Sa-ma-ri vào thời Chúa Giê-su?

Câu Giăng 4:9 cho biết: “Dân Giu-đa chẳng hề giao-thiệp với dân Sa-ma-ri”. Sự chia rẽ này dường như bắt đầu khi Giê-rô-bô-am thiết lập việc thờ hình tượng trong vương quốc Y-sơ-ra-ên gồm mười chi phái phương bắc (1 Các Vua 12:26-​30). Người Sa-ma-ri sống ở Sa-ma-ri, thủ đô của vương quốc phía bắc. Khi mười chi phái rơi vào tay người A-si-ri vào năm 740 trước công nguyên (TCN), những kẻ chinh phục này đã đưa dân ngoại đến sống ở Sa-ma-ri. Việc kết hôn với dân ngoại dường như đã làm cho sự thờ phượng của người Sa-ma-ri càng bại hoại.

Nhiều thế kỷ sau, khi người Giu-đa từ xứ phu tù Ba-by-lôn trở về xây cất lại đền thờ Đức Giê-hô-va và các vách thành Giê-ru-sa-lem, người Sa-ma-ri đã chống lại nỗ lực này (E-xơ-ra 4:​1-​23; Nê-hê-mi 4:​1-8). Sự ganh đua về tôn giáo càng trở nên sâu sắc khi người Sa-ma-ri xây cất đền thờ riêng trên núi Ga-ri-xim, có lẽ vào thế kỷ thứ tư TCN.

Vào thời Chúa Giê-su, cụm từ “người Sa-ma-ri” có ngụ ý về tôn giáo hơn là về địa lý. Cụm từ này ám chỉ những người thuộc giáo phái thịnh hành ở xứ Sa-ma-ri. Người Sa-ma-ri vẫn thờ phượng trên núi Ga-ri-xim, và người Giu-đa có thái độ khinh bỉ, xem thường người Sa-ma-ri.​—Giăng 4:​20-​22; 8:​48.

[Hình nơi trang 12]

Đĩa gốm có hình con sinh tế bị giết để tế thần, thế kỷ thứ sáu TCN

[Nguồn tư liệu]

Musée du Louvre, Paris

[Hình nơi trang 12]

Giê-rô-bô-am thiết lập việc thờ hình tượng