Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Bạn có biết?

Bạn có biết?

Bạn có biết?

Sứ đồ Phao-lô ngụ ý gì khi nói trong mình ông có “đốt dấu-vết của Đức Chúa Jêsus”?​—Ga-la-ti 6:​17.

Đối với độc giả vào thế kỷ thứ nhất, lời của Phao-lô có thể hiểu theo vài nghĩa. Chẳng hạn, vào thời xưa, người ta dùng dụng cụ bằng sắt được nung nóng để ghi dấu tù nhân chiến tranh, kẻ cướp đền thờ và nô lệ bỏ trốn. Dấu sắt nung trong những trường hợp trên là điều ô nhục.

Tuy nhiên, dấu sắt nung không luôn biểu hiện cho điều ô nhục. Thời xưa, nhiều người dùng dấu sắt nung cho thấy họ thuộc một bộ lạc hoặc tôn giáo nào đó. Chẳng hạn, theo một từ điển thần học về Tân Ước: “Người Sy-ri hiến dâng mình cho thần Hadad và thần Atargatis bằng cách đóng dấu sắt nung nơi cổ tay hoặc cổ... Dấu mang hình lá cây thường xuân được đóng lên những người sùng bái Dionysus, thần rượu”.

Nhiều nhà bình luận thời nay cho rằng Phao-lô có ý nói tới những vết sẹo qua những lần ông bị bắt bớ, đánh đập trong công việc truyền giáo đạo Đấng Christ (2 Cô-rinh-tô 11:23-​27). Nhưng có lẽ Phao-lô muốn nói rằng lối sống của ông​—chứ không phải vết dấu sắt nung​—cho thấy ông là một tín đồ Đấng Christ.

Phải chăng các thành ẩn náu ở xứ Y-sơ-ra-ên xưa trở thành nơi trú náu của tội phạm?

Trong thế gian ngoại giáo thời xưa, nhiều đền thờ là nơi ẩn náu của những người chạy trốn hoặc tội phạm. Trong thế giới Ky-tô giáo vào thời trung cổ, tu viện và các nhà thờ cũng được dùng vào mục đích trên. Tuy nhiên, những luật lệ liên quan đến thành ẩn náu của xứ Y-sơ-ra-ên xưa bảo đảm rằng những nơi đó không trở thành nơi trú náu của tội phạm.

Luật pháp Môi-se quy định các thành ẩn náu chỉ bảo vệ người ngộ sát (Phục-truyền Luật-lệ Ký 19: ​4, 5). Người đó có thể chạy đến thành ẩn náu gần nhất để tránh xa người nam là bà con gần nhất của nạn nhân, vì người đó có thể báo thù. Sau khi giải thích sự việc với các trưởng lão trong thành, người chạy trốn được đưa ra xét xử ở thành có thẩm quyền đối với nơi xảy ra án mạng. Tại đó, người ấy có cơ hội chứng minh mình vô tội. Các trưởng lão xem xét mối quan hệ giữa bị cáo và nạn nhân, ghi nhận xem trước đó có sự thù ghét hay không.​—Dân-số Ký 35:20-​24; Phục-truyền Luật-lệ Ký 19:​6, 7; Giô-suê 20:​4, 5.

Nếu được xét là vô tội, người ngộ sát trở về thành ẩn náu và không đi xa khỏi thành. Thành ẩn náu không phải là nhà tù. Người ngộ sát làm việc và là thành viên hữu ích của cộng đồng. Khi thầy tế lễ thượng phẩm qua đời, tất cả những người ẩn náu ở đó có thể rời thành cách an toàn.​—Dân-số Ký 35:​6, 25-​28.

[Bản đồ nơi trang 15]

(Để có thông tin đầy đủ, xin xem ấn phẩm)

CÁC THÀNH ẨN NÁU

1 KÊ-ĐE

2 GÔ-LAN

3 RA-MỐT TRONG GA-LA-ÁT

4 SI-CHEM

5 BẾT-SE

6 HẾP-RÔN

Sông Giô-đanh