Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Bạn còn nhớ không?

Bạn còn nhớ không?

Bạn có đọc kỹ những số Tháp Canh gần đây không? Hãy thử trả lời những câu hỏi sau:

Tín đồ đạo Đấng Ki-tô có nên cầu nguyện với Chúa Giê-su không?

Không. Chính Chúa Giê-su dạy chúng ta cầu nguyện với Đức Giê-hô-va. Ngài cũng nêu gương bằng cách cầu nguyện với Cha ngài (Mat 6:6-9; Giăng 11:41; 16:23). Phù hợp với điều này, các môn đồ thời ban đầu cầu nguyện với Đức Chúa Trời, chứ không phải với Chúa Giê-su (Công 4:24, 30; Cô 1:3).—1/1, trang 14.

Hằng năm, chúng ta có thể làm gì để chuẩn bị cho việc tưởng nhớ sự hy sinh của Chúa Giê-su?

Một điều chúng ta có thể làm là theo sát chương trình đọc Kinh Thánh liên quan đến sự kiện này. Chúng ta cũng có thể nỗ lực gia tăng thánh chức trong thời điểm này, cầu nguyện và ngẫm nghĩ về hy vọng mà Đức Chúa Trời ban cho mình.—15/1, trang 14-16.

Điều gì đã xảy ra với hai tù nhân Ai Cập, những người đã kể về giấc mơ khó hiểu với Giô-sép?

Giô-sép nói với quan dâng rượu của Pha-ra-ôn là ông ta sẽ được phục chức. Còn đối với quan dẫn đầu đội làm bánh, giấc mơ của ông có nghĩa là Pha-ra-ôn sẽ xử tử ông, rồi sau đó treo lên cây. Cả hai lời giải thích đều thành sự thật (Sáng 40:1-22).—1/2, trang 12-14.

Các anh em ở Nhật Bản nhận được món quà bất ngờ nào?

Họ nhận được một sách nhỏ là Phúc âm Ma-thi-ơ trong Bản dịch Thế Giới Mới. Sách này dùng để mời nhận trong thánh chức, và nhiều người từng xa lạ với Kinh Thánh đã đón nhận ấn phẩm này.—15/2, trang 3.

Trong thế kỷ thứ nhất, những hoàn cảnh nào đã góp phần vào việc lan truyền tin mừng?

Sự ổn định của thời kỳ Hòa bình La Mã (Pax Romana) nghĩa là có ít xung đột hơn. Các sứ đồ thời ban đầu có thể đi lại trên hệ thống đường sá tốt. Tiếng Hy Lạp được sử dụng phổ biến đã giúp ích cho việc rao giảng, thậm chí với cả những người Do Thái trong khắp đế quốc. Các sứ đồ có thể dùng luật pháp La Mã để bênh vực quyền rao giảng tin mừng.—15/2, trang 20-23.

Tại sao tín đồ chân chính của đạo Đấng Ki-tô không ăn mừng Lễ Phục Sinh?

Chúa Giê-su chỉ thị cho các môn đồ tưởng nhớ sự hy sinh của ngài chứ không phải sự sống lại (Lu 22:19, 20).—1/3, trang 8.

Trong những năm gần đây, tại sao ấn phẩm của chúng ta hiếm khi đề cập đến ý nghĩa tượng trưng của nhân vật, sự kiện hay đồ vật được nói đến trong Kinh Thánh?

Kinh Thánh cho biết một số nhân vật tượng trưng cho điều lớn hơn. Chẳng hạn, một ví dụ được ghi nơi Ga-la-ti 4:21-31. Nhưng nếu Kinh Thánh không cho biết, tốt nhất là không nên tưởng tượng hoặc gán ý nghĩa tượng trưng cho nhân vật, sự kiện hay đồ vật nào đó. Tuy nhiên, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học từ các nhân vật và sự kiện trong Kinh Thánh (Rô 15:4).—15/3, trang 17, 18.

Tại sao một mảnh giấy cói được tìm thấy trong các đống rác cổ ở Ai Cập rất đáng chú ý?

Vào thế kỷ trước, người ta đã tìm được một mảnh giấy cói có những phần thuộc sách Phúc âm của Giăng. Niên đại của nó có thể sau thời điểm Giăng viết vài thập kỷ và nội dung trong đó xác minh văn bản được lưu truyền đến thời chúng ta ngày nay. Điều này nhấn mạnh sự đáng tin cậy của Kinh Thánh.—1/4, trang 10, 11.

Tại sao việc khai trừ là yêu thương đối với người phạm tội không chịu ăn năn?

Kinh Thánh cho biết về việc khai trừ, một bước nghiêm khắc nhưng có thể mang lại lợi ích (1 Cô 5:11-13). Việc này mang lại sự vinh hiển cho danh Đức Chúa Trời, giữ cho hội thánh được thanh sạch và có thể giúp người phạm tội tỉnh ngộ.—15/4, trang 29, 30.