Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Bạn còn nhớ không?

Bạn còn nhớ không?

Bạn có đọc kỹ những số Tháp Canh năm vừa qua không? Hãy thử trả lời những câu hỏi sau:

Gia-cơ 5:11 trấn an chúng ta ra sao khi nói Đức Giê-hô-va là đấng “rất trìu mến dịu dàng” và “thương xót”?

Chúng ta biết, là đấng thương xót, Đức Giê-hô-va sẵn lòng tha thứ lỗi lầm của mình. Gia-cơ 5:11 trấn an chúng ta rằng ngài cũng có lòng trìu mến và muốn giúp chúng ta. Chúng ta nên noi gương ngài.—w21.01, trg 21.

Tại sao Đức Giê-hô-va sắp đặt về quyền làm đầu?

Ngài làm thế vì tình yêu thương. Sắp đặt ấy giúp gia đình của ngài có bình an và trật tự. Mỗi thành viên gia đình làm theo sắp đặt này thì biết ai sẽ đưa ra quyết định cuối cùng và ai sẽ thực hiện quyết định ấy.—w21.02, trg 3.

Tại sao tín đồ đạo Đấng Ki-tô cần thận trọng khi dùng các ứng dụng nhắn tin?

Nếu chọn dùng những ứng dụng như thế, một tín đồ nên thận trọng về các mối giao tiếp của mình. Điều này khó làm hơn khi tham gia nhóm nhắn tin lớn (1 Ti 5:13). Cũng có những mối nguy hiểm tiềm ẩn như việc lan truyền tin không được kiểm chứng và việc lợi dụng mối quan hệ anh em cho mục đích thương mại.—w21.03, trg 31.

Đức Chúa Trời để cho Chúa Giê-su chịu đau đớn và chết vì một số lý do nào?

Một lý do là nhờ Chúa Giê-su bị treo trên cây cột, người Do Thái được giải thoát khỏi sự nguyền rủa (Ga 3:10, 13). Lý do thứ hai là Đức Giê-hô-va huấn luyện Chúa Giê-su trở thành Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm. Lý do thứ ba là việc Chúa Giê-su giữ lòng trọn thành cho đến chết chứng tỏ rằng con người có thể giữ trung thành bất kể thử thách cam go (Gióp 1:9-11).—w21.04, trg 16, 17.

Anh chị có thể làm gì nếu khó gặp người ta trong thánh chức?

Anh chị có thể thử tiếp cận với người ta vào thời điểm mà có thể họ ở nhà. Anh chị cũng có thể thử rao giảng ở địa điểm khác. Và anh chị có thể thử cách tiếp cận khác, chẳng hạn như viết thư.​—w21.05, trg 15, 16.

Ý của sứ đồ Phao-lô là gì khi ông nói: “Bởi luật pháp mà tôi chết về mặt luật pháp”? (Ga 2:19)

Luật pháp Môi-se phơi bày sự bất toàn của con người và hướng dân Y-sơ-ra-ên đến Đấng Ki-tô (Ga 3:19, 24). Điều này dẫn Phao-lô đến việc chấp nhận Đấng Ki-tô. Khi làm thế, Phao-lô đã “chết về mặt luật pháp”; Luật ấy không còn ràng buộc ông nữa.—w21.06, trg 31.

Đức Giê-hô-va nêu gương thế nào cho chúng ta về sự chịu đựng?

Đức Giê-hô-va chịu đựng việc danh ngài bị bôi nhọ, quyền cai trị của ngài bị chống đối, sự phản nghịch của một số con cái ngài, những lời nói dối không ngừng của Sa-tan, sự đau khổ của những tôi tớ ngài, nỗi nhớ những người bạn của ngài đã qua đời, gia đình nhân loại bị áp bức và công trình sáng tạo của ngài bị hủy hoại.—w21.07, trg 9-12.

Giô-sép nêu gương nào về sự kiên nhẫn?

Ông bị các anh mình đối xử bất công. Điều này khiến ông bị buộc tội oan và phải ngồi tù nhiều năm ở Ai Cập.—w21.08, trg 12.

Ha-gai 2:6-9, 20-22 báo trước về sự rung chuyển theo nghĩa bóng nào?

Các nước phản ứng tiêu cực trước công việc rao giảng về Nước Trời, nhưng có nhiều người đã được kéo đến với chân lý. Không lâu nữa, các nước sẽ bị rung chuyển lần cuối khi họ bị hủy diệt.—w21.09, trg 15-19.

Tại sao chúng ta không nên bỏ cuộc trong việc thi hành thánh chức?

Đức Giê-hô-va để ý đến nỗ lực của chúng ta, và ngài hài lòng về điều đó. Nếu không bỏ cuộc hoặc thoái chí nản lòng, chúng ta sẽ gặt sự sống vĩnh cửu.—w21.10, trg 25, 26.

Làm thế nào Lê-vi chương 19 giúp chúng ta áp dụng lời khuyên: “Hãy nên thánh trong mọi cách ăn ở của mình”? (1 Phi 1:15)

Rất có thể câu này được trích từ Lê-vi 19:2. Chương 19 cho biết nhiều ví dụ về cách áp dụng 1 Phi-e-rơ 1:15 vào đời sống hằng ngày.—w21.12, trg 3, 4.