Đi đến nội dung

Tiến sĩ Gabriele Hammermann, giám đốc khu tưởng niệm của trại tập trung Dachau, cho thấy tấm bảng tưởng nhớ anh Max Eckert trong bài thuyết trình.

NGÀY 9-7-2018
ĐỨC

Cuối cùng được công nhận: Tưởng nhớ anh Max Eckert tại khu tưởng niệm của trại tập trung Dachau

Cuối cùng được công nhận: Tưởng nhớ anh Max Eckert tại khu tưởng niệm của trại tập trung Dachau

Trong buổi lễ diễn ra vào ngày 7-5-2018 tại trại tập trung Dachau, tấm bảng tưởng nhớ anh Max Eckert đã được công bố trước khoảng 200 người tham dự. Anh Eckert bị cầm tù tại trại này khoảng hơn hai năm trước khi chuyển đến Mauthausen, một trại tập trung khét tiếng ở Áo. Anh đã không bao giờ trở về nhà. Dù không có nhiều người biết về anh Eckert trước khi anh mất, nhưng hiện nay người ta công nhận anh là người có đức tin không lay chuyển.

Hình gần đây của trại tập trung Dachau, nơi anh Max Eckert bị giam trước khi chuyển đến Mauthausen.

Trại tập trung Mauthausen, nơi anh Max Eckert qua đời.

Những tài liệu về cuộc đời của anh Eckert cho thấy anh luôn trung thành với Đức Chúa Trời. Đầu năm 1935, vợ chồng anh bị phạt vì tội chia sẻ niềm tin của mình với người khác. Sau đó, anh bị đuổi việc vì từ chối cầm lá cờ có biểu tượng chữ thập ngoặc. Năm 1937, anh là một trong khoảng 600 Nhân Chứng bị giam ở Dachau. Hơn hai năm sau, anh bị chuyển đến Mauthausen, nơi có ít nhất 90.000 tù nhân đã chết vì điều kiện quá khắc nghiệt. Ngày 21-2-1940, vợ anh Eckert nhận được bức điện tín lạnh lùng: “Hôm nay chồng bà đã chết trong trại. Muốn biết thêm chi tiết, hãy liên lạc với cảnh sát”. Lúc ấy, anh được 43 tuổi.

Trong phần trình bày tại buổi lễ, giám đốc khu tưởng niệm của trại tập trung Dachau là tiến sĩ Gabriele Hammermann cho biết: “Các Học viên Kinh Thánh [tên gọi của Nhân Chứng Giê-hô-va lúc bấy giờ] bị bắt bớ vì niềm tin không cho phép họ thuộc về bất cứ tổ chức nào của Quốc Xã, tung hô Hitler hoặc tham gia quân đội”. Bà nói thêm: “Những tù nhân khác tôn trọng thái độ của các Học viên Kinh Thánh và đặc biệt ấn tượng về sự kiên định cũng như tinh thần sẵn sàng giúp đỡ của họ”.

Nhiều người tham dự buổi lễ không biết rõ về anh Eckert. Anh Wolfram Slupina, phát ngôn viên của Nhân Chứng Giê-hô-va ở Đức, cho biết: “Chúng tôi không có ngay cả hình của anh Max Eckert”. Nhưng anh nói thêm rằng tấm bảng tưởng nhớ “là bằng chứng cho thấy sự kiên định và niềm tin tôn giáo không chuyển lay của [anh Eckert], thậm chí cho đến chết”.

Chắc chắn Đức Giê-hô-va nhớ đến đức tin và lòng kiên định của anh Max Eckert, cũng như của những Nhân Chứng Giê-hô-va khác đã chết vì giữ vững đức tin.​—Hê-bơ-rơ 6:10.