Có hy vọng gì cho những người thân đã chết?
Có hy vọng gì cho những người thân đã chết?
Ngày xưa ông Gióp hỏi: “Nếu loài người chết, có được sống lại không?” (Gióp 14:14). Có lẽ bạn cũng từng đặt câu hỏi như thế. Bạn sẽ cảm thấy thế nào khi biết được bạn có thể gặp lại những người thân đã chết và gặp lại ngay trên đất này trong những tình trạng hoàn hảo?
Kinh-thánh hứa: “Những kẻ chết của Ngài sẽ sống”. Và Kinh-thánh cũng nói: “Người công-bình sẽ nhận được đất và ở tại đó đời đời” (Ê-sai 26:19; Thi-thiên 37:29).
Nếu muốn thật sự tin vào những lời hứa này thì chúng ta phải trả lời những câu hỏi căn bản sau đây: Tại sao người ta chết? Người chết ở đâu? Làm sao chúng ta có thể tin chắc rằng người chết sẽ sống lại?
Sự chết và điều gì xảy ra khi người ta chết
Kinh-thánh cho thấy rõ rằng ý định nguyên thủy của Đức Chúa Trời không phải để cho loài người chết. Ngài đã tạo ra cặp vợ chồng đầu tiên, ông A-đam và bà Ê-va, để họ trong vườn địa-đàng Ê-đen, và truyền bảo họ sanh sản con cái và nới rộng địa-đàng ra khắp đất. Họ sẽ chết chỉ khi nào không tuân theo những lời dạy bảo của Ngài (Sáng-thế Ký 1:28; 2:15-17).
Vì không biết ơn lòng tốt của Đức Chúa Trời nên họ đã không vâng lời Ngài và bị xử phạt như Đức Chúa Trời đã phán trước: “Ngươi sẽ làm đổ mồ-hôi trán mới có mà ăn, cho đến ngày nào ngươi trở về đất là nơi mà có ngươi ra; vì ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi” (Sáng-thế Ký 3:19). Trước khi được tạo ra, ông A-đam không hiện hữu, ông là cát bụi. Và bởi vì không vâng lời tức phạm tội, ông bị án phạt phải trở về cát bụi, trở lại một trạng thái của sự không hiện hữu.
Như vậy, sự chết là phản nghĩa của sự sống. Kinh-thánh cho thấy sự tương phản: “Vì tiền-công của tội-lỗi là sự chết, nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời” (Rô-ma 6:23). Kinh-thánh cho thấy sự chết là một trạng thái hoàn toàn vô ý thức, và nói: “Kẻ sống biết mình sẽ chết, nhưng kẻ chết chẳng biết chi hết” (Truyền-đạo 9:5). Kinh-thánh giải thích rằng khi con người chết thì “hơi thở tắt đi, loài người bèn trở về bụi đất mình; trong chánh ngày đó các mưu-mô nó liền mất đi” (Thi-thiên 146:3, 4).
Tuy nhiên tại sao tất cả chúng ta lại phải chết khi chỉ ông A-đam và bà Ê-va cãi lời Đức Chúa Trời trong vườn Ê-đen? Bởi vì chúng ta sinh ra sau khi ông A-đam cãi lời, cho nên tất cả chúng ta đã thừa hưởng tội lỗi và sự chết do nơi ông. Kinh-thánh giải thích: “Cho nên, như bởi một người [A-đam] mà tội-lỗi vào trong thế-gian, lại bởi tội-lỗi mà có sự chết, thì sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người như vậy” (Rô-ma 5:12; Gióp 14:4).
Nhưng một người có thể hỏi: “Phải chăng sau khi chết con người có một linh hồn bất tử tiếp tục sống?” Đó là một giáo lý rất phổ thông và có người cho rằng sự chết mở đường cho một kiếp sống khác. Nhưng ý tưởng này không từ Kinh-thánh mà ra. Thay vì thế, Kinh-thánh dạy rằng bạn là một linh hồn, linh hồn bạn chính là bạn với những bẩm tính về tinh thần lẫn thể xác (Sáng-thế Ký 2:7; Giê-rê-mi 2:34; Châm-ngôn 2:10). Kinh-thánh cũng nói: “Linh-hồn nào phạm tội thì sẽ chết (Ê-xê-chi-ên 18:4). Không nơi nào trong Kinh-thánh nói con người có một linh hồn bất tử còn sống sau khi thể xác chết đi.
Làm sao con người có thể sống lại được
Sau khi tội lỗi và sự chết vào trong thế gian, Đức Chúa Trời tiết lộ ý định của Ngài là sẽ làm cho người chết sống lại. Do đó Kinh-thánh giải thích: “Áp-ra-ham tự nghĩ rằng Đức Chúa Trời cũng có quyền khiến kẻ chết [Y-sác, con ông] sống lại” (Hê-bơ-rơ 11:17-19). Sự tin tưởng của Áp-ra-ham không đặt sai chỗ vì Kinh-thánh có nói về Đấng Toàn năng: “Đức Chúa Trời không phải là Đức Chúa Trời của kẻ chết, nhưng của kẻ sống vì ai nấy đều sống cho Ngài” (Lu-ca 20:37, 38).
Đúng vậy, Đức Chúa Trời Toàn năng không những có quyền phép mà còn có ý muốn làm sống lại những người nào Ngài chọn. Chính Giê-su Christ (Ky-tô) đã nói: “Chớ lấy điều đó làm lạ, vì giờ đến khi mọi người ở trong mồ-mả nghe tiếng ngài và ra khỏi” (Giăng 5:28, 29; Công-vụ các Sứ-đồ 24:15).
Ít lâu sau khi nói những lời này, Giê-su gặp một đám tang ra khỏi thành Na-in của người Y-sơ-ra-ên. Người trẻ tuổi chết là con một của một bà góa. Khi thấy nỗi sầu Lu-ca 7:11-17).
muộn cực độ của bà này, Giê-su động lòng thương xót và ra lệnh cho xác chết: “Hỡi người trẻ kia, ta biểu ngươi chờ dậy”. Người chết vùng ngồi dậy và Giê-su giao người lại cho bà mẹ (Cũng như trong trường hợp bà góa này, có sự vui mừng lớn khi Giê-su đến nhà của Giai-ru, người cai nhà hội Do-thái. Giai-ru có một con gái mười hai tuổi mới chết. Khi Giê-su đến nhà Giai-ru, ngài đến gần em đó và nói: “Con ơi, hãy chờ dậy”. Em ấy chờ dậy liền (Lu-ca 8:40-56).
Sau đó bạn của Giê-su là La-xa-rơ lại chết. Khi ngài đến nhà La-xa-rơ thì ông đã chết bốn ngày rồi. Mặc dù rất sầu não, Ma-thê là em gái kẻ chết bày tỏ niềm hy vọng và nói: “Tôi vẫn biết rằng đến sự sống lại ngày cuối-cùng, anh tôi sẽ sống lại”. Nhưng Giê-su đến mộ, biểu họ lăn hòn đá đi và kêu: “La-xa-rơ, hãy ra” và La-xa-rơ đi ra! (Giăng 11:11-44).
Chúng ta hãy suy nghĩ: La-xa-rơ ở trong trạng thái nào trong suốt bốn ngày mà ông chết? Ông không nói gì về việc được vui sướng ở trên trời hay bị hành hạ ở dưới địa ngục, vì nếu thế thì hẳn ông đã kể lại chứ. Không, La-xa-rơ hoàn toàn vô ý thức trong sự chết và phải ở trong tình trạng đó cho đến khi có sự “sống lại trong ngày cuối-cùng” nếu Giê-su không làm cho ông sống lại lúc đó.
Thật ra thì những phép lạ của Giê-su như kể trên chỉ đem lại lợi ích tạm thời, bởi vì những người được sống lại sau đó cũng phải chết. Tuy vậy, ngài đã chứng minh cách đây hơn 1.900 năm rằng người chết có thể sống trở lại nhờ quyền phép của Đức Chúa Trời! Vậy qua các phép lạ của ngài, Giê-su cho thấy trên bình diện nhỏ những gì sẽ diễn ra trên đất dưới Nước của Đức Chúa Trời.
Khi một người thân chết
Khi sự chết xảy đến, chúng ta có thể buồn khổ nhiều mặc dù có hy vọng về sự sống lại. Áp-ra-ham tin rằng vợ Sáng-thế Ký 23:2). Còn Giê-su thì sao? Khi La-xa-rơ chết, ngài “đau lòng cảm-động và khóc” (Giăng 11:33, 35). Như vậy khóc thương một người thân đã chết không phải là một sự yếu đuối.
ông có thể sống lại nhưng chúng ta đọc rằng ông “đến chịu tang cho Sa-ra và than-khóc người” (Khi một con trẻ chết, đó là một sự đau lòng đặc biệt cho người mẹ. Kinh-thánh có nói về sự buồn khổ cay đắng của một bà mẹ mất con (II Các Vua 4:27). Dĩ nhiên một biến cố như vậy cũng làm cho người cha rất sầu muộn. Khi con của vua Đa-vít là Áp-sa-lôm chết đi, ông than thở: “Ước chi ta chết thế cho con” (II Sa-mu-ên 18:33).
Tuy nhiên nỗi sầu muộn của chúng ta được vơi đi nhờ tin nơi sự sống lại. Kinh-thánh khuyên: “Anh em chớ buồn-rầu như người khác không có sự trông-cậy” (I Tê-sa-lô-ni-ca 4:13). Thay vì thế, hãy đến gần Đức Chúa Trời trong sự cầu nguyện, và Kinh-thánh hứa “Ngài sẽ nâng-đỡ chúng ta” (Thi-thiên 55:22).
Trừ khi có lời ghi khác hơn, bản phiên dịch Kinh-thánh dùng trong giấy nhỏ này là bản do Thánh-kinh Hội Mỹ-quốc, Nữu-ước.