Tại sao bạn có thể tin cậy Kinh-thánh
Tại sao bạn có thể tin cậy Kinh-thánh
Một số người nói Kinh-thánh không đáng được tin cậy, và nhiều người chấp nhận quan điểm này, do đó họ gạt bỏ những gì Kinh-thánh nói và cho là không đáng tin cậy.
Mặt khác, lời cầu nguyện của Giê-su dâng lên Đức Chúa Trời khuyến khích chúng ta tin cậy: “Lời Cha tức là lẽ thật”. Và chính Kinh-thánh tự xưng là lời bởi Đức Chúa Trời soi dẫn (Giăng 17:17; II Ti-mô-thê 3:16).
Bạn nghĩ sao về điều này? Có nền tảng vững chắc nào để tin cậy Kinh-thánh không? Hoặc có những bằng chứng thật sự nào cho thấy Kinh-thánh không đáng được tin cậy, tự mâu thuẫn và không đồng nhất hay không?
Kinh-thánh có tự mâu thuẫn không?
Mặc dù một số người cho rằng Kinh-thánh tự mâu thuẫn nhưng có ai cho bạn một thí dụ cụ thể không? Chúng tôi chưa từng thấy một thí dụ nào có thể đứng vững trước sự phân tích kỹ càng. Thật ra thì trong vài sự tường thuật có vẻ như có sự mâu thuẫn. Nhưng đó thường là do người ta thiếu sự hiểu biết về chi tiết và hoàn cảnh thời đó.
Chẳng hạn một số người nêu lên điều mà họ cho là mâu thuẫn và hỏi: “Ca-in đã lấy vợ ở đâu ra?” Họ phỏng đoán rằng Ca-in và A-bên là hai con duy nhất của A-đam và Ê-va. Nhưng như thế là hiểu lầm, vì Kinh-thánh giải thích rằng A-đam “sanh [nhiều] con trai con gái” (Sáng-thế Ký 5:4). Như vậy Ca-in đã lấy một em gái hay một cháu gái để làm vợ.
Ma-thi-ơ 8:5, 6; Lu-ca 7:2, 3). Nhưng đây có phải thật sự là một mâu thuẫn không?
Đôi khi những nhà phê bình chỉ muốn tìm kiếm những sự mâu thuẫn, cho nên họ đặt nghi vấn: “Người viết Kinh-thánh Ma-thi-ơ nói rằng một thầy đội đến xin Giê-su một ân huệ, trong khi Lu-ca nói có mấy người đại diện được sai đến xin ngài. Vậy ai nói đúng?” (Khi một hành động hay một công việc nào được thi hành bởi một nhóm người, nhưng người ta lại qui công lao cho người khác thật sự chịu trách nhiệm về việc đó thì một người biết điều không cho đó là một sự mâu thuẫn. Thí dụ, khi nghe một bản tin nói rằng ông thị trưởng đã làm một con đường, mặc dù chính các kỹ sư và nhân công dưới quyền ông mới thật sự đứng ra làm con đường đó, bạn có cho rằng bản tin này là sai lầm không? Dĩ nhiên là không! Tương tợ như thế, không có sự mâu thuẫn khi Ma-thi-ơ nói rằng một thầy đội xin Giê-su một ân huệ, nhưng Lu-ca lại viết rằng những người đại diện ông nói lời cầu xin này.
Khi biết nhiều chi tiết hơn thì những sự dường như mâu thuẫn trong Kinh-thánh sẽ không còn nữa.
Lịch sử và khoa học
Có một thời người ta đã nghi ngờ sự chính xác của Kinh-thánh về phương diện lịch sử. Thí dụ những nhà phê bình cho rằng vài nhân vật trong Kinh-thánh không thật sự hiện hữu, chẳng hạn Vua Sa-gôn của A-si-ri, Vua Bên-xát-sa của Ba-by-lôn, và quan tổng-đốc La-mã Bôn-xơ Phi-lát. Nhưng những sự khám phá mới đây đã lần lượt xác nhận các lời tường thuật của Kinh-thánh. Do đó sử gia Moshe Pearlman viết: “Đột nhiên, những người trước kia nghi ngờ sự trung thực của ngay cả những phần lịch sử của Cựu Ước đã phải điều chỉnh lại quan niệm của họ”.
Để đáng được tin cậy, Kinh-thánh cũng phải chính xác về phương diện khoa học nữa. Có thật thế không? Trước đây không lâu, nhiều nhà khoa học quả quyết ngược với Sáng-thế Ký 1:1).
Kinh-thánh rằng vũ trụ không có sự bắt đầu. Tuy nhiên nhà thiên văn học Robert Jastrow mới đây cho thấy rằng những sự khám phá mới nhất đã bác bỏ thuyết này, và ông giải thích: “Ngày nay chúng ta thấy những bằng chứng về thiên văn hướng chúng ta đến quan điểm của Kinh-thánh về sự khởi đầu của vũ trụ. Các chi tiết có khác nhau, nhưng các yếu tố chính trong sự tường thuật của thiên văn học và của Kinh-thánh nơi Sáng-thế Ký đều giống nhau” (Con người cũng đã thay đổi quan điểm của họ về hình dạng trái đất. Cuốn “Bách khoa Tự-điển Thế-giới” (The World Book Encyclopedia) giải thích: “Những cuộc hành trình để thám hiểm cho thấy rằng trái đất tròn, chứ không bằng phẳng như đa số người ta tưởng”. Nhưng Kinh-thánh đã nói đúng từ xưa rồi! Hơn 2.000 năm trước những cuộc hành trình này, Kinh-thánh có nói nơi Ê-sai 40:22 rằng Đức Chúa Trời là Đấng “ngự trên vòng trái đất này”, hay như một bản dịch khác viết, “ngự trên vòm bao cõi đất” (Bản dịch linh mục Nguyễn thế Thuấn).
Như vậy, khi con người càng có nhiều kiến thức thì càng thấy nhiều bằng cớ chứng tỏ Kinh-thánh đáng tin cậy. Một cựu giám đốc Bảo tàng viện Anh quốc, Sir Frederic Kenyon đã viết: “Những kết quả nay đạt được xác nhận điều mà đức tin từ lâu cho là có, đó là khi kiến thức càng gia tăng thì càng thấy Kinh-thánh là chính xác”.
Nói trước về tương lai
Nhưng chúng ta có thể thật sự tin cậy những lời Kinh-thánh báo trước về tương lai không, kể cả lời hứa về một ‘trời mới đất mới công-bình’? (II Phi-e-rơ 3:13; Khải-huyền 21:3, 4). Vậy hãy xem Kinh-thánh trong quá khứ có tỏ ra đáng được tin cậy không? Biết bao lần trong quá khứ, những lời tiên tri nói cả hàng trăm năm trước thảy đều ứng nghiệm chính xác từng chi tiết!
Thí dụ, Kinh-thánh đã nói tiên tri về sự sụp đổ của cường quốc Ba-by-lôn khoảng 200 trước khi sự việc xảy ra. Thật vậy, Kinh-thánh đã cho biết rằng người Mê-đi sẽ liên kết với người Phe-rơ-sơ để chinh phục Ba-by-lôn. Và Kinh-thánh còn nêu đích danh Si-ru là vua Phe-rơ-sơ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chinh phục, mặc dù lúc đó Si-ru chưa sanh ra. Lời tiên tri còn nói rằng các dòng nước, tức sông Ơ-phơ-rát che chở thành Ba-by-lôn sẽ “bị cạn-khô” và các cửa thành sẽ “cấm không được đóng lại” (Giê-rê-mi 50:38; Ê-sai 13:17-19; 44:27 đến 45:1).
Những chi tiết rõ rệt này thảy đều ứng nghiệm đúng, như lời sử gia Herodotus kể lại. Hơn nữa, Kinh-thánh đã báo trước rằng Ba-by-lôn sẽ trở thành một nơi hoang vu không người ở. Và điều này thật sự đã xảy ra. Ngày nay Ba-by-lôn chỉ là những đống gò đất bỏ hoang (Ê-sai 13:20-22; Giê-rê-mi 51:37, 41-43). Và Kinh-thánh còn đầy dẫy những lời tiên tri khác đã từng được ứng nghiệm một cách sống động.
Vậy thì Kinh-thánh nói trước gì về hệ thống mọi sự của thế gian ngày nay? Kinh-thánh nói: “Hãy biết rằng trong ngày sau-rốt, sẽ có những thời-kỳ khó-khăn. Vì người ta đều tư-kỷ, tham tiền, khoe-khoang, xấc-xược, hay nói xấu, nghịch cha mẹ, bội-bạc, không tin-kính, vô tình,... ưa-thích sự vui chơi hơn là yêu-mến Đức Chúa Trời, bề ngoài giữ điều nhơn-đức, nhưng chối-bỏ quyền-phép của nhơn-đức đó” (II Ti-mô-thê 3:1-5).
Chắc chắn chúng ta hiện đang thấy sự ứng nghiệm của lời tiên tri này! Nhưng Kinh-thánh cũng báo trước những điều này về thời kỳ cuối cùng trước ngày “tận-thế”: “Dân này sẽ dấy lên nghịch cùng dân khác, nước nọ nghịch cùng nước kia; nhiều chỗ sẽ có đói-kém”, và “Sẽ có sự động đất lớn, và dịch-lệ trong nhiều nơi” (Thật vậy, Kinh-thánh có những lời tiên tri hiện đang được ứng nghiệm! Thế nhưng còn những lời tiên tri chưa được ứng nghiệm thì sao? Thí dụ: “Người công-bình sẽ nhận được đất, và ở tại đó đời đời”, và “Bấy giờ họ sẽ lấy gươm rèn lưỡi-cày..., người ta chẳng còn tập sự chiến-tranh” (Thi-thiên 37:29; Ê-sai 2:4).
Có lẽ nhiều người nghĩ rằng “điều này quá tốt đẹp, không thể nào có thật như vậy”. Nhưng thật ra, chúng ta không có một lý do nào để nghi ngờ bất cứ điều gì mà Đấng Tạo hóa hứa. Lời của Ngài đáng được tin cậy! (Tít 1:2). Nếu bạn xem xét thêm các bằng chứng thì bạn sẽ tin tưởng điều này nhiều hơn nữa.
Trừ khi có lời ghi khác hơn, bản phiên dịch Kinh-thánh dùng trong giấy nhỏ này là bản do Thánh-kinh Hội Mỹ-quốc, Nữu-ước.
[Câu nổi bật nơi trang 4]
“Những kết quả nay đạt được xác nhận điều mà đức tin từ lâu cho là có, đó là khi kiến thức càng gia tăng thì càng thấy Kinh-thánh là chính xác”