Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Bạo hành phụ nữ—Vấn đề toàn cầu

Bạo hành phụ nữ—Vấn đề toàn cầu

Bạo hành phụ nữ—Vấn đề toàn cầu

Ngày 25 tháng 11 là Ngày thế giới chống bạo hành với phụ nữ. Ngày này được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) công nhận vào năm 1999, nhằm đẩy mạnh tuyên truyền ý thức về vấn đề vi phạm quyền phụ nữ. Tại sao điều này được cho là cần thiết?

Trong nhiều nền văn hóa, phụ nữ bị coi thường và bị đối xử như “công dân hạng hai”. Thành kiến đối với phụ nữ đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người. Bạo hành phụ nữ dưới mọi hình thức là vấn đề đang xảy ra, ngay cả trong những quốc gia được xem là phát triển. Theo cựu Tổng thư ký LHQ Kofi Annan, “nạn bạo hành phụ nữ xảy ra trên toàn cầu, trong mọi xã hội và nền văn hóa. Nó ảnh hưởng đến phụ nữ bất kể họ thuộc chủng tộc, sắc tộc, tầng lớp xã hội, gốc gác hay địa vị nào”.

Bà Radhika Coomaraswamy, cựu Báo cáo viên đặc biệt của Ủy ban Nhân quyền LHQ về nạn bạo hành phụ nữ, nói rằng đối với đại đa số phụ nữ, vấn đề này là “điều cấm kỵ, phải che giấu, và là một thực trạng đáng xấu hổ”. Theo thống kê của một tổ chức ở Hà Lan nghiên cứu về nạn nhân cho biết, có đến 23% phụ nữ ở một nước Nam Mỹ, tức là cứ trong 4 người thì gần như có 1 người, bị bạo hành trong gia đình. Tương tự, Hội đồng châu Âu ước tính rằng cứ 4 phụ nữ châu Âu thì có 1 người gặp phải vấn đề này. Theo Bộ nội vụ Anh, trong một năm gần đây tại Anh và xứ Wales, trung bình mỗi tuần có hai phụ nữ bị người yêu hay bạn tình cũ sát hại. Tạp chí India Today International báo cáo rằng “phụ nữ ở Ấn Độ luôn cảm thấy mình sống trong sợ hãi và có thể bị cưỡng hiếp ở bất cứ góc phố, con đường, nơi công cộng và vào bất cứ thời điểm nào”. Hội Ân xá Quốc tế nói nạn bạo hành phụ nữ và thiếu nữ là “vấn đề nhân quyền phổ biến nhất” ngày nay.

Những thống kê nói trên có phản ánh quan điểm của Đức Chúa Trời về phụ nữ không? Bài tới sẽ thảo luận về điều này.