Công vụ các sứ đồ 28:1-31

  • Vào bờ Man-ta (1-6)

  • Cha của Búp-li-u được chữa lành (7-10)

  • Ði tiếp đến Rô-ma (11-16)

  • Phao-lô nói với người Do Thái tại Rô-ma (17-29)

  • Phao-lô dạn dĩ rao giảng trong hai năm (30, 31)

28  Sau khi vào bờ an toàn, chúng tôi mới biết đảo đó tên là Man-ta.+  Cư dân trên đảo* đối xử với chúng tôi rất đỗi nhân từ.* Họ đốt lửa và ân cần tiếp đãi tất cả chúng tôi vì trời đang mưa và lạnh.  Nhưng khi Phao-lô lượm một bó củi rồi bỏ vào lửa, có con rắn lục bị nóng, bò ra bám chặt lấy bàn tay ông.  Dân đảo thấy con vật độc ấy treo trên tay ông thì nói với nhau: “Ông này chắc chắn là kẻ sát nhân, nên dù đã thoát chết ở ngoài biển nhưng Công lý* vẫn không để ông ta sống”.  Tuy nhiên, Phao-lô vẩy nó vào lửa mà không hề hấn gì.  Họ nghĩ ông sẽ bị sưng lên hoặc lăn ra chết. Ðợi mãi mà không thấy ông bị gì, họ đổi ý và bắt đầu nói ông là một vị thần.  Gần đó có đất đai của quan cai đảo tên là Búp-li-u. Ông chào đón chúng tôi và tiếp đãi nồng hậu trong ba ngày.  Bấy giờ, cha của Búp-li-u đang nằm trên giường vì bị sốt và kiết lỵ. Phao-lô vào thăm, cầu nguyện và đặt tay trên ông mà chữa lành cho.+  Sau việc đó, những người bệnh khác trên đảo đều đến gặp Phao-lô và được chữa lành.+ 10  Họ cũng tặng chúng tôi nhiều quà để tỏ lòng quý trọng; và khi chúng tôi lên thuyền thì họ cung cấp đủ mọi thứ chúng tôi cần. 11  Ba tháng sau, chúng tôi lên một chiếc thuyền đến từ A-léc-xan-ri-a đã trú đông tại đảo này, ở mũi thuyền có hình chạm “Các con trai thần Dớt”. 12  Chúng tôi cập bến tại Sy-ra-cu-sơ và ở lại đó ba ngày, 13  rồi đi tiếp đến Rê-gi-um. Một ngày sau, có gió nam nổi lên, và hôm sau nữa chúng tôi đến Bu-tê-ô-li. 14  Tại đó, chúng tôi gặp các anh em và họ nài nỉ chúng tôi ở lại bảy ngày, rồi chúng tôi đi Rô-ma. 15  Khi nghe tin về chúng tôi, anh em ở đó đã đến tận Chợ Áp-bi-u và Ba Quán đón chúng tôi. Thấy họ, Phao-lô tạ ơn Ðức Chúa Trời và được vững lòng.+ 16  Khi chúng tôi vào Rô-ma, Phao-lô được phép ở riêng, có một người lính canh giữ. 17  Tuy nhiên, ba ngày sau, ông gọi những bậc có chức quyền của người Do Thái đến. Khi họ tụ họp lại, ông nói: “Hỡi anh em, dù không làm điều gì trái với dân chúng hay phong tục của tổ phụ chúng ta,+ nhưng tôi đã bị bắt giam ở Giê-ru-sa-lem và bị nộp vào tay người La Mã.+ 18  Sau khi tra hỏi,+ họ muốn thả tôi vì thấy tôi không phạm tội gì đáng chết.+ 19  Nhưng người Do Thái phản đối nên tôi buộc phải kháng án lên Sê-sa,+ chứ không phải vì tôi có ý tố cáo dân tộc mình. 20  Ðó là lý do tôi xin được gặp và nói chuyện với anh em. Vì niềm hy vọng của dân Y-sơ-ra-ên mà tôi bị xiềng xích thế này”.+ 21  Họ đáp: “Chúng tôi không nhận được lá thư nào từ Giu-đê nói về anh, cũng không có anh em nào ở đó đến báo cáo hay nói gì xấu về anh. 22  Nhưng thiết nghĩ chúng tôi nên nghe anh trình bày quan điểm của mình, vì chúng tôi biết giáo phái này+ bị phản đối khắp nơi”.+ 23  Rồi họ hẹn ngày gặp lại ông. Vào ngày đó, thậm chí có nhiều người hơn đến nhà trọ của ông. Từ sáng đến tối, Phao-lô giải thích vấn đề cho họ bằng cách làm chứng cặn kẽ về Nước Ðức Chúa Trời, đồng thời dựa vào Luật pháp Môi-se+ và sách của các nhà tiên tri để cố thuyết phục họ về Chúa Giê-su.+ 24  Một số người tin lời ông nói, nhưng số khác thì không. 25  Vì bất đồng ý kiến với nhau nên họ bắt đầu bỏ về, và Phao-lô nói thêm một lời này: “Thần khí thánh đã phán rất đúng qua nhà tiên tri Ê-sai về tổ phụ các người rằng: 26  ‘Hãy đi đến dân này và nói: “Các ngươi sẽ nghe nhưng không hiểu chi, sẽ nhìn nhưng chẳng thấy gì.+ 27  Vì lòng dân này đã trở nên chai cứng, tai chúng nghe nhưng không hưởng ứng, mắt chúng nhắm lại, để mắt không thấy được, tai không nghe được, lòng không hiểu được và không trở lại hầu được ta chữa lành”’.+ 28  Vậy, các người hãy biết rằng sự cứu rỗi này từ Ðức Chúa Trời đã được công bố cho dân ngoại;+ chắc chắn họ sẽ lắng nghe”.+ 29 * ——. 30  Phao-lô ở đó suốt hai năm, trong căn nhà ông đã thuê.+ Ông ân cần tiếp đón tất cả những người đến thăm mình, 31  dạn dĩ* rao giảng+ cho họ về Nước Ðức Chúa Trời và dạy về Chúa Giê-su Ki-tô mà không bị ai ngăn cấm.

Chú thích

Hay “Những người nói tiếng ngoại quốc”.
Hay “nhân đạo”.
HL: Diʹke, có thể ám chỉ nữ thần công lý hoặc công lý được nhân cách hóa.
Xem mục “Nói năng dạn dĩ” trong Bảng chú giải thuật ngữ.