Thư gửi tín đồ ở Rô-ma 3:1-31

  • “Ðức Chúa Trời vẫn luôn chân thật” (1-8)

  • Người Do Thái và người Hy Lạp đều ở dưới quyền tội lỗi (9-20)

  • Nên công chính nhờ đức tin (21-31)

    • Mọi người đều thiếu hụt sự vinh hiển của Ðức Chúa Trời (23)

3  Vậy, người Do Thái có lợi thế gì, hay phép cắt bì mang lại lợi ích nào?  Lợi rất nhiều về mọi mặt. Trước hết là được giao phó thông điệp thánh của Ðức Chúa Trời.+  Vậy nếu một số người thiếu đức tin thì sao? Việc họ thiếu đức tin có làm cho sự trung tín của Ðức Chúa Trời thành ra vô hiệu không?  Chắc chắn không! Cho dù mọi người đều giả dối+ thì Ðức Chúa Trời vẫn luôn chân thật,+ như có lời viết: “Nên ngài được chứng tỏ là công chính trong lời nói mình và thắng khi bị xét đoán”.+  Tuy nhiên, nói sao nếu sự không công chính của chúng ta làm nổi bật sự công chính của Ðức Chúa Trời? Vậy thì ngài bất công khi tỏ cơn thịnh nộ sao? (Tôi nói bằng lời lẽ của loài người).  Không hề! Nếu Ðức Chúa Trời bất công thì làm sao ngài có thể phán xét thế gian?+  Còn nếu bởi lời nói dối của tôi mà sự chân thật của Ðức Chúa Trời trở nên nổi bật và ngài được tôn vinh, thì sao tôi lại bị kết án là kẻ có tội?  Và sao chúng tôi không nói: “Hãy làm điều dữ để điều lành đến”, như một số người vu cáo rằng chúng tôi đã nói thế? Những kẻ đó bị kết án là điều phù hợp với công lý.+  Vậy thì người Do Thái chúng tôi có vị thế tốt hơn sao? Không hề! Như chúng tôi vừa nói, cả người Do Thái lẫn người Hy Lạp đều ở dưới quyền của tội lỗi.+ 10  Như có lời viết: “Chẳng có người công chính, một người cũng không;+ 11  không có ai sáng suốt; không người nào tìm kiếm Ðức Chúa Trời. 12  Mọi người đều chệch lối, hết thảy chúng trở nên vô dụng; không có ai tỏ lòng nhân từ, một người cũng không”;+ 13  “Cuống họng chúng như mồ mở toang, chúng dùng lưỡi để dối gạt”;+ “Ẩn sau môi chúng là nọc rắn lục”;+ 14  “Miệng chúng đầy lời rủa sả và cay đắng”;+ 15  “Chân chúng lẹ làng làm đổ máu”;+ 16  “Ðường lối chúng đầy sự hủy diệt và tàn phá, 17  chúng không hề biết con đường bình an”;+ 18  “Không có sự kính sợ Ðức Chúa Trời trước mắt chúng”.+ 19  Chúng ta biết rằng mọi điều ghi trong Luật pháp là dành cho những người ở dưới Luật pháp, hầu cho mọi miệng lưỡi phải câm nín và cả thế gian phải chịu hình phạt của Ðức Chúa Trời.+ 20  Vì vậy, không ai được tuyên bố là công chính trước mặt ngài bởi những việc làm mà luật pháp đòi hỏi,+ vì nhờ luật pháp, chúng ta mới nhận biết rõ tội lỗi.+ 21  Nhưng nay chúng ta thấy rõ rằng một người có thể được Ðức Chúa Trời xem là công chính dù không làm theo Luật pháp,+ như được nói đến trong Luật pháp và sách của các nhà tiên tri.+ 22  Thật vậy, nhờ đức tin nơi Chúa Giê-su Ki-tô mà một người được Ðức Chúa Trời xem là công chính, và tất cả những ai có đức tin đều được như thế, không có sự phân biệt gì cả.+ 23  Vì mọi người đều phạm tội và thiếu hụt sự vinh hiển của Ðức Chúa Trời.+ 24  Bởi lòng nhân từ bao la,+ ngài ban cho họ một món quà,+ ấy là tuyên bố họ công chính bằng cách giải thoát họ qua giá chuộc của Ðấng Ki-tô Giê-su.+ 25  Ðức Chúa Trời ban Con ngài làm lễ vật, hầu cho loài người được hòa thuận với ngài*+ nhờ đức tin nơi huyết Con ấy.+ Ðó là để chứng tỏ sự công chính của ngài, vì ngài đã nhẫn nhịn* mà tha thứ những tội lỗi trong quá khứ, 26  cũng để chứng tỏ sự công chính của ngài+ vào thời nay, hầu cho ngài là công chính ngay cả khi tuyên bố những người có đức tin nơi Chúa Giê-su là công chính.+ 27  Vậy, có lý do gì để khoe khoang không? Không. Dựa vào luật nào? Có phải luật về việc làm?+ Không phải, nhưng luật về đức tin. 28  Vì chúng ta thấy rằng một người được tuyên bố là công chính bởi đức tin, chứ không bởi những việc làm mà luật pháp đòi hỏi.+ 29  Hay có phải ngài chỉ là Ðức Chúa Trời của người Do Thái?+ Chẳng phải ngài cũng là Ðức Chúa Trời của dân ngoại sao?+ Ðúng thế, ngài cũng là Ðức Chúa Trời của dân ngoại.+ 30  Vì Ðức Chúa Trời chỉ có một,+ ngài sẽ tuyên bố người chịu cắt bì lẫn người không chịu cắt bì là công chính+ bởi đức tin của họ. 31  Vậy, phải chăng vì đức tin của mình mà chúng ta hủy bỏ luật pháp? Không hề! Trái lại, chúng ta củng cố luật pháp.+

Chú thích

Hay “được chuộc tội”.
Hay “khoan dung”.