BÀI HỌC 43
BÀI HÁT 90 Hãy khuyến khích nhau
Làm thế nào để loại bỏ những mối nghi ngờ?
“Hãy xem xét mọi điều để biết chắc có đúng hay không”.—1 TÊ 5:21.
TRỌNG TÂM
Cách giải tỏa những mối nghi ngờ có thể ảnh hưởng đến việc chúng ta phụng sự Ðức Giê-hô-va.
1, 2. (a) Tôi tớ của Ðức Giê-hô-va có thể có những mối nghi ngờ nào? (b) Bài này sẽ thảo luận điều gì?
Dù già hay trẻ, tất cả chúng ta đều có lúc nghi ngờ. Chẳng hạn, hãy hình dung một Nhân Chứng trẻ tự hỏi liệu Ðức Giê-hô-va có thật sự quan tâm đến mình không. Vì thế, em lưỡng lự về việc báp-têm. Hoặc hãy nghĩ về một anh ở độ tuổi trung niên đã chọn dùng tuổi trẻ để theo đuổi quyền lợi Nước Trời thay vì sự nghiệp trong thế gian. Giờ đây, ngân sách của gia đình trở nên eo hẹp nên anh có thể nghi ngờ là không biết lựa chọn đó của mình có đúng không. Cũng hãy hình dung một chị cao tuổi bị hạn chế về sức khỏe. Có lẽ chị cảm thấy nản lòng vì không thể làm nhiều như trước. Còn anh chị thì sao? Anh chị có bao giờ tự hỏi những câu như: “Ðức Giê-hô-va có thật sự chú ý đến mình không? Những gì mình hy sinh cho ngài có đáng công không? Mình có còn hữu dụng đối với Ðức Giê-hô-va không?”.
2 Nếu chúng ta lờ đi những câu hỏi như thế, chúng có thể ảnh hưởng đến sự thờ phượng của mình. Bài này sẽ thảo luận làm thế nào việc tập trung vào các nguyên tắc Kinh Thánh có thể giúp ích nếu chúng ta nghi ngờ (1) Ðức Giê-hô-va quan tâm đến chúng ta, (2) những quyết định của mình trong quá khứ là khôn ngoan, hoặc (3) chúng ta vẫn hữu dụng đối với Ðức Giê-hô-va.
CÁCH GIẢI TỎA NHỮNG MỐI NGHI NGỜ
3. Một cách để giải tỏa những mối nghi ngờ là gì?
3 Một cách để giải tỏa những mối nghi ngờ là hướng đến Lời Ðức Chúa Trời để tìm lời giải đáp cho câu hỏi của chúng ta. Khi làm thế, chúng ta sẽ được thêm sức, lớn mạnh về thiêng liêng và được trang bị tốt hơn để “đứng vững trong đức tin”.—1 Cô 16:13.
4. Bằng cách nào chúng ta có thể “xem xét mọi điều để biết chắc có đúng hay không”? (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:21)
4 Ðọc 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:21. Hãy lưu ý Kinh Thánh khuyến giục chúng ta “xem xét mọi điều để biết chắc có đúng hay không”. Bằng cách nào? Chúng ta có thể chắc chắn điều mình tin là đúng bằng cách so sánh điều đó với những gì Kinh Thánh nói. Chẳng hạn, hãy xem trường hợp của người trẻ tự hỏi liệu mình có giá trị trước mắt Ðức Chúa Trời không. Em có nên lờ đi câu hỏi đó không? Không. Em nên “xem xét mọi điều để biết chắc có đúng hay không” qua việc học hỏi Kinh Thánh để hiểu quan điểm của Ðức Giê-hô-va về vấn đề đó.
5. Làm thế nào để “nghe” Ðức Giê-hô-va trả lời câu hỏi của chúng ta?
5 Khi đọc Kinh Thánh, chúng ta “nghe” Ðức Giê-hô-va nói với mình. Nhưng để biết quan điểm của ngài về một câu hỏi cụ thể thì đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực. Chúng ta cần tìm các câu Kinh Thánh liên quan đến chủ đề mà mình đang thắc mắc. Chúng ta có thể học hỏi về chủ đề đó bằng cách dùng các công cụ nghiên cứu mà tổ chức Ðức Giê-hô-va cung cấp (Châm 2:3-6). Chúng ta có thể cầu xin Ðức Giê-hô-va hướng dẫn việc mình nghiên cứu và giúp mình biết quan điểm của ngài về câu hỏi đó. Rồi chúng ta có thể tìm những nguyên tắc Kinh Thánh và thông tin thực tế áp dụng cho hoàn cảnh của mình. Chúng ta cũng có thể nhận được lợi ích bằng cách xem xét các lời tường thuật trong Kinh Thánh về những người đã đối mặt với hoàn cảnh tương tự.
6. Các buổi nhóm họp giúp chúng ta giải tỏa những mối nghi ngờ như thế nào?
6 Chúng ta cũng có thể “nghe” Ðức Giê-hô-va nói với mình tại các buổi nhóm họp. Nếu đều đặn tham dự các buổi nhóm họp, chúng ta có thể nghe một điểm trong bài giảng hoặc lời bình luận nào đó mà chính là điều mình cần để loại bỏ các mối nghi ngờ (Châm 27:17). Giờ đây, hãy xem một số mối nghi ngờ và cách để giải tỏa.
ÐỨC GIÊ-HÔ-VA CÓ QUAN TÂM ÐẾN MÌNH KHÔNG?
7. Một số người có thể tự hỏi điều gì?
7 Có bao giờ anh chị tự hỏi: “Ðức Giê-hô-va có thật sự chú ý đến mình không?”. Nếu cảm thấy mình thấp kém, có lẽ anh chị nghĩ mình không thể nào làm bạn với Ðấng Tạo Hóa của vũ trụ. Vua Ða-vít có lẽ cũng từng nghĩ như thế. Ông kinh ngạc vì Ðức Giê-hô-va để ý đến loài người nhỏ bé và hỏi ngài: “Lạy Ðức Giê-hô-va, loài người là gì mà ngài để ý, phàm nhân là chi mà ngài quan tâm?” (Thi 144:3). Anh chị có thể tìm câu trả lời cho câu hỏi này ở đâu?
8. Theo 1 Sa-mu-ên 16:6, 7, 10-12, Ðức Giê-hô-va chú ý đến điều gì nơi người ta?
8 Nhờ Kinh Thánh, chúng ta biết rằng Ðức Giê-hô-va chú ý đến những người bị người khác xem là tầm thường. Chẳng hạn, ngài phái Sa-mu-ên đến nhà của Giê-sê để xức dầu cho một trong các con trai ông làm vua tương lai của Y-sơ-ra-ên. Giê-sê đã gọi bảy trong số tám người con trai đến gặp Sa-mu-ên, nhưng không gọi con út là Ða-vít. a Tuy nhiên, Ða-vít mới chính là người mà Ðức Giê-hô-va chọn. (Ðọc 1 Sa-mu-ên 16:6, 7, 10-12). Ngài thấy con người bề trong của Ða-vít, là một chàng trai trẻ biết quý trọng những điều thiêng liêng.
9. Tại sao anh chị có thể tin chắc Ðức Giê-hô-va quan tâm đến mình? (Cũng xem hình).
9 Hãy nghĩ xem Ðức Giê-hô-va đã cho thấy ngài quan tâm đến anh chị như thế nào. Ngài ban cho anh chị lời khuyên phù hợp nhất với hoàn cảnh của anh chị (Thi 32:8). Làm sao ngài làm thế được nếu không biết rõ anh chị? (Thi 139:1). Khi áp dụng và thấy lời khuyên của ngài giúp ích cho mình, anh chị sẽ tin chắc Ðức Giê-hô-va quan tâm đến mình (1 Sử 28:9; Công 17:26, 27). Ðức Giê-hô-va để ý đến mọi điều anh chị làm để phụng sự ngài. Ngài thấy những phẩm chất của anh chị và muốn làm bạn với anh chị (Giê 17:10). Và ngài sẽ rất vui nếu anh chị cũng muốn làm bạn với ngài.—1 Giăng 4:19.
QUYẾT ÐỊNH CỦA MÌNH TRONG QUÁ KHỨ CÓ KHÔN NGOAN KHÔNG?
10. Khi nghĩ về quyết định trong quá khứ, chúng ta có thể tự hỏi điều gì?
10 Ðôi khi một số người có thể ngẫm nghĩ lại quá khứ và tự hỏi liệu mình có đưa ra quyết định đúng không. Có lẽ họ đã quyết định từ bỏ sự nghiệp đầy hứa hẹn hoặc công việc kinh doanh phát đạt để phụng sự Ðức Giê-hô-va trọn vẹn hơn. Thời gian trôi qua, thậm chí nhiều chục năm. Họ có thể thấy những người bạn theo đuổi sự nghiệp ngoài đời nay có vẻ sống sung túc. Vì thế, có lẽ họ tự hỏi: “Những điều mình hy sinh cho Ðức Giê-hô-va có đáng công không? Hay những điều đó đã khiến mình bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền?”.
11. Ðiều gì đã khiến người viết Thi thiên 73 băn khoăn?
11 Nếu anh chị thắc mắc những câu hỏi tương tự, hãy nghĩ đến cảm xúc của người viết Thi thiên 73. Ông thấy người khác có vẻ giàu có, thịnh vượng và không phải lo lắng (Thi 73:3-5, 12). Khi thấy họ dường như thành công, ông nghĩ những nỗ lực của mình để phụng sự Ðức Giê-hô-va chẳng có ích gì. Suy nghĩ đó khiến ông nản lòng và ‘chịu khốn khổ suốt ngày’ (Thi 73:13, 14). Ông đã vượt qua cảm xúc tiêu cực ấy như thế nào?
12. Theo Thi thiên 73:16-18, người viết đã giải tỏa mối lo lắng của mình như thế nào?
12 Ðọc Thi thiên 73:16-18. Người viết Thi thiên đã vào nơi thánh yên bình của Ðức Giê-hô-va. Ở đó, ông có thể suy nghĩ sáng suốt. Ông nhận ra rằng dù đời sống của một số người có vẻ thoải mái nhưng họ không có hy vọng về một tương lai lâu dài. Nhờ nhận ra điều đó, ông tìm được bình an nội tâm và biết rằng việc theo đuổi những điều thiêng liêng là quyết định khôn ngoan nhất. Kết quả là ông có lại quyết tâm để tiếp tục phụng sự Ðức Giê-hô-va.—Thi 73:23-28.
13. Nếu nghi ngờ về quyết định của mình trong quá khứ, làm thế nào anh chị có thể tìm được bình an tâm trí? (Cũng xem hình).
13 Giống như người viết Thi thiên, anh chị cũng có thể tìm được bình an tâm trí. Như thế nào? Hãy suy ngẫm về giá trị của những điều tốt đẹp anh chị có, kể cả ân phước của Ðức Giê-hô-va, và nhớ rằng những người không thờ phượng ngài thì không có sự trợ giúp của ngài. Có lẽ họ hoàn toàn tin cậy những thành quả của mình trong đời sống vì họ không có hy vọng gì cho tương lai. Tuy nhiên, Ðức Giê-hô-va hứa ban cho anh chị ân phước vượt xa những gì anh chị có thể tưởng tượng (Thi 145:16). Cũng hãy thử nghĩ: Anh chị không biết chắc đời sống mình sẽ ra sao nếu mình đã quyết định khác. Nhưng điều chắc chắn là những ai đưa ra quyết định vì yêu thương Ðức Chúa Trời và người lân cận sẽ luôn có những điều thật sự tốt đẹp.
MÌNH CÓ CÒN HỮU DỤNG ÐỐI VỚI ÐỨC GIÊ-HÔ-VA KHÔNG?
14. Một số người ở trong hoàn cảnh nào, và có lẽ họ tự hỏi điều gì?
14 Một số tôi tớ của Ðức Giê-hô-va không thể làm nhiều như họ muốn vì tuổi cao, sức khỏe kém hoặc bị tàn tật. Ðiều đó có thể khiến họ nghi ngờ giá trị của mình trước mắt ngài. Có lẽ họ tự hỏi: “Mình có còn hữu dụng đối với Ðức Giê-hô-va không?”.
15. Người viết Thi thiên 71 tin chắc điều gì?
15 Người viết Thi thiên 71 cũng bày tỏ mối lo lắng tương tự. Ông cầu nguyện: “Xin đừng lìa con khi sức suy yếu” (Thi 71:9, 18). Tuy nhiên, ông vẫn tin chắc nếu mình trung thành phụng sự Ðức Giê-hô-va, ngài sẽ hướng dẫn và hỗ trợ mình. Người viết Thi thiên biết rằng Ðức Giê-hô-va đẹp lòng về những ai cố gắng hết sức phụng sự ngài, bất kể hạn chế của họ.—Thi 37:23-25.
16. Những anh chị cao tuổi hữu dụng đối với Ðức Giê-hô-va qua những cách nào? (Thi thiên 92:12-15)
16 Nếu đã cao tuổi, anh chị hãy xem hoàn cảnh của mình theo quan điểm Ðức Giê-hô-va. Ngài có thể giúp anh chị lớn mạnh về thiêng liêng bất kể những giới hạn về thể chất. (Ðọc Thi thiên 92:12-15). Thay vì tập trung vào những điều anh chị không thể làm được nữa, hãy tập trung vào những điều anh chị có thể làm. Chẳng hạn, anh chị có thể củng cố người khác qua gương trung thành và lòng quan tâm của mình. Anh chị có thể nói về cách Ðức Giê-hô-va đã gìn giữ mình qua năm tháng và niềm tin chắc là những lời hứa của ngài sẽ ứng nghiệm trong tương lai. Và đừng bao giờ quên rằng lời cầu nguyện tha thiết của anh chị cho người khác giúp ích rất nhiều (1 Phi 3:12). Dù ở trong hoàn cảnh nào, tất cả chúng ta đều có điều gì đó để dâng cho Ðức Giê-hô-va và giúp đỡ người khác.
17. Tại sao chúng ta nên kháng cự khuynh hướng so sánh mình với người khác?
17 Nếu cảm thấy thất vọng vì không thể làm nhiều hơn cho Ðức Giê-hô-va, hãy tin chắc rằng ngài quý trọng bất cứ điều gì anh chị có thể làm. Có lẽ anh chị có khuynh hướng so sánh những gì mình làm với người khác. Hãy kháng cự khuynh hướng đó! Tại sao? Vì Ðức Giê-hô-va không so sánh như thế (Ga 6:4). Chẳng hạn, Ma-ri đã tặng Chúa Giê-su món quà là dầu thơm rất đắt tiền (Giăng 12:3-5). Trái lại, bà góa nghèo đóng góp cho đền thờ hai đồng xu chẳng đáng là bao (Lu 21:1-4). Nhưng Chúa Giê-su xem cả hai món quà đó là hành động thể hiện đức tin. Chúa Giê-su noi theo Cha ngài một cách hoàn hảo. Thế nên, Ðức Giê-hô-va cũng thật sự quý trọng bất cứ điều gì anh chị làm vì lòng sùng kính và tình yêu thương dành cho ngài, dù anh chị nghĩ đó chỉ là điều nhỏ nhoi.
18. Ðiều gì sẽ giúp chúng ta loại bỏ những mối nghi ngờ? (Cũng xem khung “ Lời Ðức Giê-hô-va có thể giúp anh chị loại bỏ mối nghi ngờ”).
18 Tất cả chúng ta đôi khi cũng nghi ngờ. Tuy nhiên, như chúng ta đã xem, Kinh Thánh có thể giúp chúng ta loại bỏ những mối nghi ngờ. Vì thế, hãy nỗ lực để giải tỏa mối nghi ngờ của mình, rồi anh chị sẽ không còn băn khoăn mà có lòng tin chắc. Thật vậy, Ðức Giê-hô-va quan tâm đến từng cá nhân anh chị. Ngài quý trọng sự hy sinh của anh chị và sẽ giữ lời hứa là ban thưởng cho anh chị! Hãy tin chắc rằng Ðức Giê-hô-va yêu thương và quan tâm đến tất cả những tôi tớ trung thành của ngài.
BÀI HÁT 111 Những lý do khiến chúng ta vui mừng
a Dù Kinh Thánh không cho biết chính xác Ða-vít bao nhiêu tuổi khi Ðức Giê-hô-va chọn ông, nhưng có thể lúc đó ông ở tuổi thanh thiếu niên.
THÁP CANH (ẤN BẢN HỌC HỎI)