Đi đến nội dung

GIỚI TRẺ THẮC MẮC

Tôi phải làm gì để bỏ tật hay chần chừ?

Tôi phải làm gì để bỏ tật hay chần chừ?

Bạn cảm thấy chán ngán vì cứ làm việc nhà và bài tập trễ ư? Nếu vậy, bạn cần bỏ tật hay chần chừ của mình! Bài này sẽ giúp bạn làm thế, ngay cả khi

Sau khi đọc bài này, hãy làm  trắc nghiệm về tật hay chần chừ.

 Kinh Thánh miêu tả hậu quả của tật hay chần chừ như sau: “Ai xem gió sẽ không gieo; ai xem mây sẽ không gặt”.​—Truyền-đạo 11:4.

 Hãy xem một số yếu tố có lẽ góp phần gây ra vấn đề và điều bạn có thể làm để bỏ tật xấu đó.

 Công việc dường như ngập đầu.

 Ai cũng biết là một số việc khó đến nỗi mình dễ dàng gạt chúng sang một bên. Dưới đây là một số ý hay hơn:

  •   Chia nhỏ công việc. Bạn gái tên Melissa nói: “Ngay cả khi biết mình đã bị quá trễ thì tôi cũng cố làm cho kịp bằng cách mỗi lần chỉ làm một việc”.

  •   Bắt đầu ngay. “Bắt tay vào việc ngay khi nhận được, dù chỉ là ghi vào danh sách việc phải làm hay phác thảo vài ý tưởng trước khi bạn quên khuấy”.​—Vera.

  •   Nhờ giúp đỡ. Chắc hẳn cha mẹ và thầy cô của bạn cũng từng đối mặt với những thách thức tương tự. Học hỏi kinh nghiệm của họ có phải tốt hơn không? Họ có thể giúp bạn sắp xếp ý tưởng và lên kế hoạch.

 Mẹo: “Lập thời khóa biểu. Dù điều này đòi hỏi bạn phải biết hoạch định và quyết tâm theo sát, nhưng có tác dụng​—bạn hoàn thành mọi việc đúng theo thời hạn”.​—Abbey.

 Bạn chẳng có hứng làm.

 Những nhiệm vụ được giao thường xuyên dính dáng tới những thứ bạn chán nhất. Thế nên, bạn có thể làm gì nếu thấy công việc không hứng thú gì cả? Hãy thử những cách sau:

  •   Nghĩ ra lý do để làm sớm. Ví dụ, hãy hình dung bạn cảm thấy thoải mái ra sao khi hoàn thành công việc. Bạn gái tên Lan cho biết: “Mình thích cảm giác khi làm xong việc đúng hạn hoặc khi làm xong sớm hơn dự định và cuối cùng có thể thư giãn”.

  •   Nhắc nhở bản thân về những hậu quả. Nếu đợi nước tới chân mới nhảy, bạn càng thêm căng thẳng và đánh mất cơ hội thành công. Kinh Thánh nói: “Ai gieo gì sẽ gặt nấy”.​—Ga-la-ti 6:7.

  •   Dời thời hạn đến sớm hơn trong trí. Bạn gái tên Alicia nói: “Điều giúp ích cho mình là giả vờ như công việc phải hoàn thành trước thời hạn thật sự một hay hai ngày. Rồi mình có thể xem lại những gì đã làm và có một hay hai ngày thong thả”.

 Mẹo: “Tất cả là do lối suy nghĩ. Hãy nói với chính mình là bạn sẽ làm xong việc phải làm và không để điều gì cản trở bạn. Khi mình nói thế với bản thân, mình thấy mọi việc xảy ra đúng như nó phải xảy ra”.​—Alexis.

Bạn đã quá bận rộn.

 Bạn trai tên Nathan nói: “Người ta thường nói tôi chần chừ, nhưng thật không công bằng! Họ không biết là tôi bận đến mức nào!”. Nếu bạn cũng thấy như Nathan, hãy thử những cách sau:

  •   Làm việc dễ trước. Bạn gái tên Amber cho biết: “Một lần, có người chỉ tôi là nếu việc nào chỉ mất chưa tới năm phút để làm thì nên làm việc đó ngay. Bao gồm những việc như dọn dẹp, phơi đồ, rửa chén và gọi điện thoại”.

  •   Lập thứ tự ưu tiên. Kinh Thánh nói chúng ta cần “nhận biết những điều quan trọng hơn” (Phi-líp 1:10). Bạn áp dụng lời khuyên này vào đời sống hàng ngày bằng cách nào? Bạn gái tên Anna nói: “Tôi lập danh sách tất cả việc phải làm và ghi ra thời hạn phải hoàn thành. Nhưng quan trọng nhất là tôi ghi chú thời điểm mình dự định làm và hoàn thành mỗi việc”.

 Bạn nghĩ hình như điều đó bó buộc quá? Không phải vậy đâu! Trên thực tế, khi lập thời khóa biểu, bạn kiểm soát thời gian thay vì để thời gian kiểm soát bạn. Nhờ thế, bạn sẽ bớt căng thẳng. Bạn Cúc nói: “Lập kế hoạch giúp mình bình tĩnh hơn và có thể cân nhắc sự việc”.

  •   Tránh bị phân tâm. “Khi tôi bắt đầu làm việc của mình, tôi nói cho mọi người trong nhà biết. Nếu họ cần tôi giúp bất cứ chuyện gì, tôi dặn họ là xin cho tôi biết trước khi tôi bắt tay vào việc kia. Tôi cũng tắt điện thoại và âm báo e-mail”.

 Mẹo: “Bất cứ việc gì bạn phải làm thì nó vẫn còn ở đó cho đến khi bạn đụng đến. Thay vì cứ lo nghĩ tới nó, hãy làm cho xong. Đó là cách giúp bạn thư thả trong thời gian còn lại của ngày”.​—Jordan.