Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

LỐI SỐNG CỦA MỘT TÍN ĐỒ

Hãy tránh những cạm bẫy sau đây khi điều khiển học hỏi Kinh Thánh

Hãy tránh những cạm bẫy sau đây khi điều khiển học hỏi Kinh Thánh

Nói quá nhiều: Đừng nghĩ rằng anh chị phải giải thích mọi thứ. Chúa Giê-su đã dùng các câu hỏi để giúp người nghe suy nghĩ và đi đến kết luận đúng (Mt 17:24-27). Câu hỏi làm cho cuộc thảo luận sống động và giúp anh chị biết học viên hiểu và tin những gì (be trg 253 đ. 3, 4). Khi đặt câu hỏi, hãy kiên nhẫn và đợi học viên trả lời. Nếu học viên trả lời sai, thay vì cho người ấy biết câu trả lời đúng ngay lập tức, hãy đặt thêm các câu hỏi phụ để giúp học viên đi đến kết luận đúng (be trg 238 đ. 1, 2). Hãy nói với tốc độ cho phép học viên nắm được những ý tưởng mới.—be trg 230 đ. 4.

Phức tạp hóa vấn đề: Hãy tránh cám dỗ kể hết mọi điều anh chị biết về một đề tài (Gi 16:12). Hãy tập trung vào điểm chính của đoạn (be trg 226 đ. 4, 5). Những chi tiết nhỏ, dù thú vị đi chăng nữa, có thể làm lu mờ các điểm chính (be trg 235 đ. 3). Một khi học viên đã hiểu điểm chính, hãy chuyển sang đoạn tiếp theo.

Chỉ truyền đạt thông tin: Mục tiêu của chúng ta là động đến lòng học viên, chứ không phải chỉ truyền đạt thông tin (Lu 24:32). Hãy tận dụng quyền lực của Lời Đức Chúa Trời bằng việc tập trung vào những câu Kinh Thánh chính trong bài học (2Cô 10:4; Hê 4:12; be trg 144 đ. 1-3). Hãy dùng các minh họa đơn giản (be trg 245 đ. 2-4). Hãy để ý đến những thử thách và niềm tin của cá nhân học viên, rồi điều chỉnh bài học theo nhu cầu của người ấy. Hãy đặt ra những câu hỏi như: “Anh/Chị cảm thấy thế nào về điều mình vừa học được? Thông tin này dạy chúng ta điều gì về Đức Giê-hô-va? Anh/Chị thấy mình sẽ được lợi ích ra sao khi làm theo lời khuyên này?”.—be trg 238 đ. 3-5; trg 259 đ. 1.