Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

LỐI SỐNG CỦA MỘT TÍN ĐỒ

Trau dồi kỹ năng trong thánh chức—Viết thư một cách hữu hiệu

Trau dồi kỹ năng trong thánh chức—Viết thư một cách hữu hiệu

TẠI SAO QUAN TRỌNG? Sách 1 Cô-rinh-tô là một trong 14 lá thư sứ đồ Phao-lô viết để khích lệ anh em đồng đạo. Khi viết thư, một người có thời gian để cẩn thận lựa chọn từ ngữ, và người nhận có thể đọc đi đọc lại. Viết thư là cách tốt để làm chứng cho họ hàng và người quen. Đây cũng là cách hữu hiệu để làm chứng cho những người mà chúng ta không thể gặp trực tiếp. Chẳng hạn, có lẽ chúng ta đã gặp một người tỏ ra chú ý tin mừng nhưng ít khi người ấy có ở nhà. Một số người trong khu vực của chúng ta sống trong những khu chung cư có hệ thống an ninh cao, khu dân cư có nhân viên bảo vệ, hoặc những nơi xa xôi, nên chúng ta rất khó tiếp cận với họ. Chúng ta cần lưu ý một số điều gì, đặc biệt khi viết thư cho người lạ?

CÁCH THỰC HIỆN:

  • Hãy nói những điều anh chị sẽ nói với họ nếu gặp trực tiếp. Hãy giới thiệu bản thân ngay đầu thư và nói rõ lý do anh chị viết thư cho họ. Có thể đặt một câu hỏi để người nhận suy nghĩ, đồng thời hướng người ấy đến trang web của tổ chức. Sau đó, cho người ấy biết về chương trình học hỏi Kinh Thánh miễn phí hoặc nêu tựa của một số chương trong công cụ dạy dỗ nào đó. Có thể gửi kèm một ấn phẩm, chẳng hạn như thẻ giới thiệu hoặc tờ chuyên đề

  • Hãy viết ngắn gọn. Không nên viết dài dòng vì chủ nhà có thể chán và không muốn đọc nữa.—Xin xem thư mẫu

  • Hãy kiểm tra lại xem thư có dễ đọc và có lỗi chính tả không, nghe có thân thiện, tế nhị và tích cực không. Hãy đảm bảo phong thư được dán tem đầy đủ