Ai sẽ hưởng lợi ích của sự sống lại?
Chương 20
Ai sẽ hưởng lợi ích của sự sống lại?
CÓ NHIỀU thắc mắc về sự sống lại của người chết. Ai sẽ sống lại? Con nít sơ sinh? Trẻ con? Cả người công bình lẫn người ác? Những người đã kết hôn sẽ được sum họp lại với người hôn phối khi xưa không?
Kinh-thánh không cho biết tất cả các chi tiết về sự sống lại. Tuy nhiên Kinh-thánh có hứa một cách kỳ diệu là người chết sẽ được sống lại và cho biết đầy đủ chi tiết cần thiết để chúng ta có thể tin vào lời hứa đó. Lẽ nào chúng ta không quí trọng sự chân thật của lời hứa đó chỉ vì Kinh-thánh không tiết lộ một số vấn đề hay sao?
Trong các giao dịch với người đồng loại, chúng ta không đòi hỏi biết hết mọi chi tiết phải không? Chẳng hạn, nếu được mời dự một bữa tiệc, bạn sẽ không hỏi người chủ tiệc: ‘Mọi người sẽ ngồi đâu? Ông bà có chuẩn bị để nấu nướng cho bấy nhiêu người đó không? Làm sao tôi có thể biết chắc ông bà có đủ nồi niêu chén dĩa?’ Hỏi như thế là vô lễ đối với người chủ tiệc phải không? Không ai nghĩ đến việc nói với một người chủ nhà: ‘Trước hết, xin cam kết với tôi là tôi sẽ được ăn ngon’. Được mời và biết ai mời mình, thế là đủ để tin cậy mọi việc sẽ suôn sẻ rồi.
Thật ra không ai thích bị đòi giải thích hay chứng minh mỗi lời mình nói. Thí dụ, một người bạn kể lại kinh nghiệm đã cứu một người sắp chết đuối. Nếu người bạn đó đáng tin cậy, chúng ta đâu có hỏi người đó phải chứng minh đã thật sự làm điều vừa kể. Hỏi như vậy chứng tỏ Hê-bơ-rơ 11:6). Ngài cung cấp nhiều chứng cớ để chúng ta căn cứ vào đó mà tin, nhưng ngài không ép buộc người ta phải tin bằng cách chứng minh rõ ràng từng chi tiết nhỏ để rồi đức tin trở thành không cần thiết.
thiếu tin cậy và tín nhiệm. Đó không phải là một nền tảng tốt để xây dựng và duy trì tình bạn. Dĩ nhiên, người nào không chịu chấp nhận lời hứa của Đức Chúa Trời về sự sống lại nếu không được giải thích từng chi tiết trước đã, thì sẽ không bao giờ được kể là bạn hữu của ngài. Đức Chúa Trời chỉ cho những ai đặt đức tin nơi ngài và tin cậy lời ngài được làm bạn với ngài (Như thế sự kiện vài chi tiết nào đó không được nói đến cốt là để thử xem trong lòng người ta có gì. Có những kẻ tự cao tự đại, coi trọng ý tưởng của mình và muốn theo đường lối độc lập. Họ không muốn có ai khác ở trên họ. Niềm tin nơi sự sống lại hẳn đòi hỏi họ cần phải sống phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời. Nhưng đây là điều họ không muốn làm. Bởi thế, họ thấy họ có thể viện dẫn vài chi tiết thiếu sót đó để bác bỏ sự tin tưởng vào sự sống lại. Họ rất giống những người Sa-đu-sê vào thời Chúa Giê-su làm thánh chức trên đất. Người Sa-đu-sê không chịu tin nơi sự sống lại và họ nêu ra điều mà họ nghĩ là trở ngại lớn nhất. Họ nói với ngài:
“Thưa thầy, Môi-se đã truyền lại luật nầy cho chúng tôi: Nếu người kia có anh, cưới vợ rồi chết, không con, thì người phải cưới lấy vợ góa đó để nối dòng cho anh mình. Vậy, có bảy anh em. Người thứ nhứt cưới vợ, rồi chết, không con. Người thứ hai cũng lấy vợ đó, rồi đến người thứ ba; hết thảy bảy người cũng vậy, đều chết đi không có con. Rốt lại, người đờn-bà cũng chết. Vậy thì đến ngày sống lại, đờn-bà đó sẽ là vợ ai? vì bảy người đều đã lấy làm vợ” (Lu-ca 20:28-33).
Để trả lời, Chúa Giê-su Christ đã cho thấy rõ lý luận sai lầm của người Sa-đu-sê và nhấn mạnh tính cách chắc chắn của lời hứa về sự sống lại. Ngài đáp lại:
“Con-cái của đời nầy lấy vợ gả chồng; song những kẻ đã được kể đáng dự phần đời sau và đáng từ kẻ chết sống lại, thì không lấy vợ gả chồng... Còn về sự kẻ chết sống lại, Môi-se đã cho biết trong câu chuyện về Bụi gai, khi người gọi Chúa là Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của Y-sác, và Đức Chúa Trời của Gia-cốp. Vậy Đức Chúa Trời không phải là Đức Chúa Trời của kẻ chết, nhưng của kẻ sống; vì ai nấy đều sống cho Ngài” (TẠI SAO SỰ SỐNG LẠI KHÔNG BAO HÀM LỜI HỨA VỀ HÔN NHÂN?
Căn cứ vào câu trả lời của Chúa Giê-su cho người Sa-đu-sê vài người có thể khó chịu về việc ngài nói sẽ không có sự kết hôn giữa những người chết được sống lại. Họ còn có thể nghĩ rằng, nếu không có hôn nhân thì sự sống lại chả đáng ham và không có lợi ích cho họ.
Tuy nhiên, khi suy luận về câu trả lời của Chúa Giê-su, chúng ta nên nhớ rõ chúng ta bất toàn. Những cái thích và cái không thích của chúng ta tùy thuộc rất nhiều vào những thói quen của chúng ta. Do đó không ai có căn cứ gì để biết chắc rằng mình sẽ không thích những sắp đặt của Đức Chúa Trời cho những người được sống lại trong tương lai. Ngoài ra, cũng không có đầy đủ các chi tiết về việc này. Quả thật, Đức Chúa Trời làm như thế vì lòng nhân từ của ngài. Vì là người bất toàn, chúng ta có thể ngay lúc đầu tỏ ra không thích những điều mà với thời gian sẽ khiến đời sống chúng ta đầy vui mừng trong trạng thái hoàn toàn. Những chi tiết ấy có thể vượt quá tầm nhận thức hiện tại của chúng ta. Chúa Giê-su đã cho thấy ngài biết và thông hiểu các giới hạn của loài người bất toàn khi ngài nói với các môn đồ của ngài vào một dịp nọ: “Ta còn có nhiều chuyện nói với các ngươi nữa; nhưng bây giờ những điều đó cao quá sức các ngươi” (Giăng 16:12).
Những ai sẽ được sống lại trên trời trong thể thần linh bất diệt không có khái niệm về sự sống đó sẽ ra sao. Họ không thể so sánh sự sống đó với những gì họ biết ở trên đất. Thân thể của họ sẽ khác hẳn. Giữa họ sẽ không còn phân biệt nam nữ nữa. Như thế, những người được sống lại trong thể thần linh trên trời có thể sẽ không kết hôn, vì tất cả họ đều hợp thành một thân thể, “vợ” đấng Christ.
Nhưng về phần những ai sống lại ở dưới đất thì sao? Họ có sum hợp lại với người hôn phối khi xưa của họ không? Không có câu Kinh-thánh nào nói việc này sẽ xảy ra. Kinh-thánh cho thấy rõ sự chết hủy tiêu hôn nhân. Rô-ma 7:2, 3 nói: “Đờn-bà có chồng, hễ chồng còn sống bao lâu, thì luật-pháp buộc phải theo chồng bấy lâu; nhưng nếu chồng chết, thì người vợ được thoát khỏi luật-pháp đã buộc mình với chồng...dầu lấy người khác cũng chẳng phải là đờn-bà ngoại-tình vậy”.
Bởi thế, nếu quyết định tái hôn bây giờ, một người không phải bận tâm về việc người hôn phối cũ sẽ nghĩ gì khi được sống lại trong tương lai. Nếu người đó không thể ở góa được thì khỏi phải rán sức ở góa với hy vọng sẽ được sum hợp với người hôn phối cũ sau khi sống lại. Vậy thì, Đức Chúa Trời quả là nhân từ khi không đòi hỏi một người được sống lại phải trở về với hôn nhân cũ, như người Sa-đu-sê lầm tưởng.
Trong khi chúng ta không biết những người sống lại sẽ sống ở đâu trên đất và với ai, chúng ta có thể tin chắc rằng dù có bất cứ sự sắp đặt nào, thì cũng nhằm giúp người chết sống lại được hạnh phúc. Sự ban cho của Đức Chúa Trời, trong đó có sự sống lại, sẽ thỏa mãn tất cả Gia-cơ 1:17). Chúng ta tin như thế vì chúng ta đã nhận được những sự ban cho rộng rãi do lòng yêu thương của ngài bày tỏ với chúng ta.
những nguyện vọng và nhu cầu của nhân loại biết vâng lời. Sự ban cho của ngài đều hoàn toàn, trọn vẹn (TRẺ CON VÀ NHỮNG NGƯỜI KHÁC ĐƯỢC SỐNG LẠI
Còn những trẻ con đã chết thì sao? Chúng cũng sẽ sống lại khi sự công bình trở lại trên đất không? Chắc chắn những cha mẹ có con đã chết đều mong muốn như thế. Hy vọng này có căn bản vững chắc.
Kinh-thánh kể lại sự sống lại của những người chết, trong số đó có trẻ con. Chúa Giê-su đã làm sống lại con gái của Giai-ru, ở Ga-li-lê; lúc đó khoảng 12 tuổi (Lu-ca 8:42, 54, 55). Tiên tri Ê-li và Ê-li-sê đã làm sống lại những đứa trẻ cũng ngần ấy tuổi (I Các Vua 17:20-23; II Các Vua 4:32-37). Như đã thấy, trong quá khứ có nhiều trẻ con được sống lại, vậy việc trông mong đông đảo trẻ con sẽ được sống lại khi Chúa Giê-su làm vua lẽ nào lại không đúng hay sao? Tất nhiên là đúng! Chúng ta có thể chắc chắn rằng bất cứ điều gì Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã có ý định làm đều sẽ chính trực, công bình, khôn ngoan và đầy yêu thương cho tất cả mọi người liên hệ.
Kinh-thánh tiết lộ sẽ có rất đông người được sống lại: đàn ông, đàn bà và trẻ con. Sứ đồ Phao-lô xác nhận khi tự biện hộ trước mặt quan tổng đốc Phê-lít: “Tôi có sự trông-cậy nầy nơi Đức Chúa Trời...tức là sẽ có sự sống lại của người công-bình và không công-bình” (Công-vụ các Sứ-đồ 24:15). Những người “công-bình” là người đã từng sống trong ân huệ của Đức Chúa Trời. Những người “không công-bình” là phần còn lại trong nhân loại. Như thế có nghĩa là tất cả mọi người chết đều sẽ được sống lại không? Không, không phải vậy.
NHỮNG KẺ SẼ KHÔNG ĐƯỢC SỐNG LẠI
Đức Chúa Trời đã phán xét một số người không đáng được sống lại. Kinh-thánh nói về những kẻ hiện nay từ chối không chịu phục tùng sự cai trị của đấng Christ và không làm điều thiện cho các “anh em” của ngài ở trên đất: “Những kẻ nầy sẽ vào hình-phạt đời đời” (Ma-thi-ơ 25:46). Điều này sẽ xảy ra cho họ khi Chúa Giê-su Christ cùng với đạo binh thiên sứ của ngài sẽ hủy diệt tất cả những kẻ chống lại sự cai trị công bình của ngài trong “hoạn-nạn lớn” sắp đến.
Kinh-thánh nói cho chúng ta biết số phận của những kẻ lúc đầu được thừa hưởng Nước Trời nhưng sau lại tỏ ra bất trung: “Không còn có tế-lễ chuộc tội nữa, nhưng chỉ có sự đợi chờ kinh-khiếp về sự phán-xét, và lửa hừng sẽ đốt cháy kẻ bội-nghịch mà thôi” (Hê-bơ-rơ 10:26, 27).
Kinh-thánh cũng nói đến những lớp người sẽ chịu sự hủy diệt đời đời. Chúa Giê-su Christ cho thấy những người Pha-ri-si không chịu ăn năn cùng những nhà lãnh đạo tôn giáo khác vào thời của ngài là một lớp người đã phạm tội nghịch cùng thánh linh. Ngài nói về tội đó: “Các tội-lỗi và lời phạm-thượng của người ta đều sẽ được tha; song lời phạm-thượng đến Đức Thánh-Linh thì sẽ chẳng được tha đâu. Nếu ai nói phạm đến Con người, thì sẽ được tha; song nếu ai nói phạm đến Đức Thánh-Linh, thì dầu đời nầy hay đời sau cũng sẽ chẳng được tha” (Ma-thi-ơ 12:31, 32). Bởi lẽ không có sự tha thứ cho những tội như thế, tất cả những ai chối bỏ sự thể hiện rõ ràng của thánh linh Đức Chúa Trời thì phải chịu chết đời đời vì tội ấy không thể tha thứ được.
Ngoài những điều mà Kinh-thánh đặc biệt nói đến những kẻ chịu hủy diệt đời đời, chúng ta không thể nói được những ai khác sẽ không được sống lại. Tuy nhiên sự kiện có một số người sẽ không được sống lại hẳn phải cảnh cáo chúng ta tránh những hành động đưa đến việc không được Đức Chúa Trời chấp nhận.
SỰ SỐNG LẠI ĐỂ BỊ XÉT ĐOÁN
Sự kiện phần đông nhân loại sẽ được sống lại cho thấy lòng thương xót của Đức Chúa Trời. Ngài không phải làm điều đó, nhưng tình yêu và lòng thương xót đối với nhân loại đã thúc đẩy ngài ban Con ngài làm giá chuộc để làm nền tảng cho sự sống lại (Giăng 3:16). Do đó thật khó tưởng tượng được việc một người được sống lại mà lại không biết ơn về sự sống lại của mình với triển vọng được sống đời đời. Tuy nhiên, sẽ có những người không vun trồng sự gắn bó trọn vẹn, vững chắc và trung thành đối với Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Bởi vậy những kẻ đó sẽ mất những ân phước lâu dài mà sự sống lại đem đến cho họ.
Chúa Giê-su Christ lưu ý đến việc đó khi ngài nói về một sự “sống lại để bị xét-đoán” trái với sự “sống lại để được sống” (Giăng 5:29). Sự kiện sự sống tương phản với sự xét đoán ở đây giải thích rõ sự xét đoán này là sự trừng phạt. Sự trừng phạt nào?
Muốn hiểu điều này, hãy đối chiếu tình trạng của những người sống lại trên đất với tình trạng của những người sống lại trên trời. Kinh-thánh nói về những người được dự phần trong “sự sống lại thứ nhứt”: “Phước thay và thánh thay những kẻ được phần về sự sống lại thứ nhứt! Sự chết thứ nhì không có quyền gì trên những người ấy” (Khải-huyền 20:6). Khi được sống lại trong sự bất tử ở trên trời, 144.000 người cùng cai trị với đấng Christ không thể chết được nữa. Sự trung thành của họ đối với Đức Chúa Trời chắc chắn đến nỗi ngài có thể ban cho họ một sự sống bất diệt. Nhưng đối với những người sống lại trên đất thì không phải như vậy. Trong số những người sống lại trên đất sẽ có một số người trở nên bất trung. Những kẻ bất trung này sẽ chịu sự trừng phạt là “sự chết thứ nhì”; họ không thoát được “quyền” của sự chết ấy.
Tuy nhiên tại sao có một số người đã được ơn sống lại rồi cuối cùng lại đi theo một con đường dẫn đến sự trừng phạt?
Chúng ta sẽ hiểu câu trả lời rõ hơn khi xem xét những điều Chúa Giê-su nói về những người sẽ được sống lại. Ngài nói với những người đồng hương không tin ngài:
“Đến ngày phán-xét, dân thành Ni-ni-ve sẽ đứng dậy với dòng-dõi nầy mà lên án nó, vì dân ấy đã nghe lời Giô-na giảng và ăn năn; mà đây nầy, có một người tôn-trọng hơn Giô-na! Đến ngày phán-xét, nữ-hoàng nam-phương sẽ đứng dậy với dòng-dõi nầy mà lên án nó, vì người từ nơi cùng trái đất đến nghe lời khôn-ngoan vua Sa-lô-môn; mà đây nầy, có một người tôn-trọng hơn vua Sa-lô-môn!” (Ma-thi-ơ 12:41, 42; Lu-ca 11:31, 32).
Nói về thành một mực từ chối không nghe thông điệp lẽ thật, Chúa Giê-su phán:
“Quả thật, ta nói cùng các ngươi, đến ngày phán-xét, thì xứ Sô-đôm và xứ Gô-mô-rơ sẽ chịu đoán-phạt nhẹ hơn thành ấy”. (Ma-thi-ơ 10:15; cũng xem Ma-thi-ơ 11:21-24).
Trong ngày Phán xét làm sao xứ Sô-đôm và Gô-mô-rơ
sẽ chịu đoán phạt nhẹ hơn? “Nữ-hoàng nam-phương” và dân cư thành Ni-ni-ve đã từng hưởng ứng lời rao giảng của Giô-na sẽ lên án thế hệ của những người cùng xứ với Chúa Giê-su như thế nào?Họ sẽ làm vậy qua cách mà họ đáp lại sự giúp đỡ mà họ nhận được trong thời kỳ trị vì của Chúa Giê-su Christ và 144.000 vua và thầy tế lễ đồng cai trị với ngài. Thời kỳ cai trị đó sẽ là “Ngày Phán xét”, lúc đó mọi người sẽ có cơ hội bày tỏ ý muốn phục tùng những sự sắp đặt của Đức Chúa Trời hay không. Đối với những người giống như dân không tin của những thành đã từng chứng kiến những công việc đầy quyền năng của Chúa Giê-su Christ, thì điều này sẽ không dễ dàng đâu.
Họ sẽ thấy khó khiêm nhường nhìn nhận rằng việc họ đã từ bỏ Chúa Giê-su là đấng Mê-si là sai lầm. Họ cũng thấy khó mà phục tùng ngài là Vua họ. Sự kiêu căng và ngoan cố sẽ khiến họ khó vâng phục hơn là dân cư thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ vì dân này, dù tội lỗi, đã không bao giờ từ chối chấp nhận cơ hội to lớn như cơ hội mà những người chứng kiến công việc của Chúa Giê-su Christ đã có. Sự hưởng ứng nồng nhiệt hơn của những người ở thành Ni-ni-ve và của nữ hoàng Sê-ba khi sống lại sẽ là một sự quở trách cho những người đồng hương sống cùng thời với Chúa Giê-su khi ngài làm thánh chức trên đất. Những người ở thành Ni-ni-ve này và những người khác giống họ sẽ dễ chấp nhận sự cai trị của đấng mà họ không hề có thành kiến xấu.
Những kẻ cố ý không chịu tấn tới trên con đường công bình dưới Nước Trời do đấng Christ cai trị sẽ chịu sự trừng phạt bằng “sự chết thứ nhì”. Trong vài trường hợp điều này sẽ xảy ra trước khi họ trở thành những người hoàn toàn.
Khải-huyền 20:7-10, 14, 15 nói về âm mưu của Sa-tan và kết quả của âm mưu đó như sau:
Hơn nữa, những người khác, sau khi trở thành những người hoàn toàn, sẽ không vượt qua thử thách vì thiếu lòng biết ơn và thiếu lòng trung thành khắng khít đối với Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Sau thời kỳ trị vì một ngàn năm của đấng Christ, Sa-tan Ma-quỉ đang bị nhốt trong vực sâu sẽ được thả ra trong một thời gian ngắn. Giống như khi xưa hắn tấn công uy quyền tối thượng của Đức Chúa Trời qua việc cám dỗ Ê-va, và rồi bà lôi kéo A-đam theo, hắn sẽ tìm cách xúi giục những người hoàn toàn làm phản, chống lại sự cai trị của Đức Chúa Trời.“Khi hạn ngàn năm mãn rồi, quỉ Sa-tan sẽ được thả, và nó ra khỏi ngục mình đặng dỗ-dành dân ở bốn phương trên đất, dân Gót và dân Ma-gót; nó nhóm chúng lại để chiến-tranh, đông như cát bờ biển... Chúng nó lên khắp các vùng rộng trên mặt đất, vây dinh thánh-đồ và thành yêu-dấu. Nhưng có lửa từ trên trời rơi xuống thiêu-diệt chúng nó. Còn ma-quỉ là đứa đã dỗ-dành chúng, thì bị quăng xuống hồ lửa và diêm... Hồ lửa là sự chết thứ hai. Kẻ nào không được biên vào sách sự sống đều bị ném xuống hồ lửa”. Điều này có nghĩa là chúng bị hủy diệt hay tiêu diệt mãi mãi. Như vậy những kẻ bất trung này sẽ “sống lại để bị xét-đoán” như Chúa Giê-su có nói, tức là để bị trừng phạt.
Mặt khác, những kẻ từ chối không hùa theo sự phản nghịch của Sa-tan sẽ được xét là xứng đáng nhận lấy sự sống đời đời. Họ sẽ mãi mãi vui hưởng sự sống làm người hoàn toàn, biết yêu thương và được yêu thương cho đến đời đời. Sự sống lại của họ sẽ là sự “sống lại để được sống”.
Ngay bây giờ chúng ta có thể bắt đầu vun trồng những đức tính mà Đức Chúa Trời đòi hỏi nơi những người mà ngài nhìn nhận là tôi tớ của ngài. Nếu chúng ta tỏ ra biết ơn về tất cả những gì ngài đã làm và sớm bắt đầu đi trong con đường công bình, chúng ta có thể có triển vọng tuyệt diệu sống lâu hơn đời sống hiện tại này. Đúng vậy, chúng ta có thể sống đời đời trong sự hoàn toàn, khỏi mọi ưu phiền và đau đớn!