Cái gọi là “linh hồn” đích thật là gì?
Chương 5
Cái gọi là “linh hồn” đích thật là gì?
BẠN là gì? Có phải bạn là hai người hợp lại thành một—một thân thể con người với óc, tim, mắt, mũi, tai, lưỡi, v.v... nhưng cũng có một người thiêng liêng vô hình tiềm tàng ở trong bạn, hoàn toàn biệt lập với thể xác của bạn và được gọi là “linh hồn” không? Nếu vậy, điều gì xảy ra khi bạn chết? Có phải chỉ thân thể của bạn chết thôi, còn linh hồn tiếp tục sống không? Làm sao bạn có thể biết chắc được?
Gần như tất cả mọi tôn giáo đều dạy rằng đối với loài người sự chết không phải là hết hiện hữu. Không phải chỉ có những tôn giáo thuộc các nước tự xưng theo đấng Christ ở Bắc và Nam Mỹ, Âu châu và Úc châu, nhưng các tôn giáo của những nước ở Á Châu và Phi Châu
không theo đấng Christ cũng dạy như thế. Cuốn sách Funeral Customs the World Over (Tục lệ mai táng trên khắp thế giới) nhận định: “Trong hầu hết mọi nền văn hóa, người ta đều tin rằng khi chết có một cái gì rời khỏi thân thể và tiếp tục sống”.Sự tin tưởng vào thuyết linh hồn bất tử tất là quan trọng trong vòng những tôn giáo không theo đấng Christ. Chẳng hạn, cuốn thánh thư Ấn giáo, là The Bhagavad Gita (Bà-ga-vát Gí-ta), có nói rõ là linh hồn không chết được. Sách đó dùng niềm tin này để biện hộ cho việc giết người trong chiến tranh:
“Thân kia đến chốn cuối cùng,
Nhưng mà ta biết linh hồn thì không,
Vì chưng bất diệt, khôn lường,
Hỡi con Bà-rát, chiến trường xông pha!
Ai tin rằng nó giết người,
Và cho rằng nó có ngày diệt vong,
Đều không có trí minh thông:
Nó không có giết cũng không qua đời.
Nó không sanh, tử bao giờ;
Một khi xuất hiện, sờ sờ sống luôn.
Bất sanh, mãi mãi trường tồn,
Khi thân thể chết, linh hồn còn đây”.
(The Bhagavad Gita, II, 18-20).
Nhưng linh hồn được nói đến ở đây là gì? Dù tin tưởng mạnh mẽ về linh hồn bất tử của con người, người Ấn giáo mô tả bản chất của nó một cách mơ hồ. Tác phẩm Hinduism (Ấn giáo) của Swami Vivekananda nói:
“Người Ấn giáo tin mỗi linh hồn là một vòng tròn mà chu vi không biết nằm ở đâu, dù tâm điểm của nó thì nằm trong thân thể; và sự chết chỉ có nghĩa là tâm điểm di chuyển từ thân thể này sang thân thể kia. Linh hồn cũng không bị vật chất chi phối. Theo bản thể thuần túy của nó, linh hồn được tự do, không bị ràng buộc, thánh thiện, trong sạch và hoàn
toàn. Nhưng bằng cách này hay cách khác nó tự ràng buộc với vật chất và tự cho rằng nó là vật chất”.Vậy còn sự tin tưởng phổ quát chung của những người theo đạo tự xưng theo đấng Christ thì sao? Giáo sư Cullmann (Phân khoa Thần học của Đại học đường Basel và Sorbonne ở Ba Lê) nói:
“Nếu chúng ta hỏi một người bình thường ngày nay tin theo đấng Christ (dù là người Tin lành có học hay người Công giáo, hoặc một người nào đó) Tân Ước dạy gì về định mệnh của con người sau khi chết, có lẽ họ sẽ trả lời, trừ vài ngoại lệ hiếm có: ‘Linh hồn bất tử’ ”.
Khi hỏi những người thuộc các Giáo hội tự xưng theo đấng Christ về bản chất của “linh hồn”, họ cũng trả lời cách mơ hồ, khó hiểu. Họ không có khái niệm nào về một linh hồn bất tử rõ hơn khái niệm của những người không theo đạo đấng Christ. Điều này khiến ta đặt ra câu hỏi: Kinh-thánh có dạy linh hồn là một phần bất tử của con người không?
LINH HỒN CÓ BẤT TỬ KHÔNG?
Trong nhiều bản dịch Kinh-thánh chữ “linh hồn” được dịch ra từ chữ Hê-bơ-rơ là neʹphesh và chữ Hy Lạp là psy·kheʹ. (Thí dụ, hãy xem Ê-xê-chi-ên 18:4 và Ma-thi-ơ 10:28 trong các bản phiên dịch tiếng Anh King James Version, New English Bible, Revised Standard Version và Douay Version). Những chữ Hê-bơ-rơ và Hy Lạp này cũng được dịch ra là “sinh vật”, “tạo vật” và “người”. Dù Kinh-thánh của bạn có dịch một cách đồng nhất những chữ neʹphesh và psy·khé là “linh hồn” hay không (như bản dịch New World Translation), khi xem xét những chỗ mà Kinh-thánh dùng chữ neʹphesh và psy·kheʹ, bạn sẽ thấy những chữ đó có nghĩa gì đối với dân tộc của Đức Chúa Trời vào thời xưa. Rồi bạn sẽ tự xác định lấy bản chất thật của linh hồn.
Sáng-thế Ký 2:7). Chúng ta hãy để ý là Kinh-thánh không nói ‘con người nhận lấy một linh hồn’, nhưng “người trở nên một loài sanh-linh”.
Khi mô tả sự sáng tạo của người đầu tiên là A-đam, sách thứ nhất trong Kinh-thánh nói: “Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn lên hình người, hà sanh-khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh-linh [neʹphesh]” (Các tín đồ đấng Christ vào thế kỷ thứ nhất có dạy giáo lý nào khác hơn khái niệm này về “linh hồn” không? Không. Trong sách thường được gọi là “Tân Ước” có trích lời tường thuật về sự sáng tạo A-đam như một sự kiện có thật: “Ấy vậy có lời chép rằng: Người thứ nhứt là A-đam đã nên linh-hồn sống” (I Cô-rinh-tô 15:45). Trong nguyên bản chữ “linh hồn” trong câu này là psy·khé. Kết quả là chữ neʹphesh trong tiếng Hê-bơ-rơ, và chữ Hy Lạp psy·kheʹ trong câu Kinh-thánh này chỉ chính con người, chứ không phải thần linh vô hình nào nằm trong con người. Vậy một số dịch giả Kinh-thánh đã dịch đúng nghĩa những chữ đó là “sinh vật”, “tạo vật” và “người” ở các câu Sáng-thế Ký 2:7 và I Cô-rinh-tô 15:45 (New English Bible, Young’s Literal Translation, Revised Standard Version; so sánh The Bible in Living English, dùng chữ “người” ở Sáng-thế Ký 2:7 nhưng “linh hồn” ở I Cô-rinh-tô 15:45).
Cũng đáng lưu ý là những chữ neʹphesh và psy·kheʹ được áp dụng cho loài vật. Kinh-thánh nói về sự sáng tạo các sinh vật trong biển và trên đất: “Đức Chúa Trời lại phán rằng: Nước phải sanh các vật sống cho nhiều, và các loài chim phải bay trên mặt đất trong khoảng-không trên trời. Đức Chúa Trời dựng nên các loài cá lớn, các vật sống hay động... Đất phải sanh các vật sống tùy theo Sáng-thế Ký 1:20-24).
loại, tức súc-vật, côn-trùng, và thú rừng, đều tùy theo loại” (Việc đề cập đến thú vật như các linh hồn sống không chỉ giới hạn ở cuốn sách đầu của Kinh-thánh. Từ sách đầu cho đến sách cuối của Kinh-thánh, thú vật được nói đến như những linh hồn. Có lời chép rằng: “Trong phần thuộc về quân-binh đã ra trận, hoặc người, hoặc bò hoặc lừa hay chiên, ngươi phải cứ thâu một phần [linh hồn, neʹphesh] trong năm trăm” (Dân-số Ký 31:28). “Người công-bình coi-sóc sự sống [linh hồn, neʹphesh] của súc-vật mình” (Châm-ngôn 12:10). “Phàm sanh-vật [linh hồn, psy·kheʹ] trong biển đều chết hết” (Khải-huyền 16:3).
Việc dùng chữ “linh hồn” khi nói về thú vật rất là thích hợp. Điều đó cũng phù hợp với ý nghĩa căn bản của chữ neʹphesh trong tiếng Hê-bơ-rơ. Chữ này bắt nguồn từ chữ có nghĩa gốc là “thở”. Bởi thế hiểu theo nghĩa đen, mỗi linh hồn là một “sinh vật thở” và thật vậy, thú vật cũng thở nữa. Chúng là những tạo vật sống và thở.
Khi được áp dụng cho loài người, các chữ neʹphesh và psy·kheʹ được dùng nhiều lần để chỉ toàn diện con người. Chúng ta đọc thấy Kinh-thánh nói linh hồn con người được sanh ra (Sáng-thế Ký 46:18), có thể ăn hay nhịn đói (Lê-vi Ký 7:20; Thi-thiên 35:13), có thể khóc lóc hay mòn mỏi (Giê-rê-mi 13:17; Giô-na 2:8). Một linh hồn có thể thề thốt, có sự ham muốn và kinh sợ (Lê-vi Ký 5:4; Phục-truyền Luật-lệ Ký 12:20; Công-vụ các Sứ-đồ 2:43). Một người có thể bắt cóc một linh hồn (Phục-truyền Luật-lệ Ký 24:7). Một linh hồn có thể bị đuổi theo và bị xiềng lại (Thi-thiên 7:5; 105:18). Chẳng phải đây là những việc mà các người bằng xương bằng thịt làm hay sao? Những đoạn Kinh-thánh trên chẳng cho thấy rõ linh hồn của một người chính là người đó hay sao?
Nhiều nhà nghiên cứu Kinh-thánh trong thế kỷ 20, theo Công giáo, Tin lành và Do Thái giáo, đã đi đến kết luận này. Hãy ghi nhận những lời bình luận của họ:
“Câu nổi tiếng trong Sáng-thế Ký [2:7] không nói con người gồm xác và hồn như người ta tưởng; nhưng nói Đức Gia-vê nắn nên hình người, từ bụi đất và làm cho sống bằng cách hà hơi thở vào lỗ mũi người, và người trở nên một người sống, hiểu theo trọn nghĩa chữ neʹphesh [linh hồn]” (H. Wheeler Robinson, thuộc Regent’s Park College, Luân Đôn, trong Zeitschrift für die alttestamentliche Wissenschaft, Bộ 41, năm 1923).
“Không nên nghĩ rằng con người có một linh hồn: chính con người là một linh hồn” (E. F. Kevan, Viện trưởng Kinh-thánh Học viện Luân Đôn, trong The New Bible Commentary, năm 1965, xuất bản lần thứ hai, trang 78).
“Linh hồn ở phần Cựu Ước không có nghĩa là một phần của thân thể con người, nhưng là toàn thể con người—một người với tư cách là sinh vật. Tương tự như vậy, trong Tân Ước linh hồn có nghĩa là sự sống của con người: sự sống của một cá nhân, một chủ thể có ý thức” (New Catholic Encyclopedia, năm 1967, Bộ 13, trang 467).
“Kinh-thánh không nói chúng ta có một linh hồn. ‘Nefesh’ chính là con người với nhu cầu ăn uống, có máu chảy trong mạch, bản thể của người đó” (Tiến sĩ H. M. Orlinsky thuộc Hebrew Union College, trích trong báo Times tại Nữu Ước, ngày 12-10-1962).
Việc những học giả thuộc nhiều tôn giáo khác nhau giờ đây nói linh hồn chính là con người có gì dường như lạ đối với bạn không? Có phải bạn đã được dạy như vậy không? Hay bạn đã được dạy rằng linh hồn là phần bất tử của con người? Nếu vậy, sự dạy dỗ ấy ảnh hưởng đến
bạn thế nào? Bạn có vì đó mà chi tiêu tiền cho đạo thay vì dùng tiền ấy cho những nhu cầu khác trong cuộc sống không? Phải chăng nhà thờ của bạn không thành thật trong việc dạy dỗ? Ai có lý: nhà thờ hay những học giả theo đạo?Nếu các học giả có lý khi nói linh hồn của con người là toàn bộ con người, kể cả thể xác thì chúng ta mong rằng Kinh-thánh nói linh hồn chết được, phải không? Đúng vậy, Kinh-thánh nói đến việc “dong-thứ”, “giải cứu” và “cứu” neʹphesh hay linh hồn khỏi sự chết (Thi-thiên 78:50; 116:8; Gia-cơ 5:20). Chúng ta cũng đọc: “Chúng ta đừng giết chết [linh-hồn] nó” (Sáng-thế Ký 37:21). “Kẻ sát-nhân, vì vô-ý đánh chết một linh-hồn, chạy ẩn-náu mình được” (Dân-số Ký 35:11, NW). “[Linh-hồn] chúng chết đương buổi thanh-xuân” (Gióp 36:14). “Linh-hồn nào phạm tội thì sẽ chết” (Ê-xê-chi-ên 18:4, 20).
Nhưng có thể nào vài câu Kinh-thánh trong tiếng nguyên thủy nói đến chữ được dịch ra linh hồn chỉ một cái gì tách rời thân thể khi chết và bất tử không? Chẳng hạn các câu: “Vả, bởi Ra-chên gần trút linh-hồn [vì người chết] nên người đặt đứa con trai đó tên là Bê-nô-ni” (Sáng-thế Ký 35:18), “Ôi! Giê-hô-va Đức Chúa Trời tôi, xin Chúa khiến linh-hồn của đứa trẻ này trở lại trong mình nó” (I Các Vua 17:21), “Chớ bối-rối, linh-hồn còn ở trong người” (Công-vụ các Sứ-đồ 20:10), phải chăng những câu này chỉ rõ linh hồn là một cái gì hiện hữu một cách biệt lập với thân thể?
Gióp 33:22, được viết bằng thể thơ, cung cấp chìa khóa để hiểu những câu Kinh-thánh này. Ở đây “linh-hồn” và “sự sống” được đặt song song để hai chữ có thể dùng lẫn lộn được mà không thay đổi ý nghĩa của câu văn. Chúng ta đọc: “Linh-hồn người đến gần cái hầm, và sự sống người xích lại kẻ giết”. Từ chỗ song song này chúng ta có thể thấy danh từ “linh-hồn” có nghĩa là sự sống của một người, và vì vậy sự ra đi của linh hồn có thể được hiểu là một người không còn sự sống nữa.
Để dẫn chứng: Trong vài ngôn ngữ, người ta có thể nói con chó “mất sự sống” khi bị một xe vận tải cán chết. Người ấy có nghĩ sự sống của con vật này ra khỏi xác và tiếp tục hiện hữu không? Không, người ta chỉ dùng ngôn ngữ bóng bẩy để nói con thú đó chết. Khi chúng ta nói một người nào đó “mất sự sống” thì cũng có nghĩa như vậy. Chúng ta không muốn ám chỉ sự sống của người đó tách rời khỏi thân thể. Tương tự thế, “mất linh hồn” có nghĩa “mất sự sống với tính cách là linh hồn” và không bao hàm ý tưởng tiếp tục sống sau khi chết. Cuốn The Interpreter’s Dictionary of the Bible (Tự điển thông giải Kinh-thánh) nhìn nhận:
“Ta phải hiểu theo nghĩa bóng việc nephesh [linh hồn] ‘bỏ đi’, vì linh hồn không sống biệt lập với thân thể, nhưng chết chung với thân thể (Dân-số Ký 31:19; Các Quan Xét 16:29; Ê-xê-chi-ên 13:19). Không có đoạn Kinh-thánh nào cho phép ta nói ‘linh hồn’ tách rời thể xác lúc chết”.
NGUỒN GỐC CỦA SỰ TIN TƯỞNG
Rõ ràng Kinh-thánh cho thấy một cách không nhầm lẫn được là con người không có một linh hồn bất tử, chính người là một linh hồn. Thế thì làm sao sự tin tưởng này đã bắt rễ trong sự dạy dỗ của các giáo hội tự xưng theo đấng Christ? Ngày nay phải thành thật nhìn nhận rằng sự dạy dỗ đó chịu ảnh hưởng triết lý ngoại đạo của Hy Lạp. Giáo sư Douglas T. Holden viết trong sách Death Shall Have No Dominion:
“Thần học về đạo đấng Christ đã pha trộn với triết lý Hy Lạp đến độ đào tạo những cá nhân có tư tưởng hỗn hợp, chín phần Hy Lạp và một phần Ki-tô”.
Tạp chí Công giáo Commonweal, số ra ngày 15-1-1971, thú nhận ý tưởng linh hồn bất tử là khái niệm mà “những người Do Thái về sau và những tín đồ đấng Ki-tô thuộc thế kỷ thứ nhất đã thừa hưởng nơi người A-thên”.
Ai là kẻ đáng trách về sự pha trộn tư tưởng Hy Lạp với tư tưởng đạo đấng Christ? Có phải đó là giới lãnh đạo tôn giáo không? Chắc chắn các giáo dân không sáng chế ra dạy dỗ này, điều mà ngày nay các học giả Kinh-thánh công khai nhìn nhận là phản Kinh-thánh.
Nhưng những người Hy Lạp cổ đã căn cứ vào đâu để lập nền tảng cho tôn giáo họ? Như chúng ta đã thấy có bằng chứng hùng hồn là những khái niệm tôn giáo của người Hy Lạp cũng như của các dân tộc khác chịu ảnh hưởng của Ba-by-lôn. Cuốn The International Standard Bible Encyclopædia (Bách khoa tự điển về Kinh-thánh) nói đến sự tin tưởng của người Ba-by-lôn về linh hồn:
“Khi chết đi, linh hồn người ta được coi như tiếp tục sống... Người Ba-by-lôn...thường chôn những người chết chung với những vật dụng để dùng vào kiếp sau... Và ở thế giới tương lai này, hình như có sự phân biệt giữa những người chết. Những người chết trận được đặc biệt ưu đãi. Họ nhận được nước mát để uống; trong khi những ai không có cháu chắt dâng cúng, chịu khổ sở và gặp nhiều thiếu thốn”.
Như thế người Hy Lạp có thể dễ dàng lãnh hội tư tưởng căn bản về linh hồn bất tử từ Ba-by-lôn, rồi các triết gia Hy Lạp khai triển sâu rộng những tư tưởng đó.
Những tôn giáo không theo đấng Christ hiện hữu
ngày nay cũng phát triển tư tưởng giống vậy. Thí dụ, có nhiều điểm giống nhau đáng chú ý giữa nền văn minh cổ ở Thung lũng Ấn hà, nơi Ấn giáo thịnh hành, với nền văn minh cổ ở Mê-sô-bô-ta-mi. Trong số những điểm giống nhau đó có lối kiến trúc dạng cái tháp hình trôn ốc và những thuật điêu họa của miền Mê-sô-bô-ta-mi nguyên thủy. Nhà khảo cứu văn minh A-si-ri nổi tiếng Samuel N. Kramer dựa vào các cuộc nghiên cứu của ông, cho rằng khi người Su-mê-ri chiếm quyền kiểm soát miền Lưỡng hà châu (Mê-sô-bô-ta-mi), dân miền đó trốn thoát đến Thung lũng Ấn Hà và định cư tại thung lũng này. Vậy thì không có gì khó hiểu về nguồn gốc tại sao người Ấn giáo tin linh hồn bất tử.Bởi vậy, ta có bằng chứng Ba-by-lôn là khởi điểm xưa nhất từ đó sự tin tưởng linh hồn bất tử được lan ra cho đến đầu cùng trái đất. Và theo Kinh-thánh tại Ba-by-lôn người ta đã nổi lên chống lại Đức Chúa Trời. Đó đủ là lý do để xem xét giáo lý linh hồn bất tử với thái độ ngờ vực. Nhưng chớ nên quên rằng giáo lý này đi ngược hẳn lại với Kinh-thánh, như chúng ta đã thấy.
Hơn nữa, phải chăng ý tưởng về linh hồn bất tử ngược lại với điều mà chính cá nhân bạn nhận xét? Thí dụ, nếu một người bị đánh bất tỉnh, ngất xỉu hay bị chụp thuốc mê tại bệnh viện thì điều gì xảy ra? Nếu “linh hồn” của người đó quả thật là cái gì biệt lập với thân thể, đủ sức hoạt động theo trí khôn ngoài thân thể đến độ vượt khỏi tầm kiểm soát của sự chết, tại sao khi bị mê như vậy người đó hoàn toàn không biết chi hết? Tại sao người ta cần phải kể lại cho người đó điều đã xảy ra chung quanh người trong giai đoạn đó? Nếu “linh hồn” người đó có thể thấy, nghe, cảm giác và suy nghĩ sau khi chết, như các tôn giáo thường dạy, thì tại sao một giai đoạn bất
tỉnh như thế, nhẹ hơn sự chết, làm ngưng trệ tất cả những hoạt động này?Một xác chết, dù của người hay thú vật, sau cùng cũng thành bụi đất. Không có gì cho thấy linh hồn còn sống sau sự chết.
HẬU QUẢ CỦA GIÁO LÝ VỀ LINH HỒN BẤT TỬ
Điều mà người ta tin về linh hồn có hậu quả sâu rộng.
Trong thời chiến, giáo lý linh hồn bất tử được dùng để làm mờ lương tâm người ta. Các nhà lãnh đạo tôn giáo làm cho người ta xem việc giết người không xấu lắm, vì chung cuộc những người bị giết không có chết thật. Những ai chết trận vì chống lại kẻ thù sẽ được hưởng phước. Điển hình tờ Times tại Nữu Ước ra ngày 11-9-1950 ghi lời nhận xét: “Hôm qua tại Thánh đường St. Patrick người ta có nói với những cha mẹ đang lo buồn vì con cái được gọi đi quân dịch rằng cái chết trong chiến tranh là một phần kế hoạch của Đức Chúa Trời nhằm gia tăng ‘dân số Nước thiên đàng’ ”. Ý tưởng này không khác với giáo lý Ba-by-lôn cổ cho rằng những người chết trận được đặc biệt ưu đãi.
Trình bày Kinh-thánh cách sai lầm như thế khiến người ta coi rẻ sự sống của con người và đồng thời làm cho người ta cảm thấy lệ thuộc vào các tôn giáo lớn hô hào là lo lắng cho linh hồn họ.
Biết thế, bạn sẽ làm gì? Đương nhiên, Đức Chúa Trời thật, chính ngài là “Đức Chúa Trời của lẽ thật”, ghét sự giả dối, sẽ không ban ơn cho kẻ dính dáng với những tổ chức dạy sự sai lầm (Thi-thiên 31:5, NW; Châm-ngôn 6:16-19; Khải-huyền 21:8). Và, thật ra bạn có muốn kết hợp với một tôn giáo không trung thực với bạn chăng?
[Hình nơi trang 40]
TẤT CẢ ĐỀU LÀ LINH HỒN