“Chịu khổ trong hồ lửa” có nghĩa gì?
Chương 14
“Chịu khổ trong hồ lửa” có nghĩa gì?
BÂY GIỜ bạn biết Kinh-thánh nói gì về tình trạng vô tri thức của người chết, bạn sẽ phản ứng ra sao nếu bạn tìm ra một câu Kinh-thánh nói về một nơi thống khổ? Thế thì bạn có lý luận rằng bạn có lý do để bỏ qua tất cả các câu Kinh-thánh khác và cứ giữ ý tưởng là có lẽ vẫn còn một cái gì tiếp tục hiện hữu sau khi người ta chết không? Hay là bạn sẽ xem xét kỹ lưỡng toàn thể đoạn văn để xác định câu văn đó thật ra muốn nói gì và phù hợp thế nào với phần còn lại của Kinh-thánh?
Sở dĩ chúng ta xem xét điều này là bởi vì sách Khải-huyền trong Kinh-thánh quả có nói đến việc “chịu khổ” trong một “hồ lửa”. Khải-huyền 20:10 nói: “Còn ma-quỉ là đứa đã dỗ-dành chúng, thì bị quăng xuống hồ lửa và diêm, trong đó đã có con thú và tiên-tri giả rồi. Chúng nó sẽ phải chịu khổ cả ngày lẫn đêm cho đến đời đời”. (Cũng xem Khải-huyền 19:20).
Chúng nó bị quăng xuống “hồ lửa” để chịu khổ thế nào? Bản chất của sách Khải-huyền cho thấy rõ chúng ta chớ vội cho rằng phải hiểu từ ngữ này theo nghĩa đen. Lời mở đầu sách này nói: “Sự mặc-thị của Đức Chúa Giê-su Christ mà Đức Chúa Trời đã ban cho Ngài đặng đem tỏ ra cùng tôi-tớ Ngài những điều kíp phải xảy đến, thì Ngài đã sai thiên-sứ đến tỏ những điều đó [bằng các dấu] cho Giăng, tôi-tớ Ngài” (Như chúng ta đọc thấy ở đây, sự tiết lộ này được diễn tả “bằng các dấu”. Vậy nói gì về “hồ lửa” và sự “chịu khổ” ở đó? Nên hiểu theo nghĩa đen hay cũng cho đó là các “dấu” hay biểu tượng?
Chúng ta còn được cho biết thêm là, ngoài Ma-quỉ, cũng có “con thú” và “tiên-tri giả” bị quăng vào hồ lửa; điều này giúp cho chúng ta hiểu rõ vấn đề hơn. Hãy lưu ý những lời trong Khải-huyền 20:14, 15: “Đoạn, Sự chết và Âm-phủ bị quăng xuống hồ lửa. Hồ lửa là sự chết thứ hai. Kẻ nào không được biên vào sách sự sống đều bị ném xuống hồ lửa”.
Có thể nào sự chết và Âm phủ bị quăng vào một hồ lửa theo nghĩa đen không? Dĩ nhiên không, vì đó không phải là đồ vật, thú vật hay con người. Sự chết là một tình trạng hay một hoàn cảnh, thế thì làm sao có thể bị ném vào hồ lửa theo nghĩa đen được? Về phần Âm phủ, đó là mồ mả chung của nhân loại. Loại hồ nào có thể chứa được Âm phủ?
Ngoài ra, Khải-huyền 20:14, 15 cũng không nói hồ ấy có thật theo nghĩa đen. Đúng hơn, chúng ta đọc thấy chính “hồ lửa” tượng trưng cho “sự chết thứ hai”. Khải-huyền cũng nói đến cùng một điểm: “Còn những kẻ hèn-nhát, kẻ chẳng tin, kẻ đáng gớm-ghét, kẻ giết người, kẻ dâm-loạn, kẻ phù-phép, kẻ thờ thần-tượng, và phàm kẻ nào nói dối, phần của chúng nó ở trong hồ có lửa và diêm cháy bừng bừng: đó là sự chết thứ hai”. 21:8
Bởi vì hồ lửa tượng trưng cho sự chết thứ hai, nên việc quăng sự chết và Âm phủ vào trong ấy hiểu theo nghĩa bóng là sự chết và Âm phủ sẽ bị tiêu diệt đời đời, chỉ thế thôi. Điều này phù hợp với câu Kinh-thánh nói “kẻ thù bị hủy-diệt sau-cùng, tức là sự chết” (I Cô-rinh-tô 15:26). Và, bởi vì Âm phủ—nói chung là mồ mả của nhân loại—bị bỏ trống và “sự chết không còn nữa”, điều đó có nghĩa là Âm phủ ngừng hoạt động, hết hiện hữu (Khải-huyền 20:13; 21:4).
SỰ THỐNG KHỔ TƯỢNG TRƯNG
Vậy thì sự “thống khổ” mà những kẻ ác và những thứ khác phải chịu khi bị quăng vào hồ lửa có nghĩa gì? Vì không còn hiện hữu có ý thức, chúng không thể trải qua một sự thống khổ theo nghĩa đen, phải không? Không có một chỗ nào trong Kinh-thánh cho thấy chúng hiện hữu có ý thức. Thế thì tại sao Kinh-thánh nói về sự thống khổ đời đời trong “hồ lửa”?
Vì “hồ lửa” là tượng trưng, sự thống khổ liên kết với nó cũng phải là tượng trưng hay là có nghĩa bóng. Điều mà Kinh-thánh nói về những vật bị ném vào “hồ lửa” giúp hiểu rõ việc này hơn. Chúng ta chớ quên rằng “hồ lửa” tượng trưng cho “sự chết thứ hai”. Sự chết do A-đam, nghĩa là sự chết mà nhân loại thừa hưởng từ A-đam và Ê-va không bao giờ được tượng trưng bởi một việc khủng khiếp đến thế, dù sự chết là “tiền công của tội-lỗi” (Rô-ma 6:23).
Giăng 11:11). Sau này chính Chúa Giê-su cũng đã ngủ trong sự chết ba ngày. Chúng ta đọc về điều này: “Bây giờ, đấng Christ đã từ kẻ chết sống lại, ngài là trái đầu mùa của những kẻ ngủ” (I Cô-rinh-tô 15:20). Chết cũng giống như ngủ vì sau đó có sự thức dậy.
Chúa Giê-su Christ so sánh sự chết của những người chết vì tội lỗi di truyền giống như một giấc ngủ. Bởi vậy, Chúa Giê-su có nói về La-xa-rơ đã chết bốn ngày: “La-xa-rơ, bạn ta, đương ngủ; nhưng ta đi đánh thức người” (Nhưng những kẻ chuốc lấy “sự chết thứ hai” không có hy vọng được sống lại. Sự chết của chúng không phải là giấc ngủ. Chúng sẽ không bao giờ thức dậy từ sự hủy diệt của sự chết thứ hai. Chúng cứ ở mãi trong tình trạng vô vọng này, chúng “chịu khổ đời đời” có nghĩa là sự chết thứ hai ràng buộc chúng mãi mãi không cho chúng trở lại sống ý thức và hoạt động một lần nữa. Sự ràng buộc của sự chết thứ hai được so sánh với hình phạt bị bỏ tù trong lời ví dụ của Chúa Giê-su về tên đầy tớ vong ơn, không thương xót. Chúa Giê-su nói về biện pháp của chủ đối với tên đầy tớ đó: “Chủ nổi giận, phú nó cho kẻ giữ ngục [kẻ tra tấn, NW, cước chú] cho đến khi nào trả xong hết nợ” (Ma-thi-ơ 18:34).
Chính sự kiện “hồ lửa” tượng trưng “sự chết thứ hai” loại hẳn ý tưởng cho rằng đó là một nơi thống khổ có ý thức. Không có câu Kinh-thánh nào gợi ra ý nghĩ người chết có thể biết mình trải qua sự thống khổ, nhưng Kinh-thánh nói người chết đã mất hết mọi cảm giác. Kinh-thánh nói về những người chết nằm trong mồ mả chung của nhân loại: “Ở đó kẻ hung-ác thôi rày-rạc, và các người mỏn sức được an-nghỉ. Ở đó những kẻ bị tù Gióp 3:17-19).
đồng nhau được bình-tịnh, không còn nghe tiếng của kẻ hà-hiếp nữa. Tại nơi ấy nhỏ và lớn đều ở cùng nhau, và kẻ tôi-mọi được phóng khỏi ách chủ mình” (Sự chết mà nhân loại nói chung tiếp tục phải chịu, không còn mọi cảm giác và cảm nghĩ như thế nào, thì “sự chết thứ hai” cũng thể ấy. Nhưng đối với những kẻ chịu “sự chết thứ hai”, sẽ không còn có sự tha thứ cũng không có sự cứu chuộc nào nữa. Chúng sẽ ở trong tình trạng nhục nhã này cho đến đời đời. Không ai sẽ nhớ đến chúng nữa (Ê-sai 66:24; Châm-ngôn 10:7).
Tuy nhiên, trước khi kẻ ác bị hủy diệt hoàn toàn trong “sự chết thứ hai”, chúng trải qua sự thống khổ. Khải-huyền 14:9-11 nói tượng trưng về điều này: “Nếu ai thờ-phượng con thú cùng tượng nó, và chịu dấu nó ghi trên trán hay trên tay, thì người ấy cũng vậy, sẽ uống rượu thạnh-nộ không pha của Đức Chúa Trời rót trong chén thạnh-nộ của Ngài, và sẽ chịu đau-đớn trong lửa và diêm ở trước mặt các thiên-sứ thánh và trước mặt Chiên Con. Khói của sự đau-đớn chúng nó bay lên đời đời. Những kẻ thờ-lạy con thú và tượng nó, cùng những kẻ chịu dấu của tên nó ghi, thì cả ngày lẫn đêm không lúc nào được yên-nghỉ”. Những kẻ thờ phượng “con thú” và “tượng” nó phải chịu thống khổ bằng cách nào? Câu Kinh-thánh tiếp theo đó giải thích: “Đây tỏ ra sự nhịn-nhục của các thánh-đồ: chúng giữ điều-răn của Đức Chúa Trời và giữ lòng tin Đức Chúa Giê-su” (Khải-huyền 14:12).
Nếu những kẻ thờ phượng “con thú” và “tượng” của nó bị giam cầm ở một nơi thống khổ hiểu theo nghĩa đen, các thánh đồ hẳn không cần phải nhịn nhục. Những kẻ thờ phượng giả lúc đó hẳn bị tước hết mọi quyền lực,
không thể nào làm hại những người thờ phượng trung thành của Đức Chúa Trời được. Nhưng hễ chúng còn sống và tự do đến chừng nào, chúng vẫn có thể có hành động thù nghịch chống lại các “thánh-đồ”.Sự kiện mà các “thánh-đồ” xuất hiện ở đây cho thấy chính họ là phương tiện làm thống khổ kẻ ác. Thế nào? Bằng cách rao giảng thông điệp báo trước sự hủy diệt đời đời dành cho những kẻ thờ phượng “con thú” và “tượng” của nó. Thông điệp này làm những kẻ thờ phượng giả bị thống khổ ngày đêm, không yên nghỉ. Đó là lý do tại sao chúng tìm đủ mọi cách có thể được để bịt miệng tôi tớ của Đức Chúa Trời. Các “thánh-đồ” cần phải nhịn nhục vì sẽ bị bắt bớ. Sau cùng, khi những kẻ thờ phượng “con thú” và “tượng” của nó bị hủy diệt như thể bị “lửa và diêm” thiêu đốt, bằng chứng về sự hủy diệt hoàn toàn của chúng sẽ như một trụ khói bay lên đời đời.
Những gì đã xảy ra cho các thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ giúp chúng ta hiểu được sự hủy diệt hoàn toàn đó. Môn đồ Giu-đe viết: “Thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ cùng các thành lân-cận...đã chịu hình-phạt bằng lửa đời đời, làm gương để trước mặt chúng ta” (Giu-đe 7). Khi Giu-đe viết thư đó, ngọn lửa đã ngừng thiêu đốt các thành kia lâu rồi. Nhưng bằng chứng “đời đời” vĩnh viễn của sự hủy diệt của ngọn lửa đó hãy còn, vì các thành kia không còn nữa.
HÌNH PHẠT THỐNG KHỔ ĐỜI ĐỜI XUNG KHẮC VỚI NHÂN CÁCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Hình phạt dành cho những kẻ ngoan cố phản
nghịch là sự hủy diệt hoàn toàn, chứ không phải sự thống khổ đời đời; điều này cũng phù hợp với điều mà Đức Chúa Trời tiết lộ về ngài trong Kinh-thánh. Giê-hô-va Đức Chúa Trời yêu mến các tạo vật của ngài: loài người và loài thú.Hãy xem qua luật pháp của Đức Chúa Trời về con bò đang làm việc: “Chớ khớp miệng con bò trong khi nó đạp lúa” (Phục-truyền Luật-lệ Ký 25:4). Luật pháp này phản ảnh lòng thương xót và chăm sóc của Đức Chúa Trời đối với các thú vật không lý trí. Con bò không phải chịu khổ sở vì bị cản trở không được ăn một phần lúa mà nó đang đạp.
Sự quan tâm và chăm sóc của Đức Chúa Trời đối với loài người còn lớn hơn nhiều so với các con vật không lý trí. Chúa Giê-su Christ nhắc nhở các môn đồ của ngài: “Người ta chẳng bán năm con chim sẻ giá hai đồng tiền sao? Nhưng Đức Chúa Trời không quên một con nào hết. Dầu đến tóc trên đầu các ngươi cũng đã đếm cả rồi. Đừng sợ chi, vì các ngươi trọng hơn nhiều chim sẻ” (Lu-ca 12:6, 7).
Một Đức Chúa Trời đầy lòng nhân ái như thế lại hành hạ đời đời một số người theo nghĩa đen, thì chẳng lẽ điều này không phải hoàn toàn mâu thuẫn hay sao? Có ai trong chúng ta muốn nhìn thấy người nào chịu sự tra tấn khủng khiếp nhất dù chỉ trong một giờ thôi? Sự thật là chỉ có những người hiểm độc như ma quỉ mới thích xem người khác đau khổ mà thôi, phải không? Khi nghe nói có một người cha hành hạ con mình đến gần chết chỉ vì vài hành vi không vâng lời, chẳng phải bản năng yêu thương và công bình sẵn có trong chúng ta khiến chúng ta cảm thấy phẫn nộ hay sao? Dù đứa con đó có ngỗ nghịch đến đâu, chúng ta không thể có cảm tình đối với một người cha như thế.
Tuy nhiên cách đối xử đầy thương xót của Đức Chúa Trời đối với nhân loại bất toàn thực sự thu hút lòng ý thức đạo đức của chúng ta. Cách đối xử đó sưởi ấm lòng chúng ta và đưa chúng ta đến gần Đấng Tạo hóa hơn nữa. Bạn thử nghĩ: Cho dù người ta đáng bị trừng phạt, Đức Chúa Trời không vui gì khi ra tay trừng phạt họ. Nhà tiên tri Giê-rê-mi kêu than khi nghĩ đến sự phán xét của Đức Chúa Trời giáng trên dân Giê-ru-sa-lem bất trung: “Dầu Ngài đã làm cho lo-buồn, còn sẽ thương-xót theo sự dư-dật của lòng nhơn-từ Ngài; vì ấy là chẳng phải bổn-tâm Ngài làm cho con-cái loài người cực-khổ và buồn-rầu” (Nếu trong lòng ngài không muốn những người đáng bị phạt chịu khốn khổ, thì làm sao Giê-hô-va Đức Chúa Trời có thể đành lòng nhìn xem những kẻ gian ác khổ sở đời đời được? Hơn nữa, hình phạt đó nhằm mục đích gì? Theo thuyết lý “lửa địa ngục” không dựa trên Kinh-thánh của giới lãnh đạo tôn giáo, ngay cả nếu những kẻ chịu thống khổ muốn thay đổi, họ không thể làm được, và cũng không làm cho tình thế sáng sủa hơn. Tuy nhiên, Kinh-thánh cho thấy rõ rệt chính sự hủy diệt hoàn toàn, chứ không phải sự thống khổ, là hình phạt dành cho những ai ngoan cố đi theo đường ác.
Biết rằng Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời đầy yêu thương và công bình, chúng ta có thể yên chí là ngài có ý định huy hoàng cho những ai muốn phụng sự ngài. Vậy chúng ta hãy sốt sắng xem xét Kinh-thánh để biết những sự sắp đặt của ngài để giải cứu nhân loại khỏi bệnh tật và sự chết.