Một người giàu trong Âm phủ
Chương 12
Một người giàu trong Âm phủ
TẠI SAO Kinh-thánh nói đến một người giàu bị thống khổ trong lửa nơi Âm phủ, trong khi Âm phủ chỉ là mồ chung của người chết? Phải chăng điều này chứng tỏ rằng Âm phủ, hay ít ra một phần của Âm phủ, là một nơi có lửa để hành tội?
Những người dạy về lửa địa ngục mau mắn mở tới lời tường thuật này như bằng chứng xác định là có địa ngục dành cho những người ác. Tuy nhiên nếu như vậy thì họ lờ đi lời tuyên bố rõ ràng được lặp đi lặp lại trong Kinh-thánh: “Linh-hồn nào phạm tội thì sẽ chết” (Ê-xê-chi-ên 18:4, 20). Và “Kẻ chết chẳng biết chi hết” (Truyền-đạo 9:5). Rõ ràng các lời tuyên bố này không tán trợ quan niệm là những “linh hồn hư mất” phải chịu sự thống khổ nơi lửa địa ngục.
Do đó sự dạy dỗ của Kinh-thánh về tình trạng người chết khiến nhiều giới chức giáo phẩm của các tôn giáo tự xưng theo đấng Christ ở trong tình thế khó xử. Chính cuốn sách mà họ xưng là nền tảng cho sự dạy dỗ của họ, tức Kinh-thánh, lại không tán thành các giáo lý của họ. Tuy vậy, dù vô tình hay cố ý, họ cảm thấy cần phải đi vào Kinh-thánh,
vớ lấy một cái gì trong đó để chứng minh cho quan điểm của họ. Như thế thì họ làm cho chính họ và những người khác bị mù trước lẽ thật. Họ thường cố tình làm vậy.Mặt khác, những người thành thật tìm kiếm lẽ thật muốn biết điều gì đúng. Họ nghĩ nếu họ chỉ chấp nhận một phần của Kinh-thánh và từ bỏ phần kia, thì thật ra họ tự lừa dối mình. Họ muốn biết Kinh-thánh thật sự nói gì về tình trạng của người chết. Và để hiểu rõ cội nguồn, họ muốn biết ý nghĩa của câu chuyện người giàu bị thống khổ trong Âm phủ và điều này ăn khớp với phần còn lại của Kinh-thánh thế nào.
Chính Chúa Giê-su Christ đã kể lại về một người giàu nọ và một người ăn mày tên La-xa-rơ. Chúng ta đọc nơi Lu-ca 16:19-31:
“Có một người giàu mặc áo tía và áo bằng vải gai mịn, hằng ngày ăn-ở rất là sung-sướng. Lại có một người nghèo, tên là La-xa-rơ, nằm ngoài cửa người giàu đó, mình đầy những ghẻ. Người ước-ao được ăn những đồ ở trên bàn người giàu rớt xuống; cũng có chó đến liếm ghẻ người.
“Vả, người nghèo chết, thiên-sứ đem để vào lòng Áp-ra-ham; người giàu cũng chết, người ta đem chôn. Người giàu ở nơi Âm-phủ đang bị đau-đớn, ngước mắt lên, xa thấy Áp-ra-ham, và La-xa-rơ trong lòng người; bèn kêu lên rằng: Hỡi Áp-ra-ham tổ tôi, xin thương lấy tôi, sai La-xa-rơ nhúng đầu ngón tay vào nước đặng làm cho mát lưỡi tôi; vì tôi bị khổ trong lửa nầy quá đỗi. Nhưng Áp-ra-ham trả lời rằng: Con ơi, hãy nhớ lại lúc ngươi còn sống đã được hưởng những sự lành của mình rồi, còn La-xa-rơ phải những sự dữ; bây giờ, nó ở đây được yên-ủi, còn ngươi phải bị khổ-hình. Vả lại, có một vực sâu ở giữa chúng ta với ngươi, đến nỗi ai muốn từ đây qua đó không được, mà ai muốn từ đó qua đây cũng không được. Người giàu nói rằng: Tổ tôi ơi! vậy thì xin sai La-xa-rơ đến nhà cha tôi,—vì tôi có năm anh em,—đặng người làm chứng cho họ về những điều nầy, kẻo họ cũng
xuống nơi đau-đớn nầy chăng. Áp-ra-ham trả lời rằng: Chúng nó đã có Môi-se và các đấng tiên-tri; chúng nó phải nghe lời các đấng ấy! Người giàu nói rằng: Thưa Áp-ra-ham tổ tôi, không phải vậy đâu; nhưng nếu có kẻ chết sống lại đến cùng họ, thì họ sẽ ăn-năn. Song Áp-ra-ham rằng: Nếu không nghe Môi-se và các đấng tiên-tri, thì dầu có ai từ kẻ chết sống lại, chúng nó cũng chẳng tin vậy”.Hãy để ý Kinh-thánh nói gì về người giàu. Tại sao người chịu khổ trong Âm phủ? Y đã làm gì? Chúa Giê-su không nói y đã sống cách đồi trụy, phải không? Chúa Giê-su chỉ nói người đó giàu, mặc áo quần tốt và ăn yến tiệc thịnh soạn. Chỉ có thế mà làm cho người đó đáng bị hình phạt thống khổ ư? Đành rằng thái độ của người giàu đối với người ăn mày La-xa-rơ có thiếu sót trầm trọng, và y thiếu lòng thương xót, nhưng chỉ sự thiếu sót đó có đủ để phân biệt được y với La-xa-rơ không?
Hãy nghĩ Chúa Giê-su nói gì về La-xa-rơ. Có điều gì trong câu chuyện khiến chúng ta kết luận, nếu tình thế đảo lộn, La-xa-rơ sẽ là người có lòng thương xót không? Chúng ta có đọc thấy La-xa-rơ đã tích tụ những việc lành trước mặt Đức Chúa Trời để rồi được đưa vào “lòng của Áp-ra-ham”, nghĩa là được ân phước của Đức Chúa Trời không? Chúa Giê-su không nói thế. Ngài chỉ tả La-xa-rơ là người ăn mày bệnh hoạn.
Như thế có hợp lý để kết luận rằng tất cả những người ăn mày bệnh hoạn sẽ nhận được những ân phước khi chết, trong khi tất cả những người giàu sẽ đi đến nơi thống khổ không? Không. Ngay việc đi ăn xin không phải là dấu hiệu Đức Chúa Trời ban phước. Trái lại, Kinh-thánh có lời cầu nguyện này: “Chớ cho tôi nghèo-khổ, hoặc sự giàu-sang” (Châm-ngôn 30:8). Và Đa-vít có viết về thời của ông: “Tôi...chẳng hề thấy người công-bình bị bỏ, hay là dòng-dõi người đi ăn-mày” (Thi-thiên 37:25).
Thật ra, nếu chúng ta hiểu những lời của Chúa Giê-su theo nghĩa đen, chúng ta có thể đi đến những kết luận khác làm câu chuyện này trở nên kỳ lạ, chẳng hạn như: Những người hưởng ân phước ở trên trời có thể nhìn thấy và nói chuyện được với những kẻ chịu thống khổ trong Âm phủ. Nước dính vào đầu ngón tay
của một người không bị bốc hơi trước sức nóng của lửa địa ngục. Và dù Âm phủ có sự thống khổ cùng cực, chỉ cần một giọt nước có thể làm một người vơi đi sự đau khổ.Đối với bạn, khi hiểu theo nghĩa đen, câu chuyện này có lý không? Hay là ngược lại, bạn nghĩ không nên hiểu theo nghĩa đen những lời Chúa Giê-su nói? Có cách nào để xác định không?
NHẬN RA “NGƯỜI GIÀU” VÀ “LA-XA-RƠ”
Hãy xem toàn thể lời tường thuật đó. Lúc đó Chúa Giê-su đang nói với ai? Lu-ca 16:14 nói: “Người Pha-ri-si là kẻ ham tiền-tài, nghe mọi điều đó, bèn chê-cười ngài”.
Bởi vì Chúa Giê-su nói cho người Pha-ri-si ở đó nghe, ngài kể lại một chuyện có thật hay chỉ dùng một thí dụ? Chúng ta đọc thấy về phương pháp giảng dạy của Chúa Giê-su: “Ngài chẳng phán điều gì cùng họ mà không dùng lời ví-dụ” (Ma-thi-ơ 13:34). Vậy, câu chuyện về người giàu và La-xa-rơ phải là một ví dụ.
Rõ ràng ví dụ đó ám chỉ người Pha-ri-si. Họ là một lớp người giống như người giàu. Họ tham tiền, tham danh vọng và chức tước tâng bốc. Chúa Giê-su nói về họ: “Họ làm việc gì cũng cố để cho người ta thấy, mang cái thẻ bài da cho rộng, xủ cái tua áo cho dài; ưa ngồi đầu trong đám tiệc, thích ngôi cao nhứt trong nhà hội; muốn người ta chào mình giữa chợ, và ưng người ta gọi mình bằng thầy!” (Ma-thi-ơ 23:5-7).
Người Pha-ri-si khinh bỉ người khác, nhứt là những người thâu thuế, gái điếm và những người khác có tiếng là những người tội lỗi (Lu-ca 18:11, 12). Một lần nọ, khi những người lính được sai đi bắt Chúa Giê-su nhưng trở về tay không vì cảm phục sự giảng dạy của ngài, người Pha-ri-si nói: “Các ngươi cũng đã bị phỉnh-dỗ sao? Có một người nào trong các quan hay là trong những người Pha-ri-si tin đến người đó chăng? Song lũ dân này không biết luật chi cả, thật là dân đáng rủa!” (Giăng 7:47-49).
Như vậy, trong lời ví dụ người ăn mày La-xa-rơ tượng trưng cho những người khiêm nhường bị người Pha-ri-si khinh miệt. Những người này biết ăn năn và trở nên môn đồ của Chúa Giê-su Christ. Chúa Giê-su cho thấy những người phạm tội bị khinh miệt ấy nếu ăn năn sẽ hưởng được một địa vị ân huệ trước mặt Đức Chúa Trời, trong khi lớp người Pha-ri-si và các người khác lãnh đạo tôn giáo sẽ mất ân huệ đó. Ngài nói: “Quả thật, ta nói cùng các ngươi, những kẻ thâu thuế và phường đĩ-điếm sẽ được vào nước Đức Chúa Trời trước các ngươi. Vì Giăng đã theo đường công-bình đến cùng các ngươi, nhưng các ngươi không tin, còn những kẻ thâu thuế và phường đĩ-điếm đã tin người; và các ngươi, khi đã thấy điều ấy, sau cũng không ăn-năn đặng tin người” (Ma-thi-ơ 21:31, 32).
SỰ CHẾT CỦA “NGƯỜI GIÀU” VÀ SỰ CHẾT CỦA “LA-XA-RƠ”
Vậy sự chết của “người giàu” và của “La-xa-rơ” có nghĩa gì? Không nhất thiết chúng ta cần phải kết luận đó là sự chết thật. Trong Kinh-thánh sự chết cũng có thể được dùng để tượng trưng cho một sự thay đổi lớn về tình trạng của từng cá nhân. Thí dụ: Những người đang theo đuổi một đời sống ngược lại ý muốn của Đức Chúa Trời được coi là những người “đã chết vì lầm-lỗi và tội-ác mình”. Nhưng khi họ trở thành môn đồ của Chúa Giê-su Christ và được chấp nhận trước mặt Đức Chúa Trời, họ được coi như “sống lại” (Ê-phê-sô 2:1, 5; Cô-lô-se 2:13). Đồng thời những người sống ấy “chết” về tội lỗi. Chúng ta đọc: “Anh em cũng hãy coi mình như chết về tội-lỗi và như sống cho Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Giê-su Christ” (Rô-ma 6:11).
Bởi vì “người giàu” và “La-xa-rơ” trong lời ví dụ của Chúa Giê-su rõ ràng là tượng trưng, nên sự chết của họ cũng là tượng trưng mới hợp lý. Nhưng họ chết theo nghĩa nào?
Chìa khóa để giải đáp cho câu hỏi này nằm trong lời mà Chúa Giê-su nói ngay trước khi đưa ra lời ví dụ: “Ai bỏ vợ mình mà cưới vợ khác, thì phạm tội tà-dâm, ai cưới đờn-bà bị chồng để thì cũng phạm tội tà-dâm” (Lu-ca 16:18). Câu này xem ra hoàn toàn không dính dấp gì tới ví dụ. Nhưng không phải vậy.
Qua luật pháp của Môi-se, dân Y-sơ-ra-ên ở trong một giao ước với Đức Chúa Trời và do đó họ được xem như vợ của ngài. Thí dụ, nơi Giê-rê-mi 3:14 Đức Chúa Trời gọi dân tộc đó là một người vợ không chung thủy: “Hỡi con-cái bội-nghịch, hãy trở về; vì ta là chồng ngươi”. Rồi Chúa Giê-su đến đem lại một cơ hội cho người Do Thái hợp thành “vợ” ngài. Bởi lẽ đó, Giăng Báp-tít nói với các môn đồ của ông: “Chính các ngươi làm chứng cho ta rằng ta đã nói: Ấy không phải ta là đấng Christ, nhưng ta đã được sai đến trước ngài. Ai mới cưới vợ, nấy là chàng rể, nhưng bạn của chàng rể đứng gần và nghe người, khi nghe tiếng của chàng rể thì rất đỗi vui-mừng; ấy là sự vui-mừng trọn-vẹn của ta đó. Ngài phải dấy lên, ta phải hạ xuống” (Giăng 3:28-30).
Để thuộc về “vợ” của đấng Christ, người Do Thái phải được giải thoát khỏi Luật pháp đã làm cho họ thành “vợ” của Đức Chúa Trời hiểu theo nghĩa bóng. Nếu không được giải thoát như thế, họ không thể nào trở thành “vợ” của đấng Christ, vì làm thế là ngoại tình. Rô-ma 7:1-6 xác nhận:
“Hỡi anh em (vì tôi nói với những kẻ biết luật-pháp), vậy anh em há chẳng biết rằng luật-pháp chỉ cai-trị người ta khi
còn sống hay sao? Cho nên, đờn-bà có chồng, hễ chồng còn sống bao lâu, thì luật-pháp buộc phải theo chồng bấy lâu; nhưng nếu chồng chết, thì người vợ được thoát khỏi luật-pháp đã buộc mình với chồng. Vậy nếu đương lúc chồng còn sống, mà vợ đi lấy người khác, thì phải bị kêu là đờn-bà ngoại-tình; nhưng nếu chồng chết, thì vợ được buông-tha khỏi luật-pháp, dầu lấy người khác cũng chẳng phải là đờn-bà ngoại-tình vậy.“Hỡi anh em ta, anh em cũng như vậy, bởi thân-thể của đấng Christ, anh em đã chết về luật-pháp, đặng thuộc về người khác, tức là người đã từ kẻ chết sống lại, hầu cho chúng ta được kết-quả cho Đức Chúa Trời... Bây giờ chúng ta đã chết về luật-pháp, là điều bắt-buộc mình, thì được buông-tha khỏi luật-pháp đặng hầu việc Đức Chúa Trời theo cách mới của Thánh-Linh, chớ không theo cách cũ của văn-tự”.
Dù sự chết của Chúa Giê-su Christ là nền tảng nhờ đó người Do Thái được giải thoát khỏi Luật pháp, ngay cả trước khi ngài chết những người ăn năn vẫn có thể được ân huệ trước mặt Đức Chúa Trời khi trở thành môn đồ của Con ngài. Thông điệp và việc làm của Giăng Báp-tít và của Chúa Giê-su Christ mở đường cho những người Do Thái nắm được cơ hội nhận lãnh ân huệ của Đức Chúa Trời và lãnh phần kế tự trên trời với tư cách là vợ của đấng Christ. Chính Chúa Giê-su nói: “Từ ngày Giăng Báp-tít đến nay, nước thiên-đàng là mục tiêu mà người ta ráng sức nhắm tới, và kẻ nào ráng sức thì nắm lấy được” (Ma-thi-ơ 11:12, NW).
Thế thì công việc và thông điệp của Giăng Báp-tít và Chúa Giê-su Christ khởi đầu đưa đến một sự đảo lộn tình thế của “người giàu” và “La-xa-rơ” theo nghĩa bóng. Cả hai lớp người đều chết đối với tình trạng trước của mình. Lớp người biết ăn năn “La-xa-rơ” được ân huệ của Đức Chúa Trời, trong khi lớp “người giàu” vì ngoan cố không chịu ăn năn nên không được ân huệ của Đức Chúa Trời. Trước kia lớp người “La-xa-rơ” thèm thuồng các “miếng vụn” thiêng liêng của người Pha-ri-si và những người lãnh đạo Do Thái Ma-thi-ơ 7:28, 29). Quả thật đã có một sự đảo lộn toàn diện xảy ra. Những nhà lãnh đạo Do Thái giáo đã tỏ ra không có gì để ban cho lớp người “La-xa-rơ” cả.
giáo khác. Nhưng khi Chúa Giê-su ban cho họ lẽ thật, nhu cầu thiêng liêng của họ được thỏa mãn. Đối chiếu sự tương phản giữa việc ban đồ ăn thiêng liêng của Chúa Giê-su với hành động đó của các nhà lãnh đạo tôn giáo, Kinh-thánh nói: “Khi Đức Chúa Giê-su vừa phán những lời ấy xong, đoàn dân lấy đạo ngài làm lạ; vì ngài dạy như là có quyền, chớ không giống các thầy thông-giáo” (Sự thay đổi tình thế được hoàn tất vào ngày lễ Ngũ tuần năm 33 CN. Lúc đó một giao ước mới thay thế cho giao ước Luật pháp cũ. Những ai ăn năn và chấp nhận Chúa Giê-su được hoàn toàn giải thoát khỏi giao ước Luật pháp cũ. Họ chết đối với giao ước cũ. Cũng trong ngày lễ Ngũ tuần đó, có bằng chứng không thể lầm lẫn được cho thấy các môn đồ của Chúa Giê-su Christ đã được nâng lên rất cao so với những người Pha-ri-si và các người cao trọng khác trong giới lãnh đạo tôn giáo. Chính những môn đồ này, chứ không phải những nhà lãnh đạo Do Thái giáo, đã nhận được thánh linh của Đức Chúa Trời khiến họ nói lên “những sự cao-trọng của Đức Chúa Trời” trong tiếng mẹ đẻ của các dân từ những nơi rải rác xa xôi đến (Công-vụ các Sứ-đồ 2:5-11). Thật là một bày tỏ tuyệt vời về sự ban phước và chấp nhận của Đức Chúa Trời! Lớp người “La-xa-rơ” quả đã nhận được địa vị ưu thế trở thành dòng dõi thiêng liêng của Áp-ra-ham Lớn là Đức Giê-hô-va. Việc họ được “đặt vào lòng” Áp-ra-ham tượng trưng cho điều đó. (So sánh Giăng 1:18).
Còn về phần người Pha-ri-si cùng những người cao trọng khác trong giới lãnh đạo tôn giáo không chịu ăn năn, họ đã chết đi về địa vị có vẻ được ân huệ của họ trước kia. Họ ở trong “Âm phủ”. Vì vẫn khư khư không chịu ăn năn nên họ bị ngăn cách với những môn đồ trung thành của Thi-thiên 36:6).
Chúa Giê-su tựa hồ như bởi một “vực sâu”. “Vực” đó là sự phán xét công bình của Đức Chúa Trời và không thay đổi được. Kinh-thánh nói về điều này: “Sự phán-xét của Chúa khác nào vực rất sâu” (SỰ THỐNG KHỔ CỦA “NGƯỜI GIÀU”
Lớp “người giàu” cũng chịu thống khổ nữa. Thế nào? Bởi các thông điệp đoán xét gay gắt của Đức Chúa Trời do các môn đồ của Chúa Giê-su loan báo. (So sánh Khải-huyền 14:10).
Rõ ràng là thông điệp do các môn đồ của Chúa Giê-su loan báo khiến cho các nhà lãnh đạo tôn giáo thống khổ. Họ tuyệt vọng tìm cách bịt miệng những người loan báo ấy. Khi các sứ đồ của Chúa Giê-su Christ tự biện hộ trước tối cao pháp viện Do Thái gồm những người cao trọng trong giới lãnh đạo tôn giáo, các quan tòa “nghiến-ngầm, giận-hoảng, bàn mưu giết các sứ-đồ” (Công-vụ các Sứ-đồ 5:33). Sau đó, lời biện luận của môn đồ Ê-tiên khiến cho các quan tòa đó cảm thấy bị thống khổ. “Chúng nghe những lời đó, thì giận trong lòng, và nghiến răng với Ê-tiên” (Công-vụ các Sứ-đồ 7:54).
Những nhà lãnh đạo tôn giáo này muốn các môn đồ của Chúa Giê-su đến “làm cho mát lưỡi” họ. Họ muốn lớp người “La-xa-rơ” rời khỏi “lòng” Đức Chúa Trời tức là từ bỏ ân huệ của ngài và trình bày thông điệp bằng cách nào để khỏi gây khó chịu cho họ. Họ cũng muốn lớp người “La-xa-rơ” pha loãng thông điệp của Đức Chúa Trời hầu cho “năm anh em” của họ—những đồng minh tôn giáo của họ—khỏi phải “xuống nơi đau-đớn”. Đúng thế, họ không muốn người nào trong bọn họ bị đau khổ vì thông điệp đoán xét.
Nhưng, như lời ví dụ của Chúa Giê-su cho thấy, cả lớp “người giàu” lẫn những đồng minh tôn giáo của họ đều không tránh khỏi hiệu quả đau đớn của thông điệp mà lớp người “La-xa-rơ” loan báo. Các sứ đồ của Chúa Giê-su Công-vụ các Sứ-đồ 5:29).
Christ từ chối không pha loãng thông điệp. Họ từ chối ngừng giảng dạy dựa trên danh của Chúa Giê-su. Họ đáp lại trước tối cao pháp viện Do Thái: “Thà phải vâng lời Đức Chúa Trời còn hơn là vâng lời người ta” (Nếu những đồng minh tôn giáo của lớp “người giàu” muốn, họ có thể tránh khỏi sự đau khổ ấy được. Họ có “Môi-se và các đấng tiên-tri”, nghĩa là họ có Kinh-thánh được soi dẫn do Môi-se và các tiên tri thời xưa viết ra. Không có một chỗ nào trong Kinh-thánh được soi dẫn nói đến một nơi đau đớn hiểu theo nghĩa đen sau khi chết, nhưng lại chứa đựng tất cả những gì cần yếu để nhận ra rằng Chúa Giê-su là đấng Mê-si hay đấng Christ mà Đức Chúa Trời đã hứa (Phục-truyền Luật-lệ Ký 18:15, 18, 19; I Phi-e-rơ 1:10, 11). Vậy, nếu lớp “người giàu” và “năm anh em” của họ chăm chú nghe theo “Môi-se và các đấng tiên-tri” thì họ đã chấp nhận Chúa Giê-su là đấng Mê-si. Điều này sẽ khiến họ nhận được ân huệ của Đức Chúa Trời và được che chở khỏi sự đau khổ vì thông điệp đoán xét của ngài.
CÁC ĐẠO TỰ XƯNG THEO ĐẤNG CHRIST PHẢI BIẾT
Hàng giáo phẩm của các đạo tự xưng theo đấng Christ có nhiều lý do để quen thuộc với ý nghĩa của lời ví dụ của Chúa Giê-su. Một sách bình luận quan trọng của đạo Tin lành The Interpreter’s Bible, gợi chú ý đến một lời giải thích tương tự như thế. Sách này cho rằng nhiều người giải thích lời ví dụ tin những lời của Chúa Giê-su là “một chuyện ngụ ngôn ngụ ý nói có sự tranh chấp giữa đạo thật đấng Christ vào thế kỷ thứ nhất và đạo Do Thái chính thống. Người giàu và các anh em của y tượng trưng những người Do Thái Lu-ca đoạn 16, bản dịch Kinh-thánh của Công giáo Jerusalem Bible nhìn nhận đây là một “lời ví dụ dưới hình thức câu chuyện với những nhân vật không có thật trong lịch sử”.
không tin đạo. Chúa Giê-su thấy cần phải xác nhận rằng họ bướng bỉnh từ chối ăn năn dù có bằng chứng hiển nhiên về ngài qua Kinh-thánh và ngài tiên tri rằng sự sống lại của ngài cũng sẽ không làm họ lay chuyển. Chúng ta có thể tưởng tượng là Lu-ca và những người đọc sách phúc âm do ông viết hiểu như thế về những câu Kinh-thánh này”. Và, trong phần cước chú củaVì thế chúng ta có thể hỏi một cách chí lý: Tại sao hàng giáo phẩm của các đạo tự xưng theo đấng Christ đã không chịu nhìn nhận ít nhất trước giáo dân của họ rằng đây là một lời ví dụ? Tại sao những kẻ biết Kinh-thánh không dạy linh hồn của con người bất tử lại tiếp tục hiểu lời ví dụ này theo nghĩa đen? Có phải thế là bất lương không? Chẳng phải là họ khinh lờn Lời của Đức Chúa Trời và cố ý che đậy sự thật hay sao?
Lời ví dụ về người giàu và La-xa-rơ bao hàm vài bài học rất quan trọng cho chúng ta ngày nay. Chúng ta có chú ý đến Lời được soi dẫn của Đức Chúa Trời không? Chúng ta có muốn theo Kinh-thánh với tư cách là những môn đồ nhiệt thành của Chúa Giê-su Christ không? Những ai từ chối làm như vậy thì giống như những người Pha-ri-si trong dân Do Thái, sẽ không thoát khỏi hiệu quả đau đớn do thông điệp đoán xét của Đức Chúa Trời mang lại. Các tôi tớ trung thành của ngài sẽ tiếp tục tuyên bố lẽ thật, dạn dĩ vạch trần sự sai lầm về tôn giáo.
Lập trường của bạn như thế nào về vấn đề này? Bạn có nên khoan hồng trong việc vạch trần như thế, nghĩ rằng mọi tôn giáo đều có một cái gì tốt không? Hay là bạn cảm
thấy bất bình vì các đạo tự xưng theo đấng Christ trình bày sai lệch về Đức Chúa Trời qua những giáo lý sai lầm về người chết? Bạn có muốn nhìn thấy danh của Đức Chúa Trời được thánh sạch khỏi sự sỉ hổ vì các giáo lý sai lầm không? Bạn có muốn nhìn thấy những cố gắng nhằm giải cứu người có lòng lương thiện ra khỏi vòng nô lệ của tôn giáo giả không? Nếu có, bạn sẽ thấy ý định của Đức Chúa Trời về người chết và người sống là niềm an ủi quý báu nhất.