Đức Chúa Trời có luôn luôn lớn hơn Giê-su không?
Đức Chúa Trời có luôn luôn lớn hơn Giê-su không?
GIÊ-SU không bao giờ xưng mình là Đức Chúa Trời. Mọi điều ngài nói về chính mình cho thấy ngài không bao giờ tự xem mình bằng với Đức Chúa Trời trong bất kỳ lãnh vực nào—dù là quyền năng, kiến thức hay tuổi tác.
Trong mỗi quãng đời ngài hiện hữu, dù trên trời
hay dưới đất, lời nói và hạnh kiểm ngài phản ảnh sự tùng phục Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời luôn luôn là thượng cấp, Giê-su ở dưới quyền Ngài, được Ngài dựng nên.Giê-su khác biệt Đức Chúa Trời
NHIỀU LẦN, Giê-su cho thấy ngài là một tạo vật khác biệt Đức Chúa Trời và ngài, tức Giê-su, có một Đức Chúa Trời trên mình, một Đức Chúa Trời mà ngài tôn thờ, một Đức Chúa Trời mà ngài gọi bằng “Cha”. Trong lời cầu nguyện với Đức Chúa Trời, tức Đức Chúa Cha, Giê-su nói: “Đức Chúa Trời có một và thật” (Giăng 17:3). Nơi Giăng 20:17, ngài nói cùng Ma-ri Ma-đơ-len: “Ta lên cùng Cha ta, và cũng là Cha các ngươi, Thiên Chúa của ta và cũng là Thiên Chúa của các ngươi” (bản dịch linh mục Nguyễn thế Thuấn). Nơi II Cô-rinh-tô 1:3 sứ đồ Phao-lô minh xác mối quan hệ này: “Chúc tạ Đức Chúa Trời là Cha Đức Chúa Giê-su Christ chúng ta”. Bởi Giê-su đã có một Thiên Chúa là Cha mình nên ngài không thể đồng thời cũng là Thiên Chúa được.
Sứ đồ Phao-lô không ngần ngại viết về Giê-su và Đức Chúa Trời như là hai nhân vật khác biệt: “Nhưng chúng ta duy có một Thiên Chúa là Cha... lại duy có một Đức Giê-su Ki-tô” (I Cô-rinh-tô 8:6, bản dịch phổ thông Vatican 1959). Sứ đồ cho thấy sự khác biệt khi ông nói: “Ở trước mặt Đức Chúa Trời và Christ Jêsus, cùng các thiên sứ được chọn” (I Ti-mô-thê 5:21, bản dịch Hội Ghi-đê-ôn Quốc tế). Cũng như Phao-lô nói Giê-su và các thiên sứ ở trên trời khác biệt nhau, thì Giê-su và Đức Chúa Trời cũng khác biệt y như vậy.
Lời của Giê-su nơi Giăng 8:17, 18 cũng đầy ý nghĩa. Ngài nói: “Vả có chép trong luật-pháp của các ngươi rằng lời chứng hai người là đáng tin: ta tự làm chứng cho ta và Đấng sai ta đến cũng làm chứng cho ta”. Ở đây, Giê-su cho thấy ngài và Cha, tức Đức Chúa Trời Toàn năng, phải là hai thực thể tách biệt, vì nếu không thì làm thể nào có hai người làm chứng được?
Giê-su còn cho thấy thêm rằng ngài khác biệt Đức Chúa Trời khi ngài nói: “Sao các ngươi gọi ta là nhân lành? Ngoài Thiên Chúa ra không một ai là nhân lành hết” [Mác (T. Mat-cô) Mác 10:18, bản dịch phổ thông Vatican, 1959). Vậy, Giê-su nói không ai tốt bằng Đức Chúa Trời, kể cả chính Giê-su nữa. Đức Chúa Trời là nhân lành theo một cách làm Ngài khác biệt với Giê-su.
Tôi tớ vâng phục của Đức Chúa Trời
NHIỀU LẦN, Giê-su nói những lời như: “Con không thể làm điều gì tự mình, nhưng mọi sự đều vì đã trông thấy Cha làm” (Tin mừng theo Thánh Yoan 5 19 [Giăng 5:19], bản dịch linh mục Nguyễn thế Thuấn). “Vì ta từ trên trời xuống, chẳng phải để làm theo ý ta, nhưng làm theo ý Đấng đã sai ta đến” (Giăng 6:38). “Đạo lý của ta chẳng phải bởi ta, nhưng bởi Đấng đã sai ta đến” (Giăng 7:16). Phải chăng người sai không là thượng cấp của kẻ được sai đi hay sao?
Mối quan hệ này thật rõ ràng trong thí dụ của Giê-su về vườn nho. Ngài ví Đức Chúa Trời, Cha ngài với người chủ vườn nho bỏ xứ đi xa, để vườn nho cho người trồng nho mướn, tượng trưng cho giới chức giáo phẩm Do-thái. Đến mùa nho, chủ sai đầy tớ tới để nhận một phần hoa lợi, song bọn trồng nho đánh đầy tớ và đuổi về tay không. Đoạn chủ sai một đầy tớ thứ hai rồi thứ ba, nhưng cả hai đều bị đối xử như vậy. Cuối cùng chủ nói: “Ta sẽ sai con trai [Giê-su] yêu dấu ta đến; có lẽ chúng nó sẽ kính nể”. Nhưng bọn trồng nho thối nát nói: “Kìa, ấy là con kế-tự, hãy giết nó, hầu cho gia-tài nó về chúng ta. Họ bèn liệng con trai đó ra ngoài vườn nho và giết đi” (Lu-ca 20:9-16). Như thế Giê-su miêu tả địa vị của chính mình là được Đức Chúa Trời sai đến để làm theo ý định Đức Chúa Trời, khác nào một người cha sai đứa con biết vâng phục của mình đi.
Các môn đồ của Giê-su luôn luôn xem ngài như một tôi tớ vâng phục của Đức Chúa Trời, chứ không phải ngang hàng với Ngài. Họ cầu nguyện với Đức Công-vụ các Sứ-đồ 4:23, 24, 27, 30, bản dịch Hội Ghi-đê-ôn Quốc tế).
Chúa Trời về “tôi tớ thánh Ngài là Jêsus, mà Ngài đã xức dầu cho... hầu cho phép lạ, dấu kỳ được làm ra bởi danh tôi tớ thánh Ngài là Jêsus” (Đức Chúa Trời luôn luôn lớn hơn
NGAY từ buổi đầu trong thánh chức rao giảng của Giê-su, lúc ngài làm báp têm và ra khỏi nước, tiếng Thiên Chúa từ trời phán xuống: “Nầy là Con yêu-dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đàng” (Ma-thi-ơ 3:16, 17). Có phải Đức Chúa Trời nói rằng Ngài là con của chính mình, rằng Ngài đẹp lòng về chính mình, rằng Ngài sai chính mình xuống thế gian không? Không, Đức Chúa Trời, Đấng Tạo hóa, nói rằng Ngài với tư cách là thượng cấp chấp thuận cho một người dưới bậc mình, là Giê-su Con Ngài, đi làm công tác.
Giê-su cho thấy quyền thượng cấp của Cha ngài khi ngài nói: “Thần của Chúa [Đức Giê-hô-va] ngự trên ta. Vì Ngài đã xức dầu cho ta đặng truyền tin mừng cho kẻ nghèo” (Lu-ca 4:18). Xức dầu là việc ban thẩm quyền hoặc giao phó sứ mệnh từ một người cao cho một người chưa có quyền hành. Vậy rõ ràng Đức Chúa Trời là thượng cấp, vì Ngài xức dầu Giê-su, ban cho Giê-su quyền phép mà trước kia ngài không có.
Giê-su làm sáng tỏ quyền thượng cấp của Cha ngài nhân dịp mẹ của hai môn đồ đến xin cho con trai bà, đứa ngồi bên hữu đứa ngồi bên tả của Giê-su khi ngài đến trong nước mình. Giê-su trả lời: “Việc ngồi bên hữu hay bên tả ta, ta không có quyền ban, nhưng là dành cho những ai đã được Cha ta dọn cho”, tức là Đức Chúa Trời (Tin mừng theo thánh Matthêô 20 23 [Ma-thi-ơ 20:23], bản dịch linh mục Nguyễn thế Thuấn). Nếu Giê-su là Đức Chúa Trời Toàn năng, thì hẳn ngài đã có quyền ban chức vị này. Nhưng Giê-su không thể ban, vì quyền ban các chức vị ấy thuộc về Đức Chúa Trời, và Giê-su không phải là Đức Chúa Trời.
Lời cầu nguyện của Giê-su cũng là một thí dụ hùng hồn về địa vị bậc dưới của ngài. Khi sắp chết, Giê-su cho thấy ai là Đấng thượng cấp của mình qua lời cầu nguyện: “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén nầy khỏi tôi! Dầu vậy, xin ý Cha được nên, chớ không theo ý tôi!” (Lu-ca 22:42). Giê-su cầu nguyện cùng ai đây? Cùng một phần của chính ngài sao? Không đâu, ngài cầu nguyện cùng một Đấng hoàn toàn biệt lập, đó là Cha ngài, Đức Chúa Trời, Đấng có ý muốn cao trọng hơn và có thể khác với ý ngài, Đấng duy nhất có khả năng “cất chén nầy” đi.
Rồi, lúc gần trút hơi thở, Giê-su kêu lớn tiếng: “Đức Chúa Trời tôi ơi, sao Ngài lìa-bỏ tôi?” (Mác 15:34). Giê-su kêu lớn tiếng cùng ai? Cùng chính mình hay một phần của mình? Chắc chắn tiếng kêu, “Đức Chúa Trời tôi ơi”, không thể từ một người tự xem mình là Đức Chúa Trời. Và nếu Giê-su là Đức Chúa Trời, thì ai từ bỏ ngài? Chính ngài chăng? Vô lý phải không? Giê-su còn nói: “Cha ôi! Con giao thần linh con trong tay Cha” (Lu-ca 23:46, NW). Nếu Giê-su là Đức Chúa Trời thì làm sao ngài còn giao thần linh mình cho Cha?
Sau khi chết, Giê-su ở trong mồ mả khoảng ba ngày. Nếu ngài là Đức Chúa Trời, thì Ha-ba-cúc 1:12 là sai khi nói rằng: “Lạy Ya-vê, Thiên Chúa của tôi, Đấng thánh của tôi, [Người] không thể chết” (Bản dịch linh mục Nguyễn thế Thuấn). Nhưng Kinh-thánh cho biết Giê-su đã chết, nằm trong mồ không còn biết gì nữa. Và rồi ai đã làm Giê-su sống lại từ kẻ chết? Nếu ngài đã thực sự chết, ngài đâu thể tự làm mình sống lại. Mặt khác, nếu ngài đã không thực sự chết, thì cái chết giả vờ kia không thể trả được giá chuộc cho tội lỗi A-đam. Nhưng ngài đã trả giá đầy đủ bởi sự chết thật sự của ngài. Thế thì chính “Đức Chúa Trời đã khiến Người [Giê-su] sống lại, bứt đứt dây trói của sự chết” (Công-vụ các Sứ-đồ 2:24). Đấng thượng cấp là Đức Chúa Trời Toàn năng, đã khiến Giê-su, kẻ bậc dưới, tôi tớ Ngài, được sống lại từ kẻ chết vậy.
Liệu khả năng của Giê-su làm các phép lạ như làm người chết sống lại, có chứng tỏ ngài là Đức Chúa Trời không? Bạn hãy suy nghĩ, các sứ đồ, và các nhà tiên tri như Ê-li và Ê-li-sê cũng có quyền năng y như vậy, nhưng điều đó không làm họ
cao siêu hơn loài người. Đức Chúa Trời đã ban quyền năng làm phép lạ cho các nhà tiên tri, Giê-su và các sứ đồ để tỏ rằng Ngài hậu thuẫn họ. Nhưng việc đó không hề làm cho một người nào trong số họ thành một phần trong một Đức Chúa Trời có nhiều ngôi bao giờ.Sự hiểu biết của Giê-su có giới hạn
KHI Giê-su nói tiên tri về sự cuối cùng của hệ thống mọi sự này, ngài tuyên bố: “Về ngày ấy hay giờ ấy, thì chẳng ai biết được, cả thiên thần trên trời, cả Con nữa, trừ phi là Cha” (Tin mừng theo thánh Marcô 13 32 [Mác 13:32], bản dịch linh mục Nguyễn thế Thuấn). Nếu như Giê-su là Con, một phần bình đẳng trong một Đức Chúa Trời, hẳn ngài đã phải biết điều chi Cha biết. Nhưng Giê-su không biết vì ngài không bình đẳng với Đức Chúa Trời.
Tương tự, ở Hê-bơ-rơ 5:8 chúng ta đọc thấy Giê-su “đã học-tập vâng lời bởi những sự khốn-khổ mình đã chịu”. Chúng ta có thể nào tưởng tượng rằng Đức Chúa Trời phải học tập điều chi không? Không, nhưng Giê-su đã phải học tập vì ngài không biết tất cả những gì mà Đức Chúa Trời biết. Và ngài phải học điều mà Đức Chúa Trời chẳng bao giờ cần học, ấy là sự vâng lời. Đức Chúa Trời không bao giờ phải vâng lời bất kỳ ai.
Sự khác biệt về sự hiểu biết giữa đấng Christ và Đức Chúa Trời cũng vẫn có khi Giê-su được sống lại để lên trời ở cùng Đức Chúa Trời. Hãy chú ý những lời đầu tiên trong quyển sách cuối cùng của Kinh-thánh: “Mặc khải của Đức Yêsu Kitô [mà] Thiên Chúa ban cho Ngài” (Khải Huyền của Yoan 1 1, Khải-huyền 1:1 bản dịch linh mục Nguyễn thế Thuấn). Nếu như Giê-su là một phần của Đức Chúa Trời thì sao ngài còn cần một phần khác thuộc Đức Chúa Trời ban cho sự mặc khải. Hẳn ngài đã phải biết hết rồi chứ, vì Đức Chúa Trời đã biết mà! Nhưng Giê-su đã không biết, vì ngài không phải là Đức Chúa Trời.
Giê-su vẫn tiếp tục vâng phục
TRƯỚC KHI xuống đất làm người và cả khi ở trên đất, Giê-su phục tùng Đức Chúa Trời. Sau khi sống lại, ngài vẫn tiếp tục ở địa vị cấp dưới, phục tùng.
Nói về sự sống lại của Giê-su, Phi-e-rơ cùng các bạn mình nói trước tòa công luận Do-thái rằng: “Đức Chúa Trời đã đem đấng ấy [Giê-su] lên bên hữu Ngài” (Công-vụ các Sứ-đồ 5:31). Phao-lô nói: “Đức Chúa Trời đã đem Ngài lên rất cao” (Phi-líp 2:9). Nếu Giê-su vốn là Đức Chúa Trời, thì làm sao ngài được đem lên cao, tức là lên một địa vị cao hơn địa vị trước kia ngài có? Nếu như ngài đã là một phần cao trong Chúa Ba Ngôi rồi, thì trước khi được đem lên cao, Giê-su đã bình đẳng với Đức Chúa Trời rồi, vậy thì đem lên cao thêm sẽ khiến ngài thành thượng cấp của Đức Chúa Trời sao?
Phao-lô cũng nói rằng đấng Christ vào “chính trong trời, để bây giờ vì chúng ta hiện ra trước mặt Đức Chúa Trời” (Hê-bơ-rơ 9:24, bản dịch Hội Ghi-đê-ôn Quốc tế). Nếu bạn ra trình diện trước mặt một người nào thì làm sao bạn có thể là chính người đó được? Không thể được phải không? Bạn phải khác hẳn và biệt lập khỏi người đó.
Tương tự, ngay trước khi bị ném đá chết, người tử vì đạo là Ê-tiên “mắt ngó chăm lên trời, thấy sự vinh-hiển của Đức Chúa Trời và Đức Chúa Giê-su đứng bên hữu Đức Chúa Trời” (Công-vụ các Sứ-đồ 7:55). Rõ ràng, người thấy hai đấng biệt lập, nhưng không có thánh linh, không có Chúa Ba Ngôi nào cả.
Sự tường thuật nơi Khải-huyền 4:8 đến 5:7 miêu tả Đức Chúa Trời ngồi trên ngôi của Ngài ở trên trời, nhưng Giê-su thì không. Giê-su phải tới gần Đức Chúa Trời để lấy một quyển sách ở tay hữu Đức Chúa Trời. Việc này cho thấy ở trên trời, Giê-su không phải là Đức Chúa Trời nhưng khác biệt với Ngài.
Đồng với quan điểm trên đây, tờ “Thông cáo của Thư viện John Rylands” tại Manchester, Anh-quốc, bình luận: “Sau khi được sống lại và lên trời, Giê-su vẫn được miêu tả như một cá nhân riêng rẽ khác hẳn và biệt lập khỏi Đức Chúa Trời y như hồi sống trên đất. Thật ra ngài xuất hiện bên cạnh Đức Chúa Trời và so với Đức Chúa Trời, ngài chỉ như một thần linh khác ở trên trời, trong thiên đình của Đức Chúa Trời y như các thiên sứ khác—dù với tư cách là Con Đức Chúa Trời, ngài khác biệt hẳn với họ và có địa vị cao hơn họ rất nhiều”. (So sánh Phi-líp 2:11).
Tờ “Thông cáo” cũng viết: “Tuy nhiên, những gì [Kinh-thánh] nói về đời sống cùng chức vụ của ngài với tư cách đấng Christ ở trên trời không hề có nghĩa hoặc hàm ý rằng ngài bình đẳng với Đức Chúa Trời hoặc ngài chính là Đức Chúa Trời. Ngược lại, chúng ta thấy trong Tân Ước một hình ảnh về con người cùng chức vụ trên trời của ngài như một đấng vừa biệt lập vừa dưới quyền Đức Chúa Trời”.
Trong tương lai vĩnh cửu ở trên trời, Giê-su sẽ tiếp tục là một tôi tớ biệt lập và dưới quyền Đức Chúa Trời. Kinh-thánh diễn tả điều này như sau: I Cô-rinh-tô 15:24, 28, bản dịch phổ thông Vatican, 1959).
“Sau cùng là hồi chung kết, khi Ngài [Giê-su ở trên trời] sẽ phó thác việc thống trị cho Thiên Chúa là Cha... ngay chính Chúa Con cũng phải tùng phục Thiên Chúa là Đấng đã khiến muôn vật suy phục Ngài; cốt cho Thiên Chúa là chủ muôn vật vậy” (Giê-su không bao giờ xưng mình là Đức Chúa Trời
LẬP TRƯỜNG của Kinh-thánh là rõ ràng. Không những Đức Giê-hô-va, Đức Chúa Trời Toàn năng, là một nhân vật khác biệt với Giê-su, mà trong mọi thời đại, Ngài luôn luôn lớn hơn Giê-su. Kinh-thánh luôn luôn trình bày Giê-su như một tôi tớ khiêm nhường của Đức Chúa Trời, thấp kém hơn và khác biệt với Ngài. Đó là lý do tại sao Kinh-thánh nói thẳng: “Đức Chúa Trời là đầu của Đấng Christ”, giống như “Đấng Christ là đầu mọi người” (I Cô-rinh-tô 11:3). Và đó cũng là lý do tại sao Giê-su nói: “Cha lớn hơn ta” (Giăng 14:28, bản dịch linh mục Nguyễn thế Thuấn).
Sự kiện thực tế là Giê-su không phải là Đức Chúa Trời và không bao giờ xưng mình là thế. Càng ngày càng có nhiều học giả thừa nhận sự kiện này. Chẳng hạn tờ “Thông cáo của Thư viện John Rylands” viết: “Chúng ta phải đối diện với sự kiện là cuộc tra cứu Tân Ước từ ba, bốn mươi năm qua, đã khiến một số càng ngày càng đông các học giả danh tiếng về Tân Ước đi đến kết luận là Chúa Giê-su... chắc chắn không bao giờ tin mình là Đức Chúa Trời cả”.
Tờ “Thông cáo” cũng nói đến các tín đồ đấng Christ trong thế kỷ thứ nhất: “Bởi đó, khi họ gán cho [Giê-su] những tước hiệu vinh dự như Đấng Christ, Con người, Con Đức Chúa Trời và Chúa, đó là những cách để nói lên rằng không phải ngài là Đức Chúa Trời, nhưng ngài thi hành công việc của Đức Chúa Trời”.
Bởi đó, ngay cả một số học giả về tôn giáo thú nhận rằng ý niệm Giê-su là Đức Chúa Trời đi ngược lại toàn bộ chứng cớ của Kinh-thánh. Kinh-thánh cho thấy Đức Chúa Trời luôn luôn là lớn hơn và Giê-su là tôi tớ phục tùng Ngài.
[Câu nổi bật nơi trang 19]
‘Cuộc tra cứu Tân Ước đã khiến môt số học giả, càng ngày càng nhiều, đi đến kết luận là Chúa Giê-su chắc chắn không bao giờ tin mình là Đức Chúa Trời cả’ (tờ “Thông cáo của Thư viện John Rylands”).
[Hình nơi trang 17]
Giê-su bảo các người Do-thái: “Ta từ trên trời xuống, chẳng phải để làm theo ý ta, nhưng làm theo ý Đấng đã sai ta đến” (Giăng 6:38).
[Hình nơi trang 18]
Khi Giê-su kêu lớn tiếng: “Đức Chúa Trời tôi ơi! Đức Chúa Trời tôi ơi! sao Ngài lìa-bỏ tôi?”, chắc chắn ngài không tin chính mình là Đức Chúa Trời.