Họ giải thích Chúa Ba Ngôi ra sao?
Họ giải thích Chúa Ba Ngôi ra sao?
GIÁO HỘI Công giáo La-mã tuyên bố: “Chúa Ba Ngôi là ngôn từ dùng để diễn tả giáo lý chính của đạo Kitô... Theo tín điều Athanasia thì: ‘Đức Chúa Cha là Thiên Chúa, Đức Chúa Con là Thiên Chúa và Đức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa, thế nhưng không phải ba Thiên Chúa mà chỉ có một Thiên Chúa mà thôi’. Trong Chúa Ba Ngôi này... cả ba vị đều hằng hữu và đều bằng nhau: cả ba đều không do ai tạo ra và đều có quyền lực vô hạn” (“Bách khoa Tự điển Công giáo” [The Catholic Encyclopedia]).
Hầu hết tất cả các giáo hội tự xưng theo đạo đấng Christ đều đồng ý. Chẳng hạn như đạo Chính Thống Hy-lạp cũng cho Chúa Ba Ngôi là “giáo lý căn bản của đạo Kitô”, thậm chí còn nói: “Tín đồ Kitô giáo là những ai thừa nhận đấng Kitô là Thiên Chúa”. Trong cuốn “Đức tin của tín đồ Chính Thống giáo” (Our Orthodox Christian Faith), cùng giáo hội đó tuyên bố: “Đức Chúa Trời là Chúa Ba Ngôi... Đức Cha chính là Đức Chúa Trời, Đức Con chính là Đức Chúa Trời và Đức Thánh Thần chính là Đức Chúa Trời”.
Vậy Chúa Ba Ngôi được coi là “một Đức Chúa Trời trong ba Vị”. Mỗi vị đều không có sự bắt đầu, đều đã hiện hữu từ trước vô cùng. Mỗi vị đều toàn năng, chẳng vị nào lớn hơn hoặc nhỏ hơn vị nào.
Lối lý luận này thật khó hiểu phải không? Nhiều người thực tâm tin đạo thấy đó là một sự lý luận lộn xộn và trái ngược với lý trí thông thường; họ chưa từng thấy cách lý luận nào giống như vậy. Họ tự hỏi, làm sao Đức Chúa Cha là Đức Chúa Trời, Đức Chúa Giê-su là Đức Chúa Trời và thánh linh cũng là Đức Chúa Trời, vậy mà không phải ba Đức Chúa Trời nhưng chỉ có một Đức Chúa Trời mà thôi?
“Ngoài sức lãnh hội của lý trí loài người”
RẤT nhiều người thấy thuyết Chúa Ba Ngôi khó hiểu. Cuốn “Bách khoa Tự điển Hoa-kỳ” (The Encyclopedia Americana) ghi nhận rằng thuyết Chúa Ba Ngôi được xem như “ngoài sức lãnh hội của lý trí loài người”.
Nhiều người chấp nhận thuyết Chúa Ba Ngôi cũng có cùng quan điểm. Monsignor Eugene Clark nói: “Đức Chúa Trời là một và Đức Chúa Trời là ba. Vì trong các tạo vật không hề có điều chi giống như thế nên chúng ta không thể hiểu được, chỉ biết chấp nhận thôi”. Hồng y John O’Connor tuyên bố: “Chúng ta biết đây là một sự mầu nhiệm sâu xa mà chúng ta không hiểu được”. Và Giáo hoàng Gioan Phao-lồ đệ nhị thì nói đến “lẽ mầu nhiệm cực kỳ khó hiểu của Thiên Chúa Ba Ngôi”.
Thế nên “Một Tự điển về Kiến thức Tôn giáo” (A Dictionary of Religious Knowledge) viết: “Các nhà chủ trương thuyết Chúa Ba Ngôi cũng bất đồng ý kiến về sự việc: Thuyết này thật ra là gì, hơn nữa làm sao mà giải thích cho được chính xác”.
Vì vậy mà chúng ta có thể hiểu tại sao cuốn “Tân Bách khoa Tự điển Công giáo” (New Catholic Encyclopedia) nhận xét: “Ít có giáo sư thần học nào dạy về thuyết Chúa Ba Ngôi tại các chủng viện Công giáo La-mã, mà chẳng từng bối rối trước câu hỏi: ‘Làm sao giảng thuyết Chúa Ba Ngôi đây?’ Và nếu câu hỏi đó biểu lộ triệu chứng bối rối về phía người học, thì có lẽ sự bối rối nơi người dạy cũng chẳng kém gì hơn”.
Lời nhận xét này xác thực bằng chứng là khi đến thư viện và khi xem xét các sách ủng hộ thuyết Chúa Ba Ngôi, chúng ta thấy người ta đã cố gắng giải thích trên vô số những trang giấy. Dầu vậy, người muốn tìm hiểu thuyết này vẫn không được thỏa mãn một chút nào, sau khi phấn đấu để cố hiểu các ngôn từ thần học và các lời giải thích vô cùng rắc rối.
Về phương diện này, linh mục Dòng Tên Joseph Bracken có nhận xét như sau trong cuốn “Họ nói gì về Chúa Ba Ngôi?” (What Are They Saying About the Trinity?): “Các linh mục từng gắng công học hỏi... thuyết Chúa Ba Ngôi trong những năm tại chủng viện tự nhiên do dự không muốn trình bày thuyết này trên giảng đàn cho giáo dân họ, ngay cả trong ngày Chủ Nhật lễ Chúa Ba Ngôi... Tại sao cứ quấy rầy người ta với điều mà rốt cuộc họ vẫn không thể hiểu cho đúng được?” Ông còn nói: “Chúa Ba Ngôi là một vấn đề tín ngưỡng theo nghi thức, nhưng có rất ít hay không có ảnh hưởng gì trên sự thờ phượng và đời sống hằng ngày của tín đồ đấng Christ”. Thế mà thuyết này lại là “giáo lý chính” của các nhà thờ!
Nhà thần học Công giáo là Hans Küng nhận xét trong cuốn “Đạo đấng Christ và các Tôn giáo trên Thế giới” (Christianity and the World Religions) rằng thuyết Chúa Ba Ngôi là một lý do khiến các giáo hội bấy lâu nay không thể đạt được kết quả đáng kể nào về phía những người chưa biết đạo đấng Christ. Ông nói: “Ngay cả giới trí thức theo Hồi giáo cũng đành chịu thua, và đến bây giờ người Do-thái cũng không thể lãnh hội nổi ý niệm về một Chúa Ba Ngôi được... Sự phân biệt mà thuyết Chúa Ba Ngôi nêu lên giữa một Đức Chúa Trời và ba vị riêng biệt không làm toại lòng người Hồi giáo; thay vì được sự thông sáng về thiêng liêng thì họ lại bị bối rối bởi các từ ngữ thần học đến từ các tiếng Syriac, Hy-lạp và La-tinh. Người Hồi giáo xem tất cả chỉ là một trò chơi bằng chữ... Tại sao có người lại muốn thêm gì vào ý niệm sẵn có về tính duy nhất và độc nhất của Đức Chúa Trời, việc đó chỉ có thể làm yếu đi hoặc vô hiệu hóa tính duy nhất và độc nhất đó mà thôi?”
“Chẳng phải là Đức Chúa Trời của sự lộn xộn”
MỘT giáo lý lộn xộn như vậy đã bắt nguồn như thế nào? Cuốn “Bách khoa Tự điển Công giáo” giải thích: “Một tín điều quá huyền bí thì phải giả định đó là sự mặc thị của Chúa”. Hai học giả Công giáo là Karl Rahner và Herbert Vorgrimler tuyên bố trong cuốn “Tự điển Thần học” (Theological Dictionary) của họ: “Giáo lý Chúa Ba Ngôi là một điều huyền bí... trong ý nghĩa nghiêm ngặt nhất... không thể hiểu được nếu không được mặc khải và thậm chí sau khi được mặc khải rồi cũng không thể hiểu toàn bộ được”.
I Cô-rinh-tô 14:33, Kinh Thánh Hội Ghi-đê-ôn Quốc tế).
Tuy nhiên, nếu lập luận rằng vì lẽ Chúa Ba Ngôi là một điều huyền bí rắc rối như thế, ắt nó phải đến do sự mặc khải của Đức Chúa Trời, thì lập luận này lại gây một vấn đề trầm trọng khác. Tại sao? Bởi vì chính sự mặc thị của Đức Chúa Trời không cho phép một ý niệm như thế về Ngài: “Vì Đức Chúa Trời chẳng phải là Đức Chúa Trời của sự lộn xộn” (Chiếu theo câu trên, liệu Đức Chúa Trời có chịu trách nhiệm về một giáo lý dạy về Ngài mà quá lộn xộn đến nỗi ngay cả các học giả Hê-bơ-rơ, Hy-lạp và La-tinh không thể thật sự giải thích được hay không?
Hơn nữa, không lẽ người ta phải là nhà thần học mới có thể “chứng nhận biết Cha, Thiên Chúa độc nhất và chân thật và Đấng Cha đã sai là Yêsu Kitô” hay sao? (Tin Mừng theo Thánh Yoan 17 3 [Giăng 17:3], bản dịch linh mục Nguyễn thế Thuấn). Mà tỉ như đó là sự thật thì cớ sao có quá ít người thuộc giới lãnh đạo Do-thái giáo có học thức nhận ra Giê-su là đấng Mê-si? Thay vì vậy, các môn đồ trung thành của ngài là các nông dân, người đánh cá, kẻ thâu thuế, các người nội trợ khiêm nhường. Những người bình dân đó tin chắc sự dạy dỗ của Giê-su về Đức Chúa Trời đến nỗi họ có thể đem dạy lại cho người khác và còn sẵn sàng chịu chết cho đức tin của họ nữa (Ma-thi-ơ 15:1-9; 21:23-32, 43; 23:13-36; Giăng 7:45-49; Công-vụ các Sứ-đồ 4:13).
[Hình nơi trang 4]
Môn đồ của Chúa Giê-su là những người tầm thường khiêm tốn, không phải là những người lãnh đạo tôn giáo