Chính phủ của Đức Chúa Trời đem lại hòa bình
Chương 13
Chính phủ của Đức Chúa Trời đem lại hòa bình
1. Các chính phủ do loài người thiết lập đã không thực hiện được những điều gì?
BẠN CÓ nhận thấy rằng các chính phủ loài người, dầu có thiện chí đến đâu, cũng đã không thỏa mãn được những nhu cầu thật sự của con người hay không? Không có chính phủ nào đã giải quyết được những vấn đề như là tội ác, kỳ thị chủng tộc hoặc đã cung cấp đầy đủ thực phẩm và nhà cửa cho hết thảy mọi công dân. Các chính phủ cũng không hoàn toàn giải thoát công dân họ khỏi bệnh tật. Không có một chính phủ nào có thể ngăn cản sự già yếu hay sự chết hoặc làm cho người chết sống lại. Không một chính phủ nào đã mang lại hòa bình và an ninh lâu dài cho công dân họ. Nói tóm lại, những chính phủ do con người thiết lập không có khả năng giải quyết những vấn đề lớn lao mà nhân loại phải đối phó.
2. Thông điệp chính của Kinh-thánh là gì?
2 Đấng Tạo-hóa của chúng ta biết chúng ta cần có một chính phủ công bình có khả năng giúp mọi người tận hưởng một đời sống ấm no và hạnh phúc. Vì thế mà Kinh-thánh có nói đến một chính phủ dưới sự điều khiển của Đức Chúa Trời. Thật vậy, chính phủ bởi Đức Chúa Trời và do Ngài hứa sẽ mang lại, là thông điệp chính của Kinh-thánh.
3. Ê-sai 9:5, 6 có nói gì về chính phủ (hay quyền cai trị) của Đức Chúa Trời?
3 Nhưng có lẽ bạn sẽ hỏi: “Chỗ nào trong Kinh-thánh có nói đến chính phủ của Đức Chúa Trời?” Trong Ê-sai 9:5, 6 chẳng hạn, chúng ta đọc “Vì có một con trẻ sanh cho chúng ta, tức là một con trai ban cho chúng ta; quyền cai-trị sẽ nấy trên vai Ngài. Ngài sẽ được xưng là Đấng Lạ-lùng, là Đấng Mưu-luận, là Đức Chúa Trời Quyền-năng, là Cha Đời đời, là Chúa Bình-an. Quyền cai-trị và sự bình-an của Ngài cứ thêm mãi không thôi”.
4. Ai là con trẻ sau này sẽ cai trị trong chính phủ của Đức Chúa Trời?
4 Ở đây Kinh-thánh nói về việc một con trẻ, một vị hoàng tử, được sanh ra. Sau này vị “hoàng tử” đó sẽ trở thành một đấng cai trị cao cả, “Chúa Bình-an”. Ngài sẽ được giao phó cho một chính phủ thật kỳ diệu. Chính phủ này sẽ mang lại hòa bình cho cả trái đất, một nền hòa bình sẽ kéo dài mãi mãi. Con trẻ đó là Giê-su; Ê-sai 9:5, 6 đã báo trước sự sanh ra của ngài. Khi thông báo sự sanh ra này cho người nữ đồng trinh Ma-ri, thiên sứ Gáp-ri-ên đã nói về Giê-su như sau: “Ngài sẽ trị-vì đời đời...nước ngài vô-cùng” (Lu-ca 1:30-33).
TẦM QUAN TRỌNG CỦA NƯỚC TRỜI ĐƯỢC NHẤN MẠNH
5. a) Tầm quan trọng của Nước Trời được Kinh-thánh chỉ cho thấy như thế nào? b) Nước Trời là gì và nước ấy sẽ làm gì?
5 Công việc chính của Giê-su Christ và những người đã ủng hộ ngài khi họ còn ở trên thế gian, ấy là rao giảng và dạy dỗ về Nước Lu-ca 4:43; 8:1). Họ đã đề cập đến Nước Trời khoảng 140 lần trong Kinh-thánh. Giê-su còn dạy môn đồ của ngài cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời: “Nước Cha được đến. Ý Cha được nên, ở đất như trời” (Ma-thi-ơ 6:10). Liệu nước này mà những người tín đồ đấng Christ cầu nguyện cho đến có phải là một chính phủ thật sự không? Có lẽ bạn đã không nghĩ đó là một chính phủ, nhưng Nước Trời quả là một chính phủ. Con Đức Chúa Trời, Giê-su Christ, là Vua của Nước Trời. Và ngài sẽ cai trị trên khắp trái đất. Thật là tốt biết bao khi dân cư trên đất không còn bị chia ra thành nhiều quốc gia chống đối lẫn nhau, nhưng hết thảy mọi người sẽ được hợp nhất trong sự hòa bình dưới chính phủ của Nước Trời!
Trời hầu đến (6. Khi Giê-su còn ở trên đất, tại sao Nước Trời đã được gọi là “đã đến gần” và “ở giữa các ngươi”?
6 Giăng Báp-tít đã bắt đầu rao giảng về chính phủ này khi ông nói cùng thiên hạ: “Các ngươi phải ăn-năn, vì nước thiên-đàng đã đến gần!” (Ma-thi-ơ 3:1, 2). Tại sao Giăng đã có thể nói như thế? Bởi vì Giê-su, đấng mà sau này sẽ cầm quyền trong chính phủ của Đức Chúa Trời ở trên trời, lúc đó sắp được ông làm phép báp têm và được xức dầu với thánh linh của Đức Chúa Trời. Như thế bạn có thể hiểu tại sao sau đó Giê-su đã nói với người Pha-ri-si: “Nầy, nước Đức Chúa Trời ở giữa các ngươi” (Lu-ca 17:21, NW). Đó là vì Giê-su, mà Đức Chúa Trời đã phong làm vua, lúc đó đang ở giữa họ. Trong lúc Giê-su đi rao giảng và dạy dỗ suốt ba năm rưỡi, ngài đã chứng tỏ ngài có quyền làm vua vì đã giữ sự trung thành đối với Đức Chúa Trời cho đến chết.
7. Điều gì cho thấy rằng Nước Trời đã từng là một vấn đề tranh chấp quan trọng khi Giê-su còn ở trên đất?
7 Để cho thấy Nước Trời đã từng là một vấn đề tranh chấp quan trọng trong khi đấng Christ làm thánh chức ngài, chúng ta hãy xem xét điều gì đã xảy ra vào ngày cuối cùng trước khi ngài chết. Kinh-thánh thuật lại cho chúng ta rằng dân chúng tố cáo Giê-su, nói rằng: “Chúng tôi đã thấy người nầy xúi dân ta làm loạn, cấm nộp thuế cho Sê-sa, và xưng mình là Đấng Christ, là Vua. Phi-lát gạn Ngài rằng: Chính ngươi là Vua dân Giu-đa phải không?” (Lu-ca 23:1-3).
8. a) Giê-su đã trả lời như thế nào khi ngài được hỏi xem ngài có phải là vua không? b) Giê-su đã muốn nói gì khi ngài bảo rằng nước của ngài “chẳng thuộc về hạ-giới”?
8 Giê-su đã không trực tiếp trả lời câu hỏi của Phi-lát, nhưng ngài nói: “Nước của ta chẳng phải thuộc về thế-gian nầy. Ví bằng nước ta thuộc về thế-gian nầy, thì tôi-tớ của ta sẽ đánh trận, đặng ta khỏi
phải nộp cho dân Giu-đa; nhưng hiện nay nước ta chẳng thuộc về hạ-giới”. Giê-su đã trả lời như vậy bởi vì nước của ngài không phải là một nước ở trên đất. Ngài sẽ cai trị từ trên trời, chớ không phải như là một người ngồi trên ngôi trên đất. Vì lẽ sự tranh chấp này cốt là để biết xem Giê-su có quyền cai trị như là vua hay không, Phi-lát gạn hỏi Giê-su một lần nữa: “Thế thì ngươi là vua sao?”9. a) Giê-su đã thông báo cho người ta biết đến lẽ thật kỳ diệu nào? b) Ngày nay có những câu hỏi quan trọng nào được đặt ra?
9 Rõ ràng là chính vì Giê-su đã rao giảng và dạy dỗ về một chính phủ mới mà ngài đã bị đưa ra xét xử để người ta định đoạt mạng sống của ngài. Do đó Giê-su đã trả lời với Phi-lát: “Thật như lời, ta là vua. Nầy, vì sao ta đã sanh và vì sao ta đã giáng-thế: ấy là để làm chứng cho lẽ thật” (Giăng 18:36, 37). Thật vậy, Giê-su đã dùng đời sống của ngài ở trên đất để nói cho thiên hạ biết đến lẽ thật kỳ diệu về chính phủ của Nước Đức Chúa Trời. Ấy là thông điệp chính của Ngài. Và Nước Trời vẫn còn là vấn đề tranh chấp quan trọng nhứt ngày nay. Tuy nhiên chúng ta vẫn còn có những câu hỏi này: Chính phủ nào là quan trọng nhứt trong đời sống của một người? Có phải đó là chính phủ do loài người lập nên hay là Nước Đức Chúa Trời do đấng Christ cai trị?
CHUẨN BỊ CHO CHÍNH PHỦ MỚI CỦA TRÁI ĐẤT
10. a) Khi nào Đức Chúa Trời đã thấy cần phải thiết lập một chính phủ mới? b) Nơi nào trong Kinh-thánh có đề cập đến chính phủ này lần đầu tiên? c) Con rắn tượng trưng cho ai?
10 Khi Sa-tan xúi dục được A-đam và Ê-va hùa theo hắn trong đường lối phản nghịch, Đức Giê-hô-va đã thấy cần phải thiết lập một chính phủ mới cho nhân loại. Do đó Đức Chúa Trời liền thông báo ngay về ý định của Ngài sẽ thiết lập một chính phủ như thế. Ngài đã ám chỉ đến chính phủ này khi Ngài tuyên án con rắn kia, thật ra Ngài nói với Sa-tan Ma-quỉ: “Ta sẽ làm cho mầy cùng người nữ, dòng-dõi mầy cùng dòng-dõi người nữ nghịch-thù nhau. Người sẽ giày-đạp đầu mầy, còn mầy sẽ cắn gót chơn người” (Sáng-thế Ký 3:14, 15).
11. Sẽ có thù ghét giữa ai với ai?
11 Nhưng có lẽ bạn sẽ hỏi: “Ở đây có nói gì về một chính phủ đâu?” Chúng ta hãy xem xét kỹ lưỡng câu nói đó rồi chúng ta sẽ thấy. Câu Kinh-thánh nói rằng sẽ có một sự thù nghịch hay là ghen ghét giữa Sa-tan và “người nữ”. Ngoài ra, sẽ có sự ghen ghét giữa “dòng-dõi” của Sa-tan hay là con cái của hắn, và “dòng-dõi” của người
nữ hay là con cái của bà. Trước hết chúng ta cần phải tìm ra “người nữ” là ai.12. Khải-huyền đoạn 12 nói gì về “người nữ”?
12 Bà không phải là một người nữ ở trên đất. Sa-tan không có một sự thù nghịch nào đặc biệt đối với một người nữ nào trong nhân loại. Đúng hơn, đây là một người nữ tượng trưng, nghĩa là bà tượng trưng cho một cái gì khác. Ta thấy điều nầy trong quyển sách cuối cùng của Kinh-thánh là sách Khải-huyền, sách nầy cho ta biết nhiều chi tiết hơn về bà. Trong Khải-huyền “người nữ” được miêu tả như là “có mặt trời bao bọc, dưới chơn có mặt trăng, và trên đầu có mão triều thiên bằng mười hai ngôi sao”. Để giúp chúng ta tìm ra “người nữ” đó tượng trưng cho cái gì, sách Khải-huyền tiếp tục nói về con của bà như sau: “Người sanh một con trai, con trai ấy sẽ dùng gậy sắt mà cai-trị mọi dân-tộc; đứa trẻ ấy được tiếp lên tới Đức Chúa Trời, và nơi ngôi Ngài” (Khải-huyền 12:1-5).
13. “Con trai” và “người nữ” tượng trưng cho ai hay là cái gì?
13 Một khi đã biết được “con trai” ấy là ai hoặc là cái gì, chúng ta sẽ có thể tìm ra “người nữ” đó tượng trưng cho ai hoặc cái gì. Con trẻ ấy không phải là một người hiểu theo nghĩa đen, cũng như là người nữ đó không phải là một người đàn bà thật sự vậy. Câu Kinh-thánh cho thấy là “con trai” ấy sẽ “cai-trị mọi dân-tộc”. Do đó “con trai” tượng trưng cho chính phủ của Đức Chúa Trời có Vua là Giê-su Christ. Bởi vậy “người nữ” tượng trưng cho tổ chức của Đức Chúa Trời gồm có những tạo vật trung thành ở trên trời. Cũng như là “con trai” đến từ “người nữ” thì vị Vua là Giê-su Christ xuất thân từ tổ chức ở trên trời, tức tập thể những tạo vật thiêng liêng trung thành cùng nhau làm việc để thực hiện ý định của Đức Chúa Trời. Ga-la-ti 4:26 gọi tổ chức đó là “Giê-ru-sa-lem ở trên cao”. Thế thì lúc ban đầu, khi A-đam và Ê-va phản nghịch lại quyền cai trị của Đức Chúa Trời, Đức Giê-hô-va đã chuẩn bị để thiết lập một chính phủ là Nước Trời để cho ai yêu chuộng sự công bình có thể đặt hy vọng vào chính phủ đó.
ĐỨC GIÊ-HÔ-VA NHỚ LỜI HỨA CỦA NGÀI
14. a) Đức Giê-hô-va đã cho thấy rằng Ngài nhớ lời hứa của Ngài về một “dòng-dõi” sẽ giày đạp đầu của Sa-tan như thế nào? b) Ai là “dòng-dõi” đã được hứa đó?
14 Đức Giê-hô-va không quên lời hứa của Ngài là sẽ sai đến một “dòng-dõi” sau này sẽ trở thành đấng cai trị trong chính phủ của Đức Chúa Trời. Đấng cai trị đó sẽ giày đạp đầu của Sa-tan để tiêu Rô-ma 16:20; Hê-bơ-rơ 2:14). Đức Giê-hô-va nói rằng dòng dõi đã hứa đó sẽ đến từ người trung thành tên là Áp-ra-ham. Đức Giê-hô-va nói cùng Áp-ra-ham: “Các dân thế-gian đều sẽ nhờ dòng-dõi ngươi mà được phước” (Sáng-thế Ký 22:18). Ai là “dòng-dõi” được hứa là sẽ ra từ Áp-ra-ham? Sau này Kinh-thánh đã cho lời giải đáp khi nói: “Vả, các lời hứa đã được phán cho Áp-ra-ham và cho dòng-dõi người. Không nói: Và cho các dòng-dõi người, như chỉ về nhiều người; nhưng nói: Và cho dòng-dõi ngươi, như chỉ về một người mà thôi, tức là Đấng Christ” (Ga-la-ti 3:16). Đức Giê-hô-va cũng có nói với con trai của Áp-ra-ham là Y-sác và cháu nội của ông là Gia-cốp rằng “dòng-dõi” của “người nữ” của Đức Chúa Trời sẽ từ con cháu của họ mà ra (Sáng-thế Ký 26:1-5; 28:10-14).
diệt hắn (15, 16. Điều gì chứng tỏ rằng “dòng-dõi” sau này sẽ là một vua trị vì?
15 Để cho thấy rõ ràng “dòng-dõi” đó sẽ trở nên vua, Gia-cốp đã tuyên bố những lời sau đây cho con của ông là Giu-đa: “Cây phủ-việt (tức quyền cai trị) chẳng hề dời khỏi Giu-đa, kẻ lập-pháp không dứt khỏi giữa chơn nó, cho đến chừng Đấng Si-lô hiện tới, và các dân vâng-phục Đấng đó” (Sáng-thế Ký 49:10). Giê-su Christ đã ra từ chi phái Giu-đa. Ngài đã tỏ ra là đấng “Si-lô” được “các dân vâng-phục” (Hê-bơ-rơ 7:14).
16 Khoảng 700 năm sau lời tuyên bố này cùng Giu-đa, Đức Giê-hô-va đã nói về Đa-vít thuộc chi phái Giu-đa như sau: “Ta đã gặp Đa-vít, là kẻ tôi-tớ ta,...Ta cũng sẽ làm cho dòng-dõi người còn đến đời đời, và ngôi người còn lâu dài bằng các ngày của trời” (Thi-thiên 89:20, 29). Đức Chúa Trời muốn nói gì khi Ngài báo rằng “dòng-dõi” của Đa-vít sẽ còn đến “đời đời” và “ngôi người” sẽ kéo dài bằng “các ngày của trời”? Giê-hô-va Đức Chúa Trời muốn lưu ý đến sự kiện là chính phủ của Nước Trời ở trong tay của Giê-su Christ là vị vua đã được chỉ định của Ngài, sẽ tồn tại đến đời đời. Làm sao chúng ta biết được?
17. Làm thế nào chúng ta biết được rằng vị vua đã được hứa là Giê-su Christ?
17 Bạn hãy nhớ lại những lời mà thiên sứ của Đức Giê-hô-va là Gáp-ri-ên đã nói cùng Ma-ri về con trẻ mà nàng sẽ sanh ra. Thiên sứ nói: “Ngươi sẽ...đặt tên là Giê-su”. Nhưng Giê-su không phải ở mãi trong tình trạng một con trẻ, hay là một người đàn ông ở trên đất. Gáp-ri-ên tiếp tục nói: “Con trai ấy sẽ nên tôn-trọng, được xưng là Con của Đấng Rất-cao; và Chúa, là Đức Chúa Trời, sẽ ban cho ngài ngôi Đa-vít là tổ-phụ ngài. Ngài sẽ trị-vì đời đời nhà Gia-cốp, Lu-ca 1:31-33). Sự kiện Đức Giê-hô-va đã làm những sắp đặt để thiết lập một chính phủ công bình nhằm mang lợi ích trường cửu cho những ai yêu mến Ngài và tin tưởng nơi Ngài, đây chẳng phải là một điều kỳ diệu hay sao?
nước ngài vô-cùng” (18. a) Kinh-thánh miêu tả sự cuối cùng của các chính phủ thế gian như thế nào? b) Chính phủ của Đức Chúa Trời sẽ làm gì cho dân chúng?
18 Nay đã gần đến lúc mà chính phủ của Nước Đức Chúa Trời phải ra tay để tiêu diệt hết thảy mọi chính phủ của thế gian này. Bấy giờ Giê-su Christ sẽ hành động với tư cách là một vị Vua chiến thắng. Kinh-thánh miêu tả trận chiến đó như sau: “Trong đời các vua nầy, Chúa trên trời sẽ dựng nên một nước không bao giờ bị hủy-diệt...nó sẽ đánh tan và hủy-diệt hết các nước trước kia, mà mình thì đứng đời đời” (Đa-ni-ên 2:44; Khải-huyền 19:11-16). Khi đã dẹp bỏ hết mọi chính phủ khác, chính phủ của Đức Chúa Trời sẽ thỏa mãn những nhu cầu thật sự của nhân loại. Vị Vua là Giê-su Christ sẽ lo sao cho không có một người dân trung thành nào của ngài sẽ bị bệnh tật, già đi hay là chết. Tội ác, nhà cửa nghèo nàn, đói kém và những vấn đề khác sẽ được giải quyết. Trên toàn thể trái đất sẽ có hòa bình và an ninh thật sự (II Phi-e-rơ 3:13; Khải-huyền 21:3-5). Nhưng chúng ta cần phải học biết thêm về những người sẽ cai trị trong chính phủ của Nước Trời.
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 112, 113]
Giê-su sai môn đồ đi làm công việc quan trọng nhứt là rao giảng về Nước Trời.
[Hình nơi trang 114]
Khi bị đưa ra xét xử để định đoạt mạng sống, Giê-su vẫn tiếp tục rao giảng về Nước Trời.
[Hình nơi trang 119]
Bạn xem Giê-su thế nào—như một vị vua chiến thắng hay như một trẻ nít yếu hèn?