Tranh đấu để làm điều thiện
Chương 26
Tranh đấu để làm điều thiện
1. Tín đồ đấng Christ phải tranh đấu chống lại hai điều gì?
HỄ THẾ GIAN của Sa-tan còn tồn tại cho đến chừng nào, những tín đồ đấng Christ phải tranh đấu để lánh xa khỏi ảnh hưởng ác của nó. Sứ đồ Phao-lô có viết: “Hãy mang lấy mọi khí-giới của Đức Chúa Trời, để được đứng vững mà địch cùng mưu-kế của ma-quỉ” (Ê-phê-sô 6:11-18). Tuy nhiên, chúng ta không phải chỉ đánh trận cùng Sa-tan và thế gian của hắn; chúng ta còn phải kháng cự lại những dục vọng làm điều xấu của chính chúng ta nữa. Kinh-thánh nói: “Tâm-tánh loài người vẫn xấu-xa từ khi còn tuổi trẻ” (Sáng-thế Ký 8:21; Rô-ma 5:12).
2. a) Tại sao chúng ta đôi khi có ham muốn mạnh mẽ làm điều xấu? b) Tại sao chúng ta phải kháng cự lại những dục vọng xấu?
2 Vì vốn thừa hưởng tội lỗi từ nơi người đàn ông đầu tiên là A-đam, lòng chúng ta có thể hay muốn làm điều xấu. Nếu chúng ta chìu theo dục vọng đó, chúng ta sẽ không nhận được sự sống đời đời trong hệ thống mới của Đức Chúa Trời. Do đó chúng ta cần phải tranh đấu để làm điều thiện. Ngay cả sứ đồ Phao-lô cũng phải dấn thân vào một cuộc tranh đấu dường ấy, như ông giải thích: “Khi tôi muốn làm điều lành, thì điều dữ dính dấp theo tôi” (Rô-ma 7:21-23). Bạn cũng vậy, có thể bạn cho là cuộc tranh đấu này gay go lắm. Nhiều khi có một cuộc tranh chấp dữ tợn xảy ra trong tâm can của bạn. Thế thì bạn sẽ quyết định làm điều gì đây?
3. a) Nhiều người phải đương đầu với những cuộc xung đột nội tâm nào? b) Việc mà nhiều người làm điều ác dù cho họ muốn làm điều thiện chứng tỏ lẽ thật nào của Kinh-thánh?
3 Bạn đã biết đến những lời hứa kỳ diệu của Đức Chúa Trời về việc sống đời đời trong những điều kiện hoàn toàn ở trên đất. Bạn tin nơi những lời hứa này, và bạn muốn chính bạn được hưởng những điều tốt lành này. Như thế bạn biết rằng việc phụng sự Đức Chúa Trời có lợi ích lâu dài tốt nhứt cho bạn. Nhưng trong lòng bạn có thể là bạn muốn làm những điều mà bạn biết là xấu. Đôi khi bạn có thể cảm thấy có dục vọng mãnh liệt muốn phạm tội tà dâm, trộm cắp hay là tham dự vào những việc làm xấu khác. Có lẽ một số người đang học cuốn sách này có thói quen làm điều xấu dù cho họ biết Giê-rê-mi 17:9).
rằng Đức Chúa Trời lên án những việc đó. Sự kiện họ làm điều ác trong khi họ muốn làm điều thiện chứng tỏ lẽ thật này ghi trong Kinh-thánh: “Lòng người ta là dối-trá hơn mọi vật, và rất là xấu-xa” (TA CÓ THỂ THẮNG TRẬN
4. a) Thắng trận hay bại trận tùy thuộc nơi ai? b) Muốn thắng trận chiến để làm điều thiện thì cần phải làm điều gì?
4 Điều đó không có nghĩa là một người không thể chế ngự dục vọng mãnh liệt làm điều ác của mình. Nếu bạn thật lòng muốn, bạn có thể làm cho lòng bạn vững mạnh thêm hầu cho nó hướng dẫn bạn đến đường lối ngay thẳng. Nhưng chính bạn phải quyết định làm điều đó (Thi-thiên 26:1, 11). Không ai khác có thể thắng trận cho bạn được. Do đó trước hết bạn hãy tiếp tục thâu thập sự hiểu biết về Kinh-thánh là điều quan trọng để có sự sống (Giăng 17:3). Tuy nhiên chỉ việc khắc ghi sự hiểu biết đó vào đầu óc không thôi lại chưa đủ. Bạn còn phải ghi tạc nó vào lòng nữa. Bạn phải cảm thấy thấm thía về những điều bạn đang học để rồi bạn thật sự muốn áp dụng những điều đó.
5. Làm thế nào bạn có thể biết ơn tận đáy lòng về luật pháp của Đức Chúa Trời được?
5 Nhưng làm thế nào bạn có thể cảm thấy biết ơn tận đáy lòng về luật pháp của Đức Chúa Trời được? Bạn cần phải suy gẫm hay là nghiền ngẫm chính chắn về những điều đó. Chẳng hạn, bạn hãy tự hỏi: Vâng lời Đức Chúa Trời hay không thì có thật sự khác nhau gì không? Đoạn bạn hãy quan sát đời sống của những người không màng đến luật pháp của Ngài, như cô thiếu nữ 19 tuổi này có viết: “Tôi đã mắc bệnh hoa liễu đến ba lần. Lần sau cùng khiến cho tôi không thể có con được nữa vì tôi đã bị cắt tử cung”. Thật đáng buồn thay khi người ta không tuân theo những luật pháp của Đức Chúa Trời để rồi gặp phải mọi nỗi khó khăn (II Sa-mu-ên 13:1-19). Một người đàn bà nọ đã phạm tội tà dâm buồn bã nói: “Không vâng lời chẳng có lợi gì cả, chỉ gánh lấy sự đau đớn và khổ tâm mà thôi. Giờ đây tôi hãy còn thấy khổ vì thế đó”.
6. a) Tại sao sự vui thú do việc làm ác có thể mang lại không có lợi ích gì cả? b) Môi-se đã có thể vui hưởng một nếp sống như thế nào tại Ê-díp-tô?
6 Dù vậy bạn sẽ nghe thiên hạ nói là việc tà dâm cũng như việc say rượu và việc dùng ma túy là thú vị lắm. Nhưng cái gọi là thú vị đó chỉ là ngắn ngủi tạm bợ mà thôi. Bạn đừng để ai quyến dụ bạn vào một con đường sẽ khiến bạn mất niềm hạnh phúc thật sự và lâu dài. Bạn hãy nghĩ đến Môi-se, người đã từng được nuôi nấng như “con trai của công-chúa Pha-ra-ôn”. Ông đã từng sống trong sự giàu Hê-bơ-rơ 11:24, 25). Như thế thì nếp sống vô luân và trụy lạc dường như được thịnh hành trong cung điện xứ Ê-díp-tô hẳn phải là thú vị lắm. Vậy thì tại sao Môi-se lại từ bỏ hết mọi điều đó?
sang đài các trong cung điện Ê-díp-tô xưa. Tuy vậy, Kinh-thánh nói rằng khi ông lớn lên, ông đã chọn “đành cùng dân Đức Chúa Trời chịu hà-hiếp hơn là tạm hưởng sự vui-sướng của tội-lỗi” (7. Tại sao Môi-se đã từ bỏ việc “tạm hưởng sự vui-sướng của tội-lỗi” trong cung điện xứ Ê-díp-tô?
7 Lý do là vì Môi-se tin tưởng nơi Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Và ông có biết đến một điều bội phần tốt hơn là việc tạm hưởng sự vui sướng của tội lỗi mà ông có thể nếm thử trong cung điện Ê-díp-tô. Kinh-thánh nói: “Người ngửa trông sự ban-thưởng”. Môi-se đã suy gẫm hay là nghiền ngẫm sâu sắc về những lời hứa của Đức Chúa Trời. Ông đã đặt niềm tin nơi ý định của Đức Chúa Trời là Ngài sẽ tạo ra một hệ thống mới công bình. Tình yêu thương cao cả và sự chăm sóc của Đức Giê-hô-va đối với nhân loại đã động đến lòng ông. Môi-se không phải chỉ nghe nói đến hay là đọc về Đức Giê-hô-va. Kinh-thánh nói Hê-bơ-rơ 11:26, 27). Đối với Môi-se, Đức Giê-hô-va là có thật, cũng như những lời hứa của Ngài về sự sống đời đời là thật.
“người đứng vững như thấy Đấng không thấy được” (8. a) Chúng ta cần phải làm gì để thắng được trận chiến để làm điều thiện? b) Chúng ta nên có quan điểm nào mới là khôn ngoan, giống như một thanh niên đã phát biểu?
8 Bạn có cảm thấy giống như vậy không? Bạn có xem Đức Giê-hô-va như một Đấng có thật, như một người Cha yêu mến bạn không? Khi bạn đọc về những lời hứa của Ngài nói sẽ ban sự sống đời đời trong Địa-đàng trên đất, bạn có hình dung bạn đang hưởng những ân phước đó không? (Hãy xem các trang từ 156 đến 162). Muốn thắng được nhiều áp lực thúc đẩy chúng ta làm điều ác, chúng ta cần phải có một mối liên lạc mật thiết với Đức Giê-hô-va. Và giống như Môi-se, chúng ta cần phải “ngửa trông sự ban-thưởng”. Một thanh niên 20 tuổi trước sự cám dỗ phạm tội tà dâm đã có quan điểm giống như Môi-se. Anh ta nói: “Niềm hy vọng được sống đời đời của tôi thật là quá quí giá; tôi không muốn mất nó để đổi lấy vài giây phút phạm tội vô luân”. Ắt đây không phải là thái độ đúng để noi theo hay sao?
RÚT KINH NGHIỆM TỪ NHỮNG LỖI LẦM CỦA NGƯỜI KHÁC
9. Vua Đa-vít đã vấp ngã trong cuộc tranh đấu để làm điều thiện như thế nào?
9 Bạn đừng bao giờ chểnh mảng trong trận chiến này như có lần Vua Đa-vít đã làm. Một ngày nọ, ông đang nhìn xuống từ trên nóc đền vua và thấy đằng xa nàng Bát-Sê-ba xinh đẹp đang tắm. Thay vì quay mắt đi trước khi những ý tưởng bậy bạ nẩy mầm trong lòng ông, ông tiếp tục nhìn. Đoạn dục vọng giao hợp cùng nàng Bát-Sê-ba trở nên mãnh liệt đến độ ông sai người đưa nàng vào cung điện của ông. Sau đó, vì nàng mang thai, và ông không thể nào giấu nhẹm II Sa-mu-ên 11:1-17).
việc gian dâm của hai người, ông bèn dàn cảnh để cho chồng nàng bị giết trong chiến trận (10. a) Đa-vít đã bị trừng phạt vì tội lỗi ông như thế nào? b) Điều gì đã có thể ngăn ngừa Đa-vít tránh phạm tội ngoại tình?
10 Quả đấy là một tội lỗi khủng khiếp. Và Đa-vít đã bị khổ sở thật sự vì việc ấy. Không những ông đã cảm thấy khổ tâm vì điều đã phạm, mà Đức Giê-hô-va còn trừng phạt ông bằng những nỗi khốn đốn trong gia đình ông suốt quãng đời còn lại của ông (Thi-thiên 51:3, 4; II Sa-mu-ên 12:10-12). Lòng của Đa-vít còn dối trá hơn là ông tưởng; những dục vọng xấu của ông đã lấn át ông. Sau đó ông có nói: “Kìa, tôi sanh ra trong sự gian-ác, mẹ tôi đã hoài-thai tôi trong tội-lỗi” (Thi-thiên 51:5). Nhưng Đa-vít đã có thể tránh phạm tội cùng Bát-Sê-ba. Vấn đề là ông đã cứ tiếp tục nhìn, chớ không chịu tránh xa hoàn cảnh đã un đốt tình dục của ông đối với vợ người khác.
11. a) Chúng ta nên học gì do kinh nghiệm của Đa-vít? b) Theo bạn thì những hoạt động nào có thể kích thích “tình dục”? c) Như một thiếu niên nọ có phát biểu ý kiến, tránh điều gì mới là khôn ngoan?
11 Rút kinh nghiệm của Đa-vít chúng ta phải đề phòng tránh xa những cơ hội khiến cho tình dục trái phép bị kích thích. Chẳng hạn, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đọc sách báo khiêu dâm hay xem chương trình truyền hình hoặc phim ảnh dâm đãng? Tất tình dục sẽ dễ dàng bị kích thích. Thế thì bạn hãy tránh những hoạt động cùng những thú tiêu khiển khiêu dâm (Cô-lô-se 3:5; I Tê-sa-lô-ni-ca 4:3-5; Ê-phê-sô 5:3-5). Bạn chớ nên đặt mình trong một hoàn cảnh có thể đưa đến việc phạm tội tà dâm với một người khác. Một thiếu niên 17 tuổi đã nhận xét khôn ngoan: “Ai cũng có thể nói: Tôi biết lúc nào phải ngừng lại. Đành rằng một người có thể biết khi nào, nhưng mấy ai làm được? Tốt hơn hết là nên tránh hoàn cảnh đó”.
12. Chúng ta nên ghi nhớ gương mẫu nào của Giô-sép?
12 Nếu Đa-vít đã ghi nhớ gương mẫu của Giô-sép thì Sáng-thế Ký 39:7-12).
ông đã không hề phạm tội nặng dường ấy cùng Đức Chúa Trời. Tại xứ Ê-díp-tô, Giô-sép đã được giao phó trông nom nhà của Phô-ti-pha. Lúc Phô-ti-pha đi vắng nhà, bà vợ dâm đãng của ông tìm cách quyến rũ chàng Giô-sép đẹp trai mà nói rằng: “Hãy lại nằm cùng ta”. Nhưng Giô-sép từ chối. Đoạn một ngày nọ y thị nắm lấy chàng và tìm cách ép buộc chàng nằm cùng y thị. Nhưng Giô-sép vùng thoát khỏi và chạy trốn. Chàng đã giữ cho lòng mình cương quyết bằng cách nghĩ đến việc làm điều thiện trước mắt Đức Chúa Trời thay vì thỏa mãn những dục vọng xác thịt riêng của mình. Chàng hỏi: “Thế nào tôi dám làm điều đại-ác dường ấy, mà phạm tội cùng Đức Chúa Trời sao?” (SỰ TRỢ GIÚP CẦN THIẾT ĐỂ THẮNG
13, 14. a) Muốn thắng trận này ta cần phải làm gì? b) Những người đã trở thành tín đồ đấng Christ tại Cô-rinh-tô đã thay đổi như thế nào, và với sự trợ giúp nào? c) Phao-lô và Tít trước kia là người như thế nào?
13 Muốn thắng được trận này cần phải để cho sự hiểu biết về Kinh-thánh thấm nhuần vào lòng bạn hầu cho bạn được thúc đẩy để áp dụng sự hiểu biết đó. Nhưng bạn cũng cần phải kết hợp với dân tộc của Đức Chúa Trời, I Cô-rinh-tô 6:9-11).
gia nhập vào tổ chức hữu hình của Đức Giê-hô-va. Với sự giúp đỡ của tổ chức đó bạn có thể sửa đổi, dù cho bạn có lỡ dấn thân vào con đường ác đến đâu. Sứ đồ Phao-lô viết về những người ở thành Cô-rinh-tô cổ đã từng sửa đổi: “Chớ tự dối mình: phàm những kẻ tà-dâm, kẻ thờ hình-tượng, kẻ ngoại-tình, kẻ làm dáng yểu-điệu, kẻ đắm nam-sắc, kẻ trộm-cướp, kẻ hà-tiện, kẻ say-sưa, kẻ chửi-rủa, kẻ chắt-bóp, đều chẳng hưởng được nước Đức Chúa Trời đâu. Trước kia anh em ít nữa cũng có một đôi người như thế; nhưng... anh em được rửa sạch” (14 Bạn thử nghĩ xem. Vài người trong số những tín đồ đấng Christ trong thế kỷ thứ nhứt ấy trước đó đã từng là những người tà dâm, ngoại tình, đồng tính luyến ái, trộm cướp và nghiện rượu. Nhưng với sự trợ giúp của tổ chức của đấng Christ họ đã sửa đổi. Chính sứ đồ Phao-lô trước kia cũng đã làm điều quấy (I Ti-mô-thê 1:15). Ông có viết cho Tít, người cùng đạo đấng Christ với ông như sau: “Vì chưng chúng ta ngày trước cũng ngu-muội, bội-nghịch, bị lừa-dối, bị đủ thứ tình-dục dâm-dật sai-khiến” (Tít 3:3).
15. a) Điều gì cho thấy là Phao-lô đã không thấy dễ dàng làm điều thiện? b) Gương mẫu của Phao-lô giúp ích cho chúng ta như thế nào?
15 Phao-lô có thấy dễ làm điều thiện khi ông trở thành tín đồ đấng Christ không? Không đâu. Phao-lô đã tiếp tục phấn đấu suốt đời để kháng cự lại những ham muốn xấu và những khoái lạc đã từng sai khiến ông. Ông viết: “Tôi đãi thân-thể tôi cách nghiêm-khắc, bắt nó phải phục, e rằng sau khi tôi đã giảng-dạy kẻ khác, mà chính mình phải bị bỏ chăng” (I Cô-rinh-tô 9:27). Phao-lô đã tỏ ra nghiêm khắc với chính mình ông. Ông đã tự bắt buộc mình làm điều thiện, dù cho xác thịt ông lại muốn làm điều ác. Và nếu bạn cũng làm như ông, bạn cũng có thể thắng được trận chiến này nữa.
16. Ngày nay có những gương mẫu nào có thể giúp chúng ta thắng trận chiến để làm điều thiện?
16 Nếu bạn thấy khó lòng chừa bỏ vài tật xấu, bạn hãy đi tham dự hội nghị lớn sắp tới của các Nhân-chứng Giê-hô-va. Chắc chắn bạn sẽ được cảm kích khi thấy hạnh kiểm trong sạch và niềm vui của những người hiện diện. Tuy nhiên, nhiều người trong họ đã từng là thành phần của thế gian này đầy dẫy sự tà dâm, ngoại tình, say sưa, đồng tính luyến ái, nghiện thuốc lá, nghiện ma túy, trộm cướp, lường gạt, nói dối và cờ bạc. Nhiều người trong họ đã từng quen làm những việc đó (I Phi-e-rơ 4:3, 4). Ngoài ra, khi bạn đến kết hợp với các Nhân-chứng Giê-hô-va tại những buổi nhóm họp nhỏ trong hội-thánh—điều mà bạn nên làm càng sớm càng tốt—bạn sẽ ở giữa những người đã từng phấn đấu để từ bỏ chính những tật xấu và những dục vọng mà giờ đây có lẽ bạn đang kháng cự lại. Vậy hãy can đảm lên! Họ đang thắng trận chiến để làm điều thiện. Vậy thì bạn cũng có thể thắng được với sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời.
17. a) Muốn thắng trận chiến để làm điều thiện chúng ta cần phải kết hợp với ai? b) Ai sẽ có thể giúp bạn giải quyết những vấn đề của bạn?
17 Nếu bạn đang học hỏi Kinh-thánh với các Nhân-chứng Giê-hô-va một thời gian rồi, chắc bạn đã đi dự các buổi nhóm họp tại Phòng Nước Trời. Bạn nên có thói quen đi dự nhóm họp đều đều. Hết thảy chúng ta đều cần đến sự khuyến khích tinh thần do việc kết hợp với những tín đồ đấng Christ (Hê-bơ-rơ 10:24, 25). Bạn hãy làm quen với các trưởng lão trong hội-thánh. Họ có trách nhiệm “chăn bầy của Đức Chúa Trời” (I Phi-e-rơ 5:1-3; Công-vụ các Sứ-đồ 20:28). Vậy bạn chớ ngần ngại nói chuyện cùng họ nếu cần được giúp đỡ để từ bỏ vài thói quen mà luật pháp của Đức Chúa Trời cấm. Bạn sẽ thấy rằng họ tử tế, ân cần và có yêu thương (I Tê-sa-lô-ni-ca 2:7, 8).
18. Triển vọng nào trong tương lai ban sức cho chúng ta để tiếp tục phấn đấu?
18 Áp lực thúc đẩy chúng ta làm điều ác không phải chỉ từ thế gian của Sa-tan mà đến, nhưng cũng xuất phát từ trong bản thể đầy tội lỗi của chúng ta. Vì thế chúng ta phải tranh đấu hàng ngày để giữ lòng trung thành đối với Đức Chúa Trời. Nhưng mừng thay là cuộc chiến đó sẽ không kéo dài mãi mãi! Chẳng còn bao lâu nữa Sa-tan sẽ bị dẹp đi và toàn thể thế gian hung ác của nó sẽ bị tiêu diệt. Đoạn trong hệ thống mới của Đức Chúa Trời nay gần kề, cuộc sống của chúng ta sẽ dễ dãi hơn nhiều dưới những hoàn cảnh công bình. Sau cùng mọi vết tích của tội lỗi sẽ bị xóa đi, và chúng ta sẽ không còn phải tranh đấu gay go để làm điều thiện nữa.
19. Tại sao bạn nên sẵn sàng dồn mọi nỗ lực để làm đẹp lòng Đức Giê-hô-va?
19 Bạn hãy thường xuyên nghĩ đến những ân phước trong hệ thống mới đó. Vâng, bạn hãy “lấy sự trông-cậy về sự cứu-rỗi làm mão-trụ” (I Tê-sa-lô-ni-ca 5:8). Nguyện cho bạn có thái độ giống như người thiếu phụ kia đã nói: “Tôi hằng nghĩ đến những gì mà Đức Giê-hô-va đã làm cho tôi và hứa cùng tôi. Ngài đã không ngừng giúp tôi. Ngài đã ban phước tôi dưới nhiều hình thức. Tôi biết là Ngài chỉ muốn cho tôi được điều tốt nhứt, và tôi muốn làm đẹp lòng Ngài. Sự sống đời đời đáng cho chúng ta dồn hết mọi nỗ lực để nắm lấy”. Nếu chúng ta trung thành theo đuổi sự công bình thì “các lời lành mà Đức Giê-hô-va đã phán cho” những ai yêu mến Ngài sẽ thành tựu (Giô-suê 21:45).
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 219]
Dẫu cho nếp sống ở xứ Ê-díp-tô cổ đầy lạc thú, tại sao Môi-se đã từ bỏ nó?
[Các hình nơi trang 220, 221]
Đa-vít cứ tiếp tục nhìn; ông đã không tránh xa tình thế dẫn ông đến việc phạm tội vô luân.
[Hình nơi trang 222]
Giô-sép đã vùng thoát khỏi những sự mời mọc vô luân của vợ ông Phô-ti-pha.