Bạn có thể học được gì về Đấng Tạo Hóa từ một quyển sách?
Chương Bảy
Bạn có thể học được gì về Đấng Tạo Hóa từ một quyển sách?
CÓ LẼ bạn đồng ý rằng, một quyển sách có giá trị thật sự là một quyển sách hay và chứa nhiều tin tức bổ ích. Kinh-thánh chính là quyển sách như thế. Trong Kinh-thánh, bạn sẽ tìm thấy những chuyện có thật trong đời sống, hàm chứa giá trị đạo đức cao, khiến người đọc say mê. Bạn cũng thấy những minh họa sống động về những lẽ thật quan trọng. Một người viết Kinh-thánh, nổi tiếng là khôn ngoan, nói rằng: ông “tìm-kiếm những câu luận tốt-đẹp; và các lời đã viết ra đều là chánh-trực và chơn-thật” (Truyền-đạo 12:10).
Quyển sách mà chúng ta gọi là “Kinh-thánh” thật ra là một bộ gồm 66 cuốn sách nhỏ được viết trong một khoảng thời gian hơn 1.500 năm. Chẳng hạn, từ năm 1513 đến năm 1473 TCN, Môi-se đã viết năm quyển đầu, và quyển đầu tiên là Sáng-thế Ký. Người cuối cùng viết Kinh-thánh là Giăng, một sứ đồ của Chúa Giê-su. Ông viết về lịch sử cuộc đời của Chúa Giê-su (Phúc Âm theo Giăng), một số lá thư ngắn và sách Khải-huyền, là sách cuối cùng trong hầu hết các cuốn Kinh-thánh.
Trong khoảng thời gian 1.500 năm từ Môi-se đến Giăng, có khoảng 40 người góp phần vào việc viết Kinh-thánh. Họ là những người thành thật, tận tụy muốn giúp người khác học biết về Đấng Tạo Hóa. Qua sách họ viết, chúng ta có thể hiểu sâu xa hơn về cá tính của Đức Chúa Trời và biết cách làm đẹp lòng Ngài. Kinh-thánh cũng giúp chúng ta hiểu tại sao sự gian ác lan tràn và sẽ chấm dứt như thế nào. Những người viết Kinh-thánh cho thấy trước thời kỳ mà nhân loại sẽ sống dưới sự cai trị trực tiếp của Đức Chúa Trời. Họ mô tả một số điều Thi-thiên 37:10, 11; Ê-sai 2:2-4; 65:17-25; Khải-huyền 21:3-5).
kiện sinh sống vô cùng vui sướng mà chúng ta có thể được hưởng (Có lẽ bạn cũng biết nhiều người coi Kinh-thánh như một quyển sách cổ xưa, chứa đựng sự khôn ngoan của loài người. Tuy nhiên, hàng triệu người tin rằng chính Đức Chúa Trời là Tác Giả thật của Kinh-thánh và Ngài đã hướng dẫn tư tưởng của người viết (2 Phi-e-rơ 1:20, 21). Làm sao bạn có thể xác định những điều mà người viết Kinh-thánh ghi xuống thật sự là từ Đức Chúa Trời?
Có một số bằng chứng quy vào một điểm mà bạn có thể xem xét. Nhiều người có đầu óc lý luận đã làm như vậy trước khi đi đến kết luận Kinh-thánh không phải là quyển sách của loài người, nhưng từ một nguồn gốc cao siêu hơn. Chúng ta chỉ cần dùng đến một loại bằng chứng để chứng minh điều này. Làm thế, chúng ta có thể học thêm về Đấng Tạo Hóa của vũ trụ, Nguồn sự sống của con người.
Những lời tiên đoán đã ứng nghiệm
Nhiều người viết Kinh-thánh ghi lại những lời tiên tri. Thay vì tự cho là có thể nói trước về tương lai, họ quy năng lực đó cho Đấng Tạo Hóa. Chẳng hạn, chính Ê-sai xác nhận Đức Chúa Trời là Đấng “đã rao sự cuối-cùng từ buổi đầu-tiên” (Ê-sai 1:1; 42:8, 9; 46:8-11). Khả năng nói trước về những biến cố sẽ xảy ra trong tương lai, từ hàng chục năm hay từ nhiều thế kỷ trước, làm cho Đức Chúa Trời của Ê-sai là một Đấng độc nhất vô nhị; Ngài không phải như hình tượng nhân gian xưa nay tôn sùng. Lời tiên tri là bằng chứng rõ ràng cho thấy tác giả của Kinh-thánh không phải là người. Chúng ta hãy xem xét sách Ê-sai xác định sự kiện này như thế nào.
Ê-sai 2:8; 24:1; 39:5-7; 43:14; 44:24-28; 45:1).
So sánh nội dung sách Ê-sai với các dữ kiện lịch sử, người ta thấy sách này được viết vào khoảng năm 732 TCN. Ê-sai tiên tri tai họa sẽ giáng trên dân cư thành Giê-ru-sa-lem và nước Giu-đa vì tội làm đổ máu và thờ hình tượng của họ. Ê-sai cũng tiên đoán đất đai sẽ bị bỏ hoang, thành Giê-ru-sa-lem và đền thờ sẽ bị hủy diệt, và những người còn sống sót sẽ bị bắt sang Ba-by-lôn làm phu tù. Nhưng Ê-sai cũng tiên tri rằng, Đức Chúa Trời sẽ không quên dân tộc bị lưu đày này. Sách ấy nói trước, một vị vua từ nước khác, tên là Si-ru, sẽ chinh phục Ba-by-lôn và giải phóng dân Do Thái để họ trở về quê hương. Thật vậy, Ê-sai đã tả Đức Chúa Trời là Đấng “phán về Si-ru rằng: Nó là người chăn chiên của ta; nó sẽ làm nên mọi sự ta đẹp lòng; lại cũng phán về Giê-ru-sa-lem rằng: Nó sẽ được lập lại, và phán về đền-thờ rằng: Nền ngươi sẽ lại lập” (Vào thời Ê-sai, tức là vào thế kỷ thứ tám TCN, những lời tiên tri như vậy xem ra khó mà tin được vì ở thời điểm này, thậm chí Ba-by-lôn không phải là một cường quốc quân sự. Xứ này vẫn thần phục cường quốc thời đó là Đế Quốc A-si-ri. Ý tưởng, theo đó một dân tộc bị đánh bại, bị đem đi làm phu tù nơi một xứ xa xôi sẽ được thả về nhận lại đất đai, là cả một điều lạ lùng không kém. Ê-sai viết: “Ai đã hề nghe một sự thể nầy?” (Ê-sai 66:8).
Tuy nhiên, nếu xem xét lại lịch sử 200 năm sau đó, chúng ta thấy gì? Lịch sử của dân Do Thái cho thấy lời tiên tri của Ê-sai được ứng nghiệm từng chi tiết. Ba-by-lôn quả thật đã trở nên hùng mạnh và đã hủy phá Giê-ru-sa-lem. Tên của vua nước Phe-rơ-sơ (Si-ru), sự chinh phục Ba-by-lôn của ông, việc dân Do Thái hồi hương, tất cả đều được thừa nhận là những sự kiện lịch sử. Lời tiên tri được ứng nghiệm chính xác từng chi tiết, đến độ trong thế kỷ 19, những nhà phê
bình Kinh-thánh cho rằng, sách Ê-sai là một trò lừa bịp; trong thực tế, họ nói: ‘Có thể Ê-sai đã viết những chương đầu, nhưng vào thời Vua Si-ru, thì những người viết sau này đã ngụy tạo phần sách còn lại để làm ra vẻ là một sách tiên tri’. Một vài người nào đó có thể gạt bỏ tính cách tiên tri của sách và cho đấy chỉ là sự thêu dệt của người ta mà thôi, nhưng sự thật thì sao?Phải chăng đó là các lời tiên đoán thật?
Các lời tiên đoán trong sách Ê-sai không chỉ giới hạn trong các biến cố liên hệ đến Si-ru và dân Do Thái bị lưu đày. Ê-sai cũng tiên tri về số phận cuối cùng của Ba-by-lôn, và sách của ông cũng cung cấp nhiều chi tiết về đấng Mê-si hoặc Đấng Giải Cứu sẽ đến, và đấng này sẽ phải chịu đau khổ và rồi được vinh hiển. Chúng ta có thể nào chứng minh được là những lời tiên đoán như vậy đã được viết trước từ lâu và do đó là những lời tiên tri được ứng nghiệm không?
Chúng ta hãy xem xét điểm này. Ê-sai viết về số phận sau cùng của Ba-by-lôn: “Ba-by-lôn, là sự vinh-hiển các nước, sự hoa-mĩ của lòng kiêu-ngạo người Canh-đê, sẽ giống như Sô-đôm và Gô-mô-rơ mà Đức Chúa Trời đã lật-đổ. Nó sẽ chẳng hề có người ở nữa, trải đời nọ sang đời kia không ai ở đó” (Ê-sai 13:19, 20; chương 47). Các sự việc này đã thực sự diễn tiến như thế nào?
Từ lâu, xứ Ba-by-lôn tùy thuộc vào một hệ thống đập và kênh đào dẫn nước phức tạp giữa các sông Tigris và Ơ-phơ-rát. Vào khoảng năm 140 TCN, hình như hệ thống này bị hư hại và sập đổ khi xứ Bạt-thê xâm chiếm và phá hủy vùng Ba-by-lôn. Kết quả là gì? Cuốn The Encyclopedia Americana giải thích: “Đất đầy muối khoáng chất và một lớp chất kiềm cứng đóng trên mặt đất khiến cho không thể cày cấy được”. Khoảng 200 năm sau đó, Ba-by-lôn vẫn còn là một thành phố đông 1 Phi-e-rơ 5:13). Vào thế kỷ thứ ba CN, sử gia Dio Cassius (khoảng năm 150-235 CN) tả lại một du khách thăm viếng Ba-by-lôn chẳng còn thấy gì ngoài những “gò đất, đá và di tích hoang tàn” (LXVIII, 30). Điều đáng chú ý là vào lúc này, Ê-sai đã chết từ lâu và toàn bộ cuốn sách của ông đã được lưu hành từ hàng nhiều thế kỷ rồi. Nếu tham quan Ba-by-lôn ngày nay, bạn sẽ thấy một số tàn tích của một thành phố một thời cường thịnh. Mặc dầu những thành phố cổ xưa như Rô-ma, Giê-ru-sa-lem và A-thên vẫn còn tồn tại cho đến thời chúng ta ngày nay, còn Ba-by-lôn lại trở thành hoang vu, không có người ở, một nơi điêu tàn, đúng như lời tiên tri của Ê-sai. Lời tiên đoán đã thành sự thật.
dân nhưng không kéo dài được bao lâu. (So sánhBây giờ chúng ta tập trung sự chú ý vào lời mô tả của Ê-sai về đấng Mê-si sẽ đến. Theo Ê-sai 52:13, người tôi tớ đặc biệt này của Đức Chúa Trời cuối cùng ‘sẽ tôn lên, dấy lên, và rất cao-trọng’. Tuy nhiên, chương kế tiếp (Ê-sai 53) lại tiên tri là trước khi được cao trọng, đấng Mê-si phải trải qua một kinh nghiệm hoàn toàn khác hẳn. Bạn sẽ thấy lạ lùng về những chi tiết được ghi lại trong chương này là chương được rất nhiều người coi là lời tiên tri nói riêng về đấng Mê-si.
Như bạn có thể đọc thấy ở chương đó, đấng Mê-si sẽ bị người đồng hương khinh dể. Vì tin chắc điều này sẽ xảy ra nên Ê-sai viết như đã xảy ra rồi: “Người đã bị người ta khinh-dể và chán-bỏ” (Câu 3). Sự ngược đãi này hoàn toàn bất công vì đấng Mê-si chỉ làm điều tốt cho người ta mà thôi. Việc đấng Mê-si chữa bệnh cũng được Ê-sai mô tả ở câu số 4, “người đã mang sự đau-ốm của chúng ta”. Bất kể những điều này, đấng Mê-si vẫn bị xét xử và kết án một cách bất công trong khi ngài giữ im lặng trước các kẻ buộc tội ngài (Câu 7, 8). Ngài để cho người ta bắt đem đi giết cùng với những tội nhân và trong lúc hành quyết, họ đâm vào thân thể ngài (Câu 5, 12). Dù chết giống như một tử tội, ngài được chôn cất như một người giàu (Câu 9). Ê-sai đã lặp đi lặp lại là cái chết bất công của đấng Mê-si có quyền lực chuộc tội (Câu 5, 8, 11, 12).
Tất cả những điều này đã thành sự thật. Lịch sử được những người cùng thời với Chúa Giê-su—Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca và Giăng—ghi lại, chứng thực rằng những điều mà Ê-sai tiên tri đã xảy ra. Một vài biến cố trong số đó xảy ra sau khi Chúa Giê-su chết, bởi thế, ngài không thể dùng mánh lới để sắp đặt sự việc được (Ma-thi-ơ 8:16, 17; 26:67; 27:14, 39-44, 57-60; Giăng 19:1, 34). Sự ứng nghiệm trọn vẹn lời tiên tri của Ê-sai về đấng Mê-si có ảnh hưởng mãnh liệt đối với những người đọc Kinh-thánh với lòng thành thật, trải qua nhiều thế kỷ, trong đó có những người mà trước đây không chấp nhận Chúa Giê-su. Học giả William Urwick ghi nhận: “Rất nhiều người Do Thái khi viết ra lý do khiến họ đổi sang đạo đấng Christ, đều thừa nhận rằng khi đọc kỹ chương này [Ê-sai 53], họ không còn tin các thầy Ra-bi và các giáo điều cũ nữa” (The Servant of Jehovah). *
Ông Urwick đã bình luận như vậy vào cuối thế kỷ thứ 19, và vào thời điểm này, một số người vẫn còn hồ nghi, không biết Ê-sai chương 53 có được viết hàng nhiều thế kỷ trước khi Chúa Giê-su sinh ra không. Tuy nhiên, những khám phá từ đó đến nay đã xóa tan mọi mối ngờ vực. Năm 1947, một người chăn chiên Bedouin gần Biển Chết tìm thấy toàn cuộn sách Ê-sai rất cổ. Các chuyên viên khảo cứu văn bản cổ cho rằng cuộn sách này được viết vào khoảng từ năm 125 đến 100 TCN. Rồi vào năm 1990, một cuộc phân tích bằng phương pháp đồng vị phóng xạ xác định niên đại của cuộn sách này là vào khoảng năm 202 đến 107 TCN. Đúng vậy, cuộn sách Ê-sai nổi tiếng này đã được viết khá lâu trước khi Chúa Giê-su sinh ra. So sánh cuốn sách này với các quyển sách Kinh-thánh hiện đại, chúng ta thấy gì?
Nếu bạn thăm viếng Giê-ru-sa-lem, bạn có thể ngắm các mảnh nhỏ của những cuộn Kinh-thánh tìm thấy ở vùng Biển Chết. Trong một bản ghi chú, giáo sư khảo cổ học Yigael Yadin giải thích: “Từ lúc Ê-sai nói cho đến khi cuộn sách này được sao chép vào thế kỷ thứ 2 TCN, cách nhau nhiều nhất là năm hay sáu trăm năm. Mặc dù cuộn sách nguyên thủy hiện nay nằm trong viện bảo tàng được viết cách đây hơn 2.000 năm, nhưng điều tuyệt diệu là nó giống y hệt Kinh-thánh mà ngày nay chúng ta có hoặc trong tiếng Hê-bơ-rơ hoặc trong bản dịch từ bản nguyên thủy”.
Hiển nhiên điều này nên ảnh hưởng đến quan điểm của chúng ta. Về việc gì? Về việc xóa tan mọi nghi vấn cho rằng sách Ê-sai được viết sau khi các biến cố đã xảy ra, và ngụy tạo là sách tiên tri. Hiện nay, có bằng chứng khoa học xác nhận một bản sao sách Ê-sai được chép hơn 100 năm trước khi Chúa Giê-su sinh ra và rất lâu trước khi Ba-by-lôn trở nên hoang vu. Như vậy, làm sao còn nghi ngờ lời tiên tri của sách Ê-sai tiên đoán số phận sau cùng của Ba-by-lôn cũng như những gì đấng Mê-si phải trải qua: sự đau đớn, cách chết, và sự đối xử bất công? Các dữ kiện lịch sử cũng loại bỏ bất cứ lý do nào, mà một người dựa vào để tranh luận về tính cách chính xác của lời tiên tri của Ê-sai về việc dân Do Thái bị bắt đi làm phu tù, và được trả tự do từ Ba-by-lôn. Những tiên đoán được ứng nghiệm như thế chỉ là một trong nhiều bằng chứng cho thấy Tác Giả thật của Kinh-thánh là Đấng Tạo Hóa và Kinh-thánh là “bởi Đức Chúa Trời soi-dẫn” (Có rất nhiều bằng chứng khác cho thấy Đức Chúa Trời là tác giả của Kinh-thánh. Chẳng hạn, sự chính xác của Kinh-thánh về thiên văn, địa chất và y học; nội dung hòa hợp của Kinh-thánh mặc dù do nhiều người viết trong một khoảng thời gian hàng ngàn năm; sự hòa hợp với nhiều dữ kiện của ngành khảo cổ và lịch sử thế tục; các quy tắc đạo đức trổi hơn hẳn quy tắc của các dân tộc chung quanh sống cùng thời với dân Y-sơ-ra-ên và hiện còn được công nhận là vô song. Những bằng cớ này cùng với vô số bằng chứng khác đã thuyết phục được không biết bao nhiêu người siêng năng và có lòng thành thật; họ nhận Kinh-thánh đúng thật là sách đến từ Đấng Tạo Hóa. *
Điều này cũng có thể giúp chúng ta rút tỉa được những kết luận giá trị về Đấng Tạo Hóa—giúp chúng ta thấy được các đức tính của Ngài. Phải chăng khả năng nhìn thấy trước của Ngài làm chứng rằng Ngài có khả năng siêu phàm vượt quá sức loài người? Con người không những không biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai mà họ cũng chẳng có thể lèo lái được tương lai nữa. Nhưng Đấng Tạo Hóa có thể làm được. Ngài vừa có thể nhìn thấy trước tương lai vừa có thể sắp đặt các biến cố để ý muốn của Ngài được thực hiện. Ê-sai đã mô tả một cách thích hợp về Đấng Tạo Hóa là Đấng “đã Ê-sai 46:10; 55:11).
rao sự cuối-cùng từ buổi đầu-tiên, và đã nói từ thuở xưa những sự chưa làm nên. [Ngài] phán rằng: mưu của ta sẽ lập, và ta sẽ làm ra mọi sự ta đẹp ý” (Biết Tác Giả rõ hơn
Chúng ta làm quen với một người qua việc nói chuyện với họ và bằng cách xem họ phản ứng thế nào trong những hoàn cảnh khác nhau. Cả hai cách này giúp chúng ta biết về người khác, vậy còn việc biết Đấng Tạo Hóa thì sao? Chúng ta không thể nói chuyện trực tiếp với Ngài. Dù vậy, như chúng ta đã xác nhận, Ngài cho biết rất nhiều về Ngài trong cuốn Kinh-thánh—qua những lời Ngài nói cùng cách Ngài hành động. Hơn nữa, quyển sách độc nhất vô nhị này mời chúng ta vun trồng một mối liên lạc với Đấng Tạo Hóa. Kinh-thánh kêu gọi chúng ta: “Hãy đến gần Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ đến gần anh em” (Gia-cơ 2:23; 4:8).
Hãy xem xét một bước quan trọng: Nếu muốn là bạn của một người nào đó, hẳn chúng ta muốn biết tên họ. Vậy thì tên của Đấng Tạo Hóa là gì? và tên của Ngài cho chúng ta biết gì về Ngài?
Phần Kinh-thánh bằng tiếng Hê-bơ-rơ (thường được gọi là Cựu Ước) cho chúng ta biết tên riêng của Đấng Tạo Hóa. Trong các bản thảo cổ, danh đó được viết bằng bốn phụ âm tiếng Hê-bơ-rơ và được chuyển ra ngôn ngữ ngày nay là YHWH hoặc JHVH. Danh của Đấng Tạo Hóa xuất hiện gần 7.000 lần, nhiều gấp bội tước hiệu như Đức Chúa Trời hay Chúa. Qua nhiều thế kỷ, những người đọc Kinh-thánh phần tiếng Hê-bơ-rơ đều đã dùng tên riêng ấy. Dù vậy, với thời gian, nhiều người Do Thái nảy sinh sự sợ hãi có tính cách dị đoan, không dám phát âm danh của Đức Chúa Trời và vì vậy, họ không còn bảo tồn cách phát âm danh thánh đó nữa.
Xuất Ê-díp-tô Ký 3:16 và 6:3. Tuy nhiên, thành thật mà nói, có ai ngày nay buộc phải phát âm tên Môi-se hay Giê-su đúng như âm và ngữ điệu vào thời của họ không? Vậy mà chúng ta đâu có ngần ngại dùng đến tên Môi-se hay là Giê-su. Điểm chủ yếu là thay vì quá quan tâm đến cách phát âm danh Đức Chúa Trời của một dân tộc nói tiếng khác vào thời xưa, tại sao không dùng cách phát âm thông dụng trong ngôn ngữ của chúng ta? Chẳng hạn, danh “Giê-hô-va” đã được dùng trong tiếng Việt Nam cả trăm năm nay và trong tiếng Anh, danh ấy vẫn được nhiều người nhận là danh của Đấng Tạo Hóa.
Một nhà bình luận người Do Thái về sách Xuất Ê-díp-tô Ký ghi nhận: “Với thời gian cách phát âm nguyên thủy biến mất; các nỗ lực hiện đại nhằm phục hồi cách phát âm phải dựa vào những bằng chứng khiếm khuyết”. Chúng ta phải thừa nhận rằng chúng ta không thể biết chắc chắn Môi-se đã phát âm danh của Đức Chúa Trời như thế nào, khi danh đó xuất hiện nơiNhưng có điều quan trọng hơn cả việc phát âm. Đó là ý nghĩa của danh đó. Trong tiếng Hê-bơ-rơ, danh ấy là một thể căn nguyên của động từ ha·wahʹ, có nghĩa là “trở nên” hoặc “chứng tỏ là” (Sáng-thế Ký 27:29; Truyền-đạo 11:3). Sách The Oxford Companion to the Bible cho biết nghĩa của danh ấy là “ ‘Đấng làm cho’ hoặc ‘sẽ làm cho thành tựu’ ”. Do đó, chúng ta có thể nói rằng danh riêng của Đấng Tạo Hóa có nghĩa đen là “Đấng làm cho thành tựu”. Cũng cần lưu ý là danh này không nhấn mạnh đến hoạt động của Đấng Tạo Hóa vào thời xa xưa như một vài người nghĩ khi dùng từ “Đấng làm thành đầu tiên”. Tại sao vậy?
Tại vì danh của Đức Chúa Trời gắn liền với những gì mà Đấng Tạo Hóa có ý định làm. Thật ra, các động từ Hê-bơ-rơ chỉ có hai thì, và thì liên hệ đến danh của
Đấng Tạo Hóa “biểu thị hành động như là tiến trình phát triển. Nó không chỉ diễn tả sự liên tục của một hành động... nhưng là sự phát triển của hành động đó từ lúc khởi sự cho đến lúc hoàn tất” (A Short Account of the Hebrew Tenses). Đúng vậy, qua danh của Ngài, Đức Giê-hô-va cho thấy Ngài là Đấng tích cực trong việc hoàn thành ý định của Ngài. Do đó, chúng ta học được một điều là Ngài cứ từ từ hành động để rồi Ngài trở thành Đấng làm cho các lời hứa được nên trọn. Khi biết Đấng Tạo Hóa luôn luôn đưa các ý định của Ngài tới chỗ thành công mỹ mãn, nhiều người cảm thấy thỏa dạ và yên lòng.Mục tiêu của Ngài—Mục tiêu của bạn
Trong khi danh của Đức Chúa Trời nói lên mục tiêu, nhiều người lại không sao thấy được mục tiêu sự hiện hữu của chính họ. Họ quan sát thấy loài người lâm vào hết khủng hoảng này đến khủng hoảng khác—nào chiến tranh, thiên tai, dịch lệ, nghèo đói và tội ác. Ngay cả những người may mắn không bị những khủng hoảng đó ảnh hưởng đến, cũng thường nghi ngờ về tương lai và ý nghĩa của đời sống.
Kinh-thánh bình luận như sau: “Muôn vật đã bị bắt phục sự hư-không, chẳng phải tự ý mình, bèn là bởi cớ Đấng bắt phục. Muôn vật mong rằng mình cũng sẽ được giải-cứu... đặng dự phần trong sự tự-do vinh-hiển của con-cái Đức Chúa Trời” (Rô-ma 8:20, 21). Sự tường thuật trong Sáng-thế Ký cho thấy con người đã một thời có hòa thuận với Đấng Tạo Hóa của họ. Vì hạnh kiểm xấu nên Đức Chúa Trời đã để con người làm tôi một tình trạng, trong đó tuyệt vọng phát sinh. Chúng ta hãy xem điều này diễn tiến như thế nào, nó cho chúng ta thấy gì về Đức Chúa Trời, và chúng ta có thể kỳ vọng gì về tương lai.
Theo lịch sử đáng tin cậy chép trong sách đó, hai người đầu tiên được dựng nên là A-đam và Ê-va. Họ không bị bỏ mặc, tự mò mẫm không có định hướng hay sự chỉ dẫn liên hệ đến ý muốn của Đức Chúa Trời. Thay vì thế, như bất cứ người cha loài người nào có yêu thương và biết quan tâm đến con cái mình, Đấng Tạo Hóa đã ban cho họ những sự chỉ dẫn hữu ích. Ngài bảo họ: “Hãy sanh-sản, thêm nhiều, làm cho đầy-dẫy đất; hãy làm cho đất phục-tùng, hãy quản-trị loài cá dưới biển, loài chim trên trời cùng các vật sống hành-động trên mặt đất” (Do đó, hai người đầu tiên có mục tiêu đầy ý nghĩa trong cuộc sống. Mục tiêu ấy bao gồm việc trông coi tình trạng sinh thái của trái đất và làm cho đất đầy dẫy những người có tinh thần trách nhiệm. (So sánh Ê-sai 11:9). Không ai có lý do chính đáng để đổ lỗi cho Đấng Tạo Hóa về hiện trạng ô nhiễm của hành tinh trái đất, như thể Ngài đã cho phép con người lạm dụng và phá hoại trái đất. Từ ‘làm cho phục-tùng’ không có nghĩa là được tự do sử dụng bừa bãi. Từ ấy bao hàm trách nhiệm khai khẩn và chăm sóc hành tinh trái đất được giao phó cho con người trông nom (Sáng-thế Ký 2:15). Hơn nữa, họ còn tương lai lâu dài để thực hiện công việc đầy ý nghĩa đó. Triển vọng không phải chết phù hợp với sự kiện là bộ óc con người có khả năng vượt xa khả năng mà cuộc đời dài 70, 80, thậm chí 100 tuổi có thể dùng đến. Bộ óc được tạo ra để dùng đến vô tận.
Là Đấng sáng tạo và cai quản các tạo vật của Ngài, Giê-hô-va Đức Chúa Trời cho con người được quyền tự do để thực thi ý định của Ngài đối với trái đất và loài người. Ngài không đòi hỏi quá đáng cũng không hạn chế phi lý. Chẳng hạn, Ngài cho A-đam điều mà một nhà động vật học thích thú—đó là công việc nghiên cứu và đặt tên cho các thú vật. Sau khi quan sát các nét đặc thù của các thú vật, A-đam đặt tên cho mỗi loại. Nhiều tên có ý nghĩa sống động (Sáng-thế Ký 2:19). Đây chỉ là một trong nhiều thí dụ cho thấy con người có thể sử dụng tài năng của họ phù hợp với ý định của Đức Chúa Trời.
Bạn có thể hiểu rằng Đấng Tạo Hóa khôn ngoan của toàn vũ trụ có thể dễ dàng nắm vững mọi tình thế trên trái đất, ngay cả trường hợp con người chọn theo con đường tai hại hay dại dột. Sự tường thuật có tính cách lịch sử cho chúng ta biết là Đức Chúa Trời chỉ ban cho A-đam có một mệnh lệnh: “Ngươi được tự-do ăn hoa-quả các thứ cây trong vườn; nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến; vì một mai ngươi ăn, chắc sẽ chết” (Sáng-thế Ký 2:16, 17).
Mệnh lệnh đó buộc con người phải thừa nhận là Đức Chúa Trời có quyền đòi hỏi họ phải vâng phục. Con người từ thời A-đam đến thời chúng ta đều phải chấp nhận luật về trọng lực và sống phù hợp với luật đó;
nếu không, sẽ là dại dột và bị tổn thương. Vậy tại sao con người lại từ chối không sống phù hợp với luật hay mệnh lệnh khác mà Đấng Tạo Hóa, Đấng hảo tâm, ban cho? Đấng Tạo Hóa đã nói rõ hậu quả nếu bất tuân luật của Ngài, và Ngài cũng đã cho A-đam và Ê-va được tự do chọn vâng lời Ngài hay không. Qua sự tường thuật về lịch sử ban đầu của con người, chúng ta có thể thấy một cách dễ dàng việc Đức Chúa Trời cho con người ý chí tự do. Tuy nhiên, Ngài muốn tạo vật của Ngài được hạnh phúc tối đa, một kết quả đương nhiên nếu sống theo luật lệ tốt lành của Ngài.Trong một chương trước, chúng ta được biết Đấng Tạo Hóa cũng dựng nên những tạo vật thông minh vô hình—đó là các tạo vật thần linh. Lịch sử ban đầu của con người tiết lộ một trong những thần linh này nuôi dưỡng ý tưởng chiếm đoạt địa vị của Đức Chúa Trời. (So sánh Ê-xê-chi-ên 28:13-15). Thần linh ấy đã lạm dụng ý chí tự do mà Đức Chúa Trời ban cho. Hắn đã quyến dụ hai người đầu tiên đi vào một tình trạng mà chúng ta phải gọi là sự phản nghịch công khai. Do một hành vi ngang ngược, công khai bất tuân—ăn trái “cây biết điều thiện và điều ác”—cặp loài người đầu tiên đã khẳng định độc lập đối với sự cai trị của Đức Chúa Trời. Nhưng còn tệ hơn thế nữa, qua việc làm của họ, họ đã đứng về phía cho rằng Đấng Tạo Hóa đã giữ lại một điều gì tốt mà không cho họ hưởng. Như thể A-đam và Ê-va đòi được tự quyết định điều gì là thiện, điều gì là ác—bất kể đến sự ấn định của Đấng Dựng Nên.
Thật phi lý làm sao nếu người ta quyết định không thích luật về trọng lực và hành động ngược lại! A-đam và Ê-va đã hành động phi lý giống như vậy khi từ chối các tiêu chuẩn đạo đức của Đấng Tạo Hóa. Chắc chắn con người biết sẽ lãnh những hậu quả tai hại khi vi phạm luật cơ bản của Đức Chúa Trời, đòi hỏi sự vâng lời, cũng giống như một người biết phải lãnh hậu quả tang thương một khi coi thường luật về trọng lực.
Lịch sử cho thấy Đức Giê-hô-va đã hành động. Trong “ngày” mà A-đam và Ê-va bác bỏ ý muốn của Đấng Tạo Hóa thì thể chất cũng như tinh thần của họ dần dần hư hỏng, tiến lần đến cái chết, y như Đức Chúa Trời đã cảnh cáo trước. (So sánh 2 Phi-e-rơ 3:8). Điều này lại cho chúng ta thấy một khía cạnh khác về cá tính của Đấng Tạo Hóa. Ngài là Đức Chúa Trời chính trực, không nhu nhược bỏ qua sự bất tuân cố ý. Ngài có những tiêu chuẩn khôn ngoan và chính trực và Ngài bảo vệ những tiêu chuẩn đó.
Phù hợp với các đức tính cao cả khác của Ngài, Đức Chúa Trời đã thương xót không chấm dứt sự sống của con người ngay lập tức. Tại sao? Tại vì Ngài quan tâm đến con cháu của A-đam và Ê-va. Họ chưa được sinh ra và cũng không có trách nhiệm trực tiếp về tội lỗi của tổ tiên họ. Sự quan tâm này của Đức Chúa Trời cho chúng ta biết thêm về Đấng Tạo Hóa. Ngài không phải là một quan án tàn nhẫn không tình cảm. Thay vì thế, Ngài công bằng, muốn cho mọi người có cơ hội được sống, và Ngài cũng tôn trọng sự thánh khiết của sự sống của con người.
Điều này không có nghĩa là các thế hệ con người sau đó sẽ được hưởng cùng những điều kiện sung sướng như là cặp vợ chồng đầu tiên. Qua việc Đấng Tạo Hóa cho phép con cháu của A-đam được sinh ra, “muôn vật Rô-ma 8:20, 21, Đấng Tạo Hóa cho họ hy vọng “sẽ được giải-cứu”. Và đây là điều mà chúng ta nên muốn tìm hiểu thêm.
đã bị bắt phục sự hư-không”. Dầu vậy, đây không phải là sự tuyệt vọng hoàn toàn, vì chúng ta thấy nơiBạn có thể tìm được Ngài không?
Kinh-thánh vạch mặt kẻ thù đã đưa cặp vợ chồng loài người đầu tiên vào sự phản nghịch; đó chính là Sa-tan Ma-quỉ có nghĩa là “Kẻ Chống Đối” và “Kẻ Vu Khống”. Trong bản án dành cho kẻ chủ mưu cuộc phản nghịch, Đức Chúa Trời đã minh xác hắn là kẻ thù, nhưng Ngài lại đặt một căn bản cho tương lai để con cái loài người sẽ sinh ra có hy vọng. Đức Chúa Trời phán: “Ta sẽ làm cho mầy [Sa-tan] cùng người nữ, dòng-dõi mầy cùng dòng-dõi người nữ nghịch-thù nhau. Người sẽ giày-đạp đầu mầy, còn mầy sẽ cắn gót chơn người” (Sáng-thế Ký 3:15). Hiển nhiên, những lời lẽ này có tính cách tượng trưng và theo nghĩa bóng. Khi nói “dòng-dõi” sẽ đến thì điều này có nghĩa gì?
Các phần khác của Kinh-thánh làm sáng tỏ câu Kinh-thánh lý thú này. Câu này có liên hệ chặt chẽ với việc Đức Giê-hô-va hành động phù hợp với danh của Ngài, và Ngài “trở nên” bất cứ điều gì cần thiết để hoàn thành ý định của Ngài đối với loài người trên trái đất. Để làm điều này, Ngài đã dùng một dân tộc đặc biệt, và lịch sử ghi lại những giao dịch của Ngài với dân tộc đó chiếm một phần khá lớn trong Kinh-thánh. Chúng ta hãy xem xét sơ qua lịch sử quan trọng này. Trong khi làm thế, chúng ta có thể học được nhiều hơn về các đức tính của Đấng Tạo Hóa. Thật ra, chúng ta có thể học được những điều vô giá về Ngài bằng cách tra xem thêm quyển sách mà Ngài ban cho nhân loại; đó là quyển Kinh-thánh.
[Chú thích]
^ đ. 19 So sánh Công-vụ các Sứ-đồ 8:26-38, nơi mà Ê-sai 53:7, 8 được trích dẫn.
^ đ. 23 Để biết thêm chi tiết về nguồn gốc cuốn Kinh-thánh, xin xem sách mỏng Cuốn sách cho muôn dân và sách Kinh-thánh—Lời Đức Chúa Trời hay lời loài người?, do Watchtower Bible and Tract Society of New York, Inc. xuất bản.
[Hình nơi trang 107]
Hàng thế kỷ sau khi Kinh-thánh tiên tri, cường quốc Ba-by-lôn trở thành một nơi hoang tàn, vẫn còn lại tới ngày nay
[Hình nơi trang 110]
Cuộn sách Ê-sai này, chép vào thế kỷ thứ hai TCN, được tìm thấy trong một cái hang gần Biển Chết. Sách tiên tri tỉ mỉ những biến cố sẽ xảy ra hàng trăm năm sau
[Hình nơi trang 115]
Lá thư này viết bằng tiếng Hê-bơ-rơ cổ trên một mảnh gốm được đào lên tại Lachish. Danh của Đức Chúa Trời (xin xem mũi tên) xuất hiện hai lần, cho thấy danh của Đấng Tạo Hóa được nhiều người biết và dùng đến
[Hình nơi trang 117]
Isaac Newton lập ra định luật về trọng lực. Luật của Đấng Tạo Hóa hợp lý và khi làm theo, chúng ta được lợi ích