Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Nội dung cuốn Kinh-thánh

Nội dung cuốn Kinh-thánh

Nội dung cuốn Kinh-thánh

Lần đầu tiên bước vào một thư viện, có lẽ bạn đã thấy hoang mang trước vô số sách. Nhưng khi có người giải thích qua cho bạn biết thứ tự các sách, thì không bao lâu bạn đã biết cách tìm từng cuốn sách. Tương tự như thế, bạn sẽ thấy dễ tra Kinh-thánh hơn khi bạn hiểu thứ tự của nội dung.

CHỮ “Kinh-thánh” (tiếng Anh: Bible) bắt nguồn từ chữ Hy Lạp bi·bliʹa có nghĩa “những cuộn giấy chỉ thảo” hay “những cuốn sách”.1 Thật ra thì Kinh-thánh là một bộ sưu tập—một thư viện—gồm 66 quyển khác nhau. Người ta đã viết Kinh-thánh trong khoảng 1.600 năm, từ 1513 TCN đến khoảng 98 CN.

Ba mươi chín quyển đầu, khoảng ba phần tư nội dung của Kinh-thánh, được gọi là Kinh-thánh phần tiếng Hê-bơ-rơ, vì đa số các quyển được viết bằng tiếng đó. Nói chung thì chúng ta có thể chia các quyển này ra thành ba phần: 1) Sách sử, Sáng-thế Ký đến Ê-xơ-tê, 17 quyển; 2) Văn thư, Gióp đến Nhã-ca, 5 quyển; và 3) Sách tiên tri, Ê-sai đến Ma-la-chi, 17 quyển. Kinh-thánh phần tiếng Hê-bơ-rơ kể lại lịch sử ban đầu của trái đất và của loài người cũng như lịch sử nước Y-sơ-ra-ên xưa, kể từ khi lập quốc cho đến thế kỷ thứ năm TCN.

Hai mươi bảy quyển còn lại được gọi là Kinh-thánh phần tiếng Hy Lạp, vì các sách được viết bằng tiếng Hy Lạp, là ngôn ngữ quốc tế thời bấy giờ. Nói chung thì các quyển được xếp theo chủ đề: 1) 5 sách sử—các sách Phúc Âm và Công-vụ các Sứ-đồ, 2) 21 lá thư, và 3) Khải-huyền. Kinh-thánh phần tiếng Hy Lạp tập trung vào sự dạy dỗ và các sinh hoạt của Chúa Giê-su Christ và các môn đồ của ngài trong thế kỷ thứ nhất CN.