Làm sao đương đầu với nỗi đau mất cha mẹ?
CHƯƠNG 16
Làm sao đương đầu với nỗi đau mất cha mẹ?
Dù chương này tập trung bàn về cách đương đầu với nỗi đau mất cha mẹ nhưng nguyên tắc cũng được áp dụng khi bất cứ thành viên nào trong gia đình hay bạn thân qua đời.
“Khi mẹ qua đời, mình mất phương hướng và thấy cuộc đời trở nên vô nghĩa. Mẹ là người gắn kết cả gia đình với nhau”.—Karyn.
Trên đời này, ít có gì đau lòng bằng cái chết của cha hay mẹ. Có lẽ bạn phải trải qua những cảm xúc hỗn độn mà trước đây chưa hề có. Ba của Brian mất vì đau tim khi bạn ấy 13 tuổi. Brian kể: “Vào đêm ba mất, chúng mình chỉ biết ôm lấy nhau mà khóc”. Natalie hồi tưởng lại thời điểm bố qua đời vì bị ung thư khi bạn ấy mới lên mười: “Lúc đó mình cứ ngơ ngơ ngác ngác, chẳng biết phải phản ứng thế nào nữa”.
2 Sử-ký 6:29). Vậy, hãy dành ít phút để ngẫm lại cách mà sự ra đi của bậc sinh thành đã ảnh hưởng đến bạn. Bên dưới, hãy cho biết (1) bạn cảm thấy thế nào khi cha/mẹ mới mất và (2) giờ đây bạn cảm thấy ra sao. *
Sự qua đời của người thân ảnh hưởng đến mỗi người theo cách khác nhau. Thật thế, Kinh Thánh nói rằng mỗi người có “tai-vạ và sự đau-đớn của mình” (1 ․․․․․
2 ․․․․․
Có lẽ câu trả lời sẽ cho thấy cảm xúc của bạn đã cân bằng trở lại, ít nhất là trong một mức độ nào đó. Điều này là bình thường, không có nghĩa là bạn lãng quên người đã khuất. Mặt khác, có thể bạn thấy cảm xúc của mình vẫn không nguôi ngoai, hay thậm chí còn dữ dội
hơn trước. Hoặc có lẽ nỗi đau trong lòng bạn như những cuộn sóng bỗng chốc ập vào bờ. Điều này cũng là bình thường, ngay cả khi cha/mẹ bạn đã qua đời nhiều năm. Dù trong trường hợp nào đi nữa, câu hỏi đặt ra là: “Làm sao bạn có thể đương đầu với nỗi đau này?”.Đừng ngại khóc! Khóc sẽ giúp vơi đi niềm tiếc thương. Tuy nhiên, có lẽ bạn cảm thấy như Alicia. Khi nhớ lại lúc mẹ ra đi năm bạn ấy 19 tuổi, Alicia kể: “Mình cảm thấy nếu bộc lộ quá nhiều cảm xúc, người khác sẽ cho là mình thiếu đức tin”. Nhưng hãy thử nghĩ, Chúa Giê-su là người hoàn hảo và có đức tin mạnh nơi Đức Chúa Trời, nhưng ngài đã “khóc” khi thấy người ta đau buồn trước cái chết của người bạn yêu dấu là La-xa-rơ (Giăng 11:35). Vì vậy, đừng ngại rơi nước mắt. Điều đó không có nghĩa là bạn thiếu đức tin! Alicia nói: “Rốt cuộc mình đã khóc. Khóc rất nhiều, mỗi ngày”. *
Đừng tự dằn vặt. Karyn mất mẹ vào năm 13 tuổi. Bạn
ấy kể: “Tối nào mình cũng lên lầu và hôn mẹ để chúc ngủ ngon. Nhưng có lần mình đã không làm thế. Sáng ra thì mẹ mất. Biết là phi lý nhưng mình thấy có lỗi vì tối đó đã không lên gặp mẹ, và cũng vì chuỗi sự kiện xảy ra vào sáng hôm sau. Ba mình đi công tác và muốn hai chị em trông chừng mẹ. Nhưng chúng mình ngủ dậy trễ. Khi mình vào phòng thì mẹ đã ngừng thở. Mình cảm thấy vô cùng có lỗi, vì mẹ vẫn ổn lúc ba đi mà!”.Như Karyn, có lẽ bạn cũng mang nặng mặc cảm tội lỗi vì một số điều đáng ra mình phải làm. Thậm chí bạn còn dằn vặt bản thân bằng những câu như “phải chi...”, “giá như...”. “Phải chi mình hối thúc ba đi khám bệnh”. “Giá như lúc ấy mình đã trông chừng mẹ”. Nếu những ý nghĩ như thế cứ đeo bám bạn, hãy nhớ rằng: Cảm giác hối hận về những điều mà bạn ước giá như đã làm khác đi cũng là bình thường. Sự thật là nếu biết trước chuyện gì sẽ xảy ra thì bạn đã làm khác đi rồi. Nhưng bạn nào có biết. Do đó, đừng tự dằn vặt mình. Bạn không phải chịu trách nhiệm về sự ra đi của cha mẹ! *
Thổ lộ nỗi lòng. Châm-ngôn 12:25 nói: “Một lời lành khiến lòng vui-vẻ”. Nếu cứ đè nén cảm xúc, có lẽ bạn sẽ khó vượt qua nỗi đau. Trái lại, khi bộc lộ cảm xúc cho một người mà mình tin cậy, bạn có thể nhận được những “lời lành” ủi an vào đúng lúc mình cần.
Trò chuyện với Đức Chúa Trời. Chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn sau khi “dốc đổ sự lòng mình” với Đức Giê-hô-va qua lời cầu nguyện (Thi-thiên 62:8). Đó không đơn thuần là “liệu pháp tâm lý”. Khi cầu nguyện, bạn đang khẩn cầu với đấng được miêu tả là: “Đức Chúa Trời ban mọi sự an ủi. Ngài an ủi chúng ta trong mọi hoạn nạn” (2 Cô-rinh-tô 1:3, 4). Một cách Đức Chúa Trời an ủi chúng ta là qua Lời ngài, tức Kinh Thánh (Rô-ma 15:4). Sao bạn không thử ghi ra những câu Kinh Thánh mang lại sự an ủi rồi đem theo bên mình? *
Nỗi đau không thể mất đi trong một sớm một chiều. Dù vậy, chúng ta được an ủi khi biết Kinh Thánh đảm bảo rằng trong thế giới mới mà Đức Chúa Trời hứa, “sẽ không còn sự chết, than van, khóc lóc hay đau đớn nữa” (Khải huyền 21:3, 4). Ngoài ra, suy ngẫm những lời hứa như thế sẽ giúp bạn đương đầu với nỗi đau mất cha mẹ.
[Chú thích]
^ đ. 6 Nếu thấy quá khó để trả lời những câu hỏi trên ngay lúc này, bạn có thể thử vào lúc khác.
^ đ. 10 Đừng nghĩ rằng phải khóc để bộc lộ nỗi đau. Mỗi người đau buồn theo cách khác nhau. Điều quan trọng là: Nếu nước mắt của bạn đang chực trào thì đó có lẽ là ‘kỳ để khóc’.—Truyền-đạo 3:4.
^ đ. 12 Nếu cứ day dứt về những chuyện đã xảy ra, hãy tâm sự với người cha hay mẹ còn sống, hoặc một người lớn khác. Với thời gian, bạn sẽ có cái nhìn thăng bằng hơn.
^ đ. 14 Một số người được an ủi nhờ những câu Kinh Thánh như: Thi-thiên 34:18; 102:17; 147:3; Ê-sai 25:8; Giăng 5:28, 29.
CÂU KINH THÁNH THEN CHỐT
“[Đức Chúa Trời] sẽ lau hết nước mắt trên mắt họ, sẽ không còn sự chết, than van, khóc lóc hay đau đớn nữa. Những điều trước kia nay đã qua rồi”.—Khải huyền 21:4.
MẸO
Hãy viết nhật ký. Ghi ra suy nghĩ của bạn về người cha hay mẹ đã khuất là cách hữu hiệu để đương đầu với nỗi đau.
BẠN CÓ BIẾT...?
Khóc không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối. Ngay cả những người đàn ông mạnh mẽ như Áp-ra-ham, Giô-sép, Đa-vít và Chúa Giê-su cũng từng rơi nước mắt khi đau buồn.—Sáng-thế Ký 23:2; 50:1; 2 Sa-mu-ên 1:11, 12; 18:33; Giăng 11:35.
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG!
Khi lòng trĩu nặng đau thương, mình sẽ ․․․․․
Về đề tài này, điều mình muốn hỏi cha/mẹ còn sống là: ․․․․․
BẠN NGHĨ SAO?
● Tại sao ngẫm nghĩ về những kỷ niệm đẹp mà bạn có với người cha hay mẹ đã qua đời là điều giúp ích?
● Tại sao viết ra suy nghĩ có thể giúp bạn đương đầu với nỗi đau?
[Câu nổi bật nơi trang 112]
“Lúc ấy mình chôn chặt nỗi đau vào lòng. Lẽ ra nếu mở lòng thêm thì tốt hơn cho mình, mình sẽ dễ đương đầu hơn”.—David
[Khung/Hình nơi trang 113]
CHANTELLE
“Ba mình bị bệnh suốt khoảng 5 năm và sức khỏe ngày càng suy yếu. Khi mình 16 tuổi thì ba tự kết liễu cuộc đời. Sau đó, mẹ cho anh trai và mình biết về mọi chuyện đang diễn ra. Thậm chí mẹ còn để anh em mình góp ý trong những quyết định liên quan đến tang lễ. Điều đó làm chúng mình thấy dễ đối mặt hơn. Mình nghĩ con cái không thích khi người lớn giấu giếm sự việc, nhất là những việc hệ trọng như vậy. Thời gian qua đi, mình đã có thể cởi mở khi nói về chuyện của ba. Mỗi khi muốn khóc, mình đến một nơi nào đó hay gặp một người bạn rồi khóc. Theo mình, nếu bạn cần có người chia sẻ, hãy tìm đến gia đình hay bạn bè. Hãy làm bất cứ điều gì bạn nghĩ là có thể giúp vơi đi niềm tiếc thương”.
[Khung/Hình nơi các trang 113, 114]
LEAH
“Mẹ bị tai biến năm tôi lên 19 tuổi, và ba năm sau thì mẹ qua đời. Sau khi mẹ ra đi, tôi tự nhủ phải mạnh mẽ lên, vì đó là điều mà bố cần nhất lúc ấy. Từ nhỏ đến lớn, tôi luôn có mẹ bên cạnh mỗi lúc buồn phiền hay ốm đau. Tôi vẫn nhớ cảm giác khi đôi tay mẹ khẽ chạm vào mình xem bị sốt thế nào. Lòng Giăng 5:28, 29). Khi chú tâm vào hy vọng gặp lại mẹ, và tập trung vào những điều mình phải làm để được ở đó, nỗi đau của tôi cũng nguôi ngoai”.
tôi quặn thắt mỗi khi nhớ ra là mẹ không còn nữa. Tôi hay che giấu cảm xúc, nhưng điều đó không tốt chút nào. Vì thế, thỉnh thoảng tôi lấy các bức ảnh ra xem chỉ để có thể khóc. Nói chuyện với bạn bè cũng giúp ích. Ngoài ra, Kinh Thánh hứa rằng người chết sẽ được sống lại trong địa đàng ([Khung/Hình nơi trang 114]
BETHANY
“Ước gì mình còn lưu giữ được ký ức về những lần mình nói với ba là ‘Con thương ba’. Chắc chắn mình có nói như thế, nhưng không tài nào nhớ được. Ba mất khi mình mới năm tuổi. Ba bị đột quỵ khi đang ngủ và ngay lập tức được đưa đến bệnh viện. Sáng thức dậy thì mình mới biết ba đã qua đời. Sau đó, mỗi khi có ai nói chuyện về ba là mình bực bội. Tuy nhiên, dần dà về sau mình lại thích thú khi nghe người khác kể về ba, vì nhờ đó mình biết ba rõ hơn. Mình nghĩ là những ai mất cha mẹ hãy trân trọng mỗi khoảnh khắc đã có với họ và ghi ra những kỷ niệm ấy để không bao giờ quên. Hơn nữa, hãy làm những gì có thể để xây đắp đức tin, nhờ thế bạn sẽ có mặt trong thế giới mới của Đức Chúa Trời khi cha mẹ được sống lại”.
[Khung nơi trang 116]
Trắc nghiệm
Viết ra suy nghĩ của bạn
Viết ra một số kỷ niệm đẹp mà bạn từng có với người cha hay mẹ đã khuất. ․․․․․
Viết ra những lời mà bạn ước giá như đã nói với cha/mẹ khi cha/mẹ còn sống. ․․․․․
Hãy hình dung bạn có một người em, và em ấy đang tự trách về cái chết của cha/mẹ. Viết ra những lời bạn sẽ nói để an ủi em. (Điều này cũng giúp bạn xem xét liệu mình có cần mang mặc cảm tội lỗi như thế hay không). ․․․․․
Viết ra hai hoặc ba điều bạn mong muốn được biết về người cha hay mẹ đã mất. Hỏi cha hay mẹ còn sống về một trong những điều đó. ․․․․․
Đọc Công vụ 24:15. Tại sao hy vọng được nói đến trong câu đó giúp bạn chịu đựng nỗi đau? ․․․․․
[Hình nơi trang 115]
Nỗi đau có thể như những cuộn sóng bỗng chốc ập vào bờ