Làm sao để thôi u sầu?
CHƯƠNG 13
Làm sao để thôi u sầu?
“Hễ bạn bè gặp chuyện gì, mình cũng ở bên trợ giúp và vỗ về an ủi. Nhưng rồi ít ai biết là khi về đến nhà, mình chạy thẳng vô phòng và khóc”.—Lệ.
“Mỗi khi chán chường mình đều thu mình vào vỏ ốc. Ai rủ đi đâu mình cũng kiếm cớ từ chối. Vì giỏi che giấu nỗi buồn trước mặt gia đình nên mọi người cứ nghĩ là mình không sao”.—Hưng.
Bạn đã bao giờ cảm thấy như Lệ hay Hưng chưa? Nếu thế, đừng vội cho rằng mình có vấn đề. Thực tế là ai cũng có lúc buồn rầu. Ngay cả những người trung thành vào thời Kinh Thánh cũng vậy.—1 Sa-mu-ên 1:6-8; Thi-thiên 35:14.
Đôi lúc bạn biết lý do mình buồn, nhưng có khi chẳng hiểu nổi tại sao. Anna, 19 tuổi, bày tỏ: “Đâu cứ phải ở trong
hoàn cảnh tồi tệ thì mới thấy buồn. Nỗi buồn có thể ập đến bất cứ lúc nào, ngay cả khi đời đang sóng yên biển lặng. Đúng là khó hiểu, nhưng sự thật là vậy!”.Dù lý do là gì đi nữa, hay thậm chí dường như không có lý do, bạn có thể làm gì khi cứ bị nỗi buồn đeo bám? Hãy thử những cách sau:
1. Thổ lộ. Trong lúc tâm trạng rối bời, Gióp thốt lên: “Tôi sẽ nói vì cơn cay-đắng của lòng tôi”.—Gióp 10:1.
Lệ: “Khi tâm sự với người khác, mình thấy nhẹ nhõm quá chừng. Cuối cùng cũng có người hiểu nỗi lòng của mình, tựa như người ấy thòng dây xuống và kéo mình ra khỏi hố vậy. Thế là thoát nạn!”.
Đề nghị: Hãy ghi ra tên một người mà bạn có thể giãi bày tâm tư khi bị nỗi buồn vây kín.
․․․․․
2. Viết ra. Khi đám mây u buồn che khuất cái nhìn của bạn về cuộc sống, bạn có thể bộc bạch nỗi lòng ra giấy. Trong các bài Thi-thiên do Đa-vít viết, đôi lần ông đã bày tỏ nỗi buồn sâu kín của mình (Thi-thiên 6:6). Viết ra những cảm xúc như thế sẽ giúp bạn giữ “sự khôn ngoan thiết thực và khả năng suy xét”.—Châm-ngôn 3:21, NW.
Hiền: “Trải lòng qua trang giấy giúp mình giải tỏa những nỗi niềm chất chứa bấy lâu do ưu phiền. Khi viết ra cảm xúc và cố gắng hiểu tại sao mình cảm thấy như thế thì nỗi buồn dần nguôi ngoai”.
Đề nghị: Hãy dùng bảng nơi trang 93 để ghi ra cách phản ứng tích cực trước mỗi vấn đề mình gặp. Nhờ thế, lòng bạn sẽ được khuây khỏa.
3. Cầu nguyện. Kinh Thánh nói rằng nếu bạn cầu nguyện về những mối âu lo của mình thì “sự bình an của Đức Chúa Trời, là điều không ai hiểu thấu, sẽ bảo vệ lòng và trí của [bạn]”.—Esther: “Dù mình đã cố hiểu tại sao lại rầu rĩ đến thế nhưng không thể. Mình cầu xin Đức Giê-hô-va giúp tinh thần phấn chấn hơn vì đã phát chán cái cảnh cứ buồn vu vơ đó. Rốt cuộc mình cũng thoát ra được. Đúng là không nên xem nhẹ sức mạnh của lời cầu nguyện!”.
Đề nghị: Hãy dùng Thi-thiên 139:23, 24 làm mẫu cho lời bạn cầu nguyện với Đức Giê-hô-va. Dốc đổ nỗi lòng và xin ngài giúp bạn tìm ra căn nguyên của nỗi buồn.
Bên cạnh những đề nghị trên, bạn cũng có một nguồn giúp đỡ vô giá trong Lời Đức Chúa Trời là Kinh Thánh. Hãy lấp đầy tâm trí bằng những ý nghĩ mang tính xây dựng rút tỉa được từ các lời tường thuật trong Kinh Thánh. Việc đó sẽ tác động tích cực đến cảm xúc của bạn (Thi-thiên 1:1-3). Bạn có thể đọc những câu chuyện đầy khích lệ trong Kinh Thánh khi xem xét mục “Gương sáng” của Tập 1 và 2. Nơi trang 227 của Tập 2, bạn sẽ thấy cách sứ đồ Phao-lô vượt qua cảm xúc tiêu cực mà thỉnh thoảng ông phải chịu đựng do những thiếu sót của bản thân.
Khi nỗi buồn không chịu buông tha
Ryan cho biết: “Có khi trời đã sáng rồi mà mình vẫn muốn nằm dài trên giường thay vì thức dậy để phải đối diện thêm với một ngày vô nghĩa”. Ryan bị trầm cảm, và bạn ấy không phải là trường hợp duy nhất. Các cuộc nghiên cứu cho thấy trước khi đến tuổi trưởng thành, cứ khoảng 4 người trẻ thì có 1 người mắc phải một loại của bệnh trầm cảm.
Làm sao bạn biết mình có bị trầm cảm hay không? Một số triệu chứng của bệnh này là sự biến đổi rõ rệt về tâm trạng và hành vi, sống khép mình, suy giảm
hứng thú với hầu hết các hoạt động, thay đổi đáng kể trong thói quen ăn ngủ và bị giày vò bởi cảm giác vô dụng hoặc mặc cảm tội lỗi vô cớ.Dĩ nhiên hầu như ai cũng có lúc mắc phải một hoặc vài triệu chứng nêu trên. Nhưng nếu các triệu chứng cứ tiếp diễn trong hơn hai tuần thì bạn hãy bàn với cha mẹ để đi khám. Bác sĩ có thể xác định sự buồn bã của bạn có phải là do bệnh lý hay không. *
Nếu đang bị căn bệnh trầm cảm hành hạ thì bạn cũng không có gì phải xấu hổ. Nhờ được điều trị, nhiều người đã cảm thấy dễ chịu hơn, có lẽ lâu rồi mới thấy dễ chịu như thế! Dù nỗi buồn của bạn có phải là do trầm cảm hay không, hãy nhớ lời an ủi nơi Thi-thiên 34:18 (NW): “Đức Giê-hô-va kề bên người có lòng tan vỡ, giải cứu người có tâm can giày vò”.
Phải làm sao nếu bạn cứ chìm đắm trong muộn phiền đến nỗi nghĩ tới chuyện kết liễu cuộc đời?
[Chú thích]
^ đ. 22 Khi nỗi buồn cứ dai dẳng, một số bạn trẻ muốn tìm đến cái chết. Nếu đang nung nấu ý nghĩ đó, bạn hãy nói chuyện ngay với một người lớn đáng tin cậy.—Để biết thêm thông tin, xin xem Chương 14 của sách này.
CÂU KINH THÁNH THEN CHỐT
“Đức Giê-hô-va kề bên người có lòng tan vỡ, giải cứu người có tâm can giày vò”.—Thi-thiên 34:18, NW.
MẸO
Khi buồn, hãy viết ra cảm xúc của mình và căn nguyên của nỗi buồn. Một tháng sau, đọc lại những gì đã viết. Cảm xúc của bạn đối với chuyện đó có còn như trước không? Nếu không còn, hãy viết ra điều đã giúp bạn.
BẠN CÓ BIẾT...?
Nếu có rơi nước mắt thì cũng không sao, cho dù bạn là con trai. Tại một thời điểm trong đời, vua Đa-vít thừa nhận: “Mỗi đêm tôi làm trôi giường tôi, dầm nó với nước mắt”.—Thi-thiên 6:6.
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG!
Để tinh thần phấn chấn, mình có thể tham gia các hoạt động sau: ․․․․․
Gặp gỡ những người bạn sau sẽ giúp mình bớt buồn: ․․․․․
Về đề tài này, điều mình muốn hỏi cha mẹ là: ․․․․․
BẠN NGHĨ SAO?
● Khóc có lợi không?
● Tại sao gặp gỡ người khác có thể giúp bạn vơi đi nỗi buồn?
[Câu nổi bật nơi trang 96]
“Mỗi lần buồn, mình phải tránh tự cô lập bản thân. Đúng là mình cần ở một mình để ngẫm nghĩ và tìm ra nguyên do của nỗi buồn, rồi có lẽ còn khóc cho nhẹ lòng, nhưng mình biết là sau đó phải gặp gỡ mọi người để đầu óc không còn vướng mắc chuyện buồn nữa”.—Christine
[Biểu đồ/Các hình nơi trang 93]
Trắc nghiệm
Xua bớt buồn phiền
Hoàn thành bảng
Vấn đề
Một giáo viên làm mình cảm thấy kém cỏi
Phản ứng tiêu cực
Mình chẳng muốn cố gắng học tốt môn đó nữa
Phản ứng tích cực
Gợi ý: Xem Chương 20 của sách này
Vấn đề
Một đứa bạn làm lơ với mình
Phản ứng tiêu cực
Tung tin đồn thất thiệt về đứa bạn đó
Phản ứng tích cực
Gợi ý: Xem Chương 10 của Tập 2
Vấn đề
Cha mẹ mình ly dị
Phản ứng tiêu cực
Oán giận một trong hai người hoặc cả hai
Phản ứng tích cực
Gợi ý: Xem Chương 4 của sách này
Vấn đề
․․․․․
Phản ứng tiêu cực
․․․․․
Phản ứng tích cực
․․․․․
Vấn đề
․․․․․
Phản ứng tiêu cực
․․․․․
Phản ứng tích cực
․․․․․
[Hình nơi trang 95]
Nhờ sự giúp đỡ và nỗ lực của bản thân, bạn có thể thoát khỏi hố sâu u buồn