Sao cha mẹ lại chia tay?
CHƯƠNG 4
Sao cha mẹ lại chia tay?
“Ngày ba bỏ đi, mình cũng có ở nhà. Lúc đó mình mới sáu tuổi nên không hiểu chuyện gì xảy ra. Đang ngồi trên sàn coi ti-vi thì mình nghe má khóc nức nở, van xin ba ở lại. Ba xuống nhà, xách theo va-li, rồi cúi xuống hôn lên trán mình và nói: ‘Ba vẫn luôn thương con’. Rồi ba bước ra khỏi cửa. Mình không gặp ba một thời gian dài sau đó. Từ ấy trở đi, lúc nào mình cũng nơm nớp lo sợ là một ngày nào đó má cũng sẽ bỏ rơi mình”.—Elaine, 19 tuổi.
Chuyện cha mẹ ly dị có thể khiến bạn cảm thấy như thế giới sụp đổ, không khác nào một thảm họa gây ra những nỗi đau còn mãi. Nó thường khơi dậy những cảm xúc xấu hổ, tức giận, lo lắng, sợ bị bỏ rơi, mặc cảm tội lỗi, suy sụp, mất mát và thậm chí muốn trả thù.
Nếu cha mẹ mới chia tay, có lẽ bạn đang phải trải qua những cảm xúc như thế. Điều này không có gì lạ vì Đấng Tạo Hóa muốn con cái được nuôi dưỡng trong vòng tay của cả cha lẫn mẹ (Ê-phê-sô 6:1-3). Giờ bạn thấy thiếu vắng hình bóng thân thuộc của người cha hay mẹ yêu dấu. Cha mẹ Đạt chia tay lúc bạn ấy lên bảy. Đạt cho biết: “Mình rất quý bố và muốn ở với bố, nhưng mẹ được quyền nuôi bọn mình”.
Lý do cha mẹ chia tay
Con cái thường bất ngờ khi cha mẹ đường ai nấy đi, vì mọi vấn đề được giấu kỹ cho đến tận lúc ấy. Hồi Rachel 15 tuổi, cha mẹ bạn ấy ly dị. Rachel kể: “Mình đã rất sốc, vì trước giờ cứ tưởng ba mẹ yêu nhau”. Ngay cả khi biết cha mẹ “cơm không lành, canh không ngọt”, tin họ thật sự bỏ nhau vẫn có thể là một đòn choáng váng cho con cái!
Nhiều cặp vợ chồng đổ vỡ do một trong hai người có quan hệ tình dục bất chính. Trong hoàn cảnh đó, Đức Chúa Trời cho phép người hôn phối vô tội ly dị và tái hôn (Ma-thi-ơ 19:9). Một số trường hợp khác là chồng hoặc vợ “căm ghét, quát tháo, lăng mạ” và bạo hành, khiến người kia lo sợ cho sự an toàn của mình và con cái.—Ê-phê-sô 4:31.
Đúng là một số cặp chia tay mà không có lý do chính đáng. Thay vì cố gắng giải quyết vấn đề, họ chỉ nghĩ đến bản thân, cho là mình “không hạnh phúc” hoặc “không còn yêu nhau”. Điều này không làm đẹp lòng Đức Chúa Trời, đấng “ghét sự ly dị” vô cớ (Ma-la-chi 2:16, BDM). Ngoài ra, Chúa Giê-su ngụ ý là một số gia đình có thể bị chia rẽ do vợ hoặc chồng trở thành tín đồ đạo Đấng Ki-tô.—Ma-thi-ơ 10:34-36.
Dù ở trong trường hợp nào, việc cha mẹ im lặng hoặc chỉ trả lời mập mờ những câu hỏi của bạn liên quan đến vụ ly dị không có nghĩa họ không thương bạn. Ngổn ngang với những nỗi đau mình phải chịu, có lẽ cha mẹ cảm thấy khó nói đến chuyện ly dị (Châm-ngôn 24:10). Họ cũng thấy ngượng và xấu hổ khi phải thừa nhận lỗi lầm.
Điều bạn có thể làm
Xác định nỗi sợ. Chuyện cha mẹ ly dị có thể khiến đời sống bạn đảo lộn hoàn toàn nên có lẽ bạn lo nghĩ đến những điều trước đây không phải bận tâm. Tuy nhiên, bạn có thể chế ngự nỗi sợ bằng cách là trước tiên xác định chúng. Dưới đây, hãy đánh dấu ✔ vào điều bạn sợ nhất hoặc ghi ra nỗi sợ của mình trong phần “Khác”.
□ Người còn lại cũng sẽ bỏ rơi mình.
□ Gia đình không đủ tiền sinh sống.
□ Cha mẹ ly dị một phần là do lỗi của mình.
□ Nếu kết hôn, hôn nhân của mình cũng sẽ đổ vỡ.
□ Khác ․․․․․
Giãi bày mối âu lo. Vua Sa-lô-môn viết: “Có kỳ nói ra” (Truyền-đạo 3:7). Vì thế, hãy tìm thời điểm thích hợp để nói chuyện với cha mẹ về những nỗi sợ mình đã xác định ở trên. Cho họ biết bạn buồn hay rối bời làm sao. Có lẽ họ sẽ giúp bạn bớt lo lắng bằng cách giải thích chuyện đang xảy ra. Nếu cha mẹ chưa muốn hoặc chưa thể nâng đỡ bạn ngay lúc đó, bạn có thể chủ động tâm sự với một người bạn chín chắn. Riêng việc có ai đó lắng nghe cũng đủ giúp bạn nguôi ngoai nỗi ưu phiền.—Châm-ngôn 17:17.
Thi-thiên 65:2). Hãy dốc đổ nỗi lòng với ngài ‘vì ngài quan tâm đến bạn’.—1 Phi-e-rơ 5:7.
Trên hết, bạn có thể tìm đến Cha trên trời, “Đấng nghe lời cầu-nguyện” (Điều bạn nên tránh
Đừng nuôi lòng oán giận. Bạn Đạt được nhắc đến ở trên nói thêm: “Bố mẹ thật ích kỷ. Họ chẳng thèm đếm xỉa đến bọn mình hay bận tâm những việc họ làm sẽ ảnh hưởng thế nào đến bọn mình”. Đạt có những cảm xúc như thế là điều dễ hiểu, và có lẽ lời bạn ấy cũng đúng phần nào. Nhưng bạn trả lời ra sao cho những câu hỏi dưới đây? Ghi câu trả lời của bạn vào chỗ trống.
Nếu Đạt cứ nuôi những cảm xúc tức tối và oán giận, điều đó có thể gây hại cho bạn ấy thế nào? (Đọc Châm-ngôn 29:22). ․․․․․
Tuy khó, nhưng tại sao Đạt nên cố gắng tha thứ cho bố mẹ về những tổn thương họ gây ra cho bạn ấy? (Đọc Ê-phê-sô 4:31, 32). ․․․․․
Làm thế nào sự thật cơ bản nơi Rô-ma 3:23 có thể giúp Đạt có cái nhìn khách quan về bố mẹ? ․․․․․
Đừng tự hành hạ mình. Nhân hồi tưởng: “Sau khi ba má ly dị, mình đau buồn và chán nản. Mình bắt đầu gặp nhiều rắc rối ở trường và phải ở lại lớp một năm. Sau đó...
mình trở thành đứa hay bày trò quậy phá trong lớp và vướng vào nhiều vụ ẩu đả”.Theo bạn, mục đích của Nhân là gì khi cứ bày trò quậy phá trong lớp? ․․․․․
Tại sao bạn ấy bắt đầu vướng vào nhiều vụ ẩu đả? ․․․․․
Nếu bạn có ý trả thù cha mẹ bằng những hành vi sai trái, làm sao nguyên tắc nơi Ga-la-ti 6:7 có thể giúp bạn giữ quan điểm đúng? ․․․․․
Điều bạn có thể hy vọng
Một vết thương thể xác, chẳng hạn như gãy xương, có thể phải mất vài tuần thậm chí vài tháng để lành hẳn. Tương tự, vết thương lòng cũng cần thời gian để được chữa lành. Một số chuyên gia cho rằng những nỗi đau do ly dị gây ra sẽ qua đi trong vòng ba năm. Đây có vẻ là thời gian dài, nhưng hãy nhớ rằng nhiều thứ cần được sắp xếp lại trước khi đời sống bạn ổn định.
Ví dụ, cần sắp xếp lại nếp sinh hoạt hàng ngày đã bị xáo trộn. Cũng cần thời gian cho cha mẹ bạn vực dậy tinh thần. Chỉ tới lúc đó họ mới có thể nâng đỡ bạn. Tuy vậy, khi nhịp sống bắt đầu đi vào quỹ đạo, bạn sẽ dần lấy lại được cân bằng.
XEM THÊM VỀ ĐỀ TÀI NÀY TRONG TẬP 2, CHƯƠNG 25
Bạn lo lắng vì cha mẹ tái hôn? Làm sao bạn có thể đương đầu?
CÂU KINH THÁNH THEN CHỐT
“Có kỳ chữa lành”.—Truyền-đạo 3:3.
MẸO
Nếu cha mẹ bạn ly dị, một trong hai hoặc rất có thể cả hai đã phạm sai lầm nào đó. Hãy cố gắng tìm hiểu xem đó là gì để bạn có thể tránh đi vào vết xe đổ của họ nếu kết hôn trong tương lai.—Châm-ngôn 27:12.
BẠN CÓ BIẾT...?
Bất hạnh trong hôn nhân không phải là yếu tố di truyền từ cha mẹ sang bạn.
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG!
Mình có thể thổ lộ nỗi sợ với (ghi ra tên một người chín chắn mà bạn muốn tâm sự) ․․․․․
Nếu có ý “trừng phạt” cha mẹ bằng những hành vi sai trái, mình sẽ điều chỉnh lại bằng cách: ․․․․․
Về đề tài này, điều mình muốn hỏi cha mẹ là: ․․․․․
BẠN NGHĨ SAO?
● Có lẽ cha mẹ ngại nói chuyện với bạn về cuộc ly dị, tại sao?
● Tại sao bạn cần nhớ cha mẹ ly dị là vì bất đồng với nhau chứ không phải với bạn?
[Câu nổi bật nơi trang 32]
“Sau khi mẹ bỏ đi, mình bị suy sụp tinh thần và ngày nào cũng khóc. Nhưng nhờ thường xuyên cầu nguyện, bận rộn giúp đỡ người khác cũng như gần gũi những người bạn chín chắn, mình cảm nhận là Đức Giê-hô-va đang giúp mình chịu đựng”.—Natalie
[Hình nơi trang 33]
Vượt qua chuyện cha mẹ ly dị giống như quá trình hồi phục cánh tay bị gãy, lúc đó đau đớn nhưng cuối cùng cũng sẽ lành