Mình có nên bỏ học không?
CHƯƠNG 19
Mình có nên bỏ học không?
Bạn nghĩ mình nên học đến lớp mấy? ․․․․․
Cha mẹ muốn bạn học đến lớp mấy? ․․․․․
Câu trả lời của bạn và cha mẹ có giống nhau không? Cho dù là có và bạn vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường, có lẽ đôi lúc bạn ước ao được nghỉ học. Đã bao giờ bạn cảm thấy như những lời phát biểu dưới đây chưa?
“Có những hôm mình căng thẳng đến mức không muốn bước chân ra khỏi giường. Mình tự hỏi: ‘Sao lại phải đến trường và học những thứ sẽ không bao giờ dùng đến?’”.—Trinh.
“Nhiều khi mình chán học đến mức chỉ muốn bỏ dở giữa chừng và đi làm. Mình thấy đi học có ích gì đâu, thà đi làm kiếm tiền còn hơn”.—John.
“Hồi trước mình đi học trên thành phố và cảm thấy rất khó hòa đồng. Bài vở không thành vấn đề, nhưng mình bị tẩy chay, suốt ngày thui thủi một mình. Ngay cả những đứa đồng cảnh ngộ cũng không thèm nói chuyện với mình! Mình chỉ muốn nghỉ học cho rồi”.—Ryan.
“Tối nào mình cũng phải mất đến bốn tiếng mới làm xong bài tập! Các bài tập, đề án và thi cử, hết cái này đến cái khác, khiến mình nghẹt thở đến mức không chịu nổi và muốn bỏ ngang việc học”.—Thu.
“Chúng mình bị đe dọa đánh bom, trong trường có ba học sinh tự tử bất thành, một học sinh khác đã tự tử và những băng nhóm bạo lực. Đôi khi mình thấy khiếp sợ, chẳng muốn đi học nữa!”.—Rose.
Bạn có phải đối mặt với những thử thách tương tự không? Nếu có, điều gì khiến bạn muốn bỏ học?
․․․․․
Có thể bạn đang thật sự tính đến chuyện bỏ học. Thế nhưng, bạn không đi học vì thấy mình đã trưởng thành và có đủ kiến thức cần thiết, hay chỉ vì đã chán học? Để trả lời câu hỏi này, trước tiên chúng ta cần định nghĩa thế nào là bỏ học.
Rời ghế nhà trường hay bỏ học?
Theo bạn, rời ghế nhà trường và bỏ học khác nhau thế nào?
․․․․․
Bạn có biết một số nước chỉ đòi hỏi học sinh đi học từ năm đến tám năm không? Tại những nước khác, học sinh
phải đi học ít nhất mười năm. Vì vậy, không có tiêu chuẩn chung về độ tuổi hay số năm đi học cho mọi người trên khắp thế giới.Hơn nữa, có những nước cho phép học sinh học một số hoặc toàn bộ các môn tại nhà mà không cần tới trường. Những học sinh chọn hình thức này, dĩ nhiên là với sự cho phép và hợp tác của cha mẹ, thì không phải là bỏ học.
Tuy nhiên, nếu đang nghĩ đến việc bỏ dở con đường học vấn trước khi tốt nghiệp, dù ở trường hay tại nhà, bạn cần tự hỏi những câu sau:
“Luật pháp quy định thế nào?”. Như đã bàn ở trên, quy định của luật pháp về số năm đi học ở mỗi nơi mỗi khác. Theo luật pháp nơi bạn sống, số năm tối thiểu mà học sinh phải đi học là bao nhiêu? Bạn đã học đến lớp đó chưa? Nếu lờ đi lời khuyên của Kinh Thánh là “vâng phục các bậc cầm quyền” và nghỉ nửa chừng, bạn đang bỏ học.—Rô-ma 13:1.
“Mình đã đạt được mục tiêu học tập chưa?”. Bạn học với mục tiêu nào? Bạn chưa xác định được? Thế thì bạn cần phải biết! Nếu không, bạn chẳng khác gì một hành khách lên tàu hỏa mà không biết mình muốn đi đâu. Vậy hãy cùng cha mẹ điền vào phiếu thực tập “ Mục tiêu học tập của mình”, nơi trang 139. Làm thế sẽ giúp bạn tập trung vào mục tiêu, đồng thời cùng cha mẹ lên kế hoạch xem bạn nên học đến lớp mấy.—Châm-ngôn 21:5.
Hẳn thầy cô và những người khác sẽ cho bạn lời khuyên về trình độ học vấn bạn nên có. Tuy nhiên, cha mẹ bạn là người có quyền đưa ra quyết định cuối cùng (Châm-ngôn 1:8; Cô-lô-se 3:20). Nếu bỏ dở trước khi đạt được mục tiêu học tập mà bạn và cha mẹ đã đặt ra, bạn đang bỏ học.
“Động lực của mình là gì?”. Hãy thận trọng để không tự lừa dối mình (Giê-rê-mi 17:9). Con người có khuynh hướng viện ra những lý do có vẻ chính đáng để biện hộ cho các hành động ích kỷ.—Gia-cơ 1:22.
Bạn muốn kết thúc con đường học vấn trước khi tốt nghiệp vì những mục đích cao đẹp nào?
․․․․․
Vài lý do ích kỷ khiến bạn muốn bỏ học là gì?
․․․․․
Mục đích cao đẹp có thể là hỗ trợ gia đình về tài chính hoặc tham gia công việc tình nguyện. Lý do ích kỷ có thể là thoát khỏi chuyện thi cử hoặc bài tập về nhà. Điều quan trọng là nhận ra đâu là động lực chính của mình: chính đáng hay ích kỷ.
Hãy xem lại những gì bạn đã liệt kê ở trên và thành thật đánh giá lý do mình muốn bỏ học theo thang điểm từ 1 đến 5 (1 là ít quan trọng, 5 là quan trọng nhất). Nếu bỏ học chỉ để trốn tránh vấn đề, rất có thể bạn sẽ bị sốc.
Bỏ học có gì sai?
Việc bỏ học giống như bạn nhảy khỏi tàu hỏa trước khi đến nơi. Tàu hỏa có lẽ không thoải mái và các hành khách không thân thiện. Nhưng nếu nhảy khỏi tàu, chắc chắn bạn sẽ không đến nơi mà còn bị thương nặng. Tương tự, nếu
bỏ học, có thể bạn sẽ không đạt được mục tiêu học tập và tự chuốc lấy những hậu quả tức thời và lâu dài, chẳng hạn như:Hậu quả tức thời: Rất có thể bạn sẽ khó tìm việc làm. Và nếu tìm được, mức lương chắc sẽ thấp hơn so với mức bạn có thể kiếm được khi học xong. Để duy trì mức sống cơ bản, có thể bạn phải làm nhiều giờ hơn trong môi trường thậm chí còn khắc nghiệt hơn lúc còn đi học.
Hậu quả lâu dài: Các nghiên cứu cho thấy những người bỏ học giữa chừng thường có sức khỏe kém hơn, đi vào con đường tù tội và phải sống lệ thuộc vào trợ cấp xã hội.
Dĩ nhiên, học hành đến nơi đến chốn không đảm bảo là bạn sẽ tránh được những vấn đề ấy. Nhưng sao lại tự chuốc họa vào thân khi bỏ ngang việc học mà không có lý do chính đáng?
Những lợi ích khi không bỏ học
Nếu mới thi trượt hoặc phải đương đầu với một ngày “gian khổ” tại trường, có lẽ bạn muốn bỏ cuộc, và bất cứ vấn đề nào trong tương lai đều chẳng là gì so với khó khăn hiện tại. Nhưng trước khi chọn
giải pháp có vẻ dễ dàng, hãy xem các bạn học sinh được nhắc đến nơi đầu chương cho biết họ đã nhận được lợi ích nào khi không bỏ học.“Mình học được tính nhẫn nại và có ý chí mạnh mẽ hơn. Mình cũng rút ra bài học là niềm vui khi làm việc gì đó tùy thuộc vào thái độ của chính bạn. Nhờ không vội bỏ học, mình đã trau dồi được kỹ năng đồ họa để sử dụng sau khi ra trường”.—Trinh.
“Mình biết rằng nếu siêng năng, mình sẽ đạt được mục tiêu. Mình đang theo một khóa học rất thiết thực về kỹ thuật để chuẩn bị cho công việc mình yêu thích là trở thành thợ máy in”.—John.
“Nhờ kiên trì, mình có thể đọc và viết thành thạo. Học đường đã dạy mình biết rút kinh nghiệm từ lời phê bình của người khác, đồng thời biết cách diễn đạt rõ ràng và hợp lý. Đây là những kỹ năng hữu ích mà mình có thể vận dụng trong thánh chức”.—Ryan.
“Trường học giúp mình cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề, dù trong lớp hay ngoài đời. Khi phải tìm cách đương đầu với các thử thách trong học tập, quan hệ xã hội và những khó khăn về thể chất thì mình trưởng thành hơn”.—Thu.
“Học đường giúp mình được trang bị để đối phó với những thử thách tại sở làm. Bên cạnh đó, nhiều tình huống tại trường buộc mình xem xét lại cơ sở cho niềm tin của mình, kết quả là đức tin được củng cố”.—Rose.
Vị vua khôn ngoan Sa-lô-môn đã viết: “Cuối-cùng của một việc hơn sự khởi-đầu nó; lòng kiên-nhẫn hơn lòng kiêu-ngạo” (Truyền-đạo 7:8). Vậy nên, thay vì bỏ cuộc, hãy kiên nhẫn đương đầu với những vấn đề bạn gặp tại trường. Nếu bạn làm thế, kết quả cuối cùng sẽ rất đáng công.
Phải làm sao nếu một lý do khiến bạn không muốn đi học là vì bất đồng với giáo viên?
CÂU KINH THÁNH THEN CHỐT
“Mọi kẻ hấp tấp sẽ đưa đến thiếu thốn”.—Châm-ngôn 21:5, BDM.
MẸO
Nếu đang vật lộn để đương đầu với môi trường học đường, hãy tìm hiểu xem bạn có thể đăng ký học nghề để có bằng cấp và ra trường sớm hơn không.
BẠN CÓ BIẾT...?
Những bạn trẻ có thói quen trốn học thì cuối cùng thường bỏ học.
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG!
Nếu gặp khó khăn với một môn học thì thay vì bỏ cuộc, mình sẽ ․․․․․
Nếu muốn bỏ học vì thường xuyên mệt mỏi, mình có thể vượt qua bằng cách: ․․․․․
Về đề tài này, điều mình muốn hỏi cha mẹ là: ․․․․․
BẠN NGHĨ SAO?
● Tại sao biết đọc, viết và tính toán thành thạo là cần thiết?
● Tại sao đặt những mục tiêu ngắn hạn liên quan đến học tập sẽ giúp bạn tận dụng tối đa thời gian ngồi trên ghế nhà trường?
● Tại sao định hướng loại công việc mình sẽ làm sau khi ra trường là quan trọng?
[Câu nổi bật nơi trang 140]
“Bạn không thể cứ mãi trốn tránh vấn đề. Khi tiếp tục đến trường, bạn học được cách tự bảo vệ lập trường. Kỹ năng này giúp ích cho bạn tại chỗ làm và những nơi khác trong tương lai”.—Hồng
[Khung nơi trang 139]
Trắc nghiệm
Mục tiêu học tập của mình
Vai trò chính yếu của giáo dục là trang bị cho bạn để tìm việc làm nuôi sống bản thân, và chu cấp cho gia đình nếu kết hôn (2 Tê-sa-lô-ni-ca 3:10, 12). Bạn đã dự tính nghề nghiệp tương lai và cách tận dụng thời gian đi học để trang bị kỹ năng cho công việc ấy chưa? Để giúp bạn xem xét việc học có đang đưa mình đi đúng hướng không, hãy trả lời những câu hỏi sau:
Mình có những thế mạnh nào? (Chẳng hạn, bạn là người khéo giao tiếp? Bạn thích làm thủ công hoặc sửa chữa đồ đạc? Bạn giỏi phân tích và giải quyết vấn đề?) ․․․․․
Công việc nào sẽ cho phép mình tận dụng thế mạnh? ․․․․․
Có những cơ hội nghề nghiệp nào tại nơi mình sống? ․․․․․
Môn học nào đang trang bị cho mình để tìm việc làm trong tương lai? ․․․․․
Hiện tại, những lựa chọn nào liên quan đến học tập sẽ giúp mình dễ đạt được mục tiêu hơn? ․․․․․
Hãy nhớ rằng mục tiêu của bạn là ra trường với những kiến thức mà bạn có thể vận dụng. Vậy, đừng đi theo một thái cực khác là ngồi mãi trên ghế nhà trường, như người cứ ngồi lì “trên tàu hỏa” chỉ để lẩn tránh các trách nhiệm của người trưởng thành. *
[Chú thích]
^ đ. 69 Để biết thêm thông tin, xin xem Tập 2, Chương 38.
[Hình nơi các trang 138, 139]
Việc bỏ học giống như bạn nhảy khỏi tàu hỏa trước khi đến nơi