Phải làm sao nếu cha mẹ cãi nhau?
CHƯƠNG 24
Phải làm sao nếu cha mẹ cãi nhau?
Có bao giờ cha mẹ cãi nhau trước mặt bạn không? Nếu có, vấn đề thường dẫn đến cãi vã là gì?
□ Tiền bạc
□ Việc nhà
□ Họ hàng
□ Con cái
Hãy cho cha mẹ biết trận cãi vã của họ ảnh hưởng đến bạn ra sao. Viết ra điều bạn muốn nói.
․․․․․
Những trận cãi vã của cha mẹ thường ảnh hưởng đến bạn. Suy cho cùng, bạn yêu thương cha mẹ và cần sự chăm sóc của họ. Có thể bạn đau buồn khi thấy cha mẹ cãi nhau. Có lẽ bạn đồng ý với lời của Marie: “Thật khó tôn trọng ba mẹ khi thấy dường như họ không tôn trọng lẫn nhau”.
Việc cha mẹ cãi vã khiến bạn nhận ra một thực tế đau lòng: Họ không hoàn hảo như bạn nghĩ. Nhận thức về điều này có lẽ làm bạn lo sợ. Nếu những trận tranh cãi nảy lửa thường xuyên xảy ra, bạn lo rằng hôn nhân của cha mẹ đang bên bờ vực thẳm. Bạn Marie nói: “Khi nghe ba mẹ cãi nhau, mình hình dung ba mẹ sẽ ly dị và mình phải chọn ở với ai. Mình rất sợ phải sống xa các em của mình”.
Tại sao cha mẹ cãi nhau, và bạn có thể làm gì khi “chiến tranh” nổ ra?
Nguyên nhân cãi nhau
Thông thường, có thể cha mẹ bạn đang “chịu đựng nhau bằng tình yêu thương” (Ê-phê-sô 4:2). Nhưng Kinh Thánh nói: “Mọi người đều phạm tội và thiếu hụt sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” (Rô-ma 3:23). Cha mẹ bạn không phải là người hoàn hảo. Vì vậy, không ngạc nhiên gì khi những cơn bực tức của họ dồn nén và đôi lúc bộc phát thành trận khẩu chiến.
Cũng hãy nhớ rằng chúng ta đang sống trong “một thời kỳ đặc biệt và rất khó đương đầu” (2 Ti-mô-thê 3:1). Hôn nhân có thể bị căng thẳng vì áp lực của kế sinh nhai, chi phí sinh hoạt và những khó khăn trong công việc. Nếu cả cha lẫn mẹ đều đi làm thì việc nhà có thể là lý do dẫn đến cãi vã.
Hãy tin chắc rằng, dù cha mẹ bạn có những bất đồng nhưng không có nghĩa là hôn nhân của họ đang đổ vỡ. Thường thì họ vẫn yêu thương nhau ngay cả khi bất đồng quan điểm về một số vấn đề.
Ví dụ: Bạn có từng xem phim với một nhóm bạn thân và thấy ý kiến của mình về bộ phim đó khác với họ không? Điều này có thể xảy ra. Ngay cả những người gần gũi với nhau cũng có lúc bất đồng ý kiến. Tương tự, có thể cả cha và mẹ đều quan tâm đến tình hình tài chính của gia đình, nhưng mỗi người lại có kế hoạch chi tiêu khác nhau; cả hai đều lên kế hoạch du lịch, nhưng mỗi người lại có sở thích khác nhau; cả hai đều muốn bạn học tốt, nhưng mỗi người lại có cách động viên khác nhau.
Điểm chính ở đây là: Hai người yêu thương nhau đôi khi cũng bất đồng ý kiến. Tuy nhiên, không ai muốn nghe cha mẹ cãi vã. Bạn có thể làm hoặc nói gì để đương đầu với vấn đề này?
Điều nên làm
Hãy lễ phép. Thật dễ bực tức với cha mẹ khi họ thường xuyên cãi nhau. Suy cho cùng, đáng lẽ họ phải nêu gương cho bạn. Tuy nhiên, cư xử vô lễ với cha mẹ chỉ khiến gia đình thêm căng thẳng. Quan trọng hơn, Đức Giê-hô-va ban mệnh lệnh cho bạn phải hiếu kính và Xuất Ai Cập 20:12; Châm ngôn 30:17.
vâng lời cha mẹ, ngay cả khi không dễ làm.—Nhưng nói sao nếu cha mẹ đang bất đồng về một việc có liên quan đến bạn? Ví dụ, nếu cha hoặc mẹ của bạn là Nhân Chứng thì khó khăn có thể nảy sinh khi bạn chọn thờ phượng Đức Chúa Trời cùng với người ấy (Ma-thi-ơ 10:34-37). Hãy luôn làm thế với “thái độ ôn hòa và lòng kính trọng sâu xa”. Biết đâu một ngày nào đó, gương của bạn sẽ cảm hóa được người cha hoặc mẹ chưa tin đạo.—1 Phi-e-rơ 3:15.
Giữ trung lập. Nói sao nếu bạn bị áp lực phải đứng về phía cha hoặc mẹ trong khi vấn đề không liên quan đến bạn? Hãy cố giữ trung lập. Bạn có thể nói khéo rằng: “Con thương cả ba lẫn mẹ. Nhưng con không thể xen vào chuyện này, xin đừng bắt con đứng về phía ai”.
Nói chuyện. Hãy cho cha mẹ biết những trận đấu khẩu của họ làm bạn cảm thấy thế nào. Hãy chọn thời điểm mà bạn nghĩ là cha mẹ sẽ lắng nghe, rồi lễ phép nói với họ rằng bạn thấy buồn bực, tức giận và sợ hãi ra sao khi họ cãi nhau.—Châm ngôn 15:23; Cô-lô-se 4:6.
Điều không nên làm
Đừng làm nhà tư vấn hôn nhân. Vì còn trẻ nên bạn không có khả năng giải quyết những trận cãi vã của cha mẹ. Để minh họa: Hãy hình dung bạn đang trên một chuyến bay và nghe cơ trưởng cãi nhau với cơ phó. Tất nhiên là bạn thấy lo lắng! Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn chỉ cho họ cách lái hoặc thậm chí muốn giành tay lái?
Tương tự, cố “giành tay lái” bằng cách xen vào những vấn đề hôn nhân của cha mẹ chỉ khiến mọi việc tệ hơn. Kinh Thánh nói: “Sự tự phụ chỉ dẫn đến xung đột, nhưng sự khôn ngoan thuộc về những người tìm lời khuyên” (Châm ngôn 13:10). Cha mẹ bạn có thể bàn riêng với nhau cách giải quyết những khó khăn của họ.—Châm ngôn 25:9.
1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:11). Hãy tránh nhảy vào “tham chiến”.
Đừng “tham chiến”. Hai người cãi vã đã đủ căng thẳng nên không ích gì nếu có thêm người thứ ba. Dù có thể bạn rất muốn xen vào, nhưng giải quyết vấn đề là trách nhiệm của cha mẹ chứ không phải của bạn. Thế nên, hãy cố làm theo lời khuyên từ Kinh Thánh là “đừng xen vào chuyện người khác” (Đừng châm ngòi cho trận khẩu chiến. Trên thực tế, một số bạn trẻ vô tình khiến cha mẹ mâu thuẫn, dẫn đến việc hai người cãi vã. Chẳng hạn, nếu không được mẹ cho phép làm điều gì đó thì họ quay sang tìm cách làm cha xiêu lòng. Mánh khóe này có thể giúp bạn được toại nguyện lúc đó, nhưng sẽ kéo dài sự xung đột trong gia đình.
Đừng để hành vi của cha mẹ ảnh hưởng đến hành vi của bạn. Vì muốn trả đũa cha mình, một bạn trẻ tên Peter đã vi phạm nguyên tắc Kinh Thánh. Bạn ấy nói: “Mình muốn làm cho ông ấy đau khổ. Mình hận ông vì đã Ga-la-ti 6:7.
đối xử tệ với mẹ con mình”. Không lâu sau đó, Peter phải gánh chịu hậu quả vì hành động của mình. Bài học là gì? Hành vi sai trái chỉ làm vấn đề trong gia đình trở nên tệ hơn.—Trong những điểm được đề cập nơi chương này, bạn muốn áp dụng điểm nào nhất? Hãy viết ra. ․․․․․
Hiển nhiên, bạn không thể ngăn chặn việc cha mẹ cãi nhau. Nhưng hãy tin chắc Đức Giê-hô-va có thể giúp bạn đương đầu với nỗi lo sợ khi chứng kiến những trận cãi vã ấy.—Phi-líp 4:6, 7; 1 Phi-e-rơ 5:7.
Hãy cố áp dụng những đề nghị trên. Với thời gian, có thể cha mẹ bạn sẽ tìm cách giải quyết vấn đề của họ. Biết đâu họ sẽ không cãi nhau nữa.
Làm sao bạn có thể đương đầu với khó khăn khi sống trong gia đình chỉ có cha hoặc mẹ?
CÂU KINH THÁNH THEN CHỐT
“Lời nói anh em phải luôn hòa nhã”.—Cô-lô-se 4:6.
MẸO
Nếu cha mẹ thường xuyên cãi nhau kịch liệt, bạn hãy lễ phép đề nghị họ tìm sự giúp đỡ.
BẠN CÓ BIẾT...?
Những người yêu thương nhau đôi khi cũng bất đồng ý kiến.
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG!
Khi cha mẹ bắt đầu cãi nhau, mình sẽ ․․․․․
Nếu cha mẹ muốn mình chọn đứng về một phía, mình sẽ nói: ․․․․․
Về đề tài này, điều mình muốn hỏi cha mẹ là: ․․․․․
BẠN NGHĨ SAO?
● Tại sao cha mẹ cãi nhau?
● Tại sao bạn không có lỗi trong vấn đề của cha mẹ?
● Bạn có thể học được gì khi quan sát hạnh kiểm của cha mẹ?
[Câu nổi bật nơi trang 201]
“Việc nhận ra bố mẹ không hoàn hảo và họ cũng có những khó khăn riêng đã giúp mình dễ đương đầu hơn khi họ cãi vã”.—Kiều
[Khung/Hình nơi trang 206]
Nếu cha mẹ chia tay thì sao?
Chắc hẳn lòng bạn vô cùng đau đớn khi nghe tin cha mẹ chia tay, nhưng làm thế nào bạn vẫn cư xử khôn ngoan trong hoàn cảnh đó? Hãy xem xét những đề nghị sau:
● Tránh mong đợi thiếu thực tế. Có lẽ phản ứng đầu tiên của bạn là cố giúp cha mẹ trở lại với nhau. Bạn Anne kể: “Sau khi ba mẹ chia tay, thỉnh thoảng họ vẫn đưa tụi mình đi chơi. Mình và chị thường rủ nhau ra chỗ khác để họ có không gian riêng tư. Nhưng làm vậy chẳng ích gì, họ vẫn đường ai nấy đi”.
Châm ngôn 13:12 nói: “Ước vọng bị trì hoãn khiến cho lòng đau đớn”. Nhận thức việc mình không thể kiểm soát những điều cha mẹ làm có thể giúp bạn không quá đau buồn. Bạn không gây ra đổ vỡ cũng không thể hàn gắn hôn nhân của họ.—Châm ngôn 26:17.
● Tránh căm giận. Nuôi lòng oán giận với cha hoặc mẹ có thể khiến bạn tổn thương lâu dài. Tom nhớ lại cảm xúc của mình lúc 12 tuổi: “Mình rất giận ba, dù không muốn nói là căm thù nhưng mình thật sự oán ông ấy. Làm sao ông ấy có thể nói là quan tâm gia đình mà lại bỏ rơi như vậy?”.
Hôn nhân đổ vỡ thường không phải do lỗi của một người. Có thể cha mẹ chưa nói hết với bạn vì sao họ chia tay; thậm chí chính họ cũng không hiểu. Thế nên, đừng phán đoán sự việc nếu chưa biết hết mọi chuyện (Châm ngôn 18:13). Dù khó tránh khỏi cảm giác tức giận, và không có gì lạ khi thấy buồn bực, nhưng nếu nuôi lòng căm giận thì có thể nhân cách của bạn sẽ dần bị hủy hoại. Kinh Thánh khuyên: “Hãy thôi giận và dẹp cơn thịnh nộ”.—Thi thiên 37:8.
● Hãy thực tế. Thay vì ghét người cha hoặc mẹ không còn sống chung thì một số bạn trẻ quay sang thần tượng người ấy. Chẳng hạn như trường hợp của một bạn có cha là người nghiện rượu và lăng nhăng. Ông bỏ rơi gia đình hết lần này tới lần khác và kết cuộc là ly dị. Thế nhưng, bạn trẻ này cho biết bạn ấy rất tôn sùng cha!
Kiểu ngưỡng mộ lệch lạc như thế không phải là hiếm. Tại một quốc gia, 90% trường hợp ly dị thì con cái sống với mẹ. Do đó, người mẹ thường chịu trách nhiệm chăm sóc con mỗi ngày, kể cả sửa dạy con. Sau khi ly hôn, tài chính của người mẹ thường eo hẹp dù có tiền cấp dưỡng nuôi con; còn người cha thì dư dả hơn. Vì thế, ở với cha thì luôn được quà và thoải mái vui chơi, còn ở với mẹ thì phải sống tằn tiện và theo phép tắc. Đáng buồn thay, một số bạn trẻ đã rời cha/mẹ là Nhân Chứng để sống với cha/mẹ không tin đạo có nhiều vật chất và dễ dãi hơn.—Châm ngôn 19:4.
Nếu cũng có suy nghĩ như thế thì hãy xem xét điều bạn ưu tiên. Hãy nhớ rằng bạn cần được sửa dạy và hướng dẫn về đạo đức. Đây là những điều tốt nhất mà cha mẹ có thể cho bạn, vì nó ảnh hưởng sâu sắc đến nhân cách và cuộc sống của bạn.—Châm ngôn 4:13.
[Hình nơi trang 203]
Một người trẻ chỉ cha mẹ cách giải quyết vấn đề thì giống như một hành khách chỉ phi công cách lái máy bay