Làm cách nào để học tập tốt hơn?
CHƯƠNG 13
Làm cách nào để học tập tốt hơn?
Hãy tưởng tượng bạn bị mắc kẹt trong một khu rừng rậm rạp và tối tăm. Ánh sáng hầu như bị che khuất bởi những tán lá sum suê. Cây cối um tùm bủa vây khiến bạn rất khó di chuyển. Bạn phải dùng dao phát một lối đi để thoát khỏi nơi này.
Một số người nói rằng việc đi học cũng giống như thế. Suy cho cùng, bạn bị giam cả ngày trong lớp học và tối về lại vùi đầu hàng giờ vào đống bài tập. Bạn có cảm thấy như vậy không? Bên dưới, hãy viết ra môn học mà bạn thấy khó nhất.
․․․․․
Có lẽ cha mẹ và thầy cô đã thúc giục bạn nỗ lực nhiều hơn cho môn học ấy. Điều đó không có nghĩa là họ muốn gây khó khăn cho bạn. Họ chỉ muốn bạn dùng hết khả năng của mình. Vậy, bạn có thể làm gì nếu áp lực làm theo ý họ khiến bạn muốn bỏ cuộc? Với những dụng cụ thích hợp, bạn có thể phát một con đường băng qua cánh rừng. Đó là gì?
● “Dụng cụ” 1: Thái độ tích cực với việc học. Thật khó để có động lực học hành chăm chỉ nếu bạn có cái nhìn tiêu cực đối với việc học. Hãy cố gắng nhìn bao quát hơn. Sứ đồ Phao-lô nói: “Người cày ruộng và người đạp lúa phải làm với hy vọng được nhận một phần hoa lợi”.—1 Cô-rinh-tô 9:10.
Có lẽ không dễ để nhận thấy lợi ích của việc “cày” một môn nào đó. Tại sao? Vì đối với bạn, không phải môn học nào cũng quan trọng, ít nhất là khi còn ngồi trên ghế 1 Cô-rinh-tô 9:22). Ít nhất bạn cũng trau dồi được khả năng suy xét, một kỹ năng sẽ giúp bạn trong tương lai.
nhà trường. Tuy nhiên, các môn học đa dạng sẽ cho bạn sự hiểu biết phong phú về thế giới xung quanh và giúp bạn “trở nên mọi cách cho mọi loại người”, nhờ thế bạn có thể giao tiếp với người thuộc nhiều nền văn hóa khác nhau (● “Dụng cụ” 2: Quan điểm tích cực về khả năng của bản thân. Trường học có thể giúp bạn khám phá tài năng tiềm ẩn của mình. Phao-lô viết cho Ti-mô-thê: “Hãy dùng món quà của Đức Chúa Trời, mà con đã nhận,... một cách sốt sắng như cời cho ngọn lửa bùng lên” (2 Ti-mô-thê 1:6). Hẳn Ti-mô-thê được bổ nhiệm làm một số công tác đặc biệt trong hội thánh. Nhưng khả năng, hay “món quà”, mà Đức Chúa Trời ban cho ông phải được phát huy để không bị lãng phí. Dĩ nhiên, những năng khiếu của bạn trong lĩnh vực học tập không phải do Đức Chúa Trời trực tiếp ban cho. Mỗi người đều có năng khiếu riêng, và trường học có thể giúp bạn khám phá cũng như phát triển những khả năng mà chính bạn không biết là mình có.
2 Cô-rinh-tô 10:10; 11:6). Phao-lô đã ý thức được điểm yếu của bản thân nhưng ông cũng biết mình có điểm mạnh nào.
Việc nghĩ rằng mình không thể tiến bộ có thể khiến bạn bỏ bê việc học. Khi có suy nghĩ tiêu cực về khả năng của mình, hãy thay thế chúng bằng những ý tưởng tích cực. Ví dụ, khi người khác chỉ trích, có lẽ vô căn cứ, về khả năng ăn nói của mình, Phao-lô đáp lại: “Dù không có tài ăn nói, nhưng chắc chắn tôi không thiếu sự hiểu biết” (Còn bạn thì sao? Điểm mạnh của bạn là gì? Nếu không thể nghĩ ra thì sao không hỏi một người lớn quan tâm đến bạn? Người ấy có thể giúp bạn nhận ra điểm mạnh của mình và tận dụng chúng.
● “Dụng cụ” 3: Thói quen học tập tốt. Trên con đường học vấn, không có đường tắt để dẫn đến thành công. Không sớm thì muộn bạn cũng phải học. Đúng là nghe có vẻ chẳng mấy thích thú, nhưng việc học rất hữu ích. Chỉ với một chút nỗ lực, có thể bạn sẽ thấy nó rất thú vị.
* (Truyền đạo 3:1, 4; 11:9). Dù vậy, Truyền đạo 11:4 cảnh báo: “Ai xem gió sẽ không gieo giống, ai nhìn mây sẽ không gặt hái”. Bài học ở đây là: Học trước, chơi sau. Nếu thế, bạn có thể có thời gian cho cả hai việc!
Để rèn luyện thói quen học tập tốt, bạn cần biết sắp xếp thời gian. Hãy nhớ rằng khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn phải xem việc học là ưu tiên. Kinh Thánh nói có “kỳ vui cười” và “kỳ nhảy múa”, và hầu hết các bạn trẻ đều muốn dành thời gian để giải tríSự trợ giúp cho việc làm bài tập
Nói sao nếu bạn ngập đầu với đống bài tập? Có lẽ bạn đồng cảm với Sandrine, 17 tuổi, bạn ấy nói: “Mình mất
khoảng hai đến ba tiếng mỗi tối để làm bài tập về nhà, chưa kể cuối tuần”. Bạn có thể đối phó với núi bài vở bằng cách nào? Hãy thử những gợi ý nơi trang 119.“Phát lối đi”
Khi nói đến sự tiến bộ về thiêng liêng, Phao-lô đã viết cho Ti-mô-thê như sau: “Hãy suy ngẫm và miệt mài với những điều ấy, hầu cho mọi người có thể thấy rõ sự tiến bộ của con” (1 Ti-mô-thê 4:15). Tương tự, nếu bạn học hành chăm chỉ thì sự tiến bộ của bạn sẽ được thấy rõ.
Hãy nghĩ về minh họa ở đầu chương. Khi bị mắc kẹt trong khu rừng rậm, bạn sẽ cần dụng cụ thích hợp, chẳng hạn như dao, để phát lối đi. Việc học tập cũng như thế. Thay vì choáng ngợp trước những đòi hỏi của cha mẹ và thầy cô, bạn hãy dùng ba “dụng cụ” được thảo luận trong chương này để đạt được kết quả tốt trong học tập. Khi thấy mình tiến bộ, bạn sẽ rất vui vì đã áp dụng điều đó.
XEM THÊM VỀ ĐỀ TÀI NÀY TRONG TẬP 1, CHƯƠNG 18
Bạn đã gặp đủ thứ vấn đề tại trường học, nhưng giờ lại còn bị quấy rối nữa. Bạn có thể làm gì?
[Chú thích]
CÂU KINH THÁNH THEN CHỐT
“Ai xem gió sẽ không gieo giống, ai nhìn mây sẽ không gặt hái”.—Truyền đạo 11:4.
MẸO
Khi học bài, trước tiên hãy xem qua tài liệu để có cái nhìn tổng quát. Tiếp theo, đặt câu hỏi dựa trên những tiêu đề chính. Sau đó đọc tài liệu để tìm câu trả lời. Cuối cùng, hãy xem bạn có thể nhớ những gì mình đọc không.
BẠN CÓ BIẾT...?
Hành vi gian lận có thể làm người khác mất lòng tin và cản trở bạn học tập tiến bộ. Trên hết, điều đó sẽ gây tổn hại cho mối quan hệ của bạn với Đức Chúa Trời.—Châm ngôn 11:1.
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG!
Lần tới, mình muốn đạt điểm ․․․․․ cho môn sau:
Mình sẽ cố gắng để tiến bộ trong môn này bằng cách: ․․․․․
Về đề tài này, điều mình muốn hỏi cha mẹ là: ․․․․․
BẠN NGHĨ SAO?
● Tại sao bạn nên chăm chỉ học tập?
● Lúc nào là thích hợp để bạn học bài và làm bài tập?
● Ở nhà, chỗ nào là tốt nhất cho bạn học bài và làm bài tập?
● Làm sao để sở thích và việc giải trí không ảnh hưởng đến kết quả học tập?
[Câu nổi bật nơi trang 117]
“Mình thấy điều này ở các bạn trẻ đồng lứa: Thói quen học tập ở trường chính là thói quen học hỏi của họ về những điều thiêng liêng. Những bạn không tập thích việc học ở trường thì cũng không thích học hỏi Kinh Thánh cá nhân”.—Thu Hà
[Khung/Hình nơi trang 119]
Tìm góc học tập. Nơi học không nên có những thứ gây phân tâm. Sử dụng bàn học nếu có thể. Đừng bật ti-vi.
Đặt thứ tự ưu tiên. Việc học là quan trọng, nên hãy quyết tâm không bật ti-vi cho đến khi làm xong bài tập.
Đừng trì hoãn. Hãy lập thời gian biểu rõ ràng cho việc làm bài tập và tuân theo.
Có kế hoạch. Quyết định bài nào làm trước, bài nào làm sau, v.v. Liệt kê trên giấy và đặt thời hạn cho từng bài. Đánh dấu những bài đã hoàn thành.
Nghỉ giải lao. Nếu thấy mình không còn tập trung thì nên tạm nghỉ. Nhưng hãy trở lại làm bài càng sớm càng tốt.
Tự tin vào bản thân. Hãy nhớ rằng sự khác biệt giữa học sinh giỏi và học sinh kém thường không phải do trí thông minh mà là sự siêng năng. Bạn có thể thành công trong học tập. Hãy cố gắng, rồi bạn sẽ gặt hái kết quả tốt.
[Hình nơi trang 116]
Vượt qua những năm tháng đi học giống như phát đường băng qua rừng rậm, cả hai đều có thể thực hiện được nhờ dụng cụ thích hợp