Tôi đã đủ trưởng thành để hẹn hò chưa?
Chương 29
Tôi đã đủ trưởng thành để hẹn hò chưa?
TẠI nhiều xứ, hẹn hò được xem là một thú tiêu khiển lãng mạn, một hoạt động giải trí. Vì thế, có nhiều hình thức hẹn hò khác nhau. Đối với một số người, hẹn hò là chuyện nghiêm túc được sắp đặt hẳn hoi—bao gồm các tiết mục tặng hoa, ăn bữa tối sang trọng, và hôn từ biệt. Đối với những người khác, hẹn hò chỉ đơn thuần là đi chơi với một người khác phái mà mình thích. Thậm chí có những cặp tuy thường xuyên bị bắt gặp đi chung với nhau nhưng vẫn tuyên bố ‘chỉ là bạn’. Dù gọi đó là hẹn hò, đi chơi chung, hay chỉ là gặp gỡ, thì thực chất của sự việc tựu trung vẫn là: một thanh niên và một thiếu nữ dành nhiều thời giờ đi chơi với nhau, và thường là đi riêng.
Hẹn hò không phải là một tập quán vào thời Kinh Thánh được viết ra. Tuy nhiên, nếu được thực hiện một cách khôn ngoan, thận trọng, và đàng hoàng, hẹn hò có thể là một phương cách đúng đắn để hai người tìm hiểu nhau. Ngoài ra, nó cũng có thể trở thành một dịp vui thú nữa. Nhưng như thế có nghĩa là bạn nên hẹn hò chăng?
Bị áp lực hẹn hò
Có thể bạn cảm thấy bị áp lực để hẹn hò. Phần lớn bạn bè bạn có lẽ đều đã làm thế, và dĩ nhiên bạn không muốn tỏ ra khác biệt hay bị xem là kỳ quặc. Áp lực đó cũng có thể đến từ bạn thân hay bà con có thiện ý với bạn. Khi có người mời Mai An, 15 tuổi, đi chơi, thì dì cô khuyên: “Việc con có muốn lấy cậu ấy hay không chẳng có liên quan gì tới chuyện này hết. Hẹn hò chỉ là một phần trong quá trình phát triển tự nhiên của con mà thôi.... Suy cho cùng, nếu con cứ luôn khước từ các bạn trai thì sẽ không ai ưa con
và mời con đi chơi nữa đâu”. Mai An kể lại: “Tôi suy nghĩ rất nhiều về lời khuyên của dì. Có phải tôi đang bỏ lỡ dịp may của mình không? Anh chàng đó có xe hơi riêng, lại nhiều tiền; và tôi biết là đi chơi với anh ta sẽ rất tuyệt. Vậy tôi có nên đi chơi với anh ta không?”Một số bạn trẻ bị thúc giục bởi chính lòng khao khát được hưởng sự yêu thương, nồng ấm. Âu, một cô gái 18 tuổi, giải thích: “Tôi cần được yêu và tôn trọng. Vì không gần gũi cha mẹ, tôi tìm sự gần gũi và thông cảm ở bạn trai, một người mà tôi có thể thổ lộ tâm sự”.
Tuy nhiên, một thiếu niên không nên bắt đầu hẹn hò chỉ vì cảm thấy bị áp lực phải làm thế! Trước hết, vì hẹn hò là chuyện nghiêm túc—là một phần của tiến trình lựa chọn người hôn phối tương lai. Hôn nhân ư? Quả thật, đây có lẽ là điều phần lớn các thanh thiếu niên ít nghĩ đến nhất khi hẹn hò. Nhưng thật sự chỉ có một lý do chính đáng để hai người khác phái dành nhiều thời giờ đi chơi chung với nhau, đó là để tìm hiểu khả năng đi đến hôn nhân với nhau, phải không? Về lâu về dài, hẹn hò vì bất cứ lý do nào khác có thể sẽ dẫn đến một hậu quả chẳng mấy gì “vui”. Tại sao?
Mặt trái của việc hẹn hò
Trước hết, vì các thiếu niên đang trong giai đoạn dễ bị tổn thương, thời kỳ mà Kinh Thánh gọi là “tuổi bồng bột”. (1 Cô-rinh-tô 7:36, Nguyễn Thế Thuấn) Trong suốt thời kỳ này, bạn có thể cảm thấy ham muốn tình dục mãnh liệt. Điều này không có gì sai; đó là một phần trong quá trình phát triển của bạn.
Nhưng điều đó tạo nên một vấn đề lớn khi các thiếu niên hẹn hò với nhau: Họ chỉ mới bắt đầu tập chế ngự các cảm xúc tình dục của mình. Công nhận là bạn có lẽ biết rõ luật pháp Đức Chúa Trời liên quan đến vấn đề tình dục, và có lẽ bạn thật sự mong muốn giữ mình thanh sạch. (Xem Chương 23). Dù vậy, ở đây còn có yếu tố sinh lý: Càng ở gần người khác phái chừng nào thì bạn càng ham muốn tình dục chừng nấy—dù bạn có muốn hay không. (Xem trang 232, 233). Chúng ta đã được tạo ra như thế! Chỉ khi bạn trưởng thành hơn và có khả năng làm chủ cảm xúc của mình hơn, may ra bạn mới đủ tư cách để hẹn hò! Đáng buồn thay, nhiều thanh thiếu niên đã phải trả giá đắt mới nhận ra điều này.
Một thanh niên nói: “Khi mới đi chơi chung,... chúng tôi không hề nắm tay hay hôn nhau. Tôi chỉ muốn có nàng ở bên cạnh và nói chuyện với nàng. Tuy nhiên, nàng rất trìu mến và thường ngồi sát bên tôi. Dần dần, chúng tôi bắt đầu nắm tay và hôn nhau. Điều này khiến tôi bị kích thích về tình dục nhiều hơn. Nó đẩy tôi đến chỗ muốn ở bên nàng không phải chỉ để nói chuyện, mà để được ôm nàng, chạm vào người nàng, và hôn nàng. Gần nàng bao nhiêu cũng không đủ! Tôi thật sự gần như điên dại vì ham muốn. Đôi khi tôi cảm thấy mình hèn hạ và đáng xấu hổ”.
Vì thế, không lạ gì khi các cuộc hẹn hò thường dẫn đến việc tà dâm. Một cuộc thăm dò trên hàng trăm thiếu niên cho thấy 87 phần trăm các cô gái và 95 phần trăm các
chàng trai cảm thấy rằng tình dục “khá quan trọng hay rất quan trọng” trong các cuộc hẹn hò. Tuy nhiên, 65 phần trăm thiếu nữ và 43 phần trăm thiếu niên đã thừa nhận rằng có những lúc họ đã có quan hệ tình dục trong các cuộc hẹn hò dù thật ra họ không muốn!Ly, 20 tuổi, kể lại: “Chúng tôi càng gặp nhau thường bao nhiêu thì càng sa đà bấy nhiêu. Việc hôn nhau dần dần trở nên nhàm chán và chúng tôi bắt đầu có những cử chỉ thân mật quá trớn. Tôi bị suy sụp tinh thần nặng nề vì cảm thấy mình thật nhơ nhuốc. Bạn trai tôi dần dà cũng muốn tôi ‘đi nốt đoạn đường’... Tôi vô cùng bối rối. Nhưng tôi chỉ biết là ‘tôi không muốn mất chàng’. Tôi vô cùng đau khổ!”
Đương nhiên, không phải cặp nào cuối cùng cũng vướng vào quan hệ tình dục; nhiều cặp chỉ vừa kịp dừng lại trước khi điều đó xảy ra. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu
cảm xúc nơi một người bị khơi dậy và họ không thể giải tỏa những cảm xúc đó một cách đứng đắn? Chắc chắn người đó sẽ cảm thấy bực bội. Và những sự bực bội đó không chỉ ngừng lại ở những cảm xúc tình dục.Tình cảm bị giằng xé
Hãy xem tình cảnh tiến thoái lưỡng nan của một thanh niên: “Lúc đầu tôi rất thích Kim. Thú thật là tôi đã thuyết phục được cô làm những điều mà cô cho là không đúng. Bây giờ tôi cảm thấy mình thật xấu xa vì không còn thích nàng nữa. Làm sao tôi có thể bỏ Kim mà không khỏi làm nàng bị tổn thương?” Thật là một tình huống phức tạp! Và bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu là Kim?
Thất tình là căn bệnh thông thường của thiếu niên. Một cặp tình nhân đi bên nhau tay trong tay có thể là một hình ảnh quyến rũ. Nhưng rất ít cơ may một năm sau cặp tình nhân ấy vẫn còn bên nhau, và hy vọng đi đến hôn nhân còn mong manh hơn nữa. Vì thế, đa số những cuộc tình
lãng mạn của tuổi thiếu niên đều là những mối quan hệ dễ đổ vỡ, ít khi đưa đến hôn nhân, và thường kết thúc trong đau khổ.Suy cho cùng, ở tuổi thiếu niên nhân cách của bạn vẫn còn đang thay đổi. Bạn còn đang tự khám phá về bản thân, về sở thích và những điều bạn dự định cho cuộc đời mình. Người làm bạn thích hôm nay, ngày mai có thể khiến bạn phát chán. Nhưng khi để cho tình cảm lãng mạn tự do phát triển, một trong hai người sẽ rất dễ bị tổn thương. Không lạ gì khi nhiều cuộc nghiên cứu cho rằng “xung đột với bạn gái” hay “thất vọng trong tình yêu” là một trong những nguyên do khiến thanh thiếu niên tự tử.
Tôi đã sẵn sàng chưa?
Đức Chúa Trời phán cùng người trẻ: “Hỡi kẻ trẻ kia, hãy vui-mừng trong buổi thiếu-niên, khá đem lòng hớn-hở trong khi còn thơ-ấu, hãy đi theo đường-lối lòng mình muốn và nhìn-xem sự mắt mình ưa thích”. Những người trẻ quả thật thường “đi theo đường-lối lòng mình muốn”. Tuy có vẻ rất vui thú, “đường-lối” đó thường mang đến sầu não và tai họa. Vì thế, trong câu tiếp theo, Kinh Thánh thúc giục họ: “Khá giải sầu khỏi lòng ngươi, và cất điều tai-hại khỏi xác-thịt ngươi; vì lúc thiếu-niên và thì xuân-xanh là sự hư-không mà thôi”. (Truyền-đạo 11:9, 10) “Sầu” ý nói đến một sự băn khoăn day dứt hoặc đau khổ u uất. “Tai-hại” ý chỉ tai họa của bản thân. Cả hai điều đó đều có thể làm cuộc sống trở nên khốn khổ.
Như thế có nghĩa là hẹn hò là nguyên nhân gây sầu khổ và tai họa chăng? Không nhất thiết như thế. Nhưng
điều đó sẽ xảy đến nếu bạn hẹn hò với lý do không chính đáng (‘cho vui’), hay trước khi bạn đủ trưởng thành! Những câu hỏi sau có thể giúp bạn đánh giá hoàn cảnh của mình.Chuyện hẹn hò sẽ giúp ích hay cản trở sự phát triển tình cảm của tôi? Việc hẹn hò có thể giới hạn bạn trong một mối quan hệ nam nữ. Nới rộng tầm giao thiệp của bạn với những người khác chẳng phải là lợi ích hơn sao? (So sánh 2 Cô-rinh-tô 6:12, 13). Một phụ nữ trẻ tên Sương nói: “Tôi tập vun trồng tình bạn thân thiết với những chị tín đồ Đấng Christ lớn tuổi trong hội thánh. Họ cần tình bạn, còn tôi thì cần ảnh hưởng của họ để giúp tôi chững chạc. Vì thế tôi thường ghé chơi, uống cà phê với các chị. Chúng tôi thường chuyện vãn và cười đùa với nhau. Giữa chúng tôi đã có được tình bạn chân thật và lâu bền”.
Nhờ có nhiều bạn bè khác nhau—già và trẻ, độc thân hay đã lập gia đình, nam và nữ—bạn học được cách cư xử với người khác, kể cả người khác phái mà không phải chịu nhiều áp lực như trong các cuộc hẹn hò. Hơn nữa, nhờ giao thiệp với các cặp vợ chồng, bạn sẽ có cách nhìn thực tế hơn về hôn nhân. Sau này, bạn sẽ biết làm sao để khéo lựa chọn người bạn đời của mình, và đảm nhiệm vai trò của bạn trong hôn nhân. (Châm-ngôn 31:10) Vì thế, một thiếu nữ tên Hồng kết luận: “Tôi chưa sẵn sàng để lập gia đình. Tôi vẫn đang tìm hiểu bản thân mình, và còn nhiều mục tiêu thiêng liêng chưa đạt được. Vì vậy, tôi chưa thật sự cần đến một mối quan hệ mật thiết với một người khác phái”.
Tôi có muốn gây ra sự tổn thương tình cảm không? Cả bạn lẫn người kia đều có thể đau khổ nếu quan hệ tình cảm của đôi bên không nhằm đi đến hôn nhân. Thật ra, có công bằng không khi tỏ vẻ yêu một người chỉ để rút kinh nghiệm với người khác phái?—Xem Ma-thi-ơ 7:12.
Ê-phê-sô 6:1-3) Có lẽ họ nghĩ bạn nên chờ cho đến khi lớn hơn.
Cha mẹ tôi nói gì? Cha mẹ thường thấy được những nguy hiểm mà bạn không thấy. Suy cho cùng, họ cũng đã trải qua một thời trẻ trung. Họ biết những bất trắc nào sẽ xảy ra khi hai người trẻ khác phái bắt đầu dành nhiều thời gian bên nhau! Vì thế, nếu cha mẹ không cho phép bạn hẹn hò, đừng nổi loạn. (Tôi có thể giữ mình theo các tiêu chuẩn đạo đức của Kinh Thánh không? Khi đã “qua tuổi bồng bột”, người ta có thể kiềm chế tốt hơn những kích thích tình dục—dù vậy, điều này vẫn không phải là dễ dàng. Bạn có thật sự sẵn sàng để bắt đầu một mối quan hệ mật thiết với người khác phái mà vẫn có thể giữ mình thanh sạch không?
Đáng mừng thay, nhiều thiếu niên đang tự đặt ra những câu hỏi này và đã đi đến kết luận giống như Mai An (được đề cập ở trên). Cô nói: “Tôi quyết định không để thái độ của người khác ảnh hưởng đến mình về việc hẹn hò. Tôi sẽ không hẹn hò với ai cho đến khi nào tôi đủ lớn và sẵn sàng để lập gia đình, và tìm được người hôn phối có những đức tính như tôi ao ước”.
Như thế, Mai An đã nêu lên chính câu hỏi quan trọng mà bạn nên tự hỏi trước khi bắt đầu hẹn hò.
Câu hỏi để thảo luận
◻ Từ ngữ “hẹn hò” có nghĩa gì đối với bạn?
◻ Tại sao một số thiếu niên cảm thấy bị áp lực phải hẹn hò?
◻ Tại sao hẹn hò là điều thiếu khôn ngoan đối với một người đang ở “tuổi bồng bột”?
◻ Làm thế nào một thiếu niên có thể “cất điều tai-hại” trong việc hẹn hò?
◻ Những vấn đề nào có thể nảy sinh khi một thiếu niên và một thiếu nữ ‘chỉ là bạn’?
◻ Làm thế nào bạn có thể biết được mình đã đủ trưởng thành để hẹn hò hay chưa?
[Câu nổi bật nơi trang 231]
“Việc hôn nhau dần dần trở nên nhàm chán và chúng tôi bắt đầu có những cử chỉ thân mật quá trớn. Tôi bị suy sụp tinh thần nặng nề vì cảm thấy mình thật nhơ nhuốc. Bạn trai tôi dần dà cũng muốn tôi ‘đi nốt đoạn đường’ ”
[Câu nổi bật nơi trang 234]
‘Làm sao tôi có thể bỏ Kim mà không khỏi làm nàng bị tổn thương?’
[Khung/Hình nơi trang 232, 233]
Một thiếu niên và một thiếu nữ có thể ‘chỉ là bạn’ được không?
Cái gọi là tình bạn thuần khiết (quan hệ thân thiết giữa nam và nữ không xen tính dục) là chuyện khá phổ biến trong thanh thiếu niên. Cường, 17 tuổi, nói: “Tôi dễ nói chuyện với bạn gái hơn vì họ thường tỏ ra thông cảm và nhạy cảm hơn”. Các bạn trẻ khác lý luận rằng tình bạn như thế giúp họ hoàn thiện nhân cách.
Kinh Thánh khuyến khích các thanh niên đối xử với các “thiếu-nữ như chị em”. (1 Ti-mô-thê 5:2) Bằng cách áp dụng nguyên tắc này, họ có thể vui hưởng tình bạn trong sạch, lành mạnh với những người khác phái. Chẳng hạn, sứ đồ Phao-lô là một người độc thân đã vun đắp được tình bạn tốt đẹp với một số nữ tín đồ Đấng Christ. (Xem Rô-ma 16:1, 3, 6, 12). Ông đã thuật lại “hai bà ấy đã cùng tôi vì đạo Tin-lành mà chiến-đấu”. (Phi-líp 4:3) Chúa Giê-su Christ cũng đã có những quan hệ lành mạnh, thăng bằng với phụ nữ. Ngài đã nhiều lần chuyện trò cùng Ma-ri và Ma-thê và làm khách tại nhà họ.—Lu-ca 10:38, 39; Giăng 11:5.
Tuy nhiên, tình bạn “thuần khiết” thường không khác gì một cuộc tình ngụy trang hoặc một cách để gián tiếp thu hút sự chú ý của một người khác phái mà không có trách nhiệm nào đi kèm theo. Và vì tình cảm dễ dàng thay đổi, nên cần phải cẩn thận. Tiến sĩ Marion Hilliard cảnh giác: “Một tình bạn dễ dãi với tốc độ mười dặm một giờ có thể bất ngờ biến thành một sự đam mê mù quáng vượt cả trăm dặm một giờ”.
Minh, 16 tuổi, đã từng trải qua điều này khi cậu kết “bạn” với một cô gái 14 tuổi: “Tôi nhanh chóng hiểu ra rằng hai người không thể chỉ là bạn khi họ cứ gặp riêng. Quan hệ của chúng tôi ngày càng phát triển. Một tình cảm đặc biệt dần dần nảy sinh giữa chúng tôi và kéo dài cho đến bây giờ”. Vì cả hai đều chưa đủ tuổi lập gia đình, những cảm xúc này là cả một nguồn bực tức đối với họ.
Tiếp xúc gần gũi quá nhiều có thể đưa đến hậu quả còn đáng buồn hơn. Một thanh niên cố gắng an ủi một cô bạn đến tâm sự với anh về các vấn đề của
cô. Chẳng bao lâu, họ bắt đầu có cử chỉ âu yếm. Kết quả là gì? Lương tâm cắn rứt và hai người thấy khó chịu với nhau. Trong những trường hợp khác, hai người đã ăn nằm với nhau. Một cuộc thăm dò của tạp chí Psychology Today cho thấy: “Gần phân nửa số người được phỏng vấn (49 phần trăm) đã cho biết rằng quan hệ bạn bè của họ đã biến thành quan hệ tình dục”. Thật vậy, “gần một phần ba (31 phần trăm) cho biết rằng họ đã có quan hệ tình dục với một người bạn trong tháng rồi”.‘Nhưng tôi không thấy bạn tôi hấp dẫn gì cả và tôi sẽ không bao giờ yêu anh ta [hay cô ta]’. Có thể. Nhưng trong tương lai bạn sẽ cảm thấy thế nào? Hơn nữa, “kẻ nào tin-cậy nơi lòng mình là kẻ ngu-muội”. (Châm-ngôn 28:26) Lòng của chúng ta có thể giả dối, không đáng tin cậy, khiến chúng ta không nhìn thấy những động cơ thật của mình. Và bạn có thật sự biết bạn mình nghĩ gì về mình không?
Trong cuốn sách nhan đề The Friendship Factor, Alan Loy McGinnis khuyên: “Đừng quá tin tưởng bản thân”. Hãy cẩn thận, có lẽ nên giới hạn sự giao tiếp của bạn trong những sinh hoạt nhóm được giám sát hẳn hoi. Hãy tránh những sự biểu lộ trìu mến không đứng đắn hoặc tách riêng đến những nơi phong cảnh trữ tình. Khi có vấn đề, hãy tâm sự với cha mẹ và người lớn thay vì một người trẻ khác phái.
Nếu đã có biện pháp phòng ngừa mà tình yêu vẫn nảy nở ở người này hay người kia thì sao? “Hãy nói thật”, và cho người kia biết tình cảm của bạn. (Ê-phê-sô 4:25) Nếu điều này không giúp giải quyết được vấn đề, tốt nhất nên tránh xa. “Người khôn-ngoan thấy điều tai-vạ, và ẩn mình”. (Châm-ngôn 22:3) Hoặc như cuốn The Friendship Factor đề nghị: “Hãy rút lui nếu cần thiết. Cho dù cố gắng đến đâu thì cũng có lúc tình bạn với một người khác phái sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát của chúng ta và chúng ta biết rõ nó sẽ dẫn đến đâu”. Vậy, đây là lúc “rút lui”.
[Các hình nơi trang 227]
Các thanh thiếu niên thường cảm thấy bị áp lực phải hẹn hò hay có bồ
[Các hình nơi trang 228]
Khi hẹn hò, một số thanh thiếu niên thường bị áp lực phải có những cử chỉ trìu mến ngoài ý muốn
[Các hình nơi trang 229]
Một người có thể vui chơi với người khác phái trong những hoàn cảnh thoải mái, thoát khỏi áp lực của việc hẹn hò
[Các hình nơi trang 230]
Những quan hệ nam nữ được gọi là tình bạn thuần khiết thường kết thúc trong đau khổ