Tôi phải làm gì để cha mẹ cho tôi được tự do hơn?
Chương 3
Tôi phải làm gì để cha mẹ cho tôi được tự do hơn?
BẠN nói bạn đã đủ lớn để đi chơi khuya vào cuối tuần. Cha mẹ nói bạn phải về sớm. Bạn nói bạn muốn xem bộ phim mới mà mọi người đang bàn tán. Cha mẹ lại nói bạn không được xem phim đó. Bạn nói bạn muốn đi chơi với vài người trẻ dễ mến mà bạn đã gặp. Cha mẹ nói họ muốn gặp bạn bè của bạn trước đã.
Là một thiếu niên, có thể đôi khi bạn cảm thấy bị cha mẹ kiềm kẹp quá đáng. Dường như cứ mỗi lần bạn nói “con muốn” thì đều bị đáp lại bằng mấy tiếng “không, con không được”. Cũng không có chuyện gì trong cuộc sống mà tránh khỏi “cặp mắt rình mò” của cha mẹ. Diễm, 15 tuổi, nói: “Cha tôi luôn muốn biết tôi ở đâu, mấy giờ về. Phần lớn cha mẹ đều thế cả. Cha mẹ có cần phải biết mọi chuyện không? Cha mẹ nên để tôi được tự do hơn chứ”.
Những người trẻ còn than phiền là cha mẹ không tôn trọng họ. Khi có vấn đề gì xảy ra, thay vì tin tưởng, cha mẹ thường hấp tấp kết án mà không hề xem xét sự việc. Thay vì được tự do lựa chọn, họ lại bị kiềm chế bởi các luật lệ.
“Vất vả lo lắng”
Đôi khi cha mẹ có đối xử với bạn như với một đứa con nít không? Nếu có, hãy nhớ rằng cách đây không lâu bạn thật sự chỉ là một đứa trẻ. Hình ảnh bạn là một đứa trẻ không tự lực được vẫn y nguyên trong tâm trí
cha mẹ và không dễ gì gột bỏ được. Họ vẫn nhớ những lỗi lầm trẻ con của bạn và vì vậy muốn bảo vệ bạn—dù bạn có muốn sự bảo vệ như thế hay không.Động lực muốn bảo vệ bạn rất mạnh mẽ. Khi không bận bịu lo nơi ăn chốn ở hay đồ ăn đồ mặc cho bạn, thì cha mẹ thường phải lo cách nào để dạy dỗ, uốn nắn, cả đến bảo vệ bạn nữa. Họ quan tâm rất nhiều đến bạn. Họ phải chịu trách nhiệm trước mặt Đức Chúa Trời về cách nuôi dạy bạn. (Ê-phê-sô 6:4) Và họ lo lắng khi cảm thấy sự an toàn của bạn có lẽ đang bị đe dọa.
Hãy xem xét trường hợp cha mẹ Chúa Giê-su Christ. Sau khi viếng thăm thành Giê-ru-sa-lem, họ lên đường trở về nhà mà không hề biết rằng ngài không về theo. Khi nhận ra sự vắng mặt của ngài, họ liền cuống cuồng chạy tìm ngài! Và cuối cùng khi “gặp Ngài đang ngồi trong Đền-thờ”, mẹ Chúa Giê-su đã kêu lên: “Con ơi, sao con để cha mẹ như thế nầy? Cha mẹ phải vất vả lo lắng tìm Lu-ca 2:41-48, Bản Diễn Ý) Vậy bạn hãy nghĩ xem: nếu Chúa Giê-su—một trẻ hoàn toàn—còn khiến cha mẹ ngài phải lo lắng thay, huống hồ bạn chắc phải khiến cha mẹ mình lo lắng đến mức nào!
con”. (Hãy lấy sự bất đồng muôn thuở về giờ giấc bạn phải về nhà làm ví dụ. Có lẽ bạn thấy không có lý do gì để bị giới hạn trong vấn đề này. Nhưng bạn có bao giờ thử nhìn vấn đề theo quan điểm của cha mẹ bạn chưa? Các em trong tuổi học sinh là tác giả của cuốn The Kids’ Book About Parents (Sách người trẻ viết về các bậc cha mẹ) đã cố gắng làm điều này. Các em đã liệt kê một danh sách những điều được gọi là “những tưởng tượng trong đầu óc cha mẹ về những điều con cái họ đang làm khi chúng không về nhà vào giờ quy định”. Nằm trong danh sách này là những chuyện như ‘hút xì ke, bị tai nạn xe cộ, la cà ở công viên, bị bắt, xem phim khiêu dâm, bán ma túy, bị cưỡng hiếp hay cướp giật, bị bỏ tù, và làm ô danh gia đình’.
Có lẽ không phải cha mẹ nào cũng đều đưa ra những kết luận có vẻ viển vông như thế. Nhưng chẳng đúng là ngày nay có nhiều người trẻ đang dính líu vào những chuyện như thế hay sao? Vậy liệu bạn có nên tức giận khi nghe rằng cả việc về nhà trễ lẫn bạn bè xấu đều có thể có hại hay không? Ngay cả cha mẹ Chúa Giê-su cũng muốn biết ngài đi đâu cơ mà!
Tại sao cha mẹ cứ bao bọc con cái
Một số thanh thiếu niên cho rằng sự lo sợ của cha mẹ về những nguy hiểm có thể xảy đến cho họ hầu như chỉ là chuyện tưởng tượng! Nhưng hãy nhớ rằng họ đã dành rất nhiều thì giờ và tình cảm cho bạn. Ý tưởng bạn lớn lên và rồi rời khỏi gia đình là điều có thể khiến họ lo âu. Một người mẹ viết: “Con trai một của tôi nay đã 19 tuổi, nhưng tôi hầu như không thể chịu nổi ý tưởng là nó sẽ rời khỏi nhà”.
Vì thế một số cha mẹ có khuynh hướng bao bọc hay bảo vệ con cái cách thái quá. Nhưng phản ứng quá khích trước sự việc đó sẽ là một sai lầm thực sự. Một phụ nữ trẻ nhớ lại: “Mẹ tôi và tôi rất gần gũi với nhau cho đến khi tôi 18 tuổi... [Nhưng] khi tôi qua tuổi đó, giữa mẹ con tôi bắt đầu có vấn đề. Tôi muốn độc lập một chút, nhưng mẹ tôi không muốn, sợ rằng mẹ con sẽ tách rời nhau. Cho nên mẹ bắt đầu cố gắng canh giữ tôi chặt chẽ hơn, còn tôi thì cố thoát ra nhiều hơn”.
Một mức độc lập vừa phải là một điều tốt, nhưng đừng cố vì nó mà phải mất sự gắn bó trong gia đình. Làm thế nào bạn có thể giúp cha mẹ đối xử với bạn như người lớn, dựa trên sự hiểu biết, khoan dung, và tôn trọng lẫn nhau? Vì một lẽ là ai tôn trọng sẽ được tôn trọng. Sứ đồ Phao-lô có lần nhắc nhở: “Cha thể xác sửa dạy vẫn được ta tôn kính”. (Hê-bơ-rơ 12:9, Bản Diễn Ý) Cha mẹ của những tín đồ Đấng Christ thời ban đầu này không phải là không lầm lỗi. Phao-lô nói tiếp (ở câu 10): “Cha thể xác... cố gắng giúp ích chúng ta”.
Đôi khi các bậc cha mẹ này cũng phán đoán sai. Tuy vậy, họ vẫn xứng đáng được con cái tôn trọng. Cha mẹ bạn cũng vậy. Việc họ có thể thuộc loại cha mẹ luôn muốn bao bọc con cái mình không phải là lý do để bạn chống đối. Hãy tôn trọng họ như cách bạn muốn được tôn trọng.
Những sự hiểu lầm
Bạn đã bao giờ về nhà trễ vì hoàn cảnh ngoài ý muốn chưa? Cha mẹ bạn có phản ứng thái quá không? Những sự hiểu lầm như thế cho bạn cơ hội để làm cha mẹ tôn trọng bạn. Hãy nhớ lại cách ứng xử của Chúa Giê-su Lu-ca 2:49, Bản Diễn Ý) Cha mẹ Chúa Giê-su chắc chắn đã ngạc nhiên về cách xử sự trưởng thành của ngài. Vậy, “lời đáp êm-nhẹ” không chỉ “làm nguôi cơn-giận” mà còn giúp bạn có được sự tôn trọng của cha mẹ bạn.—Châm-ngôn 15:1.
lúc nhỏ, khi cha mẹ của ngài đương lo lắng cuối cùng tìm thấy ngài trong đền thờ, đang ngây thơ thảo luận Lời Đức Chúa Trời với các thầy dạy luật. Chúa Giê-su có nổi giận đả kích, hay khóc than, rên rỉ rằng cha mẹ thật quá đáng khi nghi ngờ động lực của ngài không? Hãy chú ý lời đáp bình tĩnh của ngài: “Cha mẹ tìm con làm chi? Cha mẹ không biết con phải lo việc Cha con sao?” (Luật lệ
Cách bạn đáp lại những đòi hỏi của cha mẹ cũng ảnh hưởng nhiều đến cách họ sẽ đối xử với bạn. Một số người hờn dỗi, nói dối, hay cãi lời ra mặt. Hãy thử xử sự một cách chín chắn hơn. Nếu bạn muốn được phép về nhà trễ, đừng đòi như con nít hay lải nhải là “mọi đứa trẻ khác đều được phép về nhà trễ”. Nhà văn
Andrea Eagan khuyên: “[Hãy giải thích] thật rõ những điều bạn muốn làm để cha mẹ có thể thật sự hiểu được tình huống của bạn... Nếu bạn cho họ biết bạn đi đâu, với ai, và tại sao bạn cần phải về trễ hơn..., có thể họ sẽ đồng ý”.Hay nếu cha mẹ muốn tìm hiểu về bạn bè của bạn—là điều họ cũng nên làm—thì đừng khóc lóc phản đối như một đứa trẻ. Tạp chí Seventeen (Tuổi 17) khuyên: “Thỉnh thoảng hãy mời bạn bè về nhà chơi để khi bạn nói bạn sẽ đi xem phim với Bill, cha bạn không có lý do gì để quát lên từ phòng kế bên: ‘Bill à? Bill nào?’ ”
“Sẽ cho thêm”
Giáp mỉm cười khi nói về Long, em trai của cậu. Cậu nói: “Chúng tôi chỉ cách nhau 11 tháng tuổi nhưng cha mẹ đối xử rất khác với mỗi đứa chúng tôi. Tôi rất được tự do. Tôi được phép sử dụng xe hơi của gia đình. Có năm cha mẹ còn cho tôi dẫn một bạn trẻ đi New York chơi”.
Giáp nói tiếp: “Tuy nhiên, với Long mọi việc khác hẳn. Nó không được tự do cho lắm. Cha tôi không buồn dạy nó lái xe khi nó tới tuổi. Và khi nó thấy mình đã đủ lớn để có bạn gái, thì cha mẹ tôi lại không cho phép”.
Thiên vị chăng? Không. Giáp giải thích: “Long có khuynh hướng vô trách nhiệm. Nó thiếu sự chủ động. Nó thường không làm xong công việc được giao phó. Trong khi tôi không bao giờ cãi lại cha mẹ, Long thường cho cha mẹ biết là nó bất đồng ý kiến. Điều này luôn đem lại kết quả trái với ý muốn nó”. Chúa Giê-su nói nơi Ma-thi-ơ 25:29: “Vì sẽ cho thêm kẻ nào đã có, thì họ sẽ dư-dật; nhưng kẻ nào không có, thì cũng cất luôn điều họ đã có nữa”.
Bạn có muốn được thêm tự do và trách nhiệm không? Nếu muốn, hãy tỏ ra là người có trách nhiệm. Hãy làm đàng hoàng mọi công việc mà cha mẹ giao cho. Ma-thi-ơ 21:28, 29) Hãy làm cho cha mẹ tin rằng nếu họ giao cho bạn bất cứ việc gì, dù nhỏ nhặt đến đâu, công việc đó cũng sẽ được hoàn tất.
Đừng làm như một thiếu niên trong ví dụ của Chúa Giê-su. Khi người cha bảo: “Con ơi, bữa nay con hãy ra làm vườn nho”, nó đáp: “Vâng” nhưng rồi “không đi”. (Giáp nhớ lại: “Tôi chứng tỏ cho cha mẹ thấy tôi có thể gánh vác trách nhiệm. Cha mẹ sai tôi đến ngân hàng, trả các hóa đơn, sai đi chợ, mua sắm. Và khi mẹ tôi phải đi làm, tôi còn nấu ăn cho cả nhà”.
Hãy chủ động
Vậy nếu cha mẹ không hề giao cho bạn những công việc như thế thì sao? Hãy chủ động. Tạp chí Seventeen khuyên: “Hãy tự động nấu một bữa ăn cho gia đình và cho cha mẹ biết là bạn muốn lo liệu mọi thứ: chọn món ăn, ghi những thứ cần mua, tính tiền chợ, đi chợ, nấu ăn, dọn dẹp”. Còn nếu nấu ăn không phải là sở trường của bạn, hãy tìm một việc gì khác mà bạn có thể lo được. Bạn không cần phải chờ cha mẹ bảo mới chịu giúp khi bạn thấy có những việc phải làm như rửa chén, quét nhà, hay dọn dẹp phòng.
Nhiều bạn trẻ làm việc bán thời gian vào mùa hè hay cuối tuần. Nếu bạn cũng đang làm việc như thế, bạn có tỏ ra là người biết tiết kiệm và quản lý tiền bạc không? Bạn có tình nguyện đóng góp cho phần ăn ở của mình không? (Bạn có thể sửng sốt khi xem xét giá thuê phòng ở khu vực bạn). Có lẽ làm thế có nghĩa là bạn sẽ có ít tiền túi hơn nhưng khi cha mẹ bạn thấy cách quản lý tiền khôn ngoan chững chạc của bạn, chắc chắn họ sẽ muốn cho bạn tự do hơn.
Được tự do hơn
Cha mẹ nên là những người bạn tâm tình và nguồn khuyên bảo dồi dào của chúng ta. (So sánh Giê-rê-mi 3:4). Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải cậy đến cha mẹ trong mọi quyết định nhỏ nhặt. Bạn có thể tin cậy vào khả năng quyết đoán của bạn chỉ khi nào bạn sử dụng “khả năng suy xét” của mình.—Hê-bơ-rơ 5:14, NW.
Vậy, thay vì chạy ngay đến cha mẹ khi mới gặp một khó khăn nhỏ, trước hết chính bạn hãy cố gắng suy nghĩ tìm cách giải quyết vấn đề. Thay vì “hớp-tớp” hay bốc đồng khi gặp vấn đề, hãy theo lời khuyên của Kinh Thánh là trước hết phải “hiểu sự khôn-ngoan”. (Ê-sai 32:4) Hãy tìm tòi nghiên cứu, đặc biệt khi có liên quan đến các nguyên tắc Kinh Thánh. Sau khi đã bình tĩnh cân nhắc vấn đề rồi, khi đó bạn mới nói chuyện với cha mẹ bạn. Thay vì luôn mồm hỏi: ‘Ba ơi, con phải làm gì?’ hay ‘Má ơi, nếu là má, thì má sẽ làm gì?’, hãy nói rõ vấn đề. Hãy cho họ biết bạn nghĩ gì về vấn đề đó. Rồi hãy hỏi xem họ nhận xét thế nào.
Như thế cha mẹ sẽ thấy bạn nói chuyện không phải như một đứa trẻ nhưng như một người lớn. Bạn đã tiến một bước dài trong việc chứng minh bạn sắp trở thành một người lớn và xứng đáng được tự do tương xứng. Rất có thể cha mẹ bạn sẽ bắt đầu đối xử với bạn như với một người lớn.
Câu hỏi để thảo luận
◻ Tại sao các bậc cha mẹ thường rất quan tâm đến việc bảo vệ con cái và muốn biết chúng đi đâu?
◻ Tại sao việc bạn tôn kính cha mẹ là một điều quan trọng?
◻ Làm thế nào giải quyết những sự hiểu lầm với cha mẹ bằng cách tốt nhất?
◻ Làm thế nào bạn có thể vừa tuân theo các luật lệ của cha mẹ vừa được tự do?
◻ Bạn có thể chứng tỏ cho cha mẹ thấy bạn là người có tinh thần trách nhiệm bằng những cách nào?
[Câu nổi bật nơi trang 29]
“Cha tôi luôn muốn biết tôi ở đâu, mấy giờ về... Cha mẹ có cần phải biết mọi chuyện không?”
[Hình nơi trang 27]
Bạn có cảm thấy như bị cha mẹ gò bó không?
[Hình nơi trang 30]
Giữ bình tĩnh khi có sự hiểu lầm xảy ra là một cách để được tôn trọng