Sao tôi nhút nhát quá?
Chương 15
Sao tôi nhút nhát quá?
“AI CŨNG bảo là tôi đẹp”, một thiếu nữ đã tâm sự như thế trên một nhật báo. Tuy nhiên, cô thổ lộ tiếp: “Tôi rất khó nói chuyện với người khác. Tôi sẽ đỏ mặt và bị nghẹn tiếng nếu nhìn người đối diện trong khi nói... Vì không nói chuyện với ai, nên ở sở làm có nhiều người cho rằng tôi kênh kiệu... Thật ra tôi không kênh kiệu mà chỉ nhút nhát”.
Một cuộc nghiên cứu cho thấy 80 phần trăm người được phỏng vấn đã có lúc rất nhút nhát và 40 phần trăm xác nhận họ đang ở trong tình trạng này. Thật vậy, ngay từ thời xưa tính nhút nhát đã không phải là điều mới lạ đối với nhân loại. Kinh Thánh tường thuật rằng Môi-se đã rụt rè khước từ chức vụ làm người phát ngôn cho Đức Chúa Trời trước dân Y-sơ-ra-ên. (Xuất Ê-díp-tô Ký 3:11, 13; 4:1, 10, 13) Dường như cả môn đồ Ti-mô-thê cũng đã tỏ ra e dè và thiếu tự tin trong việc nói năng và sử dụng đúng cách uy quyền của mình.—1 Ti-mô-thê 4:12; 2 Ti-mô-thê 1:6-8.
Tính nhút nhát là gì?
Nhút nhát là cảm giác không thoải mái trước mặt người khác, chẳng hạn như những người lạ, cấp trên, người khác phái, hoặc ngay cả bạn bè. Nó là sự tự ti mặc cảm, khiến người đó bị tác động qua nhiều cách. Một số người tỏ ra bối rối, mắt nhìn xuống, tim đập mạnh và không thốt nên lời. Một số khác mất bình tĩnh và bắt đầu nói huyên thuyên không ngừng. Cũng có những người cảm thấy khó mở lời để phát biểu ý kiến hay ý thích của mình.
Mi-chê 6:8) Cũng có một lợi điểm khác khi một người tỏ ra dè dặt và khiêm tốn thay vì hống hách hoặc hung hăng; ấy là người đó thường được coi là người biết lắng nghe. Tuy nhiên, khi tính nhút nhát cản trở chúng ta phát huy trọn vẹn năng lực của mình và gây phương hại đến các mối quan hệ, công việc, hay cảm xúc của chúng ta, thì cần phải có biện pháp sửa chữa!
Dẫu vậy, ở một mức độ nào đó, tính nhút nhát lại có những khía cạnh tích cực. Tính này liên quan đến tính khiêm tốn và nhún nhường; và một trong những điều mà Đức Chúa Trời tìm kiếm và ưa thích nơi loài người là họ “bước đi cách khiêm-nhường” cùng với Ngài. (Trước tiên, cần phải hiểu rõ vấn đề. (Châm-ngôn 1:5) Thay vì phản ảnh đặc tính của bạn, tính nhút nhát chỉ phô bày thái độ hay phản ứng của bạn trước các tình huống, tiết lộ lối suy nghĩ đã hình thành và ăn sâu trong tâm trí bạn qua các kinh nghiệm với những người khác. Bạn nghĩ những người khác đang phê phán bạn, không ưa bạn. Bạn nghĩ họ khá hơn bạn, bình thường hơn bạn. Bạn nghĩ rằng mọi chuyện sẽ xấu nếu bạn quan hệ với người khác. Bạn chờ đợi một kết thúc không tốt đẹp, và thường xảy ra đúng như thế, vì bạn quá căng thẳng và hành động theo cảm nghĩ của mình.
Tính nhút nhát ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống bạn
Nếu tự thu mình lại, không trò chuyện, hoặc quá quan tâm đến bản thân đến độ không chú ý đến người khác, bạn có thể gây ấn tượng bạn là người kênh kiệu, không thân thiện, buồn chán và ngay cả vô tâm hoặc ngu dốt nữa. Nếu chỉ nghĩ đến chính mình, bạn sẽ khó theo dõi cuộc đối thoại và sẽ ít lưu tâm đến các thông tin đang được chuyển đạt đến bạn. Khi đó, điều mà bạn sợ nhất sẽ xảy đến—bạn tỏ ra dốt nát.
Cơ bản là bạn đã tự giam mình trong bốn bức tường của sự nhút nhát và tự tay vứt bỏ chìa khóa. Bạn bỏ lỡ những dịp thuận lợi. Vì sợ phát biểu hay trình bày quan
điểm cá nhân, bạn buộc phải chấp nhận những điều hoặc những hoàn cảnh bạn không thích. Bạn mất đi niềm vui giao tiếp và kết bạn hoặc thực hiện những điều có thể khiến cuộc sống trở nên phong phú hơn. Những người xung quanh cũng bị thiệt thòi. Họ không bao giờ có thể hiểu đúng về con người thật của bạn.Khắc phục tính nhút nhát
Với thời gian và nỗ lực, bạn sẽ thay đổi được cách ứng xử của mình. Trước hết, hãy ngưng lo lắng liệu người kia có đang đánh giá mình hay không. Người ấy có lẽ đang bận tâm suy nghĩ về chính họ, về những gì anh ta phải nói và làm. Nếu anh ta chế giễu bạn cách thô thiển, hãy hiểu rằng chính anh ta có vấn đề. “Kẻ khinh chê đồng loại là thiếu khôn ngoan”. (Châm-ngôn 11:12, Nguyễn Thế Thuấn) Bạn bè thật không xét đoán theo bề ngoài, nhưng theo chính nhân cách của bạn.
Hãy cố gắng suy xét một cách khách quan. Không ai hoàn toàn cả, tất cả chúng ta đều có những ưu điểm và khuyết điểm. Hãy nhớ rằng có nhiều cách nhìn khác nhau về một sự kiện và sở thích của mỗi người cũng khác nhau. Khi có sự khác biệt về quan điểm không có nghĩa là bạn bị loại.
Bạn cũng nên tập đánh giá đúng người khác. Một thanh niên trước kia từng nhút nhát kể lại: “Tôi khám phá ra hai điều về bản thân... Trước hết, tôi tự cho mình là
trung tâm. Tôi quan tâm quá nhiều đến mình, lúc nào cũng lo lắng về cách người khác đánh giá lời tôi nói. Kế đến, tôi đã quy cho người khác những động lực xấu nên không tin cậy họ và nghĩ rằng họ sẽ coi thường tôi”.Bạn trẻ này đã tham dự một buổi họp của Nhân Chứng Giê-hô-va. Anh nhớ lại: “Tôi đã được nghe một bài diễn văn rất hữu ích. Diễn giả đã nhấn mạnh rằng tình yêu thương thúc đẩy chúng ta đến với người khác, và nếu chúng ta có lòng yêu thương thì chúng ta sẽ nghĩ đến điều tốt nơi người khác thay vì điều xấu. Do đó, tôi đã tập không nghĩ xấu về mọi người nữa. Tôi tự nhủ: ‘Họ sẽ thông cảm, tử tế và ân cần’. Tôi bắt đầu tin nơi người khác. Tôi biết rằng một số người có lẽ hiểu sai về tôi, nhưng bây giờ tôi nhận thức được đó là vấn đề của họ”.
“Đồng thời tôi cũng học được cách biểu lộ lòng yêu thương cách tích cực đối với người khác và tỏ ra cởi mở Lu-ca 6:37, 38: “Đừng đoán-xét ai, thì các ngươi khỏi bị đoán-xét; đừng lên án ai thì các ngươi khỏi bị lên án... Hãy cho, người sẽ cho mình... Vì các ngươi lường mực nào, thì họ cũng lường lại cho các ngươi mực ấy”.
hơn đối với họ”, anh giải thích. “Trước tiên tôi thử áp dụng với những người trẻ tuổi hơn. Sau đó, tôi bắt đầu thăm viếng những người khác tại nhà họ. Tôi đã tập quan tâm đến các nhu cầu của họ và nghĩ đến những điều có thể làm để giúp đỡ họ”. Như thế, anh đã hiểu được lẽ thật trong lời khuyên của Chúa Giê-su nơiBắt chuyện trước
Vậy, hãy tập tỏ ra thân thiện—chào hỏi và bắt chuyện. Có thể chỉ giản dị là một lời bình luận về thời tiết. Hãy nhớ rằng: Cuộc nói chuyện tùy thuộc cả hai phía, phân nửa thuộc về bạn và phần còn lại tùy thuộc vào người đối thoại. Nếu bạn vấp váp trong lúc nói, đừng vội trách mình. Nếu điều đó làm mọi người cười, hãy tập cùng cười với họ và nói: “Đúng ra không phải như thế!” Điều này sẽ giúp bạn thư giãn và có thể tiếp tục câu chuyện.
Ăn mặc thoải mái nhưng phải sạch sẽ và thẳng thớm. Khi cảm thấy mình đẹp, bạn sẽ bớt lo lắng về bề ngoài của mình và có thể tập trung vào cuộc nói chuyện. Đứng thẳng nhưng thoải mái. Hãy tỏ ra vui vẻ và mỉm cười, giữ ánh mắt thân thiện, và gật đầu tán đồng hoặc nói lên sự đồng tình của bạn với lời phát biểu của người đối thoại.
Khi phải đối phó với một tình huống khó khăn, chẳng hạn như thảo luận trước công chúng hay trả lời phỏng vấn để xin việc làm, hãy chuẩn bị chu đáo. Tập nhiều lần những gì bạn định nói. Nhờ tập luyện, bạn có thể vượt qua hay, ít nhất, giảm thiểu được các lỗi về phát âm. Đương nhiên muốn đạt đến một kỹ năng mới nào đó cần phải đầu tư nhiều thời gian. Dẫu vậy, kết quả khả quan mà bạn đạt được sẽ khích lệ bạn tiến tới thành công.
Cũng đừng quên sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời. Sau-lơ, vị vua đầu tiên của nước Y-sơ-ra-ên thời xưa, lúc đầu cũng đã từng rất nhút nhát. (1 Sa-mu-ên, chương 9 và 10) Tuy nhiên khi đến thời điểm phải hành động, “Sau-lơ được Thần [“thánh linh”, NW] của Đức Chúa Trời cảm-động”, và người đã đưa dân sự đến chiến thắng!—1 Sa-mu-ên, chương 11.
Ngày nay, các tín đồ trẻ có nhiệm vụ giúp người khác học biết về Đức Chúa Trời và lời hứa về thế giới mới công bình của Ngài đối với nhân loại. (Ma-thi-ơ 24:14) Rao báo tin mừng và đại diện cho Đấng Chủ Tể vũ trụ là động lực chính khiến chúng ta tự tin và không còn quá quan tâm đến chính mình nữa. Vì thế, bạn có thể chắc chắn rằng nếu phụng sự Đức Chúa Trời cách trung thành, Ngài sẽ ban ân phước và giúp bạn khắc phục được tính nhút nhát.
Câu hỏi để thảo luận
◻ Tính nhút nhát thật ra là gì? Và một người nhút nhát cư xử như thế nào khi đứng trước người khác? Điều ấy có đúng đối với bạn ở mức độ nào đó không?
◻ Tại sao người nhút nhát mất tự tin khi tiếp xúc với những người khác?
◻ Tính nhút nhát có thể khiến một người phải chịu mất mát thế nào?
◻ Một số phương pháp nào có thể giúp khắc phục tính nhút nhát? Những cách này có hiệu quả với bạn không?
[Câu nổi bật nơi trang 121]
Người nhút nhát bỏ lỡ cơ hội kết bạn và nhiều dịp thuận lợi
[Khung nơi trang 124]
Bạn có thể khắc phục tính nhút nhát bằng cách
Thật sự muốn thay đổi và tin rằng mình có thể thay đổi được
Thay thế những tư tưởng tiêu cực bằng hành động tích cực
Đặt ra những mục tiêu thực tế và có ý nghĩa cho mình
Biết cách thư giãn và đối phó với những lo âu
Tập dượt một tình huống trước khi nó xảy ra
Tạo sự tự tin bằng những thành quả đạt được dần dần
Hãy nhớ rằng sự khác biệt về quan điểm là chuyện bình thường và người khác cũng có thể sai lầm
Luyện tập để trau dồi những kỹ năng đã có và học những kỹ năng mới
Nắm lấy cơ hội biểu lộ tình yêu thương và giúp đỡ người khác
Phục sức nhã nhặn và cư xử với lòng tự tin
Nương cậy nơi sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời
Tham dự những buổi nhóm họp của tín đồ Đấng Christ và chia sẻ đức tin của bạn với người khác
[Các hình nơi trang 123]
Người nhút nhát thường tưởng rằng người khác xem thường mình
[Các hình nơi trang 125]
Hãy tập tỏ ra thân thiện—mỉm cười, chào hỏi mọi người, và bắt chuyện