Ai sẽ cai trị thế giới?
Chương Chín
Ai sẽ cai trị thế giới?
1-3. Hãy tả giấc mơ và sự hiện thấy mà Đa-ni-ên nhận được vào năm đầu đời vua Bên-xát-sa.
BÂY GIỜ lời tiên tri hào hứng của Đa-ni-ên đem chúng ta trở lại năm đầu đời Vua Bên-xát-sa nước Ba-by-lôn. Đa-ni-ên sống đời phu tù ở Ba-by-lôn đã lâu, nhưng lòng trung kiên của ông với Đức Giê-hô-va không hề suy suyển. Giờ đây ở tuổi thất tuần, nhà tiên tri trung thành “đang nằm trên giường, thì thấy chiêm-bao, và những sự hiện-thấy trong đầu mình”. Và những sự hiện thấy khiến ông sợ hãi!—Đa-ni-ên 7:1, 15.
2 Đa-ni-ên la lên: “Nầy, có bốn hướng gió trên trời xô-xát trên biển lớn. Đoạn, bốn con thú lớn từ biển lên; con nọ khác con kia”. Những con thú thật đáng chú ý làm sao! Con thứ nhất là sư tử có cánh, và con thứ hai giống như con gấu. Rồi tới con beo có bốn cánh và bốn đầu! Con thú thứ tư mạnh phi thường có những răng lớn bằng sắt và có mười sừng. Giữa các sừng này, mọc lên một cái sừng “nhỏ” có “những mắt y như mắt người” và “một cái miệng nói những lời xấc-xược”—Đa-ni-ên 7:2-8.
3 Kế đến, những sự hiện thấy của Đa-ni-ên hướng về trời. Đấng Thượng Cổ ngồi trên ngôi vinh hiển với tư cách là Quan Án Pháp Đình trên trời. ‘Ngàn ngàn hầu-hạ Ngài và muôn muôn đứng trước mặt Ngài’. Ngài đoán xét các con thú, cất quyền cai trị của chúng và hủy diệt con thú thứ tư. Sự cai trị bền vững trên “các dân, các nước, các thứ tiếng” được giao cho “một người giống như con người”.—Đa-ni-ên 7:9-14.
4. (a) Đa-ni-ên nhờ ai cung cấp tin tức đáng tin cậy? (b) Tại sao những gì Đa-ni-ên thấy và nghe trong đêm đó quan trọng đối với chúng ta?
Đa-ni-ên 7:15-28) Điều Đa-ni-ên thấy và nghe trong đêm đó đáng cho chúng ta hết sức chú ý, bởi vì nó phác họa các biến cố thế giới trong tương lai cho tới tận thời chúng ta, khi “một người giống như con người” được ban cho quyền cai trị trên hết thảy “các dân, các nước, các thứ tiếng”. Với sự giúp đỡ của thánh linh và Lời của Đức Chúa Trời, chúng ta cũng có thể hiểu được ý nghĩa của những sự hiện thấy có tính cách tiên tri này. *
4 Đa-ni-ên nói: “Còn như ta, Đa-ni-ên, thì tâm-thần ta rầu-rĩ trong mình ta, và những sự hiện-thấy trong đầu ta làm cho ta bối-rối”. Bởi thế ông nhờ một thiên sứ cho ông biết “lẽ thật của mọi sự nầy”. Thiên sứ quả thật đã “giải nghĩa những sự đó” cho ông. (BỐN CON THÚ TỪ BIỂN LÊN
5. Biển có gió lộng tượng trưng cho cái gì?
5 Đa-ni-ên nói: “Bốn con thú lớn từ biển lên”. (Đa-ni-ên 7:3) Biển lộng gió tượng trưng cho cái gì? Nhiều năm sau, sứ đồ Giăng thấy một con thú có bảy đầu từ “biển” lên. Biển ấy tượng trưng cho “các dân-tộc, các chúng, các nước và các tiếng”—đại đa số nhân loại xa cách Đức Chúa Trời. Vậy biển là biểu tượng thích hợp cho tập thể nhân loại xa cách Đức Chúa Trời.—Khải-huyền 13:1, 2; 17:15; Ê-sai 57:20.
6. Bốn con thú là hình bóng cho cái gì?
6 Thiên sứ của Đức Chúa Trời nói: “Bốn con thú lớn đó là bốn vua sẽ dấy lên trên đất”. (Đa-ni-ên 7:17) Rõ ràng thiên sứ cho biết bốn con thú mà Đa-ni-ên thấy là “bốn vua”. Do đó, những con thú này ám chỉ các cường quốc thế giới. Nhưng các cường quốc nào?
7. (a) Một vài nhà giải thích Kinh Thánh nói gì về sự hiện thấy trong giấc mơ của Đa-ni-ên về bốn con thú và giấc mơ của Vua Nê-bu-cát-nết-sa về pho tượng khổng lồ? (b) Mỗi phần của bốn phần bằng kim loại của pho tượng tượng trưng cho gì?
sách Đa-ni-ên chương 7], là cùng những quyền bá chủ được xem xét nơi chương 2 [sách Đa-ni-ên]”. Bốn cường quốc thế giới, được tượng trưng bằng bốn kim loại trong giấc mơ của Nê-bu-cát-nết-sa, là Đế Quốc Ba-by-lôn (đầu bằng vàng), Mê-đi Phe-rơ-sơ (ngực và cánh tay bằng bạc), Hy Lạp (bụng và vế bằng đồng), và Đế Quốc La Mã (ống chân bằng sắt). * (Đa-ni-ên 2:32, 33) Chúng ta hãy xem những nước này tương ứng với bốn con thú lớn mà Đa-ni-ên đã thấy như thế nào.
7 Những nhà giải thích Kinh Thánh thường liên kết sự hiện thấy trong giấc mơ của Đa-ni-ên về bốn con thú với giấc mơ của Nê-bu-cát-nết-sa về pho tượng khổng lồ. Thí dụ, sách bình luận Kinh Thánh The Expositor’s Bible Commentary nói: “Chương 7 [của sách Đa-ni-ên] tương đương với chương 2”. Một sách bình luận khác The Wycliffe Bible Commentary nói: “Nói chung, người ta đều đồng ý là sự nối tiếp của bốn quyền bá chủ của Dân Ngoại... ở đây [DỮ NHƯ SƯ TỬ, LẸ NHƯ CHIM ƯNG
8. (a) Đa-ni-ên tả con thú thứ nhất như thế nào? (b) Con thú thứ nhất tượng trưng cho đế quốc nào, và nó hành động giống như con sư tử như thế nào?
8 Những con thú mà Đa-ni-ên thấy thật kinh dị! Ông tả một con như sau: “Con thứ nhứt giống như sư-tử, và có cánh chim ưng. Ta nhìn-xem cho đến khi những cánh nó bị nhổ, nó bị cất lên khỏi đất, đứng hai chân như người ta, và nó được ban cho lòng loài người”. (Đa-ni-ên 7:4) Con thú này tượng trưng cho cùng sự cai trị được tượng trưng bằng cái đầu bằng vàng của pho tượng khổng lồ; đó là Cường Quốc Thế Giới Ba-by-lôn (607-539 TCN). Giống như “sư-tử” vồ mồi, Ba-by-lôn tàn bạo dày đạp các nước gồm cả dân của Đức Chúa Trời. (Giê-rê-mi 4:5-7; 50:17) Như thể có cánh của chim ưng, con “sư-tử” này xâm lăng và chinh phục mau lẹ.—Ca-thương 4:19; Ha-ba-cúc 1:6-8.
9. Con thú giống như sư tử phải trải qua những thay đổi nào, và những thay đổi này ảnh hưởng đến nó như thế nào?
9 Với thời gian, đôi cánh độc đáo của con sư tử này bị “nhổ” đi. Gần cuối triều đại của Bên-xát-sa, Ba-by-lôn không còn khả năng chinh phục chớp nhoáng và sức mạnh vô địch như sư tử trên các nước nữa. Nó không nhanh hơn người chạy bằng hai chân. Được ban cho “lòng loài người”, nó thành yếu ớt. Vì không còn “lòng như sư-tử”, Ba-by-lôn không còn tác oai như vua “giữa những thú rừng” nữa. (So sánh 2 Sa-mu-ên 17:10; Mi-chê 5:7). Một con thú lớn khác đã hạ nó.
NGẤU NGHIẾN NHƯ GẤU
10. “Con gấu” tượng trưng cho một loạt những vua nào?
10 Đa-ni-ên nói: “Nầy, một con thú thứ hai, y như con gấu; nó đứng nghiêng nửa mình, có ba cái xương sườn trong miệng, giữa những răng; và người ta bảo nó rằng: Hãy chỗi-dậy, hãy cắn-nuốt nhiều thịt”. (Đa-ni-ên 7:5) Vua được tượng trưng bởi “con gấu” cũng chính là vua được tượng trưng bởi ngực và cánh tay bằng bạc của pho tượng khổng lồ—một loạt những vua người Mê-đi Phe-rơ-sơ (539-331 TCN), bắt đầu với Đa-ri-út người Mê-đi và Si-ru Đại Đế, và chấm dứt với Đa-ri-út III.
11. Việc con gấu tượng trưng đứng nghiêng mình một bên và có ba xương sườn trong miệng có ý nghĩa gì?
11 Con gấu tượng trưng “đứng nghiêng nửa mình”, có lẽ để sẵn sàng tấn công và bắt các nước quy phục hầu giữ địa vị bá chủ thế giới. Hoặc tư thế đứng nghiêng này nhằm cho thấy các vua người Phe-rơ-sơ sẽ chiếm ưu thế hơn vua người Mê-đi duy nhất là Đa-ri-út. Ba cái xương sườn giữa hai hàm răng của con gấu có thể biểu thị ba hướng mà con thú sẽ xô quân chinh phục. “Con gấu” Mê-đi Phe-rơ-sơ đi về phía bắc để chiếm Ba-by-lôn vào năm 539 TCN. Rồi nó tiến về phía tây băng qua Tiểu Á và xâm nhập Thrace. Cuối cùng, “con gấu” đi về phía nam chinh phục Ê-díp-tô. Vì thỉnh thoảng con số ba tượng trưng cho sự gây cấn, nên ba chiếc xương sườn có thể nhấn mạnh đến tham vọng chinh phục của con gấu tượng trưng.
12. Khi con gấu tượng trưng làm theo lệnh: “Hãy chỗi-dậy, hãy cắn-nuốt nhiều thịt” thì kết quả là gì?
12 “Con gấu” tấn công các nước theo lời gọi: “Hãy chỗi-dậy, hãy cắn-nuốt nhiều thịt”. Qua việc chà nát Ba-by-lôn theo như ý muốn của Đức Chúa Trời, Mê-đi Ê-xơ-tê 1:1) Tuy nhiên, một con thú khác sắp dấy lên.
Phe-rơ-sơ ở trong địa vị thực hiện một công tác quý giá cho dân sự của Đức Giê-hô-va. Và cường quốc này đã làm được! (Xin xem “Một vị Vua khoan dung”, nơi trang 149). Qua Si-ru Đại Đế, Đa-ri-út I (Đa-ri-út Đại Đế), và Ạt-ta-xét-xe I, Mê-đi Phe-rơ-sơ đã giải phóng người Do Thái khỏi ách phu tù của Ba-by-lôn và giúp họ tái thiết đền thờ của Đức Giê-hô-va và sửa sang lại tường thành Giê-ru-sa-lem. Với thời gian, Mê-đi Phe-rơ-sơ cai trị 127 tỉnh, và A-suê-ru (Xerxes I), chồng của Hoàng Hậu Ê-xơ-tê, làm vua cai trị “từ Ấn-độ cho đến Ê-thi-ô-bi”. (NHANH NHƯ CON BEO CÓ CÁNH!
13. (a) Con thú thứ ba tượng trưng cho gì? (b) Có thể nói gì về sự lẹ làng của con thú thứ ba và lãnh thổ nó chiếm đóng?
13 Con thú thứ ba “giống như con beo, ở trên lưng có bốn cánh như cánh chim. Con thú đó có bốn đầu, và được ban cho quyền cai-trị”. (Đa-ni-ên 7:6) Giống như biểu tượng tương ứng—bụng và vế bằng đồng của pho tượng trong giấc mơ của Nê-bu-cát-nết-sa—con beo bốn đầu và bốn cánh này tượng trưng cho một dòng vua Macedonia tức Hy Lạp, bắt đầu với A-léc-xan-đơ Đại Đế. Với sở trường lanh lợi và chạy nhanh của một con beo, A-léc-xan-đơ vượt qua Tiểu Á, tiến về phía nam xâm nhập Ê-díp-tô, và tiếp tục tiến đến tận biên giới phía tây của Ấn Độ. (So sánh Ha-ba-cúc 1:8). Lãnh thổ của ông rộng lớn hơn là lãnh thổ của “con gấu”, vì bao gồm cả Macedonia, Hy Lạp, và Đế Quốc Phe-rơ-sơ.—Xin xem “Một vị Vua trẻ chinh phục thế giới”, nơi trang 153.
14. “Con beo” đã trở thành bốn đầu như thế nào?
14 “Con beo” trở thành bốn đầu sau khi A-léc-xan-đơ chết vào năm 323 TCN. Bốn vị tướng của ông cuối cùng trở thành những người kế vị, cai trị những vùng khác nhau trong lãnh thổ của ông. Seleucus chiếm giữ Mê-sô-bô-ta-mi và Sy-ri. Ptolemy kiểm soát Ê-díp-tô và Pha-lê-tin. Lysimachus cai trị Tiểu Á và Thrace, còn Cassander chiếm được Macedonia và Hy Lạp. (Xin xem “Một Vương Quốc rộng lớn bị phân chia”, nơi trang 162). Rồi một sự đe dọa khác nổi lên.
MỘT CON THÚ DỮ TỢN RẤT KHÁC BIỆT
15. (a) Hãy tả con thú thú tư. (b) Con thú thứ tư tượng trưng cho gì, và nó nghiền nát và nuốt mọi vật dưới chân như thế nào?
15 Đa-ni-ên tả con thú thứ tư là “dữ-tợn, rất mạnh, và có sức lắm”. Ông nói tiếp: “Con thú đó có những răng lớn bằng sắt; nó nuốt ăn và nghiền nát, dùng chân giày-đạp vật gì còn lại, nó khác với các con thú đã đến trước, và có mười sừng”. (Đa-ni-ên 7:7) Con thú dữ tợn này nảy mầm từ sức mạnh chính trị và quân sự của La Mã. Nước này tuần tự chiếm được bốn vùng lãnh thổ của Đế Quốc Hy Lạp, và vào năm 30 TCN, La Mã đã ngoi lên địa vị cường quốc thế giới kế tiếp trong lời tiên tri của Kinh Thánh. Bằng sức mạnh quân sự, nó đi đến đâu là khuất phục tới đó. Đế Quốc La Mã cuối cùng lớn mạnh, bao trùm khắp một vùng trải dài từ các Quần Đảo Anh Quốc vượt qua hầu hết Âu Châu, tới hết vùng quanh Địa Trung Hải, và vượt qua Ba-by-lôn đến tận Vịnh Ba Tư.
16. Thiên sứ cho biết gì về con thú thứ tư?
16 Để biết chắc về ý nghĩa của con thú “rất dữ-tợn” này, Đa-ni-ên cẩn thận lắng nghe thiên sứ giải thích: “Mười cái Đa-ni-ên 7:19, 20, 24) “Mười cái sừng” hay “mười vua” là những nước nào?
sừng là mười vua sẽ dấy lên từ nước đó; và có một vua dấy lên sau, khác với các vua trước, và người đánh đổ ba vua”. (17. “Mười cái sừng” của con thú thứ tư tượng trưng cho gì?
17 Khi La Mã trở nên thịnh vượng hơn nhưng càng ngày càng suy đồi vì lối sống phóng túng của tầng lớp cai trị thì sức mạnh quân sự của nó giảm dần. Cuối cùng, sức mạnh quân sự của La Mã xuống dốc thấy rõ. Đế quốc hùng mạnh tan rã thành nhiều vương quốc. Vì Kinh Thánh hay dùng con số mười để ám chỉ sự trọn vẹn nên “mười cái sừng” của con thú thứ tư tượng trưng cho toàn thể các nước ra từ sự tan rã của La Mã.—So sánh Phục-truyền Luật-lệ Ký 4:13; Lu-ca 15:8; 19:13, 16, 17.
18. Sau khi hoàng đế cuối cùng của La Mã bị mất ngôi, đế quốc này vẫn tiếp tục hành quyền thống trị trên Âu Châu trong nhiều thế kỷ như thế nào?
18 Tuy nhiên, Cường Quốc Thế Giới La Mã không chấm dứt với việc hoàng đế cuối cùng ở Rô-ma bị mất ngôi vào năm 476 CN. Trong nhiều thế kỷ, giáo hoàng Rô-ma tiếp tục hành quyền thống trị trên Âu Châu về chính trị, và đặc biệt về tôn giáo. Sự cai trị được thực hiện qua chế độ phong kiến, trong đó, phần lớn dân chúng Âu Châu lệ thuộc một điền chủ, rồi tới vua chúa. Tất cả vua chúa đều phải thừa nhận thẩm quyền của giáo hoàng. Do đó, Đế Quốc La Mã Thánh, với giáo hoàng ở Rô-ma là trung tâm điểm, tích cực can thiệp vào nội tình thế giới trong một thời gian dài trong lịch sử được gọi là Thời Đại Đen Tối.
19. Theo một sử gia, so với các đế quốc trước đó thì La Mã như thế nào?
19 Ai có thể phủ nhận là con thú thứ tư “khác với các con thú đã đến trước”? (Đa-ni-ên 7:7, 19, 23) Về điểm này, sử gia H. G. Wells viết: “Cường quốc La Mã mới này... trong một số lãnh vực khác hẳn với bất cứ đại đế quốc nào từ trước tới nay từng thống trị thế giới văn minh... Đế quốc này sáp nhập được hầu như toàn thể dân Hy Lạp trên thế giới và dân số của nó lại có ít người gốc Hamít và Xêmít hơn là bất cứ đế quốc nào trước đó... Cho đến nay, nó là một khuôn mẫu mới trong lịch sử... Đế Quốc La Mã là một sự lớn mạnh, một sự lớn mạnh không dự trù, không hề biết trước; người La Mã tự thấy mình đang can dự, hầu như không ngờ, vào một cuộc thử nghiệm vĩ đại về chính trị”. Song, con thú thứ tư còn lớn mạnh nữa.
MỘT CÁI SỪNG NHỎ GIÀNH ĐƯỢC QUYỀN BÁ CHỦ
20. Thiên sứ đã nói gì về sự mọc lên của một cái sừng nhỏ trên đầu của con thú thứ tư?
20 Đa-ni-ên nói: “Ta suy-xét những sừng đó, và, nầy, có một cái sừng nhỏ khác ở giữa những sừng ấy mọc lên, và ba cái trong những sừng trước bị nhổ đi trước mặt nó”. (Đa-ni-ên 7:8) Về sừng mới mọc ra này, thiên sứ nói với Đa-ni-ên: “Có một vua dấy lên sau [mười vua], khác với các vua trước, và người đánh đổ ba vua”. (Đa-ni-ên 7:24) Vua này là ai, khi nào dấy lên, và ba vua bị đánh đổ là những vua nào?
21. Nước Anh trở thành cái sừng nhỏ tượng trưng của con thú thứ tư như thế nào?
21 Hãy xem xét diễn tiến sau đây. Vào năm 55 TCN, Tướng La Mã là Giu-lơ Sê-sa (Julius Caesar) xâm lăng Anh Quốc nhưng đã không biến nó thành thuộc địa lâu dài được. Vào năm 43 CN, Hoàng Đế Claudius bắt đầu một cuộc chinh phục qui mô miền nam nước Anh kéo dài nhiều năm. Rồi vào năm 122 CN, Hoàng Đế Hadrian khởi công xây một bức tường từ Sông Tyne tới Soway Firth, làm thành biên giới phía bắc của Đế Quốc La Mã. Vào đầu thế kỷ thứ năm, đạo quân La Mã rút lui khỏi đảo. Một sử gia giải thích: “Vào thế kỷ thứ mười sáu, Anh Quốc là một cường quốc thường. Sự phồn thịnh của nó không đáng kể so với Hà Lan. Còn dân số thì kém Pháp nhiều. Quân lực (gồm cả hải quân) cũng kém Tây Ban Nha”. Hiển nhiên vào lúc ấy, Anh Quốc là một nước không đáng kể, tức là chiếc sừng nhỏ tượng trưng của con thú thư tư. Nhưng tình trạng sắp thay đổi.
22. (a) Cái sừng “nhỏ” đã thắng thế ba sừng khác nào của con thú thứ tư? (b) Lúc đó Anh Quốc trở thành gì?
22 Vào năm 1588, Vua Tây Ban Nha là Phi-líp II huy động lực lượng hải quân Tây Ban Nha tấn công Anh Quốc. Hạm đội này gồm 130 tàu chiến với hơn 24.000 quân, chạy tới eo biển Măng-sơ (English Channel) bị hải quân Anh đánh bại và bị thiệt hại vì ngược gió và bão lộng ở Đại Tây Dương. Một sử gia nói biến cố này “đánh dấu địa vị ưu thắng về hải quân đã chuyển từ Tây Ban Nha sang Anh Quốc”. Vào thế kỷ 17, Hà Lan phát triển đoàn thương thuyền lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, với số thuộc địa gia tăng ở hải ngoại, nước Anh vượt hẳn Hà Lan. Trong thế Đa-ni-ên 7:24) Kết quả là Anh Quốc trở thành cường quốc lớn nhất thế giới về thương mại và thuộc địa. Đúng vậy, cái sừng “nhỏ” lớn lên trở thành một cường quốc thế giới!
kỷ 18, Anh và Pháp đánh nhau ở Bắc Mỹ và Ấn Độ, đưa tới Hòa Ước Paris năm 1763. Tác giả William B. Willcox nói là hòa ước này “xác nhận địa vị mới của Anh Quốc là cường quốc Âu Châu thượng đẳng trên thế giới ngoài Âu Châu”. Ưu thế của Anh Quốc được xác nhận khi toàn thắng Napoléon nước Pháp vào năm 1815 CN. Do đó, “ba vua” mà Anh Quốc “đánh đổ” là Tây Ban Nha, Hà Lan và Pháp. (23. Sừng nhỏ tượng trưng đã “nuốt cả đất” như thế nào?
23 Thiên sứ nói với Đa-ni-ên là con thú thứ tư, hay là nước thứ tư, “sẽ nuốt cả đất”. (Đa-ni-ên 7:23) Điều này chứng tỏ là đúng với nước Anh từng là một tỉnh của La Mã tên là Britannia. Nước này dần dần trở thành Đế Quốc Anh và ‘nuốt cả đất’. Có một thời đế quốc này bao trùm một phần tư mặt đất và một phần tư dân số trên thế giới.
24. Một sử gia nói gì về tính chất khác biệt của Đế Quốc Anh?
24 Vì Đế Quốc La Mã khác với các cường quốc thế giới trước đó, vua tượng trưng bằng cái sừng “nhỏ” cũng “khác với các vua trước”. (Đa-ni-ên 7:24) Về Đế Quốc Anh, sử gia H. G. Wells ghi nhận: “Chưa từng có đế quốc loại nào giống như vậy. Toàn thể hệ thống tập trung vào ‘một cộng hòa quân chủ’ Liên Hiệp Anh... Chưa cơ quan nào hay người nào hiểu được sự hình thành của Đế Quốc Anh. Nó từ từ lớn dần và hoàn toàn khác với bất cứ nước nào từng được gọi là đế quốc trước đây”.
25. (a) Trong diễn biến cuối cùng, sừng nhỏ tượng trưng cho cái gì? (b) Cái sừng “nhỏ” có “mắt y như mắt người” và “một cái miệng nói những lời xấc-xược” theo nghĩa nào?
25 Cái sừng “nhỏ” không chỉ riêng là Đế Quốc Anh. Năm 1783, Anh Quốc công nhận nền độc lập của 13 nước thuộc địa Mỹ Châu. Với thời gian, Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ trở thành đồng minh của Anh Quốc và kể từ Thế Chiến II, trở thành một nước hùng mạnh nhất thế giới. Ngày nay, nó vẫn còn liên hệ chặt chẽ với Anh Quốc. Kết quả là đế quốc đôi Anh-Mỹ cấu thành ‘sừng có những mắt’. Thật vậy, đây là cường quốc sắc sảo và ranh mãnh! Nó ‘nói những lời xấc-xược’, ép nhiều nước trên thế giới theo chính sách của nó và hành động như là phát ngôn viên hay là “tiên-tri giả” của thế giới.—Đa-ni-ên 7:8, 11, 20; Khải-huyền 16:13; 19:20.
CÁI SỪNG NHỎ CHỐNG ĐỨC CHÚA TRỜI VÀ CÁC THÁNH
26. Theo lời tiên tri của thiên sứ thì cái sừng tượng trưng nói và hành động ra sao đối với Đức Giê-hô-va và các tôi tớ của Ngài?
26 Đa-ni-ên tiếp tục tả sự hiện thấy như sau: “Ta nhìn-xem, cái sừng đó tranh-chiến cùng các thánh, và thắng trận”. (Đa-ni-ên 7:21) Thiên sứ của Đức Chúa Trời tiên tri về “sừng” hay vua này: “Vua đó sẽ nói những lời phạm đến Đấng Rất Cao, làm hao-mòn các thánh của Đấng Rất Cao, và định ý đổi những thời-kỳ và luật-pháp; các thánh sẽ bị phó trong tay người cho đến một kỳ, những kỳ, và nửa kỳ”. (Đa-ni-ên 7:25) Phần này của lời tiên tri được ứng nghiệm thế nào và khi nào?
27. (a) “Các thánh” bị cái sừng “nhỏ” bắt bớ là những ai? (b) Cái sừng tượng trưng định ý “đổi những thời-kỳ và luật-pháp” như thế nào?
Rô-ma 1:7; 1 Phi-e-rơ 2:9) Nhiều năm trước Thế Chiến I, những người xức dầu còn sót lại này đã công khai cảnh cáo là “các kỳ dân ngoại” sẽ chấm dứt vào năm 1914. (Lu-ca 21:24) Khi chiến tranh bùng nổ vào năm đó thì rõ ràng cái sừng “nhỏ” đã lờ đi sự cảnh cáo này, vì nó tiếp tục gây khó dễ cho “các thánh” được xức dầu. Cường Quốc Thế Giới Anh-Mỹ thậm chí chống đối nỗ lực của họ trong việc thi hành đòi hỏi (hay “luật-pháp”) của Đức Giê-hô-va là tin mừng về Nước Trời phải được các nhân chứng của Ngài giảng ra khắp đất. (Ma-thi-ơ 24:14) Làm thế, cái sừng “nhỏ” mưu toan “đổi những thời-kỳ và luật-pháp”.
27 “Các thánh” bị sừng “nhỏ”—Cường Quốc Thế Giới Anh-Mỹ—bắt bớ, chính là các môn đồ được thánh linh xức dầu của Chúa Giê-su còn sống trên đất. (28. “Một kỳ, những kỳ và nửa kỳ” là bao lâu?
28 Thiên sứ của Đức Giê-hô-va nhắc đến một giai đoạn mang nghĩa tiên tri “một kỳ, những kỳ, và nửa kỳ”. Giai đoạn này dài bao lâu? Những nhà giải thích Kinh Thánh nói chung đều đồng ý là cách diễn đạt này biểu thị ba kỳ rưỡi—tổng số của một kỳ, hai kỳ, và nửa kỳ. Vì “bảy kỳ” trong đó Nê-bu-cát-nết-sa điên dại là bảy năm, nên ba kỳ rưỡi là ba năm rưỡi. * (Đa-ni-ên 4:16, 25) Bản Diễn Ý đọc: “Lĩnh tụ này chiến thắng các thánh đồ trong ba năm rưỡi”. Giai đoạn giống như vậy cũng được nhắc đến ở Khải-huyền 11:2-7. Đoạn Kinh Thánh này nói rằng các nhân chứng của Đức Chúa Trời mặc áo gai đi rao giảng trong 42 tháng, hay 1.260 ngày, và rồi bị giết. Khoảng thời gian này bắt đầu và chấm dứt khi nào?
29. Ba năm rưỡi mang nghĩa tiên tri bắt đầu khi nào và như thế nào?
Ma-thi-ơ 20:22. Do đó, bắt đầu từ tháng 12-1914, đám nhỏ nhân chứng đó “mặc áo gai” đi rao giảng.
29 Đối với những tín đồ Đấng Christ được xức dầu, Thế Chiến I là một thời kỳ thử thách. Vào cuối năm 1914, họ biết sự bắt bớ sẽ đến. Trong thực tế, chính câu Kinh Thánh chọn cho năm 1915 là câu hỏi Chúa Giê-su đặt cho các môn đồ của ngài: “Các ngươi uống được chén [của ta] không?” trích từ30. Trong Thế Chiến I, Đế Quốc Anh-Mỹ gây khó dễ cho các tín đồ Đấng Christ được xức dầu như thế nào?
30 Khi mà chiến tranh lên cơn sốt thì các tín đồ Đấng Christ được xức dầu gặp phải muôn vàn chống đối. Một số bị bỏ tù. Những người như Frank Platt ở Anh và Robert Clegg ở Canada đã bị giới thẩm quyền độc ác tra tấn. Vào ngày 12-2-1918, chính quyền Canada lệ thuộc Anh cấm không cho lưu hành quyển thứ bảy trong bộ Studies in the Scriptures vừa mới được phát hành; đó là sách có tựa đề The Finished Mystery. Họ cũng cấm lưu hành những tờ giấy mỏng tựa đề The Bible Students Monthly. Tháng sau đó, Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ tuyên bố việc phân phối quyển thứ bảy này là bất hợp pháp. Kết quả là gì? Thôi đủ thứ, nào nhà bị lục xét, sách báo bị tịch thu, và những người thờ phượng Đức Giê-hô-va bị bắt giữ!
31. “Kỳ, những kỳ và nửa kỳ” chấm dứt khi nào và như thế nào?
31 Việc những người được xức dầu của Đức Chúa Trời bị quấy phá lên đến tột đỉnh vào ngày 21-6-1918, khi chủ tịch là anh J. F. Rutherford, và các thành viên chính yếu của Hội Tháp Canh bị cáo oan và bị kết án tù dài hạn. Với định ý “đổi những thời-kỳ và luật-pháp” nên cái sừng “nhỏ” này trên thực tế đã giết chết công việc rao giảng đã được tổ chức. (Khải-huyền 11:7) Bởi thế giai đoạn đã được tiên tri trước, “một kỳ, những kỳ, và nửa kỳ”, chấm dứt vào tháng 6-1918.
32. Tại sao bạn có thể nói rằng cái sừng “nhỏ” không diệt được hết “các thánh”?
Khải-huyền 11:11-13) Vào ngày 26-3-1919, chủ tịch Hội Tháp Canh và các cộng sự viên được thả ra khỏi tù, và sau đó được tuyên bố trắng án về các tội mà họ bị cáo gian. Những người xức dầu còn sót lại bắt tay ngay vào việc tái tổ chức hoạt động rộng lớn hơn. Nhưng điều gì sẽ xảy ra cho cái sừng “nhỏ”?
32 Nhưng việc gây khó dễ của cái sừng “nhỏ” không diệt được hết “các thánh”. Như đã được tiên tri trong sách Khải-huyền, sau một thời gian ngắn ngưng hoạt động, các tín đồ Đấng Christ được xức dầu tích cực rao giảng trở lại. (ĐẤNG THƯỢNG CỔ TRIỆU TẬP PHIÊN TÒA
33. (a) Ai là Đấng Thượng Cổ? (b) “Các sách mở ra” trong Tòa Án trên trời là những gì?
33 Sau khi giới thiệu bốn con thú, Đa-ni-ên đảo mắt từ bốn con thú sang một cảnh ở trên trời. Ông thấy Đấng Thượng Cổ ngồi trên ngôi sáng chói với tư cách Quan Án. Đấng Thượng Cổ không ai khác hơn chính là Giê-hô-va Đức Chúa Trời. (Thi-thiên 90:2) Khi Tòa Án trên trời bắt đầu xử, Đa-ni-ên nhìn thấy ‘các sách mở ra’. (Đa-ni-ên 7:9, 10) Vì hiện hữu từ vô tận trong quá khứ nên Đức Giê-hô-va biết toàn thể lịch sử nhân loại, như thể nó được viết trong một quyển sách. Ngài đã quan sát cả bốn con thú và có thể phán xét theo sự hiểu biết trực tiếp.
34, 35. Điều gì sẽ xảy ra cho cái sừng “nhỏ” và các nước khác giống như thú?
34 Đa-ni-ên nói tiếp: “Bấy giờ ta nhìn-xem vì cớ tiếng của những lời xấc-xược mà sừng ấy nói ra. Vậy ta nhìn-xem cho đến chừng con thú bị giết, xác nó bị hủy-diệt và bị phó cho lửa để đốt. Còn những con thú khác cũng bị cất hết quyền, nhưng được làm dài đời sống mình một mùa và một kỳ”. (Đa-ni-ên 7:11, 12) Thiên sứ nói với Đa-ni-ên: “Sự xét-đoán sẽ đến, và người ta sẽ cất quyền-thế khỏi nó, để diệt đi và làm cho hủy-phá đi đến cuối-cùng”.—Đa-ni-ên 7:26.
35 Do lệnh của Quan Án Tối Cao là Giê-hô-va Đức Chúa Trời, cái sừng đã nhục mạ Đức Chúa Trời và gây khó dễ cho “các thánh” của Ngài sẽ phải chịu cùng số phận như Đế Quốc La Mã từng bắt bớ các tín đồ Đấng Christ thuở trước. Nó không được cai trị nữa. Các “vua” kém hơn tựa như sừng ra từ Đế Quốc La Mã cũng chịu cùng số phận. Vậy còn các nước ra từ các cường quốc giống như thú trước đây thì sao? Như đã được tiên tri, chúng được sống thêm “một mùa và một kỳ”. Lãnh thổ của các nước ấy vẫn tiếp tục có dân ở cho đến ngày nay. Chẳng hạn như I-rắc chiếm ngụ lãnh thổ của Ba-by-lôn cổ xưa. Phe-rơ-sơ (I-ran) và Hy Lạp vẫn còn hiện hữu. Phần sót lại của các cường quốc thế giới này là thành viên của Liên Hiệp Quốc. Những nước này cũng sẽ bị tiêu tan cùng với sự hủy diệt cường quốc thế giới cuối cùng. Tất cả các chính quyền loài người sẽ bị loại trừ tại “chiến-tranh trong ngày lớn của Đức Chúa Trời toàn-năng”. (Khải-huyền 16:14, 16) Nhưng lúc đó, ai sẽ cai trị thế giới?
SỰ CAI TRỊ BỀN VỮNG SẮP ĐẾN!
36, 37. (a) “Một người giống như con người” ám chỉ ai, và đấng ấy xuất hiện trong Tòa Án trên trời khi nào và nhằm mục đích gì? (b) Cái gì được thiết lập vào năm 1914 CN?
36 Đa-ni-ên nói tiếp: “Ta lại nhìn-xem trong những sự hiện-thấy ban đêm, nầy, có một người giống như con người đến với những đám mây trên trời; người tới đến Đấng Thượng-cổ và bị dẫn đến trước mặt Ngài”. (Đa-ni-ên 7:13) Khi còn trên đất, Chúa Giê-su Christ tự gọi mình là “Con người”, cho thấy ngài liên hệ với loài người. (Ma-thi-ơ 16:13; 25:31) Chúa Giê-su nói với Tòa Công Luận, hay là tòa án tối cao Do Thái: “Các ngươi sẽ thấy Con người ngồi bên hữu quyền-phép Đức Chúa Trời, và ngự trên mây từ trời mà xuống”. (Ma-thi-ơ 26:64) Vì vậy trong sự hiện thấy của Đa-ni-ên, đấng sẽ đến, mắt phàm không thấy, và được trình diện với Giê-hô-va Đức Chúa Trời, chính là Chúa Giê-su Christ vinh hiển từ kẻ chết sống lại. Điều này xảy ra khi nào?
37 Đức Chúa Trời đã lập một giao ước về một Vương Quốc với Chúa Giê-su Christ như Ngài đã lập với Vua Đa-vít. (2 Sa-mu-ên 7:11-16; Lu-ca 22:28-30) Khi “các kỳ dân ngoại” chấm dứt vào năm 1914 CN, Chúa Giê-su Christ, với tư cách là người kế vị ngôi vua Đa-vít, có thể chính đáng được nhận vương quyền. Sự tường thuật có tính cách tiên tri trong sách Đa-ni-ên nói: “Người được ban cho quyền-thế, vinh-hiển, và nước; hầu cho hết thảy các dân, các nước, các thứ tiếng đều hầu-việc người. Quyền-thế người là quyền-thế đời đời chẳng qua đi, và nước người không bao giờ phải hủy-phá”. (Đa-ni-ên 7:14) Do đó, Vương Quốc của Đấng Mê-si được thiết lập trên trời vào năm 1914. Tuy nhiên, quyền cai trị cũng được ban cho những người khác nữa.
38, 39. Ai sẽ nhận được quyền cai trị thế giới lâu dài?
38 Thiên sứ nói: “Các thánh của Đấng Rất Cao sẽ nhận lấy nước”. (Đa-ni-ên 7:18, 22, 27) Chúa Giê-su Christ là đấng thánh chính. (Công-vụ các Sứ-đồ 3:14; 4:27, 30) “Các thánh” khác được dự phần cai trị là 144.000 tín đồ trung thành được xức dầu của Đấng Christ. Họ là những người kế tự Nước Trời với Đấng Christ. (Rô-ma 1:7; 8:17; 2 Tê-sa-lô-ni-ca 1:5; 1 Phi-e-rơ 2:9) Họ từ kẻ chết sống lại thành các thần linh bất tử để cai trị với Đấng Christ trên Núi Si-ôn trên trời. (Khải-huyền 2:10; 14:1; 20:6) Do đó, Chúa Giê-su Christ và các tín đồ xức dầu được sống lại của ngài sẽ cai trị thế giới loài người.
39 Về sự cai trị của Con người và của “các thánh” đã được sống lại, thiên sứ của Đức Chúa Trời nói: “Nước, Đa-ni-ên 7:27) Nhân loại biết vâng lời sẽ được nhiều ân phước biết bao dưới sự cai trị của Nước đó!
quyền-thế, và sự tôn-đại của muôn nước ở dưới cả trời, sẽ được ban cho dân các thánh của Đấng Rất Cao. Nước Ngài là nước đời đời, và hết thảy các quyền-thế đều hầu-việc và vâng lời Ngài”. (40. Chúng ta có thể nhận được lợi ích gì khi chú ý đến giấc mơ và sự hiện thấy của Đa-ni-ên?
40 Đa-ni-ên không hiểu được tất cả sự ứng nghiệm tuyệt diệu của sự hiện thấy mà Đức Chúa Trời ban cho ông. Ông nói: “Lời ấy đến đây là hết. Còn như ta, Đa-ni-ên, các ý-tưởng ta khiến ta bối-rối lắm. Sắc ta biến-cải, dầu vậy, ta vẫn ghi-nhớ những sự đó trong lòng ta”. (Đa-ni-ên 7:28) Còn chúng ta được sống vào thời kỳ có thể hiểu được sự ứng nghiệm những gì Đa-ni-ên thấy. Việc chú ý đến lời tiên tri này sẽ làm vững mạnh đức tin của chúng ta và sẽ củng cố niềm tin quyết của chúng ta là Vua Mê-si của Đức Giê-hô-va sẽ cai trị thế giới.
[Chú thích]
^ đ. 4 Để làm rõ nghĩa và tránh lặp lại, chúng ta sẽ giải thích tóm tắt các câu Đa-ni-ên 7:15-28 và xem xét từng câu Đa-ni-ên 7:1-14 nói về sự hiện thấy.
BẠN HỌC ĐƯỢC GÌ?
• Mỗi con trong ‘bốn con thú lớn từ biển lên’ tượng trưng cho gì?
• Cái gì tạo nên chiếc sừng “nhỏ”?
• Trong Thế Chiến I, “các thánh” đã bị cái sừng nhỏ tượng trưng gây khó dễ như thế nào?
• Điều gì sẽ xảy ra cho cái sừng nhỏ tượng trưng và các nước khác giống như thú?
• Bạn được lợi ích gì khi chú ý đến giấc mơ và sự hiện thấy của Đa-ni-ên về “bốn con thú lớn”?
[Câu hỏi thảo luận]
[Khung nơi trang 149-152]
MỘT VỊ VUA KHOAN DUNG
MỘT nhà văn Hy Lạp vào thế kỷ thứ năm TCN hồi tưởng đến ông như một vị vua khoan dung và lý tưởng. Trong Kinh Thánh, ông được gọi là “người xức dầu” của Đức Chúa Trời, là “chim ó” đến “từ phương đông”. (Ê-sai 45:1; 46:11) Vị vua được nói đến chính là Si-ru Đại Đế của Phe-rơ-sơ.
Bước đường danh vọng của Si-ru bắt đầu khoảng năm 560/559 TCN khi ông kế vị cha ông là Cambyses I làm vua ở Anshan, một thành hay một tỉnh ở Phe-rơ-sơ cổ xưa. Vào lúc đó, Anshan nằm dưới sự đô hộ của Vua Mê-đi là Astyages. Trong cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị của người Mê-đi, Si-ru đạt được chiến thắng nhanh chóng vì quân của Astyages đứng về phía ông. Rồi ông chiếm được lòng trung thành của người Mê-đi. Sau đó, quân Mê-đi và Phe-rơ-sơ thống nhất dưới quyền lãnh đạo của ông. Vì thế sự cai trị của Mê-đi Phe-rơ-sơ hình thành và cuối cùng lãnh thổ của nước này bành trướng từ Biển Aegea tới Sông Ấn Hà.—Xin xem bản đồ.
Với lực lượng Mê-đi và Phe-rơ-sơ hợp nhất, Si-ru trước tiên bắt tay vào việc dành lấy quyền kiểm soát một cứ điểm gây nhiều rắc rối; đó là vùng phía tây của Mê-đi, nơi Vua Croesus người Lydia đang mở mang lãnh địa lấn vào lãnh thổ Mê-đi. Đem quân tiến về biên giới phía đông của Đế Quốc Lydia ở Tiểu Á, Si-ru đánh bại Croesus và chiếm được thủ đô Sardis. Rồi Si-ru chiếm các thành của người Ionia và sáp nhập toàn vùng Tiểu Á vào lãnh địa của Đế Quốc Mê-đi Phe-rơ-sơ. Bởi vậy ông trở thành kẻ thù số một của nước Ba-by-lôn và Vua Na-bô-nê-đô của nước này.
Rồi Si-ru chuẩn bị đối đầu với Ba-by-lôn hùng mạnh. Và kể từ lúc này trở đi, ông có vai trò trong sự ứng nghiệm của lời tiên tri của Kinh Thánh. Gần hai thế kỷ trước đó, qua nhà tiên tri Ê-sai, Đức Giê-hô-va đã bổ nhiệm Si-ru làm vua để lật đổ Ba-by-lôn và giải phóng người Do Thái khỏi phu tù. Chính vì sự tiền bổ nhiệm này mà Kinh Thánh gọi Si-ru là “người xức dầu” của Đức Giê-hô-va.—Ê-sai 44:26-28.
Khi tiến đánh thành Ba-by-lôn vào năm 539 TCN, Si-ru phải đối phó với một việc vô cùng khó khăn. Thành được bao bọc bởi những bức tường cao lừng lững và một hào sâu và rộng do sông Ơ-phơ-rát tạo nên. Thành này có vẻ không thể nào thất thủ được. Tại nơi mà sông Ơ-phơ-rát chảy qua Ba-by-lôn, người ta xây một bức tường cao như núi với các cổng khổng lồ bằng đồng dọc theo bờ sông. Làm thế nào Si-ru có thể chiếm được thành Ba-by-lôn?
Trước đó hơn một thế kỷ, Đức Giê-hô-va đã tiên tri một “sự hạn-hán ở trên các dòng nước nó” và Ngài cũng nói “nó Giê-rê-mi 50:38) Lời tiên tri thật đúng; Si-ru đã rẽ nước Sông Ơ-phơ-rát khoảng vài cây số về phía bắc Ba-by-lôn. Rồi đạo quân của ông lội qua lòng sông, leo lên dốc hướng đến tường thành, và xâm nhập thành một cách dễ dàng vì các cổng bằng đồng đều bỏ ngỏ. Giống như “chim ó” chụp mồi chớp nhoáng, vị vua “từ phương đông” này đã chiếm được thành Ba-by-lôn trong một đêm!
đều bị cạn-khô”. (Đối với người Do Thái ở Ba-by-lôn, chiến thắng của Si-ru có nghĩa là đã đến lúc họ được giải thoát khỏi ách phu tù mà từ lâu họ chờ đợi, và cũng đã đến thời điểm chấm dứt thời kỳ 70 năm quê hương của họ bị hoang vu. Họ mừng rỡ biết bao khi Si-ru ra chiếu chỉ cho phép họ được trở lại Giê-ru-sa-lem và tái thiết đền thờ! Si-ru cũng giao hoàn cho họ các khí dụng quý báu của đền thờ mà Nê-bu-cát-nết-sa đã đem về Ba-by-lôn. Ông cũng cho phép lấy gỗ từ Li-ban, và cho phép dùng quỹ của nhà vua để đài thọ công cuộc xây cất.—E-xơ-ra 1:1-11; 6:3-5.
Nói chung, Si-ru đã áp dụng chính sách nhân đạo và khoan dung khi đối xử với các dân mà ông chinh phục được. Ông có thái độ này có thể là vì tôn giáo của ông. Hình như Si-ru theo đạo của tiên tri người Phe-rơ-sơ là Zoroaster và thờ Ahura Mazda—một thần được cho là tạo ra mọi điều tốt lành. Trong sách The Zoroastrian Tradition (Truyền thống Bái
Hỏa Giáo), ông Farhang Mehr viết như sau: “Zoroaster dạy Đức Chúa Trời là toàn thiện về đạo đức. Ông dạy người ta rằng Ahura Mazda không báo thù nhưng chính trực, và do đó, người ta không phải sợ hãi nhưng nên yêu thương ngài”. Niềm tin nơi một thần đạo đức và chính trực có thể đã ảnh hưởng đến đạo đức của Si-ru, khuyến khích ông hào hiệp và công bằng.Tuy nhiên, đối với thời tiết ở Ba-by-lôn, nhà vua lại không khoan dung được. Mùa hè nóng bức khiến ông chịu không nổi. Vì thế, trong khi Ba-by-lôn vẫn là đế đô của đế quốc cũng như là trung tâm về văn hóa và tôn giáo, ông chỉ dùng Ba-by-lôn làm thủ đô về mùa đông mà thôi. Trong thực tế, một thời gian ngắn sau khi chinh phục Ba-by-lôn, Si-ru trở lại thủ đô mùa hạ của ông là Ecbatana, tọa lạc dưới chân núi Alwand và cao hơn mặt biển trên 1.900 mét. Nơi đây, mùa đông lạnh lẽo được dung hòa bởi mùa hạ ấm áp làm ông thích thú hơn. Si-ru cũng xây cất một dinh thự tráng lệ ở thủ đô cũ của ông là Pasargadae (gần Persepolis), khoảng 650 kilômét về phía đông nam của Ecbatana. Dinh thự này dùng làm tư thất của ông.
Do đó, Si-ru đã để lại trong tâm khảm người ta hình ảnh của một người chinh phục can đảm và một vị vua khoan dung. Triều đại 30 năm của ông chấm dứt khi ông chết vào năm 530 TCN trong khi đang tham dự một chiến dịch quân sự. Con ông là Cambyses II lên nối ngôi vua nước Phe-rơ-sơ.
BẠN HỌC ĐƯỢC GÌ?
• Si-ru người Phe-rơ-sơ đã chứng tỏ là “người xức dầu” của Đức Giê-hô-va như thế nào?
• Si-ru đã thực hiện được công việc quý giá nào đối với dân của Đức Giê-hô-va?
• Si-ru đã đối xử thế nào với các dân mà ông chinh phục được?
[Bản đồ]
(Để có thông tin đầy đủ, xin xem ấn phẩm)
ĐẾ QUỐC MÊ-ĐI PHE-RƠ-SƠ
MACEDONIA
Memphis
Ê-DÍP-TÔ
Ê-THI-Ô-BI
Giê-ru-sa-lem
Ba-by-lôn
Ecbatana
Su-san
Persepolis
ẤN ĐỘ
[Hình]
Mộ của Si-ru tại Pasargadae
[Hình]
Bức phù điêu tại Pasargadae có khắc hình của Si-ru
[Khung/Hình nơi trang 153-161]
MỘT VỊ VUA TRẺ CHINH PHỤC THẾ GIỚI
CÁCH đây khoảng 2.300 năm, một vị tướng tóc vàng trong lứa tuổi đôi mươi đứng bên bờ biển Địa Trung Hải. Ông nhìn đăm đăm về phía một thành phố nằm trên một hòn đảo cách bờ khoảng một cây số. Vì không được vào thành, ông giận dữ cương quyết chinh phục thành này. Ông có kế hoạch tấn công nào? Ông cho đắp một con đường nối từ bờ tới đảo và chuyển quân tiến chiếm thành. Công cuộc đắp đường đã được tiến hành.
Nhưng một thông điệp từ đại vương của Đế Quốc Phe-rơ-sơ làm viên tướng trẻ tuổi này gián đoạn công trình. Vì nóng lòng muốn làm hòa, vua Phe-rơ-sơ đưa ra một đề nghị lạ thường: 10.000 ta-lâng vàng (hơn hai tỉ Mỹ kim theo giá hiện thời), được cưới một trong những công chúa của vua và được cai trị toàn vùng phía tây của Đế Quốc Phe-rơ-sơ. Vua đưa ra tất cả giá này để đánh đổi gia đình của vua bị viên tướng bắt giữ.
Viên tướng chỉ huy phải đối diện với quyết định chấp nhận hay từ chối đề nghị là A-léc-xan-đơ III của Macedonia. Ông có nên chấp nhận đề nghị đó không? Sử gia Ulrich Wilcken phát biểu: “Đó là giây phút hết sức quan trọng đối với thế giới cổ xưa. Quyết định của ông có âm hưởng kéo dài qua thời Trung Cổ tới tận thời kỳ chúng ta ngày nay, ở cả Đông lẫn Tây Phương”. Trước khi xem xét A-léc-xan-đơ trả lời ra sao, chúng ta hãy coi những biến cố nào đã đưa tới giây phút hệ trọng này.
TẠO RA MỘT NGƯỜI CHINH PHỤC
A-léc-xan-đơ sinh tại Pella, Macedonia, vào năm 356 TCN. Cha ông là Vua Phi-líp II, và mẹ ông là Olympias. Bà dạy A-léc-xan-đơ là các vua người Macedonia phát xuất từ Hercules, con trai của thần Hy Lạp là Zeus. Theo Olympias, tổ tiên của A-léc-xan-đơ là Achilles, người hùng trong áng thơ Iliad của Homer. Được cha mẹ nhồi vào đầu sự chinh phục và vinh quang của vương quyền, người trẻ A-léc-xan-đơ không chú ý gì mấy đến các hoạt động khác. Khi được hỏi ông có tham dự cuộc chạy đua trong Vận Hội Olympic hay không, A-léc-xan-đơ trả lời ông sẽ tham dự, nếu chạy đua với các vua. Tham vọng của ông là làm được nhiều công việc lẫy lừng hơn cha ông và đạt được vinh quang qua sự nghiệp.
Khi lên 13 tuổi, A-léc-xan-đơ vui thích được triết gia Hy Lạp Aristotle dạy kèm. Chính triết gia này đã giúp ông phát triển ham thích triết học, y học và khoa học. Những dạy dỗ về triết học của Aristotle đã ảnh hưởng đến lối suy nghĩ của A-léc-xan-đơ tới mức nào là vấn đề còn được bàn cãi. Ông Bertrand Russell, triết gia thế kỷ 20, quan sát: “Dường như không sai khi nói là họ không đồng ý với nhau về nhiều vấn đề. Quan điểm về chính trị của Aristotle dựa trên tổ chức thành phố tự trị của Hy Lạp. Hình thức tổ chức này đang trên đà chấm dứt”. Ý niệm về một chính quyền của một thành phố tự trị nhỏ bé không có gì hấp dẫn với một hoàng tử đầy tham vọng, muốn xây dựng một đế quốc tập quyền hùng mạnh. A-léc-xan-đơ hẳn cũng nghi ngờ phương châm của Aristotle về việc coi người không phải Hy Lạp là nô lệ, vì ông dự kiến một đế quốc trong đó có sự khuyến khích hợp tác giữa người thắng và kẻ bại.
Tuy nhiên, không ai phủ nhận việc Aristotle đã vun trồng nơi A-léc-xan-đơ sự thích thú đọc và học. A-léc-xan-đơ trong suốt đời ông, là một người ham đọc, đặc biệt mê đọc các tác phẩm của Homer. Có người nói rằng ông đã học thuộc lòng hết áng thơ Iliad—gồm tất cả 15.693 câu thơ.
Việc ông theo học với Aristotle chấm dứt đột ngột vào năm 340 TCN khi cậu hoàng tử 16 tuổi trở lại Pella để cai trị Macedonia thế cho cha vắng mặt. Ngay lập tức, hoàng thái tử cho thấy ông có biệt tài về quân sự. Vua Phi-líp hài lòng khi thấy ông dẹp cuộc nổi loạn của bộ lạc Maedi ở Thrace trong khoảnh khắc, chiếm được thành chính của họ bằng cuộc tấn công vũ bão, và lấy tên ông đặt cho thành là A-léc-xan-ru-pô-lit (Alexandroúpolis).
TIẾP TỤC CHINH PHỤC
Cuộc ám sát Phi-líp vào năm 336 TCN đưa vị hoàng tử 20 tuổi A-léc-xan-đơ lên kế ngôi ở Macedonia. Xâm nhập Á
Châu tại Hellespont (nay là Dardanelles) vào mùa xuân năm 334 TCN, A-léc-xan-đơ khởi động một chiến dịch chinh phục với một đạo quân tuy nhỏ nhưng thiện chiến gồm 30.000 bộ binh và 5.000 kỵ binh. Cùng tháp tùng với đạo binh của ông là các kỹ sư, chuyên viên địa hình, kiến trúc sư, khoa học gia và sử gia.Tại Sông Granicus nằm trong góc tây bắc vùng Tiểu Á (nay là Thổ Nhĩ Kỳ), A-léc-xan-đơ đã thắng trận đánh đầu tiên với nước Phe-rơ-sơ. Mùa đông năm đó, ông chinh phục được phía tây vùng Tiểu Á. Mùa thu năm sau, trận đánh quyết liệt thứ hai với Phe-rơ-sơ xảy ra tại Issus nằm về góc đông nam của vùng Tiểu Á. Vua Phe-rơ-sơ là đại đế Đa-ri-út III đem một đạo quân khoảng nửa triệu binh lính đến đây để tranh chiến với A-léc-xan-đơ. Vì quá tự tin, Đa-ri-út đem theo cả mẹ, vợ và các người khác trong gia đình để họ chứng kiến chiến thắng vẻ vang của ông. Nhưng người Phe-rơ-sơ không dè sự tấn công bất ngờ và cảm tử của người Macedonia. Lực lượng của A-léc-xan-đơ đánh tan tành đạo quân của Phe-rơ-sơ, và Đa-ri-út bỏ chạy, bỏ gia đình ông rơi vào tay A-léc-xan-đơ.
Thay vì truy kích quân Phe-rơ-sơ trốn chạy, A-léc-xan-đơ tiến quân về hướng nam dọc theo Bờ Biển Địa Trung Hải, đánh chiếm các căn cứ của hạm đội hùng mạnh Phe-rơ-sơ. Nhưng thành Ty-rơ tọa lạc trên đảo kháng cự lại. Vì quyết tâm chinh phục thành này, A-léc-xan-đơ mở cuộc bao vây kéo dài bảy tháng. Đang khi cuộc vây hãm diễn ra, Đa-ri-út đưa ra đề nghị hòa bình nói trên. Người ta kể lại rằng đề nghị Đa-ri-út đưa ra quá hấp dẫn đến nỗi viên cố vấn tin cẩn của A-léc-xan-đơ là Parmenio phải nói: “Nếu tôi là A-léc-xan-đơ, tôi sẽ nhận”. Nhưng vị tướng trẻ cướp lời: “Ta cũng vậy, nếu như ta là Parmenio”. Từ chối thương lượng, A-léc-xan-đơ tiếp tục vây hãm và phá hủy nữ chúa kiêu ngạo của biển khơi thành bình địa vào tháng 7 năm 332 TCN.
Vì Giê-ru-sa-lem đầu hàng nên A-léc-xan-đơ tha cho và ông xua quân về phía nam thôn tính Gaza. Ê-díp-tô nghênh tiếp ông như một vị cứu tinh vì đã quá chán ngán sự đô hộ của Phe-rơ-sơ. Tại Memphis, ông cúng tế thần Apis có thân hình con bò nhằm lấy lòng các thầy tế lễ Ê-díp-tô. Ông cũng sáng lập thành A-léc-xan-tri. Thành ấy sau này tranh với thành A-thên trong vai trò trung tâm nghiên cứu, nay vẫn còn mang tên ông.
Kế đó, A-léc-xan-đơ xoay sang hướng đông bắc, tràn qua Pha-lê-tin và tiến về phía Sông Tigris. Vào năm 331 TCN, ông đánh trận chiến lớn thứ ba với Phe-rơ-sơ ở Gaugamela, cách di chỉ hoang tàn của thành Ni-ni-ve không mấy xa. Tại đây, A-léc-xan-đơ với 47.000 quân đại thắng một đạo quân Phe-rơ-sơ hùng hậu vừa được tái tổ chức có ít nhất là 250.000 người! Đa-ri-út chạy trốn và sau đó bị chính dân mình thảm sát.
Trên đà chiến thắng, ông xoay về hướng nam và chiếm Ba-by-lôn là thủ đô mùa đông của Phe-rơ-sơ. Ông cũng chiếm được thủ đô Su-san và Persepolis, tịch thu kho tàng khổng lồ của Phe-rơ-sơ và đốt cháy đại cung điện của Xerxes. Cuối cùng, thủ đô ở Ecbatana cũng lọt vào tay ông. Rồi vị tướng bách chiến bách thắng này chinh phục lãnh địa còn lại của Phe-rơ-sơ, trải xa về phía đông tới Sông Ấn Hà, ngày nay là địa phận của Pakistan.
Khi vượt qua Sông Ấn Hà, nơi vùng tiếp giáp với tỉnh Taxila của Phe-rơ-sơ, A-léc-xan-đơ gặp phải đối thủ lợi hại, đó là Vua Porus của Ấn Độ. A-léc-xan-đơ đánh vua này và đây là trận đánh lớn thứ tư và cũng là cuối cùng của ông vào tháng 6 năm 326 TCN. Đạo binh của Porus gồm có 35.000 quân và 200 tượng binh gây khiếp đảm cho ngựa của Macedonia. Trận chiến ác liệt và đẫm máu, nhưng lực lượng của A-léc-xan-đơ thắng thế. Porus đầu hàng và trở thành đồng minh.
Hơn tám năm trôi qua từ khi đạo quân của Macedonia tiến vào Á Châu, binh lính mệt mỏi và nhớ nhà. Mất nhuệ khí vì trận đánh khốc liệt với Porus, họ muốn về nhà. Mặc dầu lúc đầu lưỡng lự, A-léc-xan-đơ đã thỏa mãn nguyện vọng của họ. Thật vậy, Hy Lạp đã trở thành cường quốc thế giới. Với việc Hy Lạp biến những vùng đất chiếm được thành các thuộc địa, ngôn ngữ và văn hóa Hy Lạp phổ biến ra toàn cả đế quốc.
NGƯỜI ĐỨNG ĐẰNG SAU CÁI KHIÊN
Qua nhiều năm chinh chiến, chất keo dính đạo quân Macedonia lại với nhau chính là cá tính của A-léc-xan-đơ. Sau các trận đánh, A-léc-xan-đơ có thói quen đi thăm các thương binh, xem xét vết thương của họ, khen ngợi binh lính về các hành động dũng cảm, và ban thưởng tùy theo công trạng của họ. Đối với những binh sĩ tử thương nơi chiến trường, A-léc-xan-đơ cho chôn cất trang trọng. Cha
mẹ và con cái của chiến sĩ tử vong được miễn mọi sắc thuế và miễn phục dịch dưới mọi hình thức. Khi không có chiến trận, A-léc-xan-đơ tổ chức thể thao và các cuộc đua tranh giải. Thậm chí có một lần ông cho các binh lính mới cưới vợ được nghỉ phép để vui với vợ suốt mùa đông ở Macedonia. Nhờ những hành động như vậy, ông đã chiếm được lòng quý mến và cảm phục của binh sĩ dưới quyền.Về cuộc hôn nhân của A-léc-xan-đơ với Công Chúa Roxana của Bactria, người viết tiểu sử tên là Plutarch, người Hy Lạp, viết: “Thực ra, ấy là một cuộc tình, nhưng đồng thời dường như liên hệ đến cứu cánh mà ông theo đuổi. Vì cuộc tình ấy khiến cho dân bị chinh phục thỏa dạ khi nhìn thấy ông chọn một người trong họ làm vợ, thúc đẩy họ yêu thương ông mãnh liệt hơn. Họ mến ông khi thấy ông có bản lãnh tự chế vượt bực, không ăn nằm với bà cho tới khi ông cưới bà hợp pháp và đàng hoàng”.
A-léc-xan-đơ cũng kính trọng hôn nhân của người khác. Mặc dù vợ của Vua Đa-ri-út là tù nhân của ông, ông vẫn lo sao để bà được đối xử đàng hoàng. Cũng vậy, khi biết được hai lính Macedonia hiếp đáp vợ của một số người ngoại bang, ông đã ra lệnh xử tử hai tên lính nếu quả đã phạm tội.
Giống như Olympias mẹ ông, A-léc-xan-đơ rất sùng đạo. Trước và sau mỗi trận đánh, ông đều dâng của-lễ và cầu hỏi các thần về ý nghĩa các điềm. Ông cũng cầu hỏi thần Ammon, ở Li-by. Và tại Ba-by-lôn, ông làm theo sự chỉ dẫn của người Canh-đê về việc tế lễ, đặc biệt cho thần Bên (Marduk) của Ba-by-lôn.
Mặc dù A-léc-xan-đơ có thói quen ăn uống điều độ, nhưng cuối cùng ông rơi vào tật uống rượu quá độ. Mỗi lần nâng ly, ông nói không ngừng và khoe khoang về thành tích của mình. Một trong những việc làm đen tối nhất của A-léc-xan-đơ là việc ông giết bạn là Clitus trong một cơn giận lúc
say. Nhưng ông tự lên án đến độ ông nằm trên giường liên tiếp ba ngày, không ăn không uống. Cuối cùng bạn bè ông thuyết phục mãi ông mới chịu ăn.Với thời gian trôi qua, vì khao khát danh vọng, A-léc-xan-đơ đã bộc lộ những tính xấu khác. Ông bắt đầu nghe lời siểm nịnh và áp dụng hình phạt nghiêm khắc nhất. Chẳng hạn, khi được báo cáo là Philotas âm mưu giết ông, A-léc-xan-đơ xử tử Philotas cùng cha là Parmenio, viên cố vấn mà ông từng tín cẩn.
A-LÉC-XAN-ĐƠ THẤT BẠI
Sau khi trở lại Ba-by-lôn được một thời gian ngắn, A-léc-xan-đơ bị bệnh sốt rét và không sao khỏi bệnh. Vào ngày 13 tháng 6 năm 323 TCN, sau khi sống vỏn vẹn được 32 năm 8 tháng, A-léc-xan-đơ đầu hàng một kẻ thù kinh khủng nhất, đó là cái chết.
Đúng như một người khôn ngoan kia của Ấn Độ đã quan sát: “Hỡi Vua A-léc-xan-đơ, mỗi người chiếm được bất quá miếng đất mà chúng ta đứng lên trên; còn ông cũng giống như bao người khác thôi, ngoại trừ ông năng động và náo nhiệt, ông đi đây đó khắp mặt đất, xa quê hương ông; ông gây phiền hà cho chính ông và cho người khác. Song chẳng bao lâu ông sẽ chết, và sẽ chiếm bất quá một miếng đất đủ để chôn thân”.
BẠN HỌC ĐƯỢC GÌ?
• Gốc gác của A-léc-xan-đơ Đại Đế ra sao?
• Ngay sau khi thừa kế ngôi vua Macedonia, A-léc-xan-đơ khởi sự chiến dịch nào?
• Hãy tả một vài cuộc chinh phục của A-léc-xan-đơ.
• Có thể nói gì về cá tính của A-léc-xan-đơ?
[Bản đồ]
(Để có thông tin đầy đủ, xin xem ấn phẩm)
CÁC CUỘC CHINH PHỤC CỦA A-LÉC-XAN-ĐƠ
MACEDONIA
Ê-DÍP-TÔ
Ba-by-lôn
Sông Ấn Hà
[Hình]
A-léc-xan-đơ
[Hình]
Aristotle và học trò A-léc-xan-đơ
[Trang hình ảnh]
[Hình]
Huy chương có hình của A-léc-xan-đơ Đại Đế
[Khung/Hình nơi trang 162, 163]
MỘT VƯƠNG QUỐC RỘNG LỚN BỊ PHÂN CHIA
KINH THÁNH đã tiên tri là vương quốc của A-léc-xan-đơ Đại Đế sẽ bị tan rã và bị phân chia “nhưng không truyền lại cho con cháu”. (Đa-ni-ên 11:3, 4) Đúng như vậy, chỉ nội trong 14 năm sau cái chết bất thình lình của A-léc-xan-đơ vào năm 323 TCN, hai người con của ông, con hợp pháp là A-léc-xan-đơ IV và con ngoại hôn là Heracles, đều bị ám sát.
Vào năm 301 TCN, bốn vị tướng của A-léc-xan-đơ tạo được thế lực và cai trị toàn đế quốc rộng lớn mà vị chỉ huy của họ đã xây dựng được. Tướng Cassander kiểm soát Macedonia và Hy Lạp. Tướng Lysimachus được vùng Tiểu Á và Thrace. Tướng Seleucus I Nicator chiếm cứ vùng Mê-sô-bô-ta-mi và Sy-ri. Còn tướng Ptolemy Lagus, hay Ptolemy I, cai trị vùng Ê-díp-tô và Pha-lê-tin. Do đó, từ một đại vương quốc của A-léc-xan-đơ dấy lên bốn vương quốc Hy Lạp.
Trong bốn vương quốc Hy Lạp này, vương quốc của Cassander tồn tại ngắn nhất. Vài năm sau khi Cassander lên nắm quyền, các con trai trong dòng của ông lần lượt chết hết, và vào năm 285 TCN, tướng Lysimachus chiếm được Âu Châu là phần thuộc Đế Quốc Hy Lạp. Bốn năm sau, Lysimachus bị tử thương khi đánh nhau với đạo quân của tướng Seleucus I Nicator, và vị tướng này kiểm soát được phần lớn các lãnh thổ thuộc Á Châu. Seleucus trở thành vua đầu tiên trong dòng vua vương quốc Seleucid ở Sy-ri. Ông thành lập thành An-ti-ốt ở Sy-ri và dùng nó làm tân thủ đô. Seleucus bị ám sát vào năm 281 TCN, nhưng triều đại mà ông thiết lập tiếp tục nắm quyền cho tới năm 64 TCN, khi tướng La Mã là Pompey biến Sy-ri thành một tỉnh của La Mã.
Trong bốn vương quốc ra từ đế quốc của A-léc-xan-đơ, vương quốc của Ptolemy tồn
tại lâu nhất. Ptolemy I lên ngôi vua vào năm 305 TCN và trở thành vua đầu tiên của dòng vua người Macedonia, hay Pha-ra-ôn, của xứ Ê-díp-tô. Ông lập A-léc-xan-tri làm thủ đô, và bắt đầu ngay một chương trình phát triển đô thị. Một trong các dự án xây cất vĩ đại nhất là Thư Viện A-léc-xan-đơ lừng danh. Để quản lý dự án to lớn này, Ptolemy đã đem một học giả nổi tiếng người A-thên là Demetrius Phalereus từ Hy Lạp tới. Người ta phúc trình là vào thế kỷ thứ nhất CN, thư viện đã chứa tới một triệu cuộn sách. Triều đại Ptolemy tiếp tục hành quyền ở Ê-díp-tô cho tới khi rơi vào tay La Mã vào năm 30 TCN. Sau đó La Mã thay thế Hy Lạp trong địa vị cường quốc thống trị thế giới.BẠN HỌC ĐƯỢC GÌ?
• Đế quốc rộng lớn của A-léc-xan-đơ bị phân chia như thế nào?
• Dòng vua của Seleucid tiếp tục cai trị ở Sy-ri cho tới khi nào?
• Vương quốc Ê-díp-tô của Ptolemy chấm dứt khi nào?
[Bản đồ]
(Để có thông tin đầy đủ, xin xem ấn phẩm)
SỰ TAN RÃ CỦA ĐẾ QUỐC CỦA A-LÉC-XAN-ĐƠ
Cassander
Lysimachus
Ptolemy I
Seleucus I
[Hình]
Ptolemy I
Seleucus I
[Biểu đồ/Hình nơi trang 139]
(Để có thông tin đầy đủ, xin xem ấn phẩm)
CÁC CƯỜNG QUỐC THẾ GIỚI TRONG LỜI TIÊN TRI CỦA ĐA-NI-ÊN
Pho tượng khổng lồ (Đa-ni-ên 2:31-45)
Bốn con thú từ biển lên (Đa-ni-ên 7:3-8, 17, 25)
BA-BY-LÔN từ năm 607 TCN
MÊ-ĐI PHE-RƠ-SƠ từ năm 539 TCN
HY LẠP từ năm 331 TCN
LA MÃ từ năm 30 TCN
CƯỜNG QUỐC THẾ GIỚI ANH-MỸ từ năm 1763 CN
THẾ GIỚI CHIA RẼ VỀ CHÍNH TRỊ vào kỳ cuối cùng
[Trang hình ảnh nơi trang 128]
[Trang hình ảnh nơi trang 147]