“Nhứt là trong vòng anh em phải có lòng yêu-thương sốt-sắng”
“Nhứt là trong vòng anh em phải có lòng yêu-thương sốt-sắng”
“Sự cuối-cùng của muôn vật đã gần... Nhứt là trong vòng anh em phải có lòng yêu-thương sốt-sắng”.—1 PHI-E-RƠ 4:7, 8.
CHÚA GIÊ-SU biết rằng những giờ phút cuối cùng với các sứ đồ ngài là quý giá. Ngài biết những gì đang chờ đợi họ. Họ có một công việc lớn lao để thực hiện, nhưng họ sẽ bị ghét và bị bắt bớ, thậm chí như ngài vậy. (Giăng 15:18-20) Vào buổi tối cuối cùng đó với các sứ đồ, ngài nhắc nhở nhiều lần là họ phải “yêu nhau”.—Giăng 13:34, 35; 15:12, 13, 17.
2 Sứ đồ Phi-e-rơ có mặt vào đêm đó đã hiểu rõ điều này. Nhiều năm sau, trong lá thư viết không bao lâu trước khi Giê-ru-sa-lem bị hủy diệt, Phi-e-rơ nhấn mạnh tầm quan trọng của tình yêu thương. Ông khuyên tín đồ Đấng Christ: “Sự cuối-cùng của muôn vật đã gần... Nhứt là trong vòng anh em phải có lòng yêu-thương sốt-sắng”. (1 Phi-e-rơ 4:7, 8) Lời của Phi-e-rơ có ý nghĩa quan trọng cho những ai sống vào “ngày sau-rốt” của hệ thống mọi sự này. (2 Ti-mô-thê 3:1) “Có lòng yêu-thương sốt-sắng”, hay “hết tình yêu thương nhau” theo bản dịch Tòa Tổng Giám Mục, là gì? Tại sao điều quan trọng là chúng ta phải hết tình yêu thương nhau? Và chúng ta thể hiện điều đó như thế nào?
“Hết tình yêu thương nhau” là gì?
3 Nhiều người nghĩ yêu thương là một cảm xúc phải bộc phát tự nhiên. Nhưng Phi-e-rơ không nói về loại yêu thương thông thường; ông đang nói về tình yêu thương dưới dạng cao quý nhất. Từ “yêu-thương” nơi 1 Phi-e-rơ 4:8 được dịch ra từ chữ a·gaʹpe tiếng Hy Lạp. Từ này biểu thị tình yêu thương bất vị kỷ dựa trên nguyên tắc. Theo một tài liệu tham khảo, “tình yêu thương agape có thể được bày tỏ theo mệnh lệnh bởi vì nó không chủ yếu là cảm xúc mà là một quyết định của ý chí thúc đẩy một người hành động”. Vì khuynh hướng ích kỷ di truyền, chúng ta cần được nhắc nhở để bày tỏ tình yêu thương lẫn nhau, dựa theo các nguyên tắc của Đức Chúa Trời.—Sáng-thế Ký 8:21; Rô-ma 5:12.
4 Điều này không có nghĩa là chúng ta yêu thương nhau chỉ vì bổn phận. A·gaʹpe bao hàm sự nồng ấm và cảm xúc. Phi-e-rơ nói chúng ta phải ‘hết tình [nghĩa đen là “mở rộng”] yêu thương nhau’. * (Kingdom Interlinear) Tuy nhiên, tình yêu thương ấy đòi hỏi nỗ lực.
5 Vậy chúng ta không chỉ thể hiện tình yêu thương khi hoàn cảnh dễ dàng hoặc chỉ giới hạn cho một số người. Tình yêu thương của tín đồ Đấng Christ đòi hỏi chúng ta phải “mở rộng” lòng, thể hiện tình yêu thương ngay cả khi khó khăn. (2 Cô-rinh-tô 6:11-13) Rõ ràng, chúng ta cần vun trồng, trau dồi loại tình yêu thương này, như một vận động viên phải luyện tập và trau dồi tài năng của mình. Việc chúng ta có tình yêu thương như thế đối với nhau rất quan trọng. Tại sao vậy? Vì ít nhất ba lý do.
Tại sao chúng ta phải yêu thương nhau?
6 Trước nhất, “vì sự yêu-thương đến từ Đức 1 Giăng 4:7) Là nguồn của đức tính đáng chuộng này, Đức Giê-hô-va đã yêu thương chúng ta trước. Sứ đồ Giăng nói: “Lòng Đức Chúa Trời yêu chúng ta đã bày-tỏ ra trong điều nầy: Đức Chúa Trời đã sai Con một Ngài đến thế-gian, đặng chúng ta nhờ Con được sống”. (1 Giăng 4:9) Con Đức Chúa Trời được ‘sai đến’ bằng cách trở thành người, thi hành thánh chức, và chết trên cây khổ hình—tất cả là để ‘chúng ta được sống’. Chúng ta phải đáp lại tình yêu thương tột bậc đó của Đức Giê-hô-va như thế nào? Giăng nói: “Nếu Đức Chúa Trời đã yêu chúng ta dường ấy, thì chúng ta cũng phải yêu nhau”. (1 Giăng 4:11) Hãy lưu ý Giăng viết: ‘Nếu Đức Chúa Trời đã yêu chúng ta dường ấy’—không chỉ bạn thôi nhưng chúng ta. Nguyên tắc đã rõ ràng: Nếu Đức Chúa Trời yêu thương anh em của chúng ta thì chúng ta cũng phải yêu thương họ nữa.
Chúa Trời”. (7 Thứ hai, hiện nay việc yêu thương nhau và sẵn sàng giúp đỡ những anh em thiếu thốn đặc biệt quan trọng bởi vì “sự cuối-cùng của muôn vật đã gần”. (1 Phi-e-rơ 4:7) Chúng ta đang sống trong “thời-kỳ khó-khăn”. (2 Ti-mô-thê 3:1) Tình trạng của thế giới, thiên tai, và sự chống đối gây nhiều khó khăn cho chúng ta. Trong những hoàn cảnh đầy thử thách đó, chúng ta càng cần phải gần gũi với nhau hơn. Hết lòng yêu thương nhau sẽ hợp nhất chúng ta lại và thúc đẩy chúng ta “lo-tưởng đến nhau”.—1 Cô-rinh-tô 12:25, 26.
8 Thứ ba, chúng ta cần phải yêu thương nhau vì không muốn “cho ma-quỉ nhân dịp” lợi dụng. (Ê-phê-sô 4:27) Sa-tan mau mắn dùng sự bất toàn của anh em đồng đạo—những yếu kém, khiếm khuyết và lỗi lầm—làm chướng ngại gây vấp ngã. Liệu một lời nói vô tình hoặc một hành động không tử tế có làm chúng ta bỏ hội thánh không? (Châm-ngôn 12:18) Chúng ta sẽ không làm như vậy nếu hết tình yêu thương nhau! Tình yêu thương này giúp chúng ta giữ được sự bình an và hợp nhất phụng sự Đức Chúa Trời.—Sô-phô-ni 3:9.
Cách thể hiện tình yêu thương đối với người khác
9 Thể hiện tình yêu thương phải bắt đầu từ gia đình. Chúa Giê-su nói rằng môn đồ thật của ngài được nhận diện bởi tình yêu thương họ bày tỏ với nhau. (Giăng 13:34, 35) Tình yêu thương phải được thấy rõ không chỉ trong hội thánh mà còn trong gia đình—giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái. Chỉ cảm thấy yêu thương người trong gia đình thì chưa đủ mà phải bày tỏ bằng những cách tích cực.
10 Vợ chồng có thể bày tỏ tình yêu thương nhau như thế nào? Người chồng nào thật sự yêu thương vợ sẽ cho vợ biết bằng lời nói và việc làm—trước mặt người khác cũng như trong lúc riêng tư—rằng mình yêu quý nàng. Anh tôn trọng phẩm giá của vợ, quan tâm đến ý nghĩ, quan điểm và cảm xúc của nàng. (1 Phi-e-rơ 3:7) Anh để quyền lợi của nàng lên trên quyền lợi của mình và làm hết sức để chăm lo cho nhu cầu vật chất, thiêng liêng và tình cảm của vợ. (Ê-phê-sô 5:25, 28) Người vợ thật sự yêu thương chồng dành cho anh sự ‘kính trọng’, ngay cả khi anh không được như mình mong đợi. (Ê-phê-sô 5:22, 33) Chị ủng hộ và phục tùng chồng, không đòi hỏi vô lý nhưng hợp tác với anh trong việc đặt trọng tâm vào các vấn đề thiêng liêng.—Sáng-thế Ký 2:18; Ma-thi-ơ 6:33.
11 Hỡi các bậc cha mẹ, bạn có thể bày tỏ tình yêu thương với con cái như thế nào? Việc bạn sẵn lòng làm việc cực nhọc để cung cấp về vật chất là bằng chứng của tình yêu thương đối với con cái. (1 Ti-mô-thê 5:8) Nhưng con cái không chỉ cần thực phẩm, quần áo và chỗ ở. Nếu muốn khi lớn lên chúng yêu thương và phụng sự Đức Chúa Trời, bạn cần huấn luyện chúng về thiêng liêng. (Châm-ngôn 22:6) Điều này có nghĩa là dành ra thời giờ để gia đình cùng học hỏi Kinh Thánh, đi rao giảng và tham dự các buổi họp đạo Đấng Christ. (Phục-truyền Luật-lệ Ký 6:4-7) Đều đặn trong các hoạt động như thế đòi hỏi phải hy sinh nhiều, đặc biệt trong thời kỳ khó khăn này. Sự quan tâm và nỗ lực của bạn trong việc chăm sóc nhu cầu thiêng liêng của con cái là một sự biểu lộ tình yêu thương, vì bạn cho thấy mình chú ý đến phúc lợi đời đời của con cái.—Giăng 17:3.
12 Cha mẹ cũng cần phải bày tỏ tình yêu thương qua việc chăm sóc nhu cầu tình cảm của con cái. Trẻ em dễ bị tổn thương; tấm lòng non nớt của chúng cần được trấn an bằng tình yêu thương của bạn. Hãy nói cho con biết bạn yêu chúng, hãy trìu mến chúng thật nhiều vì sự biểu lộ này làm chúng yên lòng là chúng đáng yêu và đáng giá. Hãy nhiệt tình và thành thật khen chúng vì điều này cho chúng biết là cha mẹ thấy và coi trọng các cố gắng của chúng. Hãy sửa trị con cái bằng tình yêu thương để chúng thấy rằng bạn muốn chúng nên người. (Ê-phê-sô 6:4) Bày tỏ tình yêu thương theo những cách lành mạnh đó giúp xây dựng một gia đình khăng khít và hạnh phúc, nhờ thế gia đình có nhiều khả năng hơn để chống lại các áp lực của những ngày sau rốt.
13 Tình yêu thương thúc đẩy chúng ta bỏ qua khiếm khuyết của người khác. Hãy nhớ lại là khi khuyên phải “hết tình yêu thương nhau”, sứ đồ Phi-e-rơ giải thích tại sao điều này quan trọng đến thế: “Vì sự yêu-thương che-đậy [“che phủ”, TTGM] vô-số tội-lỗi”. (1 Phi-e-rơ 4:8) “Che phủ” tội lỗi không có nghĩa là ‘giấu giếm’ những tội nặng. Những tội này phải được báo cáo cho các anh có trách nhiệm trong hội thánh để họ xử lý. (Lê-vi Ký 5:1; Châm-ngôn 29:24) Việc để cho những kẻ phạm tội nặng tiếp tục gây tai hại cho nạn nhân vô tội là hết sức thiếu yêu thương và trái với Kinh Thánh.—1 Cô-rinh-tô 5:9-13.
14 Phần lớn lỗi lầm và thiếu sót của các anh em không nghiêm trọng. Thỉnh thoảng tất cả chúng ta đều gây vấp phạm qua lời nói hoặc việc làm, thậm chí làm thất vọng hoặc gây thương tổn cho nhau. (Gia-cơ 3:2) Chúng ta có nên vội phổ biến khiếm khuyết của anh em không? Điều này chỉ gây ra bất hòa trong hội thánh mà thôi. (Ê-phê-sô 4:1-3) Nếu có lòng yêu thương, chúng ta sẽ không “gièm-chê” anh em đồng đạo. (Thi-thiên 50:20) Giống như thạch cao và sơn che lấp chỗ lồi lõm trên bức tường thì tình yêu thương cũng che đi sự bất toàn của người khác như vậy.—Châm-ngôn 17:9.
15 Tình yêu thương sẽ thúc đẩy chúng ta đến trợ giúp anh em cần sự giúp đỡ. Khi mà tình trạng những ngày sau rốt ngày càng tồi tệ, thỉnh thoảng anh em của chúng ta cần giúp đỡ vật chất và những điều thực tế khác. (1 Giăng 3:17, 18) Chẳng hạn, có thành viên nào trong hội thánh gặp khó khăn trầm trọng về tài chính hoặc mất việc làm không? Chúng ta có thể giúp đỡ phần nào về vật chất nếu hoàn cảnh cho phép. (Châm-ngôn 3:27, 28; Gia-cơ 2:14-17) Nhà một chị góa bụa lớn tuổi cần sửa chữa chăng? Chúng ta có thể tử tế chủ động đến giúp.—Gia-cơ 1:27.
16 Chúng ta không chỉ bày tỏ tình yêu thương đối với những người sống trong cùng khu vực. Đôi khi chúng ta được nghe báo cáo về các tôi tớ Đức Chúa Trời ở nơi khác bị thiệt hại vì bão lớn, động đất, hoặc nội chiến. Có thể họ rất cần thực phẩm, quần áo và những vật dụng khác. Việc họ thuộc chủng tộc hay sắc tộc khác không thành vấn 1 Phi-e-rơ 2:17, NW) Bởi thế, như các hội thánh vào thế kỷ thứ nhất, chúng ta sốt sắng ủng hộ những nỗ lực cứu trợ đã được anh em tổ chức để giúp đỡ. (Công-vụ 11:27-30; Rô-ma 15:26) Khi bày tỏ tình yêu thương bằng những cách ấy, chúng ta làm vững mạnh sợi dây hợp nhất trong những ngày sau rốt này.—Cô-lô-se 3:14.
đề. Chúng ta “yêu thương cả đoàn thể anh em”. (17 Tình yêu thương thúc đẩy chúng ta chia sẻ tin mừng Nước Trời với người khác. Hãy xem gương Chúa Giê-su. Tại sao ngài rao giảng và dạy dỗ? Ngài đã “động lòng thương-xót” đám đông vì họ nghèo khổ về thiêng liêng. (Mác 6:34) Đáng lẽ phải được dạy về lẽ thật và cho niềm hy vọng, nhưng họ lại bị những kẻ chăn của tôn giáo giả bỏ bê và dẫn lạc đường. Do đó, bởi tình yêu thương và lòng trắc ẩn chân thành, sâu sắc, Chúa Giê-su đã an ủi họ bằng “tin-lành của Nước Đức Chúa Trời”.—Lu-ca 4:16-21, 43.
18 Ngày nay cũng vậy, nhiều người bị bỏ bê về thiêng liêng, bị đánh lừa và không có hy vọng. Nếu giống Chúa Giê-su, bén nhạy trước nhu cầu về thiêng liêng của những người chưa biết Đức Chúa Trời thật, tình yêu thương và lòng trắc ẩn sẽ thúc đẩy chúng ta chia sẻ với họ tin mừng về Nước Trời. (Ma-thi-ơ 6:9, 10; 24:14) Nay thời giờ còn lại ngắn ngủi, việc rao giảng thông điệp cứu mạng khẩn cấp hơn bao giờ hết.—1 Ti-mô-thê 4:16.
“Sự cuối-cùng của muôn vật đã gần”
19 Hãy nhớ, trước khi khuyên phải hết tình yêu thương lẫn nhau, Phi-e-rơ nói: “Sự cuối-cùng của muôn vật đã gần”. (1 Phi-e-rơ 4:7) Chẳng bao lâu nữa, thế giới mới công bình của Đức Chúa Trời sẽ thay thế hệ thống gian ác này. (2 Phi-e-rơ 3:13) Vì thế, bây giờ không phải là lúc tự mãn. Chúa Giê-su cảnh báo chúng ta: “Hãy tự giữ lấy mình, e rằng vì sự ăn uống quá-độ, sự say-sưa và sự lo-lắng đời nầy làm cho lòng các ngươi mê-mẩn chăng, và e ngày ấy đến thình-lình trên các ngươi như lưới bủa”.—Lu-ca 21:34, 35.
20 Vậy thì chúng ta hãy “thức canh”, nhận biết mình đang ở thời điểm nào trong dòng thời gian. (Mác 13:35) Chúng ta hãy đề phòng chống lại bất cứ cám dỗ nào của Sa-tan có thể làm chúng ta phân tâm. Chúng ta chớ bao giờ để cho thế gian lạnh nhạt và thiếu tình thương cản trở chúng ta thể hiện tình yêu thương đối với người khác. Trên hết mọi sự, chúng ta hãy đến gần Đức Chúa Trời thật, Đức Giê-hô-va, hơn bao giờ hết. Nước Trời của Đấng Mê-si, Con Ngài, chẳng bao lâu nữa sẽ thực hiện ý định cao cả của Ngài đối với trái đất.—Khải-huyền 21:4, 5.
[Chú thích]
^ đ. 4 Nơi 1 Phi-e-rơ 4:8, những bản dịch Kinh Thánh khác nói chúng ta phải yêu thương một cách “thành thật”, “sâu đậm”, hoặc “nhiệt thành”.
CÂU HỎI ĐỂ THẢO LUẬN
• Trước khi lìa môn đồ, Chúa Giê-su đã khuyên họ như thế nào, và điều gì cho thấy Phi-e-rơ hiểu rõ ý ngài? (Đoạn 1, 2)
• “Hết tình yêu thương nhau” nghĩa là gì? (Đoạn 3-5)
• Tại sao chúng ta phải yêu thương nhau? (Đoạn 6-8)
• Làm thế nào bạn có thể bày tỏ tình yêu thương đối với người khác? (Đoạn 9-18)
• Tại sao bây giờ không phải là lúc để tự mãn, và chúng ta phải cương quyết làm gì? (Đoạn 19, 20)
[Hình nơi trang 29]
Sự khăng khít giúp gia đình đứng vững trước áp lực của những ngày sau rốt này
[Hình nơi trang 30]
Tình yêu thương thúc đẩy chúng ta đến trợ giúp anh em cần sự giúp đỡ
[Hình nơi trang 31]
Chia sẻ tin mừng Nước Trời với người khác là một hành động yêu thương