Bệnh tật và sự chết—Tại sao?
Chương 11
Bệnh tật và sự chết—Tại sao?
DÙ chúng ta có làm gì để chăm sóc sức khỏe đi nữa, thì chúng ta vẫn già đi, bị bệnh và rốt cuộc chết. Không ai có thể tránh được, kể cả các tôi tớ trung thành của Đức Chúa Trời (I Các Vua 1:1; 2:1, 10; I Ti-mô-thê 5:23). Tại sao?
2 Các tế bào của cơ thể con người dường như có khả năng thay thế các tế bào thoái hóa trong một thời gian dài hơn bây giờ nhiều lắm. Và bộ óc chúng ta có năng lực lớn đến độ chúng ta có thể dùng được lâu gấp nhiều lần đời sống chúng ta hiện có. Nhưng để làm gì—nếu chúng ta không được dùng những thứ ấy? Thật ra, các nhà khoa học không thể giải thích được tại sao chúng ta già đi, bị bệnh và chết. Nhưng Kinh-thánh có giải thích điều ấy.
NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH TẬT VÀ SỰ CHẾT
3 Sứ đồ Phao-lô đã chỉ cho chúng ta biết nguyên nhân của I Cô-rinh-tô 15:21, 22). Ở đây Phao-lô nhắc đến sự tường thuật trong Kinh-thánh về A-đam và Ê-va, sự tường thuật mà Chúa Giê-su đã xác nhận là chính xác (Mác 10:6-8). Đấng Tạo hóa đã đặt cặp vợ chồng đầu tiên này vào một cảnh vườn, và họ có triển vọng huy hoàng là sống đời đời phù hợp với ý định của Ngài. Mọi thứ cây cối và rau cỏ cung cấp cho A-đam và Ê-va có đủ mọi thức ăn bổ dưỡng. Ngoài ra, họ là những người hoàn toàn. Họ có cơ thể và tinh thần không một khuyết điểm nào, và không có lý do nào khiến chúng phải bị hư hỏng đi, như trường hợp con người ngày nay (Phục-truyền Luật-lệ Ký 32:4; Sáng-thế Ký 1:31).
bệnh tật và sự chết khi ông viết: “Trong A-đam mọi người đều chết” (4 Đức Chúa Trời chỉ đặt một sự hạn chế cho cặp vợ chồng đầu tiên này. Ngài phán: “Nhưng về phần cây biết điều thiện và điều ác, thì chớ hề ăn đến; vì một mai ngươi ăn, chắc sẽ chết” (Sáng-thế Ký 2:17). Bằng cách tuân theo sự hạn chế này, họ sẽ chứng tỏ rằng họ nhìn nhận Đức Chúa Trời có quyền quyết định điều gì là thiện điều gì là ác cho con người. Nhưng chẳng bao lâu sau họ đã tự đặt cho mình những tiêu chuẩn về điều thiện và điều ác (Sáng-thế Ký 3:6, 7). Khi bất tuân lịnh mà Đức Chúa Trời đã phán rất rõ ràng, A-đam và Ê-va đã phạm điều mà Kinh-thánh gọi là “tội”. Trong tiếng Hê-bơ-rơ và tiếng Hy-lạp thì chữ “phạm tội” có nghĩa là “trật [mục tiêu]”. Như vậy thì A-đam và Ê-va đã trật mục tiêu, tức là thiếu sự vâng lời hoàn toàn. Họ không còn phản ảnh sự hoàn toàn của Đức Giê-hô-va nữa, và họ đã phải lãnh bản án công bình của Ngài (Lu-ca 16:10).
5 Tội của A-đam và Ê-va đã ảnh hưởng đến họ và cả chúng ta nữa. Tại sao cả chúng ta nữa? Vì Đức Chúa Trời không hành quyết họ ngay tức khắc. Ngài xem xét mọi khía cạnh liên hệ và Ngài đã để cho họ có thời gian hầu sanh sản con cháu. Nhưng họ không còn hoàn toàn nữa; khi phạm tội, họ bắt đầu thoái hóa về thể chất và tâm thần. Bởi thế họ không thể nào sinh được con cái hoàn toàn (Gióp 14:4). Điều này tương tự như ngày nay có cặp vợ chồng nào bị một bệnh di truyền thì họ cũng truyền bệnh đó lại cho con cái họ vậy. Chúng ta đã thừa hưởng khuyết điểm về tội lỗi vì chúng ta thảy đều là con cháu của cặp vợ chồng đầu tiên ấy. Sứ đồ Phao-lô giải thích: “Cho nên, như bởi một người [A-đam] mà tội-lỗi vào trong thế-gian, lại bởi tội-lỗi mà có sự chết, thì sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều phạm tội” (Rô-ma 5:12; Thi-thiên 51:5).
6 Tình thế có phải tuyệt vọng không? Lịch sử và Kinh-thánh đều minh xác rằng nếu để mặc cho loài người thì tình thế tuyệt vọng thật. Vì chúng ta không thể nào tự tẩy rửa được tì vết của tội lỗi hay tự giải thoát khỏi án phạt của Đức Chúa Trời. Nếu có một sự giải cứu, thì cần phải do Đức Chúa Trời đem lại. Luật pháp của Ngài đã bị vi phạm cho nên Ngài là Đấng sẽ định một phương cách giải cứu phù hợp với sự công bình hoàn toàn. Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã bày tỏ lòng nhân từ vô biên bằng cách làm sự sắp đặt cần thiết hầu giải cứu các con cháu của A-đam và Ê-va, kể cả chúng ta. Kinh-thánh giải thích sự sắp đặt ấy là gì và làm sao chúng ta có thể hưởng được lợi ích của sự sắp đặt ấy.
7 Các câu Kinh-thánh sau đây làm căn bản để hiểu rõ điều đó:
“Vì Đức Chúa Trời yêu-thương thế-gian [loài người], đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy thì không bị hư-mất mà được sự sống đời đời” (Giăng 3:16).
“Vì Con người [Giê-su] đã đến không phải để người ta hầu việc mình, song để hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người” (Mác 10:45).
“Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh-hiển của Đức Chúa Trời, và họ nhờ ân-điển Ngài mà được xưng công-bình nhưng-không, bởi sự chuộc tội đã làm trọn trong Đức Chúa Giê-su Christ, là Đấng Đức Chúa Trời đã lập làm của-lễ chuộc tội, bởi đức-tin trong huyết Đấng ấy” (Rô-ma 3:23-25).
“GIÁ CHUỘC” LÀ GÌ?
8 Hai trong số những câu trích dẫn trên đây có nói tới “chuộc tội”, “giá chuộc”. Ý nghĩa chính của chữ “chuộc” là trả một giá nào hầu cho người bị cầm tù được thả ra (Ê-sai 43:3). Ta thường nghe từ ngữ ấy khi phải trả khoản tiền nào hầu cho một người bị bắt cóc được thả ra. Trong trường hợp chúng ta đề cập ở trên đây, thì người bị cầm tù là toàn thể nhân loại. A-đam đã bán chúng ta làm nô lệ cho tội lỗi, với hậu quả là bệnh tật và sự chết (Rô-ma 7:14). Bây giờ có vật quí giá nào mà có thể chuộc lại nhân loại và ban cho chúng ta niềm hy vọng về một đời sống thoát khỏi mọi hiệu quả của tội lỗi?
9 Hãy nhớ rằng Kinh-thánh nói Chúa Giê-su đã “phó sự sống mình làm giá chuộc” (Mác 10:45). Vậy thì phải cần đến một mạng sống để giải cứu nhân loại. Vì phạm tội, A-đam bị mất đi sự sống làm người hoàn toàn. Để mở đường cho nhân loại đạt lại sự hoàn toàn, thì cần phải có một người hoàn toàn khác làm giá chuộc tương đương hay chuộc lại điều A-đam đã đánh mất. Điều này nhấn mạnh tại sao không một con cháu bất toàn nào của A-đam có thể cung cấp giá chuộc. Thi-thiên 49:7, 8 nói: “Chẳng có người nào chuộc được anh em mình, hoặc đóng giá chuộc người nơi Đức Chúa Trời.. (vì giá chuộc mạng sống họ thật mắc quá, người không thể làm được đến đời đời)”.
10 Đức Chúa Trời đã cung cấp giá chuộc bằng cách sai Con trai thể thần linh hoàn toàn của Ngài từ trên trời xuống trái đất để sanh ra làm người. Một thiên sứ giải thích cho người nữ đồng trinh Ma-ri về việc Đức Chúa Trời bảo đảm cho Giê-su được hoàn toàn khi sinh ra: “Quyền phép Đấng Rất-Cao sẽ che-phủ ngươi dưới bóng mình, cho nên con thánh sanh ra, phải xưng là Con Đức Chúa Trời” (Lu-ca 1:35; Ga-la-ti 4:4). Vì không có cha là người bất toàn nên Giê-su không hề thừa hưởng tội lỗi di truyền (I Phi-e-rơ 2:22; Hê-bơ-rơ 7:26).
I Ti-mô-thê 2:5, 6; I Cô-rinh-tô 15:45). Đúng vậy, cho “mọi người”, vì Chúa Giê-su đã trả đủ cái giá để chuộc cho toàn thể gia đình nhân loại. Cho nên Kinh-thánh mới nói là chúng ta “được mua bằng giá cao” (I Cô-rinh-tô 6:20). Qua sự chết của Chúa Giê-su, Đức Chúa Trời đã đặt một nền tảng nhằm xóa bỏ hậu quả tai hại của điều A-đam đã làm là đem lại tội lỗi, bệnh tật và sự chết cho nhân loại. Lẽ thật này có nghĩa thực sự là làm cho đời sống chúng ta được hạnh phúc.
11 Sau khi sống làm người phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời, Đấng Christ đã từ bỏ mạng sống làm người hoàn toàn của ngài, mạng sống y như của A-đam khi mới được dựng nên; do đó, Chúa Giê-su đã trở thành “giá chuộc [cho] mọi người” (LÀM SAO ĐỂ ĐƯỢC THA TỘI?
12 Thật sung sướng biết bao khi biết là Chúa Giê-su đã trả đủ giá chuộc rồi. Tuy nhiên còn một điều nữa vẫn có thể ngăn cản chúng ta được sự chấp nhận và ân phước của Đức Chúa Trời, ấy là chính cá nhân chúng ta cũng đã phạm tội, chúng ta đã nhiều lần ăn ở “trật mục tiêu”. Phao-lô viết: “Vì mọi người đều đã phạm tội và thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” (Rô-ma 3:23). Vậy phải làm sao đây? Làm sao Đức Giê-hô-va, Đức Chúa Trời công bình, có thể chấp nhận chúng ta được?
13 Chắc chắn chúng ta không thể nào chờ đợi được Đức Chúa Trời chấp nhận nếu chúng ta cứ tiếp tục đi trong đường lối mà chúng ta biết là ngược với ý muốn của Ngài. Chúng ta phải thành thật ăn năn về các điều sai quấy trong ham muốn, lời nói và hạnh kiểm, và rồi cố gắng sống sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn ghi trong Kinh-thánh (Công-vụ các Sứ-đồ 17:30). Dù thế chúng ta vẫn cần được tha thứ trong quá khứ và hiện tại. Chính ở đây mà chúng ta phải nhờ đến của-lễ hy sinh của Chúa Giê-su. Phao-lô cho thấy điều này khi ông viết: “Đức Chúa Trời đã lập Chúa Giê-su làm của-lễ chuộc tội, bởi đức tin trong huyết Đấng ấy” (Rô-ma 3:24, 25).
14 Ở đây Phao-lô nhắc đến điều mà Đức Chúa Trời đã sắp đặt từ rất lâu trước kia, và dùng làm hình bóng hay báo trước về đấng Christ. Trong dân Y-sơ-ra-ên xưa, người ta vẫn đem dâng các thú vật làm của-lễ hy sinh để chuộc tội cho toàn dân. Ngoài ra, những cá nhân nào phạm phải một Lê-vi Ký 16:1-34; 5:1-6, 17-19). Đức Chúa Trời chấp nhận các của-lễ đổ huyết ấy nhằm chuộc tội hay tạm hủy bỏ tội lỗi của những người Y-sơ-ra-ên. Nhưng đấy chỉ là sự giải thoát tạm thời, vì Kinh-thánh nói: “Huyết của bò đực và dê đực không thể cất tội-lỗi đi được” (Hê-bơ-rơ 10:3, 4). Tuy nhiên, các khía cạnh khác nhau trong sự thờ phượng bao gồm thầy tế lễ, đền thờ, bàn thờ và các của-lễ, đều là một sự “minh họa” hay là “bóng của sự tốt-lành ngày sau” gồm của-lễ hy sinh của Chúa Giê-su (Hê-bơ-rơ 9:6-9, 11, 12; 10:1).
số tội đặc biệt thì có thể phải dâng riêng một của-lễ chuộc tội nữa (15 Kinh-thánh nhấn mạnh cho chúng ta biết rằng điều ấy hết sức quan trọng để được tha thứ tội lỗi: “Ấy là trong đấng Christ, chúng ta được cứu-chuộc bởi huyết Ngài [Giê-su], được tha tội, theo sự dư-dật của ân-điển Ngài” (Ê-phê-sô 1:7; I Phi-e-rơ 2:24). Như thế sự chết của Chúa Giê-su không những chỉ cung cấp giá chuộc, mà còn có thể che đậy tội lỗi của chúng ta, khiến cho tội lỗi của chúng ta có thể được tha thứ. Nhưng chúng ta cũng phải thỏa mãn một điều kiện. Vì chúng ta đã “được chuộc bằng giá cao rồi”, đúng thế, bằng giá chuộc của đấng Christ, nên chúng ta phải sẵn lòng nhìn nhận ngài là Chúa chúng ta hay Sở hữu chủ của chúng ta, và chúng ta phải vâng lời ngài (I Cô-rinh-tô 6:11, 20; Hê-bơ-rơ 5:9). Vì thế cho nên không những chúng ta phải ăn năn về tội lỗi mình mà còn phải thực hành đức tin nơi sự hy sinh của Giê-su, Chúa chúng ta nữa.
16 Nếu chúng ta làm thế, thì chúng ta không cần phải chờ để được tha tội mãi đến khi Đức Chúa Trời giải thoát nhân loại khỏi các hậu quả của tội lỗi bằng cách hủy diệt bệnh tật và sự chết. Nhưng Kinh-thánh nói ngay từ bây giờ chúng ta có thể hưởng được sự tha tội, và kết quả là đạt được một lương tâm trong sạch trước mắt Đức Chúa Trời (I Giăng 2:12).
17 Vậy thì sự hy sinh của Chúa Giê-su phải có ý nghĩa đặc biệt đối với cá nhân chúng ta mỗi ngày. Nhờ có sự hy sinh ấy mà Đức Chúa Trời có thể tha thứ tội lỗi cho chúng ta. Sứ I Giăng 2:1; Lu-ca 11:2-4). Đây là một điều dạy dỗ căn bản của Kinh-thánh và là điều rất quan trọng để cho chúng ta được hạnh phúc lâu dài (I Cô-rinh-tô 15:3).
đồ Giăng giải thích: “Ta viết cho các con những điều này, hầu cho các con khỏi phạm tội. Nếu có ai phạm tội, thì chúng ta có Đấng cầu thay ở nơi Đức Chúa Cha, là Giê-su Christ, tức là Đấng công-bình” (BẠN SẼ LÀM GÌ?
18 Bạn phản ứng thế nào trước những gì Kinh-thánh nói về nguyên nhân của bệnh tật và sự chết, về giá chuộc và sự sắp đặt nhằm tha thứ tội lỗi qua Chúa Giê-su? Một người có thể thu nhận những điều ấy trong trí óc, nhưng không để cho động đến lòng mình hay đời sống mình. Nhưng chúng ta thì còn cần phải làm hơn thế nữa.
19 Bạn có biết ơn Đức Chúa Trời về tình yêu thương Ngài đã bày tỏ bằng cách cung cấp giá chuộc không? Sứ đồ Giăng viết: “Đức Chúa Trời yêu-thương thế-gian đến nỗi đã ban Con một của Ngài” (Giăng 3:16). Hãy nhớ rằng thế gian loài người đều đã phạm tội, xa cách Đức Chúa Trời (Rô-ma 5:10; Cô-lô-se 1:21). Chính bạn sẽ hy sinh con yêu dấu nhất của bạn để cứu những người mà đa số chỉ rất ít quan tâm đến bạn hoặc chẳng để ý đến bạn gì cả, hay không? Vậy mà Đức Giê-hô-va đã cho Con trai trung thành và không tì vết, Con Đầu lòng rất yêu dấu của Ngài xuống trái đất để bị khinh bỉ, bị sỉ nhục và bị giết hầu đem lại sự giải thoát cho nhân loại. Điều ấy đã khiến Phao-lô viết: “Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu-thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết” (Rô-ma 5:8).
20 Con Ngài cũng bày tỏ lòng yêu thương nữa. Con ấy đã tự nguyện hạ mình xuống để trở nên một người. Ngài đã hầu việc những người bất toàn, dạy dỗ họ và chữa lành bệnh cho họ. Mặc dù vô tội, ngài đã chấp nhận bị chế nhạo và bị hành hạ, rồi nhận lấy một cái chết nhục nhã trong tay Lu-ca 22:47 đến 23:47.
những kẻ thù của lẽ thật. Để nhận thức được rõ hơn về mọi điều ấy, bạn hãy dành thời giờ để đọc sự tường thuật về việc Chúa Giê-su bị phản bội, bị đem ra xử, bị nhục mạ và hành quyết, như ghi trong21 Bạn sẽ phản ứng thế nào trước tất cả những điều này? Chắc chắn không nên để việc chấp nhận một sự sắp đặt đầy yêu thương về giá chuộc trở thành một lý do để bào chữa cho cách cư xử sai trái của mình. Nếu làm như thế tức là trật hẳn mục đích của giá chuộc rồi, thậm chí còn có thể đi đến chỗ thực hành tội không tha thứ được nữa (Hê-bơ-rơ 10:26, 29; Dân-số Ký 15:30). Tốt hơn là chúng ta hãy cố gắng có một đời sống như thế nào để làm vinh hiển cho Đấng Tạo hóa mình. Và đức tin nơi sự sắp đặt tuyệt diệu mà Ngài đã thực hiện qua Con Ngài phải thúc đẩy chúng ta nói về sự sắp đặt ấy cho những người khác nghe, và giúp họ hiểu làm thế nào chính họ cũng có thể được hưởng lợi ích nữa (Công-vụ các Sứ-đồ 4:12; Rô-ma 10:9, 10; Gia-cơ 2:26; II Cô-rinh-tô 5:14, 15).
22 Khi ở trên đất, Chúa Giê-su nói ngài có thể nhơn danh Đức Chúa Trời mà tha tội cho người ta. Có một số kẻ thù đã chỉ trích ngài về lời nói ấy. Vì thế Chúa Giê-su đã chứng minh cho họ thấy bằng cách chữa lành cho một người bị bại (Lu-ca 5:17-26). Như vậy, nếu tội lỗi đã khiến cho loài người phải chịu lấy những hiệu quả đau đớn về thể chất, thì sự tha tội có thể mang lại cho họ nhiều lợi ích thật sự. Điều này rất quan trọng! Việc Chúa Giê-su thực hiện trên đất chứng tỏ cho thấy rằng Đức Chúa Trời có thể chấm dứt được bệnh tật và sự chết. Điều ấy phù hợp với điều mà chính Chúa Giê-su đã từng phán, tức là: Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã ban Con Ngài cho nhân loại, hầu cho hễ ai thực hành đức tin nơi Con ấy thì sẽ được “sự sống đời đời” (Giăng 3:16). Nhưng thế nào? Khi nào? Và còn những người thân yêu của chúng ta đã chết rồi thì sao?
[Câu hỏi thảo luận]
Tại sao bệnh tật và sự chết là một điều khó giải thích được? (1, 2)
Làm sao bệnh tật và sự chết lại ảnh hưởng đến chúng ta? (3-5)
Tại sao chỉ một mình Đức Chúa Trời mới có thể giải quyết vấn đề về bệnh tật và sự chết? (6, 7)
Giá chuộc đã được cung cấp như thế nào? (8-11)
Tội lỗi của chúng ta được tha thứ trên căn bản nào? (12-17)
Bạn phản ứng như thế nào trước những điều mà Đức Chúa Trời và Chúa Giê-su đã thực hiện? (I Giăng 4:9-11). (18-21)
Nhờ có sự tha tội mà chúng ta có thể có được hy vọng gì? (22)
[Khung nơi trang 103]
Tác giả khoa học Issac Asimov đã giải thích rằng trong não bộ của loài người, các phân tử RNA hợp thành “một hệ thống phân loại và lưu trữ tin tức rất hoàn hảo, có khả năng dung nạp tất cả mọi tin tức và mọi dữ kiện để lưu giữ mà con người khả dĩ muốn lưu trữ, thậm chí đến gấp hơn một tỷ lần như thế nữa” (The New York “Times Magazine”).
[Hình nơi trang 108]
Các của-lễ hy sinh thời Y-sơ-ra-ên hình dung trước về sự hy sinh cứu chuộc của Chúa Giê-su