Liên lạc với lãnh vực thần linh
Chương 13
Liên lạc với lãnh vực thần linh
“CON NGƯỜI có nhu cầu thông tri thật thâm sâu”. Cuốn sách Machines (Máy móc) đã dùng lời khẳng định trên để dẫn nhập vào chương nói về vô tuyến điện. Nhờ có vô tuyến điện mà chúng ta có thể liên lạc với nhau khắp nơi trên trái đất và ngay cả nghe được các phi hành gia trong không gian nữa.
2 Việc truyền thông bằng vô tuyến điện giờ đây là một phần trong đời sống chúng ta. Nhưng nhiều người không biết hoặc hiểu lầm về một loại truyền thông quan trọng hơn thế nhiều—đó là liên lạc với lãnh vực thần linh.
NÓI CHUYỆN VỚI ĐẤNG TẠO HÓA
3 Nhiều thế kỷ trước khi phát minh ra vô tuyến điện, vua Đa-vít đã viết:
“Hỡi Đức Giê-hô-va, xin lắng tai nghe lời tôi... Hỡi Vua tôi, Đức Chúa Trời tôi, xin hãy nghe tiếng kêu của tôi, vì tôi cầu nguyện cùng Chúa” (Thi-thiên 5:1, 2).
Phải chăng hợp lý là Đấng thông minh nhất vũ trụ có thể “lắng tai nghe” được những gì chúng ta nói trong lời cầu nguyện nếu Ngài muốn? Và phải chăng chúng ta nên khôn ngoan mà tìm kiếm sự trợ giúp nơi Đức Chúa Trời, là Đấng có thể ban cho chúng ta sự hướng dẫn tốt nhất? (Thi-thiên 65:2).
4 Muốn truyền thông bằng vô tuyến điện thì cần phải có Hê-bơ-rơ 11:6). Mặt khác, hạnh kiểm của người cầu nguyện phải phù hợp với những tiêu chuẩn đạo đức và đường lối của Đức Chúa Trời, nếu không Ngài sẽ chẳng nghe người ấy, cũng giống như một người đứng đắn sẽ không muốn nghe chương trình truyền thanh nào mà người ấy xét là vô đạo đức (I Giăng 3:22; Ê-sai 1:15).
một máy phát thanh và một máy thâu thanh. Nhưng muốn liên lạc với Đức Chúa Trời bằng lời cầu nguyện thì chúng ta cần có những gì? Trước tiên cần phải có đức tin. “Vì kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời, và Ngài là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm-kiếm Ngài” (5 Đức Giê-hô-va không buộc chúng ta phải nói lời cầu nguyện theo những phép tắc nghiêm nhặt nào. Dù chúng ta cầu nguyện lớn tiếng hay thầm trong lòng thì Ngài cũng vẫn “nghe”. Chúng ta có thể cầu nguyện đứng hoặc ngồi, quì gối hay nằm trên giường cũng được (I Sa-mu-ên 1:12, 13; I Các Vua 8:54). Không cần phải sử dụng những từ ngữ đặc biệt hay kiểu nói tôn giáo nào cả. Điều quan trọng là phải thành thật và khiêm nhường. Hãy xem Chúa Giê-su minh họa điều này như thế nào nơi Lu-ca 18:10-14.
6 Với tư cách cá nhân, chúng ta có thể đến gần Đức Giê-hô-va bằng lời cầu nguyện bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, Ngài cũng sẵn sàng nhận lời cầu nguyện chung của nhiều người, chẳng hạn như của hội thánh tín đồ đấng Christ. Bằng cách nghe lời cầu nguyện trong các buổi họp của hội thánh, một số người chưa bao giờ cầu nguyện đã học được cách sử dụng phương pháp liên lạc quan trọng này. Gia đình có thể và nên cầu nguyện chung với nhau. Ở các bữa ăn chẳng hạn, mọi người trong gia đình có thể bắt chước Chúa Giê-su mà cám ơn Đức Chúa Trời đã ban cho mình thức ăn (Mác 8:6).
7 Có lẽ bạn cũng biết vài người đã than phiền rằng họ cầu nguyện nhưng chẳng thấy được trả lời. Vì sao? Chúa Giê-su nói với môn đồ: “Điều chi các ngươi sẽ cầu-xin nơi Cha, thì Ngài sẽ nhơn danh ta mà ban cho các ngươi”. Như vậy Giăng 16:23; 14:6). Ngoài ra, Chúa Giê-su muốn nói gì qua chữ “điều chi”? Sứ đồ Giăng cho thấy bất cứ “điều chi” cầu xin thì phải “theo ý-muốn Ngài [Đức Giê-hô-va]” mới được. Chúng ta khó thể nào chờ đợi một Đức Chúa Trời công bình lại chấp nhận những lời cầu xin có mục đích xấu xa, vô đạo đức hoặc tham lam (I Giăng 5:14). Vậy mà có nhiều người cầu nguyện xin được giàu sang hay quyền thế ngay tức thì. Vậy thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi Đức Chúa Trời không nghe họ. Trước hết chúng ta nên cầu xin những điều như ý của Đức Chúa Trời được thành tựu trên đất, rồi sau đó mới cầu cho những nhu cầu chính đáng của mình (Ma-thi-ơ 6:9-11).
thì chúng ta chỉ có thể đến gần với Đức Chúa Trời qua trung gian Chúa Giê-su mà thôi, không qua trung gian bất cứ ai khác. Liệu vấn đề có phải là tại vì không tôn trọng điều kiện ấy chăng? (8 Lời cầu nguyện cho chúng ta cơ hội nói với Đức Chúa Trời như với một người Cha đầy yêu thương, bày tỏ cho Ngài biết những niềm vui, nỗi phiền muộn và nhu cầu của mình. Nếu bạn chưa quen cầu nguyện đều đặn, thì bạn hãy nên làm ngay đi. Việc bạn có được mối liên lạc đầy tin cậy với Đức Chúa Trời và có thể liên lạc với Ngài bất cứ lúc nào sẽ cho bạn sự bình an về tinh thần và đem lại hạnh phúc cho bạn. Bạn có thể trao mọi gánh nặng của mình cho Ngài, vì biết rằng Ngài quan tâm đến bạn (Thi-thiên 86:1-6; Phi-líp 4:6, 7).
ĐÁP ỨNG TỪ LÃNH VỰC THẦN LINH
9 Một trong những vấn đề chính để cầu nguyện với Đức Chúa Trời là xin Ngài cho chúng ta sự hướng dẫn và sự khôn ngoan (Thi-thiên 27:11; 119:34-36; Gia-cơ 1:5). Nhưng Ngài sẽ đáp lời chúng ta thế nào? Thời xưa đôi khi Đức Chúa Trời truyền những thông điệp của Ngài qua trung gian các thiên sứ hay nhà tiên tri. Nhưng sứ đồ Phao-lô nói rằng nay Đức Chúa Trời “phán-dạy chúng ta bởi Con Ngài”, mà những sự dạy dỗ và nếp sống của Chúa Giê-su đã được trình bày rõ ràng trong Kinh-thánh (Hê-bơ-rơ 1:1, 2; 2:1-3; Giăng 20:31). Như vậy, thay vì chờ đợi Đức Chúa Trời đích thân nói với chúng ta, chúng ta nên tìm kiếm sự giúp đỡ của Ngài qua phương tiện mà Ngài đã chọn sử dụng, tức Kinh-thánh. Do đó nếu cầu nguyện xin Đức Chúa Trời hướng dẫn thì chúng ta phải chuyên cần học hỏi Lời của Ngài (Châm-ngôn 2:1-5). Đức Chúa Trời còn ban cho ta sự giúp đỡ qua những tín đồ đấng Christ tận tụy năng nhóm họp đều đặn để học hỏi và thảo luận về Kinh-thánh (II Ti-mô-thê 2:1, 2).
Giăng 16:7-13). Vua Đa-vít đã cầu xin: “Xin dạy tôi làm theo ý-muốn Chúa... Nguyện [thánh linh) tốt-lành của Chúa dẫn tôi vào đất bằng-thẳng” (Thi-thiên 143:10).
10 Để đáp lại lời cầu xin của chúng ta, Đức Chúa Trời cũng có thể giúp đỡ cá nhân chúng ta bằng thánh linh của Ngài. Bằng thánh linh, Ngài giúp cho tín đồ đấng Christ hiểu rõ Lời của Ngài và áp dụng các lời ấy (CÓ KẺ ÁC TRONG LÃNH VỰC THẦN LINH KHÔNG?
11 Kinh-thánh cho biết rằng không những có Đức Giê-hô-va, có Con của Ngài và các thiên sứ ở trong lãnh vực thần linh, và chúng ta có thể liên lạc được với Đức Chúa Trời bằng lời cầu nguyện. Mà ngoài ra Kinh-thánh đáng tin cậy nói còn có những tạo vật thần linh thông minh khác nữa, nhưng nay họ rất gian ác, đó là Sa-tan và các quỉ sứ.
12 Nhiều người tưởng rằng “Ma-quỉ” chỉ là sản phẩm của mê tín hay thần thoại thời xưa còn lại. Nhiều người khác thì nghĩ rằng “Sa-tan” mà Kinh-thánh đề cập đến chẳng qua chỉ là nguyên lý của sự ác mà thôi.
13 Tuy nhiên, chúng ta thấy Ma-thi-ơ 4:1-11 kể lại rằng Sa-tan đã cám dỗ Chúa Giê-su trên ba phương diện rõ rệt. Thế thì chắc chắn Sa-tan nói đến ở đây không thể nào là nguyên lý của sự ác ở trong Chúa Giê-su được, vì Con của Đức Chúa Trời không có gì là gian ác và tội lỗi (Hê-bơ-rơ 7:26; 1:8, 9). Không, Sa-tan là một nhân vật có thật. Điều ấy cũng thấy rõ trong sự tường thuật nơi Gióp 1:6-12 kể lại Sa-tan đến trước mặt Đức Giê-hô-va.
14 Nhưng do đâu mà lại có Sa-tan vậy? Chúng ta biết rằng Đức Giê-hô-va là Đấng Tạo hóa của mọi vật, và “công-việc Hòn-Đá [Đức Giê-hô-va] là trọn-vẹn” (Phục-truyền Luật-lệ Ký 32:4; Khải-huyền 4:11). Vậy thì hợp lý là Sa-tan ban đầu là một tạo vật thần linh chính trực do Đức Giê-hô-va tạo ra cùng với các thiên sứ khác, phải không? Thế thì tại sao mà hắn lại trở thành hư hỏng được? Gia-cơ 1:14, 15 giúp chúng ta hiểu:
“Nhưng mỗi người bị cám-dỗ khi mắc tư-dục xui-giục mình. Đoạn, lòng tư-dục cưu-mang, sanh ra tội-ác; tội-ác đã trọn, sanh ra sự chết”.
15 Cứ nhìn những điều xảy ra giữa loài người, chúng ta biết rằng ngay cả một người ở một vị thế được tin cậy đi nữa cũng có thể lạm dụng tình thế để đạt thêm quyền hành. Đó có lẽ là điều đã xảy ra với một thiên sứ của Đức Chúa Trời. Được quyền tự do chọn lựa, tạo vật thần linh ấy đã chọn theo con đường xấu, chắc hẳn nghĩ rằng hắn có thể trở nên như Đức Chúa Trời và được loài người theo hắn. Thái độ của hắn hiển nhiên giống như thái độ của vị vua xứ Ty-rơ nói trong Ê-xê-chi-ên 28:1-19. Vị vua này được hưởng một địa vị đầy đặc ân so với nước Y-sơ-ra-ên xưa, nhưng vua ấy sinh ra kiêu ngạo và rồi phải bị suy bại. Cũng thế, sự kiêu ngạo sẽ khiến cho kẻ tự làm thành Sa-tan, kẻ chống lại Đức Chúa Trời, bị tàn hại.
16 Hiểu về sự hiện hữu của Sa-tan làm sáng tỏ những biến cố xảy ra ở vườn Ê-đen mà hậu quả là chúng ta trở thành những người bất toàn, tội lỗi, bị bệnh tật và chết. Với trí thông minh siêu phàm, Sa-tan đã dùng một con rắn để nói với Ê-va một lời đề nghị dối trá và gây chết người (Sáng-thế Ký 3:1-5). Bởi thế, Khải-huyền 12:9 gọi Sa-tan là “con rắn xưa”. Và Chúa Giê-su nói là hắn “chẳng bền giữ được lẽ thật”, mà đã trở thành “cha sự nói dối” và là “kẻ giết người” (Giăng 8:44).
17 Sa-tan không phải là tạo vật thần linh duy nhất đã nổi loạn. Sáng-thế Ký 6:1-3 giải thích rằng vào thời Nô-ê, có một số thiên sứ—có lẽ hùa theo sự phản loạn của Sa-tan—đã mặc lấy thân thể của loài người để có những sự khoái lạc tình dục với các người nữ trong nhân loại. Đấy là một hành vi phản tự nhiên và bại hoại (Giu-đe 6, 7). Khi Đức Chúa Trời làm ra trận nước lụt toàn cầu để hủy diệt mọi sự gian ác khỏi trái đất, thì các thiên sứ bất tuân ấy trở về lãnh vực thần linh, nhưng bây giờ đứng hẳn theo phe Sa-tan, làm quỉ sứ (II Phi-e-rơ 2:4, 5). Các chuyện thần thoại nổi tiếng của Hy-lạp và La-mã thường nói về việc các vị thần đi đi lại lại giữa trời và đất, có thể đó là những hình thức xuyên tạc thêm về các thiên sứ bất tuân như tường thuật trong Kinh-thánh.
ẢNH HƯỞNG GIAN ÁC TỪ LÃNH VỰC THẦN LINH
18 Các ác thần không muốn làm điều lành cho chúng ta; trái lại, chúng nhất quyết lường gạt và đưa chúng ta đi lạc, lìa bỏ Đức Chúa Trời. Sứ đồ Phao-lô nói Sa-tan là “chúa đời này”, và hắn đã làm “mù lòng những kẻ chẳng tin”, hầu cho họ không nhận biết “tin mừng” về Đấng Christ (II Cô-rinh-tô 4:4). Về mặt này quả là hắn đã thành công.
19 Một chiến thuật mà hắn đã dùng là khuyến khích quan điểm cho rằng chẳng có Ma-quỉ hay Sa-tan nào cả. Hắn làm như vậy giống như kẻ cướp gieo rắc ý nghĩ cho rằng trong vùng chẳng có đảng cướp nào cả, để khiến cho mọi người có cảm giác an toàn giả tạo. Một chiến thuật khác phản ảnh trong các việc tàn bạo do những kẻ cuồng tín về tôn giáo gây ra—viễn chinh của thập tự quân, điều tra của pháp đình tôn giáo thời Trung Cổ, ban phép lành cho chiến tranh. Những việc này đã khiến nhiều người quay lưng lại với Đức Chúa Trời, vì họ lầm tưởng rằng các giáo hội như thế đại diện cho Ngài.
20 Hãy nhớ là Phao-lô đã gọi Sa-tan là “chúa đời này”. Nhiều người chê cười trước ý kiến là Sa-tan có thể vận động và thao túng các nước. Nhưng khi Sa-tan đề nghị cho Đấng Christ quyền hành trên các nước, Chúa Giê-su không hề phủ nhận rằng Ma-quỉ có quyền lực trên các nước chính trị (Lu-ca 4:5-8). Vả lại, người ta há chẳng thấy rằng mọi việc ở thế gian hiện nay dường như có một quyền lực ác đứng đằng sau hay sao? Hãy nhớ điều này trong khi đọc lại những gì Khải-huyền 12:9, 12 nói về các sự cố gắng của Sa-tan.
HÃY TRÁNH LIÊN LẠC VỚI CÁC THẦN DỮ
21 Các nhà khoa học đã nghiên cứu về cái mà người ta gọi là “khả năng cảm nhận phi thường” (ESP). Sự cảm nhận này bao gồm những hiện tượng như một người có thể biết được ý tưởng của người khác, mô tả được những biến cố hoặc đồ vật mà người ấy chưa từng thấy hay chưa từng nghe bao giờ, và rồi sử dụng ‘tinh thần trên vật chất’ để ảnh hưởng những thứ ấy như điều khiển con súc sắc. Sau khi làm cố gắng loại bỏ mọi sự gian trá có thể xảy ra, các nhà nghiên cứu tâm linh vẫn không thể nào giải thích nổi những hiện tượng siêu nhiên ấy. Có thể nào lời trong Kinh-thánh giải thích được không?
22 Sa-tan và các quỉ sứ có thể ảnh hưởng trực tiếp trên loài người và các công việc của họ. Để thí dụ, Kinh-thánh kể lại rằng một cô gái kia ở thành Phi-líp, xứ Hy-lạp, có thể nói trước những điều sẽ xảy ra. Làm sao được? Sự ghi chép lịch sử nói cô gái đó bị “quỉ Phi-tôn ám vào”. Sứ đồ Phao-lô sau đó đã giải cứu cô gái ấy khỏi quyền lực của quỉ dữ (Công-vụ các Sứ-đồ 16:16-18).
23 Bởi vì các quỉ sứ có thật, và chúng có nhiều quyền lực nên Lời của Đức Chúa Trời cảnh cáo rất nhiều lần và bảo chúng ta đừng dính líu gì với các quỉ. Kinh-thánh lên án việc sử dụng các loại bùa, ngải (như của ma thuật hay vu-đu), việc cầu hỏi đồng cốt hay liên lạc với người chết (Phục-truyền Luật-lệ Ký 18:10-12; Lê-vi Ký 20:6, 27; Ga-la-ti 5:19-21). Các lời cảnh cáo ấy nay vẫn còn giá trị. Chắc hẳn bạn cũng thấy ngày nay người ta chú ý nhiều đến các hiện tượng tâm linh siêu hình và khoa học huyền bí. Có nhiều phim ảnh và tiểu thuyết tả các “thần linh” hay nỗ lực của con người để đuổi tà ma. Việc dùng ván cầu cơ hay khoa chiêm tinh để tìm sự hướng dẫn ngày nay cũng rất phổ thông.
Ma-thi-ơ 8:28-33). Các quỉ sứ đã quấy nhiễu người ta bằng những tiếng động ban đêm, dời chỗ các đồ vật, sờ mó bộ phận sinh dục hay gây ra các bệnh tật. “Tiếng nói” của quỉ sứ đã dẫn đưa một số người đến chỗ điên dại, tự tử hay giết người.
24 Việc liên lạc với các thần dữ là điều rất nguy hiểm. Các báo cáo cho thấy rằng một khi bị vướng vào vòng ảnh hưởng của các quỉ sứ rồi, thì người ta có thể bị nhiều cái hại—về thể xác, tinh thần và cảm xúc. (So sánh25 Tất nhiên một số hiện tượng “dị thường” có thể là do những nguyên nhân về thể chất gây ra, chẳng hạn một người bị rối loạn về chất hóa học trong cơ thể khiến ảnh hưởng đến trí óc và các giác quan. Tuy nhiên quả là điên rồ nếu giản dị từ chối không tin có Sa-tan và các quỉ. Xin đừng coi thường lời cảnh cáo nghiêm trọng của Kinh-thánh về Sa-tan và các quỉ.
26 Nếu một người bị các quỉ quấy nhiễu, thì có thể nào giải thoát được không? Đức Chúa Trời ngày nay không dùng những người để đi chữa lành cho kẻ bị bệnh, đuổi các quỉ hay Công-vụ các Sứ-đồ 26:18; Ê-phê-sô 6:12). Muốn được như vậy, chúng ta cần phải quay về Đức Giê-hô-va, cầu nguyện với Ngài, dùng danh Ngài và thành thật xin Ngài giúp đỡ (Châm-ngôn 18:10). Ngoài ra, người ta phải chống cự lại những cám dỗ của các quỉ, như Chúa Giê-su đã làm, và phải ngưng hẳn mọi thực hành đồng bóng và cắt đứt mọi giao thiệp không cần thiết với những người có liên lạc với các quỉ (Ma-thi-ơ 4:1-11; II Cô-rinh-tô 6:14-17).
làm kẻ chết sống lại, giống như Ngài dùng các sứ đồ thời xưa. Tuy nhiên Ngài sẽ giúp những ai mong muốn thoát ra khỏi “quyền-lực của quỉ Sa-tan” (27 Mặt khác, các báo cáo cho thấy rằng các quỉ thường tìm cách bắt liên lạc với loài người qua những đồ vật nào đó. Bởi thế, việc quan trọng là phải dẹp bỏ mọi vật dụng nào trước kia dùng trong việc thực hành ma thuật (các loại bùa mê, bùa hộ mạng, quả cầu pha lê v.v...). Kinh-thánh thuật lại rằng có ít người trước kia đã thực hành ma thuật ở thành Ê-phê-sô xưa nhưng nay đã dẹp bỏ hết các vật dụng ma thuật (Công-vụ các Sứ-đồ 19:18-20).
28 Chúng ta không cần phải luôn luôn lo sợ về các ác thần. Thay vì thế, Kinh-thánh khuyến giục chúng ta hãy lấy mọi khí giới thiêng liêng:
“Hãy đứng vững, lấy LẼ THẬT làm dây nịt lưng, mặc lấy giáp bằng sự CÔNG-BÌNH, dùng sự sẵn-sàng của TIN-LÀNH BÌNH AN làm giầy-dép. Lại phải lấy thêm ĐỨC-TIN làm thuẫn, nhờ đó anh em có thể dập tắt được các tên lửa của kẻ dữ. Cũng hãy lấy SỰ CỨU-CHUỘC làm mão trụ, và cầm gươm của thánh-linh, là LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI... thường thường làm đủ mọi thứ CẦU-NGUYỆN và nài-xin” (Ê-phê-sô 6:14-18).
Ở đây Lời của Đức Chúa Trời cho thấy là cách tốt nhất để che chở cho chúng ta khỏi rơi vào sự liên lạc ngoài ý muốn với các ác thần, ấy là liên lạc đều đặn với Đức Giê-hô-va qua sự cầu nguyện. Bởi thế, Kinh-thánh nói một cách rất thích đáng: “Vậy, hãy phục Đức Chúa Trời; hãy chống-trả Ma-quỉ, thì nó sẽ lánh xa anh em” (Gia-cơ 4:7).
[Câu hỏi thảo luận]
Tại sao chúng ta nên chú ý đến việc liên lạc với Đấng Tạo hóa? (1-3)
Các lời cầu nguyện của chúng ta sẽ được chấp nhận với điều kiện nào? (I Phi-e-rơ 3:12). (4, 5)
Kinh-thánh nói gì về tính chất những lời cầu nguyện của chúng ta? (6-8)
Chúng ta có thể nhận được sự liên lạc với Đức Chúa Trời như thế nào? (9, 10)
Làm sao chúng ta biết Sa-tan có thực? Hắn do đâu mà có? (11-15)
Chúng ta biết về Sa-tan và các quỉ thì giúp ích chúng ta như thế nào? (16, 17)
Các thần dữ đã ảnh hưởng trên nhân loại như thế nào? (II Cô-rinh-tô 11:13-15). (18-20)
Những thực hành nào có thể đưa một người đến chỗ dính líu với các thần dữ? (21-23)
Bạn có thể làm thế nào để tự che chở mình khỏi mọi sự liên lạc tai hại với thế giới thần linh? (24-28)
[Hình nơi trang 123]
Hằng ngày chúng ta đều có thể liên lạc với Đức Chúa Trời qua lời cầu nguyện