Lời tiên tri đã thật sự xảy ra
Chương 9
Lời tiên tri đã thật sự xảy ra
Loài người không thể tiên đoán về tương lai một cách chắc chắn được. Nhiều lần những lời tiên đoán của họ đã bị thất bại não nề. Vậy cuốn sách có lời tiên tri thật sự xảy ra phải làm cho chúng ta chú ý. Đó là cuốn Kinh-thánh.
1. (Kể cả phần nhập đề). Sự kiện Kinh-thánh ghi lại các lời tiên tri thật sự xảy ra chứng tỏ cho chúng ta thấy điều gì?
NHIỀU lời tiên tri trong Kinh-thánh đã thật sự xảy ra từng chi tiết, đến độ những người phê bình cho là các lời đó viết ra sau khi đã được ứng nghiệm. Nhưng lời tuyên bố như thế là không đúng. Đức Chúa Trời là Đấng toàn năng có đủ khả năng để nói tiên tri (Ê-sai 41:21-26; 42:8, 9; 46:8-10). Các lời tiên tri trong Kinh-thánh đã thật sự xảy ra là bằng chứng cho thấy có sự soi dẫn của Đức Chúa Trời, chứ không phải được viết sau khi xảy ra. Bây giờ chúng ta sẽ xem qua một số lời tiên tri đặc biệt đã thực sự xảy ra, cho thêm bằng chứng Kinh-thánh là lời Đức Chúa Trời chứ không phải lời của loài người.
Sự lưu đày ở Ba-by-lôn
2, 3. Điều gì đã dẫn đến việc vua Ê-xê-chia cho các sứ thần Ba-by-lôn xem tất cả kho báu của cung điện và cả nước vua?
2 Ê-xê-chia làm vua tại Giê-ru-sa-lem khoảng 30 năm. Vào năm 740 TCN, ông đã chứng kiến nước láng giềng Y-sơ-ra-ên ở miền bắc bị A-si-ri Ê-sai 37:33-38).
hủy diệt. Vào năm 732 TCN, ông đã thấy được quyền lực giải cứu của Đức Chúa Trời, khi Ngài làm cho dự tính chinh phục Giê-ru-sa-lem của A-si-ri bị thất bại, quân xâm lược đã lãnh thảm họa não nề (3 Bấy giờ, vua Ê-xê-chia đang tiếp các sứ thần của Mê-rô-đác—Ba-la-đan, vua Ba-by-lôn. Bề ngoài thì các sứ thần đến để chúc mừng vua Ê-xê-chia được lành sau cơn bạo bệnh. Tuy nhiên, dường như vua Mê-rô-đác—Ba-la-đan thấy vua Ê-xê-chia có thể là đồng minh hợp tác để chống lại cường quốc A-si-ri. Vua Ê-xê-chia không làm gì để xua tan ý định của vua Ba-by-lôn, mà còn cho các sứ thần vua ấy xem tất cả kho báu trong cung điện và của cả nước. Có lẽ vua cũng muốn có đồng minh hợp tác chống lại quân A-si-ri trong trường hợp chúng trở lại (Ê-sai 39:1, 2).
4. Ê-sai tiên tri hậu quả bi thảm nào vì lỗi lầm của vua Ê-xê-chia?
4 Ê-sai là nhà tiên tri nổi tiếng thời bấy giờ, và Ê-sai 39:5, 6).
ông thấy ngay sự hớ hênh của vua Ê-xê-chia. Ông biết rằng Đức Giê-hô-va, chứ không phải Ba-by-lôn, là sự bảo vệ chắc chắn nhất của Ê-xê-chia, và ông cho vua biết là hành động khoe khoang của báu với người Ba-by-lôn sẽ đưa vua vào thảm họa. Ê-sai nói: “Nầy, ngày đến, là khi mọi vật trong cung ngươi, mọi vật mà tổ-tiên ngươi đã chứa trong kho cho đến ngày nay, sẽ dời sang Ba-by-lôn”. Đức Giê-hô-va phán: “Chẳng còn tí nào hết” (5, 6. a) Giê-rê-mi đã nói gì để xác định lời tiên tri của Ê-sai? b) Các lời tiên tri của Ê-sai và Giê-rê-mi đã được ứng nghiệm bằng cách nào?
5 Vào thế kỷ thứ tám TCN, dường như lời tiên tri đó thấy khó ứng nghiệm. Tuy nhiên 100 năm sau, tình thế đã thay đổi hẳn. Ba-by-lôn là cường quốc ưu thắng, thay thế cho A-si-ri, trong lúc đó Giu-đa trở nên bại hoại về phương diện tôn giáo, đến nỗi Đức Chúa Trời rút lại ân huệ, không cho họ nữa. Lúc đó, một nhà tiên tri khác là Giê-rê-mi được soi dẫn để nói lại lời cảnh cáo của Ê-sai. Giê-rê-mi rao báo: “Ta sẽ sai... vua Ba-by-lôn, đến nghịch cùng đất nầy, nghịch cùng dân-cư nó.... Cả đất nầy sẽ trở nên hoang-vu gở-lạ, các nước nầy sẽ phục-sự vua Ba-by-lôn trong bảy mươi năm” (Giê-rê-mi 25:9, 11).
6 Khoảng bốn năm sau khi Giê-rê-mi nói lời tiên tri đó, người Ba-by-lôn đã biến nước Giu-đa thành một phần thuộc đế quốc của họ. Ba năm sau đó, họ bắt một số người Do Thái đi làm phu tù, và lấy theo một phần báu vật trong đền thờ Giê-ru-sa-lem về Ba-by-lôn. Tám năm sau dân Giu-đa nổi loạn, và vua Ba-by-lôn Nê-bu-cát-nết-sa lại xâm chiếm đất đó lần nữa. Lần này, thành phố và đền thờ bị hủy diệt. Tất cả báu vật và cả người Do Thái đều bị đem II Sử-ký 36:6, 7, 12, 13, 17-21).
sang tận Ba-by-lôn xa xôi, y như Ê-sai và Giê-rê-mi đã tiên tri (7. Ngành khảo cổ đã chứng thực cho sự ứng nghiệm của lời tiên tri về Giê-ru-sa-lem của Ê-sai và Giê-rê-mi thế nào?
7 Cuốn The Archaeological Encyclopedia of the Holy Land (Bách khoa Tự điển về khảo cổ Đất Thánh) ghi lại là khi cuộc tấn công dữ dội của Ba-by-lôn qua rồi, “thành [Giê-ru-sa-lem] hoàn toàn bị hủy diệt”.1 Nhà khảo cổ W. F. Albright nói: “Sự khai quật và khảo sát trên mặt đất ở Giu-đa đã chứng tỏ là những phố thị của xứ này không những bị người Canh-đê phá hủy hoàn toàn trong hai lần xâm lấn, mà cũng không còn ai ở trải qua nhiều thế hệ—thường thì không bao giờ có ai ở nữa trong cả lịch sử”2. Vậy là khảo cổ học đã xác nhận sự ứng nghiệm lạ lùng của lời tiên tri này.
Số phận của Ty-rơ
8, 9. Ê-xê-chi-ên đã tiên tri điều gì nghịch lại Ty-rơ?
8 Ê-xê-chi-ên là một người viết xưa đã ghi lại những lời tiên tri được Đức Chúa Trời soi dẫn. Ông đã tiên tri từ cuối thế kỷ thứ bảy đến thế kỷ thứ sáu TCN—nghĩa là, từ những năm trước sự hủy diệt của Giê-ru-sa-lem đến những thập niên đầu lúc người Do Thái bị lưu đày ở Ba-by-lôn. Thậm chí một số nhà phê bình hiện đại cũng đồng ý là sách này đã được viết vào khoảng các năm đó.
9 Ê-xê-chi-ên ghi lại lời tiên tri nổi bật về sự hủy diệt của Ty-rơ, nước láng giềng phía bắc của Y-sơ-ra-ên, và là một nước từ tư thế là bạn đổi thành nghịch thù với dân tộc Đức Chúa Trời (I Các Vua 5:1-9; Thi-thiên 83:2-8). Ông viết: “Vậy nên, Chúa Giê-hô-va phán rằng: Hỡi Ty-rơ! Nầy, ta địch cùng mầy. Ta sẽ khiến nhiều nước dấy nghịch cùng mầy, như sóng biển dấy lên vậy. Chúng nó sẽ hủy-phá những vách-thành Ty-rơ, và xô-đổ tháp của nó; ta sẽ cào bụi, khiến nó làm một vầng đá sạch-láng... Và quăng những đá, gỗ, và bụi-đất của mầy dưới nước” (Ê-xê-chi-ên 26:3, 4, 12).
10-12. Lời tiên tri của Ê-xê-chi-ên cuối cùng được ứng nghiệm vào lúc nào và thế nào?
10 Điều này đã thật sự xảy ra không? Chỉ vài năm sau khi Ê-xê-chi-ên nói lời tiên tri đó, vua Ba-by-lôn, Nê-bu-cát-nết-sa, đã vây hãm Ty-rơ (Ê-xê-chi-ên 29:17, 18). Tuy nhiên, sự vây hãm đó không phải là dễ. Thành này có một phần tọa lạc trên đất liền (gọi là Ty-rơ cũ), còn phần khác lại ở trên một hòn đảo khoảng nửa dặm ngoài khơi. Nê-bu-cát-nết-sa đã phải bao vây hòn đảo đến 13 năm, trước khi thành đó cuối cùng chịu qui hàng.
11 Tuy nhiên, mãi cho đến năm 332 TCN, lời tiên tri của Ê-xê-chi-ên mới được ứng nghiệm hết mọi chi tiết. Lúc đó, Đại đế Alexander, người chinh phục ở Macedonia, đang xâm chiếm Á Châu. Ty-rơ, cậy vào vị trí an toàn trên đảo, cố gắng chống lại ông. Alexander không muốn chừa lại kẻ thù lợi hại ở sau lưng, nhưng ông lại không muốn mất quá
nhiều năm vây hãm Ty-rơ, như Nê-bu-cát-nết-sa đã làm.12 Ông đã giải quyết vấn đề quân sự đó như thế nào? Ông xây một chiếc cầu, hay đắp đê, bắc ngang qua đảo, như vậy quân đội của ông có thể đi qua tấn công thành phố trên đảo này. Tuy nhiên, hãy chú ý đến việc ông đã dùng gì để đắp đê. Cuốn The Encyclopedia Americana (Bách khoa Tự điển Hoa Kỳ) ghi rằng: “Ông hủy phá thành phố trên đất liền, và dùng những mảnh vụn của tường thành đổ nát mà đắp con đê to lớn nối hòn đảo vào với đất liền trong năm 332”. Sau cuộc vây hãm tương đối ngắn ngủi, thành phố trên đảo đã bị hủy diệt. Hơn nữa, lời tiên tri của Ê-xê-chi-ên đã được ứng nghiệm đến từng chi tiết. Đến nỗi ‘những đá, gỗ và bụi đất’ của thành Ty-rơ cũ cũng đã bị ‘quăng dưới nước’.
13. Một du khách vào thế kỷ 19 đã miêu tả cảnh tượng của thành Ty-rơ ngày xưa ra sao?
13 Một du khách vào thế kỷ 19 đã bình luận về những gì còn lại của thành Ty-rơ xưa: “Không còn lại vết tích gì của thành Ty-rơ ngày xưa mà Sa-lô-môn và các tiên tri Y-sơ-ra-ên đã biết đến, chỉ trừ những ngôi mộ đục trong đá bên triền núi và chân tường thành... Ngay cả đến hòn đảo, mà Đại đế Alexander trong lúc vây hãm thành đã biến nó thành một mũi đất bằng cách lấp lại vùng nước ở giữa đảo và đất liền, hiện cũng không còn di tích đáng chú ý nào xưa hơn là di tích của thời Thập Tự Chiến. Thành phố hiện nay, tương đối là mới, tọa lạc ở miền bắc của phần đất thuộc hòn đảo ngày xưa, trong khi hầu hết phần đất còn lại chỉ là tàn tích không đáng chú ý”.3
Đến lượt nước Ba-by-lôn
14, 15. Ê-sai và Giê-rê-mi ghi lại lời tiên tri nào nghịch lại Ba-by-lôn?
14 Vào thế kỷ thứ tám TCN, nhà tiên tri Ê-sai, người đã cảnh cáo dân Do Thái về sự chinh phục sắp đến của Ba-by-lôn, cũng đã tiên tri một điều đáng kinh ngạc: đó là sự tiêu hủy hoàn toàn của chính Ba-by-lôn. Ông tiên tri một cách chi tiết: “Nầy, ta sẽ xui người Mê-đi nghịch cùng họ... Ba-by-lôn, là sự vinh-hiển các nước, sự hoa-mĩ của lòng kiêu-ngạo người Canh-đê, sẽ giống như Sô-đôm và Gô-mô-rơ mà Đức Chúa Trời đã lật-đổ. Nó sẽ chẳng hề có người ở nữa, trải đời nọ sang đời kia không ai ở đó” (Ê-sai 13:17-20).
15 Nhà tiên tri Giê-rê-mi cũng đã tiên tri trước nhiều năm về sự sụp đổ của Ba-by-lôn. Ông nói đến một chi tiết lý thú: “Sự hạn-hán ở trên các dòng nước nó đều bị cạn-khô!... Những lính chiến của Ba-by-lôn thôi đánh, cứ ở trong các đồn-lũy; sức chúng nó đã kiệt” (Giê-rê-mi 50:38; 51:30).
16. Ba-by-lôn bị chinh phục lúc nào và bởi ai?
16 Vào năm 539 TCN, vị vua cường tráng Si-ru của Phe-rơ-sơ, được quân Mê-đi yểm trợ, tiến quân vào thành Ba-by-lôn, chấm dứt sự cai trị của cường quốc này. Tuy vậy, vua Si-ru thấy thành Ba-by-lôn đáng sợ. Thành được bao bọc bởi các bức tường vĩ đại, và có vẻ không thể lay chuyển nổi. Sông lớn Ơ-phơ-rát cũng chảy qua thành, và góp phần quan trọng trong việc bảo vệ thành.
17, 18. a) Có “sự hạn-hán ở trên các dòng nước [Ba-by-lôn]” như thế nào? b) Tại sao ‘lính chiến của Ba-by-lôn thôi đánh’?
17 Sử gia Hy Lạp Herodotus miêu tả vua Si-ru đã giải quyết thế nào cho vấn đề đó: “Vua đã đặt một số quân ngay tại nơi cửa sông chỗ nước chảy vào thành, và một số khác ở phía sau nơi nước thoát ra, họ phải theo lệnh là tiến quân vào thành dọc theo lòng sông khi nước vừa cạn... Ông đào kinh để rút nước sông Ơ-phơ-rát vào một cái hồ [hồ nhân tạo được vua trước của Ba-by-lôn đào], lúc đó hồ này chỉ là một đầm lầy, và nước sông rút đến độ họ có thể lội qua lòng sông được. Do đó, những quân Phe-rơ-sơ đang đóng tại bờ sông ở Ba-by-lôn chờ dịp đó mà theo dòng nước lội vào, nước sông lúc đó đã rút, chỉ cao đến đùi, và vì vậy họ vào được thành”.4
18 Thành Ba-by-lôn bị thất thủ bằng cách đó, y như Giê-rê-mi và Ê-sai đã cảnh cáo. Nhưng hãy chú ý đến sự ứng nghiệm từng chi tiết của lời tiên tri này. Thật sự đã có ‘sự hạn hán ở trên các dòng nước nó đều bị cạn khô’. Nước sông Ơ-phơ-rát rút xuống đã giúp cho Si-ru vào được thành. Có phải ‘những lính chiến của Ba-by-lôn thôi đánh’ như Giê-rê-mi đã báo trước không? Kinh-thánh, cũng như các sử gia Hy Lạp Herodotus và Xenophon,
đều ghi lại rằng người Ba-by-lôn thật sự đang dự tiệc khi quân Phe-rơ-sơ mở cuộc tấn công.5 Bia sử Na-bô-nê-đô, một bia khắc chính thức bằng chữ hình nêm, nói rằng quân của Si-ru tiến vào thành Ba-by-lôn “không cần đánh”, nghĩa là không cần mở cuộc đánh lớn.6 Vậy là những quân lính của Ba-by-lôn đã không làm gì để bảo vệ thành.19. Lời tiên tri là Ba-by-lôn sẽ “chẳng hề có người ở” có được ứng nghiệm không? Hãy giải thích.
19 Còn lời tiên tri về thành Ba-by-lôn sẽ “chẳng hề có người ở” nữa thì sao? Lời đó không ứng nghiệm ngay trong năm 539 TCN. Nhưng lời tiên tri này đã thật sự xảy ra. Sau khi thất thủ, Ba-by-lôn là nơi phát xuất một số các cuộc nổi loạn, cho đến khi bị vua Xét-xe tiêu diệt vào năm 478 TCN. Đến cuối thế kỷ thứ tư, Đại đế Alexander có ý định lập lại thành này, nhưng ông đã chết trước khi công việc tiến xa hơn. Từ đó về sau, thành này suy tàn dần. Tuy vẫn còn có người ở đó vào thế kỷ thứ nhất công nguyên, nhưng ngày nay Ba-by-lôn xưa chỉ còn lại một đống tàn tích ở I-rắc. Cho dù tàn tích đó có được dựng lại phần nào, Ba-by-lôn cũng chỉ là chỗ cho du khách xem, chứ không phải là thành phố sống, sôi động nữa. Quang cảnh điêu tàn đó là bằng chứng cho sự ứng nghiệm của lời tiên tri được soi dẫn nghịch lại thành ấy.
Diễn tiến của các cường quốc
20, 21. Đa-ni-ên đã ghi lại lời tiên tri nào về sự diễn tiến của các cường quốc và lời đó được ứng nghiệm thế nào?
20 Vào thế kỷ thứ sáu TCN, trong lúc người Do Thái bị lưu đày tại Ba-by-lôn, một nhà tiên tri khác là Đa-ni-ên được soi dẫn để ghi lại những sự hiện thấy đáng chú ý. Ông cho biết trước về các biến cố thế giới trong tương lai. Trong một sự hiện thấy, Đa-ni-ên 8:20-22).
Đa-ni-ên miêu tả những con thú tượng trưng, con này sẽ thay thế con kia trên diễn đàn thế giới. Một thiên sứ giải thích những con thú này tượng trưng các cường quốc lần lượt xuất hiện từ thời đó trở đi. Về hai con thú cuối cùng, thiên sứ nói: “Con chiên đực mà ngươi đã thấy, có hai sừng, đó là các vua nước Mê-đi và Phe-rơ-sơ. Con dê xờm đực, tức là vua nước Gờ-réc; và cái sừng lớn ở giữa hai con mắt, tức là vua đầu nhứt. Về sừng đã gãy đi, có bốn sừng mọc lên trong chỗ nó: tức là bốn nước bởi dân-tộc đó dấy lên, song quyền-thế không bằng sừng ấy” (21 Sự hiện thấy có tính cách tiên tri này được ứng nghiệm chính xác. Đế quốc Ba-by-lôn bị Mê-đi Phe-rơ-sơ lật đổ, nhưng 200 năm sau, cường quốc
này đã bị cường quốc Hy Lạp thay thế. Đại đế Alexander dẫn đầu Đế quốc Hy Lạp, tức là “cái sừng lớn”. Tuy nhiên, sau khi Alexander chết, bốn vị tướng của ông tranh quyền nhau, và cuối cùng đế quốc rộng lớn đó bị chia thành bốn đế quốc nhỏ, tức là “bốn nước”.22. Trong lời tiên tri về sự diễn tiến của các cường quốc, có thêm cường quốc nào cũng được nói đến nữa?
22 Trong Đa-ni-ên đoạn 7, có một sự hiện thấy tương tự cũng cho biết xa hơn về tương lai. Cường quốc Ba-by-lôn được tượng trưng bằng con sư tử, Phe-rơ-sơ là con gấu, Hy Lạp là con beo có bốn cánh trên lưng và có bốn đầu. Rồi, Đa-ni-ên thấy một con thú khác “dữ-tợn, rất mạnh và có sức lắm... và có mười sừng” (Đa-ni-ên 7:2-7). Con thú thứ tư này tượng trưng trước cho cường quốc La Mã mạnh mẽ, bắt đầu hình thành khoảng ba thế kỷ sau khi Đa-ni-ên ghi lại lời tiên tri này.
23. Con thú thứ tư trong lời tiên tri của Đa-ni-ên “khác với hết thảy các nước” như thế nào?
23 Thiên sứ nói tiên tri về La Mã: “Con thú thứ tư sẽ làm nước thứ tư trên đất, khác với hết thảy các nước, và nó sẽ nuốt cả đất, giày-đạp và nghiền nát ra” (Đa-ni-ên 7:23). Trong sách A Pocket History of the World (Lịch sử thế giới), ông H. G. Wells nói: “Cường quốc La Mã mới này, đã nổi lên cai trị các nước tây phương trong thế kỷ thứ hai và thứ nhất TCN, trên nhiều phương diện là một đế quốc khác với bất cứ đế quốc thế giới nào trước đó”.7 La Mã bắt đầu là một nước cộng hòa và chuyển tiếp thành chế độ quân chủ. Khác với các cường quốc trước đó, La Mã không do một người nào dựng nên qua những cuộc chinh phục, nhưng cứ lớn mạnh không ngừng trải qua nhiều thế kỷ. La Mã cũng tồn tại lâu dài hơn, và kiểm soát nhiều vùng đất hơn bất cứ cường quốc nào trước đó.
24, 25. a) Mười cái sừng của con thú đã lộ diện như thế nào? b) Đa-ni-ên đã thấy trước sự tranh giành nào giữa các sừng của con thú?
24 Vậy còn mười cái sừng của con thú to lớn này là gì? Thiên sứ nói: “Mười cái sừng là mười vua sẽ dấy lên từ nước đó; và có một vua dấy lên sau, khác với các vua trước, và người đánh đổ ba vua” (Đa-ni-ên 7:24). Điều này xảy ra thế nào?
25 Khi Đế quốc La Mã bắt đầu suy yếu vào thế kỷ thứ năm CN, không có cường quốc nào thay thế La Mã ngay. Nhưng đế quốc này bị tan rã ra thành nhiều nước, tức “mười vua”. Cuối cùng, Đế quốc Anh đã đánh bại ba đế quốc đối địch là Tây Ban Nha, Pháp và Hà Lan, và rồi trở thành một cường quốc lớn. Vì thế cái ‘sừng’ mới này đánh đổ “ba vua” là vậy.
Lời tiên tri của Đa-ni-ên—Được viết sau chăng?
26. Các nhà phê bình cho là sách Đa-ni-ên được viết khi nào, và tại sao?
26 Kinh-thánh cho thấy sách Đa-ni-ên được viết vào thế kỷ thứ sáu TCN. Tuy nhiên, lời tiên tri đó được ứng nghiệm chính xác đến nỗi các người phê bình cho là sách Đa-ni-ên được viết vào khoảng năm 165 TCN, sau khi một số lời tiên tri đã được ứng nghiệm rồi.8 Lý do thật sự để những người phê
bình Kinh-thánh cho sách Đa-ni-ên được viết ra năm đó là vì họ thấy các lời tiên tri trong sách đó được ứng nghiệm đúng quá. Dù vậy, có nhiều tài liệu tham khảo coi sách này được viết vào năm 165 TCN như là một sự thật vậy.27, 28. Có một số sự kiện nào chứng tỏ rằng sách Đa-ni-ên không được viết vào năm 165 TCN?
27 Tuy nhiên, chúng ta phải cân nhắc những sự thật sau đây để phủ nhận giả thuyết đó. Thứ nhất, sách Đa-ni-ên được các sách Do Thái khác vào thế kỷ thứ hai TCN nhắc đến, chẳng hạn như quyển đầu của sách Macabê. Thứ hai, sách này cũng được dịch ra tiếng Hy Lạp trong bản dịch Septuagint, mà bản dịch này lại có từ thế kỷ thứ ba TCN.9 Thứ ba, những mảnh nhỏ của sách Đa-ni-ên rất thường được tìm thấy trong số các cuộn Kinh-thánh tại Biển Chết—và người ta tin rằng những mảnh này đã có khoảng năm 100 TCN.10 Rõ ràng là chẳng bao lâu sau khi được viết xong, sách Đa-ni-ên đã được phổ biến rộng rãi và được quí trọng: đây là bằng chứng vững chắc cho thấy nó đã được viết từ lâu, trước cái năm mà các nhà phê bình dự đoán.
28 Hơn nữa, sách Đa-ni-ên chứa đựng những chi tiết lịch sử mà người viết vào thế kỷ thứ hai không biết. Đặc biệt là trường hợp của Bên-xát-sa, người cai trị xứ Ba-by-lôn bị giết khi Ba-by-lôn thất thủ vào năm 539 TCN. Các tài liệu chính, ngoài Kinh-thánh, nói về sự sụp đổ của Ba-by-lôn là của Herodotus (thế kỷ thứ năm), Xenophon (thế kỷ thứ năm và thứ tư) và Berossus (thế kỷ thứ ba). Không có cuốn nào trong những tài liệu này nói đến Bên-xát-sa.11 Thế thì không thể nào một người viết trong thế kỷ thứ hai lại có được các dữ kiện mà các tác giả trước đó không có! Sự ghi chép về đoạn 5 của sách Đa-ni-ên là một lý lẽ vững chắc cho thấy Đa-ni-ên đã viết sách của ông trước khi các tác giả kia viết sách của họ. *
Bên-xát-sa nơi29. Tại sao sách Đa-ni-ên không thể nào được viết sau khi các lời tiên tri trong đó đã ứng nghiệm?
29 Cuối cùng, có một số lời tiên tri trong Đa-ni-ên được ứng nghiệm nhiều năm sau năm 165 TCN. Một trong những lời này là lời tiên tri về Đế quốc La Mã, được nói đến ở phần trên. Một lời tiên tri nổi bật khác nói về sự xuất hiện của Chúa Giê-su, tức là đấng Mê-si.
Sự đến của đấng xức dầu
30, 31. a) Lời tiên tri nào của Đa-ni-ên nói trước về thời điểm đấng Mê-si sẽ xuất hiện? b) Căn cứ vào lời tiên tri của Đa-ni-ên, làm sao chúng ta có thể tính được năm mà đấng Mê-si xuất hiện?
30 Lời tiên tri này được ghi trong Đa-ni-ên đoạn 9 như sau: “Có bảy mươi tuần-lễ [của năm, hay bốn trăm chín mươi năm] định trên dân ngươi và thành thánh ngươi” (Đa-ni-ên 9:24). Điều gì xảy ra trong thời gian 490 năm này? Chúng ta đọc: “Từ khi ra lịnh tu-bổ và xây lại Giê-ru-sa-lem, cho đến Đấng chịu xức dầu, tức là vua, thì được bảy tuần-lễ [của năm] và sáu mươi hai tuần-lễ [của năm]” (Đa-ni-ên 9:25). Vậy, đây là lời tiên tri về sự đến của “Đấng chịu xức dầu”, tức là đấng Mê-si. Điều này được ứng nghiệm thế nào?
31 Lệnh tu bổ và xây lại Giê-ru-sa-lem được ban ra vào “năm thứ hai mươi đời vua Ạt-ta-xét-xe” của xứ Phe-rơ-sơ, tức là năm 455 TCN (Nê-hê-mi 2:1-9). Sau 49 năm (7 tuần lễ của năm), nhiều chỗ đẹp đẽ của đền thờ Giê-ru-sa-lem đã được tu bổ. Nếu cộng thêm 483 năm (7 tuần cộng với 62 tuần của năm) từ năm 455 TCN, chúng ta có được năm 29 CN. Thật vậy, đây là “năm thứ mười lăm đời Sê-sa Ti-be-rơ”, năm mà Giăng Báp-tít làm báp têm cho Chúa Giê-su (Lu-ca 3:1). Lúc đó, Chúa Giê-su được nhận diện công khai là Con Đức Chúa Trời, và bắt đầu thánh chức rao giảng tin mừng cho dân Do Thái (Ma-thi-ơ 3:13-17; 4:23). Ngài đã trở thành “Đấng chịu xức dầu”, hoặc đấng Mê-si.
32. Theo lời tiên tri của Đa-ni-ên, thánh chức trên đất của Chúa Giê-su kéo dài bao lâu, và có gì xảy ra lúc thánh chức của ngài chấm dứt?
32 Lời tiên tri nói thêm: “Sau sáu mươi hai tuần-lễ [của năm] đó, Đấng chịu xức dầu sẽ bị trừ đi”, và cũng có nói: “Người sẽ lập giao-ước vững-bền với nhiều người trong một tuần-lễ [bảy năm], và đến giữa tuần ấy, người sẽ khiến của-lễ và của-lễ chay dứt đi” (Đa-ni-ên 9:26, 27). Hòa hợp với lời này, Chúa Giê-su chỉ đến với “nhiều người” Do Thái mà thôi. Thỉnh thoảng ngài cũng giảng cho người Sa-ma-ri, là những người tin một phần của Kinh-thánh, nhưng họ hợp thành phái tách rời khỏi đạo gốc Do Thái. Rồi “đến giữa tuần”, sau khi rao giảng ba năm rưỡi, ngài hy sinh mạng sống và vì vậy mà bị “trừ đi”. Như thế là Luật Môi-se về các lễ hy sinh và của-lễ dâng bị chấm dứt (Ga-la-ti 3:13, 24, 25). Vậy, bằng cái chết của ngài, Chúa Giê-su đã khiến “của-lễ và của-lễ chay dứt đi”.
33. Đức Giê-hô-va giao tiếp riêng với người Do Thái trong bao lâu và biến cố nào đánh dấu là thời kỳ đó đã chấm dứt?
33 Tuy nhiên, trong ba năm rưỡi, hội thánh mới thành lập của đấng Christ chỉ làm chứng cho người Do Thái và sau đó cho người Sa-ma-ri. Nhưng vào năm 36 CN, lúc 70 tuần lễ của năm chấm dứt, sứ đồ Phi-e-rơ được hướng dẫn để rao giảng cho một người ngoại là Cọt-nây (Công-vụ các Sứ-đồ 10:1-48). Lúc bấy giờ “giao-ước với nhiều người” không còn giới hạn trong vòng người Do Thái nữa. Sự cứu rỗi cũng được giảng ra cho những người ngoại không cắt bì.
34. Hòa hợp với lời tiên tri của Đa-ni-ên, điều gì đã xảy ra cho nước Y-sơ-ra-ên khi họ từ bỏ đấng Mê-si?
34 Bởi vì nước Do Thái đã loại bỏ Chúa Giê-su và âm mưu xử tử ngài, Đức Giê-hô-va đã không che chở họ, khi người La Mã đến tiêu hủy thành Giê-ru-sa-lem vào năm 70 CN. Vì vậy, lời tiếp theo sau đó của Đa-ni-ên đã được ứng nghiệm: “Có dân của vua hầu đến sẽ hủy-phá thành và nơi thánh; cuối-cùng nó sẽ như bị nước lụt ngập, có sự tranh-chiến cho đến cuối-cùng” (Đa-ni-ên 9:26b). “Vua” thứ hai này là Titus, vị tướng La Mã đã hủy diệt Giê-ru-sa-lem vào năm 70 CN.
Lời tiên tri được soi dẫn
35. Có lời tiên tri nào nữa về Chúa Giê-su đã ứng nghiệm?
35 Qua cách này, lời tiên tri của Đa-ni-ên về 70 tuần lễ được ứng nghiệm một cách chính xác lạ thường. Thật vậy, nhiều lời tiên tri ghi trong Kinh-thánh phần tiếng Hê-bơ-rơ được ứng nghiệm trong thế kỷ thứ nhất, và một số lời tiên tri này có liên Mi-chê 5:2; Lu-ca 2:1-7; Xa-cha-ri 11:12; 12:10; Ma-thi-ơ 26:15; 27:35; Thi-thiên 22:18; 34:20; Giăng 19:33-37).
quan đến Chúa Giê-su. Tất cả những chi tiết về nơi sinh của Chúa Giê-su, lòng sốt sắng của ngài đối với nhà Đức Chúa Trời, hoạt động rao giảng, việc ngài bị phản bội vì 30 miếng bạc, cách ngài chết, sự bốc thăm áo xống của ngài, đều được Kinh-thánh phần tiếng Hê-bơ-rơ tiên tri trước. Sự ứng nghiệm của các lời đó chứng tỏ chắc chắn Chúa Giê-su là đấng Mê-si, và thêm một lần nữa cho thấy các lời tiên tri đã được soi dẫn (36, 37. Chúng ta học được điều gì qua sự kiện các lời tiên tri của Kinh-thánh đã thật sự xảy ra, và sự hiểu biết này đem lại cho chúng ta niềm tin tưởng nào?
36 Thật vậy, tất cả các lời tiên tri phải được ứng nghiệm đã thật sự ứng nghiệm. Sự việc xảy ra đúng như cách mà Kinh-thánh đã nói là sẽ xảy ra. Đây là bằng chứng vững chắc cho thấy Kinh-thánh là Lời Đức Chúa Trời. Phải có một nguồn khôn ngoan, cao hơn loài người, khiến cho những lời tiên tri đó xảy ra thật chính xác.
37 Nhưng có những lời tiên đoán trong Kinh-thánh chưa được ứng nghiệm vào thời đó. Tại sao? Bởi vì phải đợi đến thời kỳ này, và ngay cả trong tương lai, để được ứng nghiệm. Sự đáng tin cậy của các lời tiên tri xưa làm cho chúng ta tin chắc rằng những lời tiên đoán khác chắc chắn sẽ xảy ra. Chúng ta sẽ thật sự thấy điều đó trong chương kế.
[Chú thích]
^ đ. 28 Hãy xem Chương 4, “ ‘Cựu Ước’ đáng tin đến mức độ nào?” đoạn 16 và 17.
[Câu hỏi]
[Câu nổi bật nơi trang 133]
Tất cả những lời tiên tri phải được ứng nghiệm đã thật sự ứng nghiệm. Sự việc xảy ra đúng như cách mà Kinh-thánh đã nói là sẽ xảy ra
[Hình nơi trang 118]
Các nhà khảo cổ phát hiện ra rằng sự hủy diệt thành Giê-ru-sa-lem bởi vua Nê-bu-cát-nết-sa là một sự hủy diệt hoàn toàn
[Hình nơi trang 121]
Hình chụp thành Ty-rơ ngày nay. Hầu như không còn vết tích gì của thành Ty-rơ mà các nhà tiên tri Y-sơ-ra-ên biết đến
[Hình nơi trang 123]
Các du khách viếng thăm địa điểm của thành Ba-by-lôn xưa là những người chứng kiến sự ứng nghiệm của lời tiên tri nghịch lại thành ấy
[Hình nơi trang 126]
Lời tiên tri của Đa-ni-ên về sự diễn tiến của các cường quốc được ứng nghiệm chính xác đến độ những nhà phê bình hiện đại nghĩ rằng lời đó được viết ra sau khi đã được ứng nghiệm
BA-BY-LÔN
PHE-RƠ-SƠ
HY LẠP
LA MÃ
ANH
[Hình nơi trang 130]
Đa-ni-ên tiên tri chính xác về thời điểm mà đấng Mê-si sẽ xuất hiện ở Y-sơ-ra-ên