Tại sao nên đọc Kinh-thánh?
Chương 1
Tại sao nên đọc Kinh-thánh?
Chúng ta đang sống trong một thế giới có quá nhiều vấn đề mà lại quá ít giải pháp. Nhiều triệu người bị đói thường xuyên. Số người nghiện ma túy càng ngày càng gia tăng. Gia đình bị đổ vỡ mỗi lúc một nhiều thêm. Tình trạng loạn dâm và hung bạo trong gia đình lúc nào cũng đầy dẫy trong những bản tin. Không khí chúng ta thở và nước chúng ta uống dần dần bị nhiễm độc. Trong khi ấy, càng ngày càng nhiều người trở thành nạn nhân của tội ác. Bạn nghĩ những vấn đề như thế sẽ được giải quyết không?
1. (Kể cả phần nhập đề). Có những vấn đề nào trong thời kỳ này cho thấy nhân loại cần được hướng dẫn?
HƠN NỮA, chúng ta sống trong một thời đại khó biết điều nào là đúng. Thí dụ, nhiều người không ngừng chống đối phá thai, cho đó là giết hại thai nhi. Một số người khác cũng không kém phần mãnh liệt cho rằng phái nữ có quyền trên thân thể của chính mình và nên để họ tự quyết định điều đó. Nhiều người xem đồng tính luyến ái, ngoại tình, giao hợp trước hôn nhân là vô luân. Những người khác lại cho rằng các thực hành đó là việc lựa chọn riêng của mỗi người. Ai là người có quyền nói bên nào đúng và bên nào sai?
2, 3. Ngày nay nhiều người xem Kinh-thánh như thế nào?
2 Kinh-thánh hướng dẫn chúng ta về vấn đề luân lý và cũng đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho các vấn đề tội ác, đói kém và ô nhiễm. Khổ nỗi là nhiều người không còn xem Kinh-thánh có thẩm quyền về những vấn đề như thế. Có một thời, ít ra là bên Tây Phương, có những người kính cẩn lắng nghe Kinh-thánh. Mặc dù Kinh-thánh đã được viết ra bởi loài người, nhưng
đa số người trong đạo tự xưng theo đấng Christ trong quá khứ đã chấp nhận Kinh-thánh là Lời Đức Chúa Trời và tin chính Đức Chúa Trời đã soi dẫn nội dung của Kinh-thánh.3 Tuy nhiên, ngày nay người ta cho rằng hoài nghi về những điều như: phong tục, tư tưởng, luân lý, ngay cả đến sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, là hợp thời. Nhất là người ta thường nghi ngờ giá trị của Kinh-thánh. Đa số cho rằng Kinh-thánh đã lỗi thời và vô căn cứ. Ít có người trí thức ngày nay coi Kinh-thánh là Lời của Đức Chúa Trời. Đa số có khuynh hướng đồng ý với học giả James Barr là người đã viết: “Tôi nghĩ rằng sự tường thuật trong Kinh-thánh là sự tường thuật về công việc của loài người. Đó là lời của loài người nói về niềm tin của họ”.1
4, 5. Tại sao cần phải biết Kinh-thánh có được Đức Chúa Trời soi dẫn hay không? Mục tiêu của cuốn sách này là gì?
4 Đó có phải là ý kiến của bạn không? Bạn nghĩ Kinh-thánh là lời của Đức Chúa Trời hay là lời của loài người? Dù bạn trả lời câu hỏi đó thế nào đi nữa, hãy xem xét điểm này: Nếu Kinh-thánh chỉ là lời của loài người, thì sẽ không có giải pháp rõ ràng cho các vấn đề của nhân loại. Loài người sẽ phải cố gắng hết sức để tự
gỡ rối, với hy vọng là bằng một cách nào đó họ sẽ tránh khỏi sự chết vì bị nhiễm độc hay bị nổ tung trong cuộc chiến nguyên tử. Nhưng nếu Kinh-thánh là Lời Đức Chúa Trời thì đó chính là cuốn sách mà chúng ta cần có để giúp mình vượt qua thời kỳ khó khăn này.5 Cuốn sách này sẽ trình bày bằng chứng cho thấy Kinh-thánh thật sự là Lời Đức Chúa Trời. Nhà xuất bản hy vọng rằng sau khi xem xét những bằng chứng, bạn sẽ nhận thấy rằng chỉ có Kinh-thánh mới chứa đựng những giải đáp rất có giá trị đối với các vấn đề của nhân loại. Nhưng trước hết chúng tôi xin bạn hãy chú ý tới vài sự kiện, mà qua đó Kinh-thánh đáng cho bạn xem xét.
Một sách bán chạy nhất từ trước đến nay
6, 7. Các sự kiện đáng chú ý nào của Kinh-thánh làm cho chúng ta lưu tâm đến?
6 Trước hết, Kinh-thánh là cuốn sách bán chạy nhất, được phổ biến rộng rãi nhất trong suốt lịch sử. Theo cuốn Guinness Book of World Records (Kỷ lục thế giới Guinness) ấn bản năm 1988, người ta ước lượng có tới 2.500.000.000 cuốn Kinh-thánh đã được in ra từ năm 1815 đến 1975. Đây là một con số vĩ đại. Không một sách nào khác trong lịch sử đã được phổ biến gần tới số đó.
7 Ngoài ra, không sách nào khác được dịch ra nhiều thứ tiếng như vậy. Hiện nay, Kinh-thánh, gồm toàn bộ hay từng phần, đã được dịch ra hơn 1.800 thứ tiếng khác nhau. Thánh Kinh Hội Mỹ Quốc cho biết hiện nay Kinh-thánh có thể đến tay 98 phần trăm dân số trên đất. Hãy tưởng tượng nỗ lực lớn lao liên quan đến việc sản xuất nhiều bản dịch như thế! Có sách nào khác được chú ý nhiều như vậy không?
Một cuốn sách có thế lực
8, 9. Một số người phát biểu thế nào về ảnh hưởng của Kinh-thánh?
8 Cuốn The New Encyclopædia Britannica (Tân Bách
khoa Tự điển Anh quốc) nói Kinh-thánh “có lẽ là bộ sưu tập những sách có ảnh hưởng lớn nhất trong cả lịch sử nhân loại”.2 Một thi sĩ người Đức sống vào thế kỷ 19, Heinrich Heine, thố lộ: “Tôi có được sự sáng suốt chỉ nhờ vào việc đọc sách... Kinh-thánh. Gọi cuốn sách này là Kinh-thánh thật đúng. Người nào đã quên mất Đức Chúa Trời mình có thể tìm lại Ngài trong cuốn sách này”.3 Trong cùng thế kỷ đó, người chủ động chống lại chế độ nô lệ là William H. Seward đã tuyên bố: “Mọi hy vọng về sự tiến bộ của nhân loại được đặt trên ảnh hưởng ngày càng nhiều của Kinh-thánh”.49 Abraham Lincoln, vị tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ, đã gọi Kinh-thánh là “món quà tốt nhất mà Đức Chúa Trời đã từng ban cho loài người... Nếu không có Kinh-thánh, chúng ta không thể nào phân biệt điều thiện và điều ác”.5 Luật gia người Anh, Sir William Blackstone nhấn mạnh đến ảnh hưởng của Kinh-thánh khi ông nói: “Tất cả những luật pháp của loài người dựa trên hai nền tảng này: luật thiên nhiên và luật Kinh-thánh. Nói thế có nghĩa là luật của loài người không nên chống chọi lại những luật đó”.6
Bị ghét và được yêu thích
10. Kinh-thánh gặp những chống đối như thế nào?
10 Đồng thời chúng ta phải lưu ý rằng không quyển sách nào bị chống đối mãnh liệt và ngay cả bị thù ghét nhiều đến thế trong suốt lịch sử. Kinh-thánh đã bị đốt công khai từ thời Trung Cổ cho đến thế kỷ 20 này của chúng ta. Chỉ đọc hay phân phát Kinh-thánh cũng đã bị phạt tiền và bỏ tù ngay trong thời đại tân tiến này. Trong các thế kỷ trước, những ai “phạm tội” như thế thường bị tra tấn và xử tử.
11, 12. Ông Tyndale đã chứng tỏ lòng yêu mến đối với Kinh-thánh như thế nào?
11 Song song với sự thù ghét lại có sự mến mộ hết lòng đối với Kinh-thánh. Nhiều người đã bền chí đọc Kinh-thánh bất chấp bị ngược đãi tàn nhẫn. Hãy xem
trường hợp của William Tyndale, một người Anh sống trong thế kỷ 16, đã theo học ở trường đại học Oxford và trở thành giảng sư được kính nể tại trường đại học Cambridge.12 Ông Tyndale rất yêu thích Kinh-thánh. Nhưng vào thời ông, các giới thẩm quyền trong tôn giáo cứ khăng khăng giữ Kinh-thánh trong tiếng La-tinh, là một ngôn ngữ đã chết. Cho nên ông Tyndale đã quyết tâm dịch Kinh-thánh ra tiếng Anh để cho Kinh-thánh dễ đến tay người đồng xứ. Nhưng việc này lại trái với luật pháp, nên ông Tyndale đành phải bỏ nghề nghiệp thoải mái ở trường đại học và chạy trốn qua lục địa Âu Châu. Ông sống một đời cực khổ của một người trốn chạy cho đến khi dịch xong Kinh-thánh phần tiếng Hy Lạp (“Tân Ước”) và vài phần Kinh-thánh tiếng Hê-bơ-rơ (“Cựu Ước”) ra tiếng mẹ đẻ của ông. Nhưng cuối cùng ông bị bắt, bị kết tội theo tà giáo, bị treo cổ và thi thể của ông bị thiêu.
13. Điều gì đã làm cho Kinh-thánh thật là sách độc nhất vô nhị?
13 Ông Tyndale là một trong số rất nhiều người đã hy sinh tất cả để đọc hay làm cho Kinh-thánh đến tay người khác. Không có cuốn sách nào đã làm động lòng nhiều người, cả đàn ông lẫn đàn bà bình thường, đến độ họ có được lòng can đảm cao cả đến thế. Về phương diện này, thật không sách nào có thể sánh bằng Kinh-thánh.
Tuyên bố là Lời Đức Chúa Trời
14, 15. Những người viết Kinh-thánh thường tuyên bố điều gì?
14 Qua lời tuyên bố của những người viết Kinh-thánh, người ta cũng thấy Kinh-thánh là một cuốn sách độc nhất vô nhị. Khoảng 40 người, gồm có vua, người chăn chiên, người đánh cá, công chức, thầy tế lễ, ít nhất có một vị tướng và một y sĩ, đã góp công trong việc viết ra những phần khác nhau của Kinh-thánh. Nhưng rất nhiều lần, những người viết này đều tuyên bố giống nhau rằng họ không viết những ý tưởng của riêng họ, nhưng là các ý tưởng của Đức Chúa Trời.
15 Vì vậy chúng ta thường đọc thấy trong Kinh-thánh những lời phát biểu như: “Thần của Đức Giê-hô-va đã cậy miệng ta mà phán. Và lời của Ngài ở nơi lưỡi miệng ta” hay là “Chúa, là Đức Giê-hô-va vạn-quân, phán như vầy” (II Sa-mu-ên 23:2; Ê-sai 22:15). Trong một lá thư gửi cho người bạn cùng rao giảng tin mừng, sứ đồ Phao-lô viết: “Cả Kinh-thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi-dẫn, có ích cho sự dạy-dỗ, bẻ-trách, sửa-trị, dạy người trong sự công-bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn-vẹn và sắm-sẵn để làm mọi việc lành” (II Ti-mô-thê 3:16, 17).
16. Kinh-thánh bàn đến những câu hỏi nào?
16 Hòa hợp với lời tuyên bố rằng Kinh-thánh là lời Đức Chúa Trời chứ không phải là lời của loài người, Kinh-thánh trả lời những câu hỏi mà chỉ Đức Chúa Trời mới có thể trả lời thôi. Thí dụ, Kinh-thánh giải thích vì sao chính phủ loài người đã không có thể đem lại một nền hòa bình lâu dài, Kinh-thánh cho biết làm thế nào nhân loại có thể tìm được sự thỏa mãn sâu xa trong cuộc sống, và tương lai của trái đất cũng như của nhân loại sống trên đó. Ngay bây giờ, là người có óc suy xét chắc bạn đã tự hỏi những câu hỏi này và những câu tương tự như thế nhiều lần rồi.
Tại sao chúng ta không ít ra thử xem Kinh-thánh có phải là Lời của Đức Chúa Trời hay không để rồi có thể thấy rằng Kinh-thánh là sách độc nhất có quyền cho lời giải đáp?17, 18. a) Sách này bàn đến những lời buộc tội nào đối với Kinh-thánh? b) Những đề tài nào khác sẽ được đề cập tới?
17 Chúng tôi khuyến khích bạn xem xét kỹ lưỡng bằng chứng trình bày trong cuốn sách này. Một số chương trong sách sẽ bàn đến những lời người ta thường chỉ trích Kinh-thánh. Kinh-thánh có phản khoa học không? Kinh-thánh có tự mâu thuẫn không? Kinh-thánh tường thuật lịch sử có thật hay chỉ là huyền thoại? Những phép lạ ghi trong Kinh-thánh có xảy ra thật không? Những bằng chứng hợp lý trình bày trong sách này sẽ trả lời những câu hỏi trên. Sau đó sẽ bàn đến những bằng chứng hùng hồn về sự soi dẫn của Kinh-thánh như lời tiên tri, sự khôn ngoan sâu xa của Kinh-thánh và ảnh hưởng đáng chú ý của Kinh-thánh đối với đời sống người ta. Cuối cùng, chúng ta sẽ thấy Kinh-thánh có thể ảnh hưởng đời sống của bạn như thế nào.
18 Nhưng trước hết chúng ta sẽ bàn luận về cách mà Kinh-thánh đã được truyền đến chúng ta. Ngay cả lịch sử của cuốn sách lạ lùng này cũng cho thấy bằng chứng là Kinh-thánh có nguồn gốc cao hơn chứ không phải chỉ đến từ loài người.
[Câu hỏi]
[Trang hình ảnh nơi trang 4]
[Hình nơi trang 6]
Kinh-thánh được phổ biến rộng rãi nhất và được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất trong cả lịch sử
[Hình nơi trang 9]
Như hình chạm trên gỗ trong thế kỷ 15 này cho thấy, nhiều người bị thiêu sống vì “tội” đọc Kinh-thánh
[Hình nơi trang 11]
Những người viết Kinh-thánh nói rằng họ được Đức Chúa Trời soi dẫn