Bài học về sự bất trung
Chương mười tám
Bài học về sự bất trung
1. Bên trong thành cổ xưa đang bị bao vây, tình hình có thể ra sao?
HÃY tưởng tượng bạn ở trong một thành cổ xưa đang bị vây hãm. Bên ngoài tường thành là quân thù—dũng mãnh và thô bạo. Bạn lại biết là những thành khác đã bị chúng thôn tính rồi. Bây giờ chúng nhất định cướp lấy thành của bạn, hãm hiếp và giết hết dân cư. Quân thù quá mạnh, bạn không thể đương đầu với chúng được; bạn chỉ còn hy vọng là những bức tường thành sẽ khiến chúng bỏ cuộc. Nhưng khi nhìn ra phía tường thành, bạn thấy quân thù dựng lên những tháp cao để bao vây. Chúng cũng có quân cụ với khả năng phóng đi những tảng đá lớn làm sập hệ thống phòng thủ của bạn. Bạn thấy những đòn gỗ bọc sắt có thể đâm thủng tường và những thang dài; bạn cũng thấy lính cầm cung, chiến xa và đội quân đông đảo của chúng. Thật là một cảnh tượng hãi hùng!
2. Cuộc vây hãm miêu tả nơi chương 22 sách Ê-sai xảy ra khi nào?
2 Nơi chương 22 sách Ê-sai, chúng ta đọc thấy một cuộc vây hãm như vậy—cuộc vây hãm thành Giê-ru-sa-lem. Nó xảy ra khi nào? Thật khó để xác định một cuộc vây hãm nào hội đủ tất cả các đặc tính nêu trên. Hiển nhiên, chúng ta có thể hiểu một cách đúng đắn là lời tiên tri diễn tả tổng quát về những cuộc vây hãm khác nhau sẽ bổ xuống trên Giê-ru-sa-lem, một sự cảnh cáo tổng quát về những điều sắp xảy ra.
3. Đứng trước cuộc vây hãm mà Ê-sai mô tả, dân cư thành Giê-ru-sa-lem phản ứng thế nào?
3 Đứng trước cuộc vây hãm mà Ê-sai miêu tả, dân cư Giê-ru-sa-lem đang làm gì? Là dân trong giao ước với Đức Chúa Trời,
họ có kêu cầu Đức Giê-hô-va giải cứu họ không? Không, họ biểu lộ một thái độ thiếu khôn ngoan trầm trọng, một thái độ mà ngày nay chúng ta thấy nơi nhiều người mệnh danh là thờ phượng Đức Chúa Trời.Một thành bị vây hãm
4. (a) “Trũng của sự hiện-thấy” là gì, và tại sao nó có tên này? (b) Tình trạng thiêng liêng của dân cư Giê-ru-sa-lem như thế nào?
4 Nơi chương 21 sách Ê-sai, có ba thông điệp phán xét, mỗi thông điệp được mở đầu với từ “Tuyên ngôn”. (Ê-sai 21:1, 11, 13, NW) Chương 22 mở đầu như sau: “Gánh-nặng [“Tuyên ngôn”, “NW”] về trũng của sự hiện-thấy. Ngươi có sự gì mà cả dân trèo lên nóc nhà như vậy?” (Ê-sai 22:1) “Trũng của sự hiện-thấy” ám chỉ Giê-ru-sa-lem. Thành được gọi là trũng bởi vì dù thành ở trên cao nhưng có núi cao hơn bao quanh. Thành có liên hệ với “sự hiện-thấy” vì tại đây, Đức Chúa Trời ban cho nhiều sự hiện thấy và sự khải thị. Vì lý do này, dân thành cần chú ý đến lời của Đức Giê-hô-va. Nhưng họ lại lờ Ngài đi và đã lạc vào sự thờ phượng giả. Việc quân thù bao vây thành là một phương tiện Đức Chúa Trời dùng để phán xét dân tộc bướng bỉnh của Ngài.—Phục-truyền Luật-lệ Ký 28:45, 49, 50, 52.
5. Có thể vì lý do gì người ta trèo lên mái nhà?
Giê-rê-mi 19:13; Sô-phô-ni 1:5.
5 Hãy lưu ý là dân cư Giê-ru-sa-lem ‘tất cả đều trèo lên nóc’ nhà của họ. Vào thời xưa, nhà của người Y-sơ-ra-ên có mái bằng và nhiều gia đình thường kéo nhau lên đó. Ê-sai không cho biết tại sao họ làm như vậy vào dịp này, nhưng những lời của ông cho thấy hành động ấy bị lên án. Vậy rất có thể họ trèo lên mái nhà để cầu khẩn thần giả của họ. Đây là tục lệ của họ trong những năm trước khi thành Giê-ru-sa-lem bị phá hủy vào năm 607 TCN.—6. (a) Tình trạng nào bao trùm bên trong thành Giê-ru-sa-lem? (b) Tại sao một số người mừng rỡ, nhưng điều gì sắp xảy ra?
6 Ê-sai nói tiếp: “Hỡi thành xôn-xao, đầy sự om-sòm, là ấp vui-vẻ kia; các kẻ chết của ngươi chẳng phải chết vì gươm, cũng không phải là tử-trận”. (Ê-sai 22:2) Vô số người kéo về thành và thành đang trong tình trạng rối loạn. Người ta trên đường phố la lối om sòm và kinh hãi. Dù vậy, một số người lại mừng rỡ, có lẽ vì họ thấy an ninh hoặc tin là nguy hiểm đang qua đi. * Tuy nhiên, mừng rỡ vào giờ này là điên rồ. Nhiều người trong thành sắp chết một cách thảm khốc hơn là chết bởi lưỡi gươm. Thành đang bị bao vây, đường tiếp tế lương thực từ bên ngoài bị cắt đứt. Kho dự trữ trong thành cạn dần. Nhiều người chết đói và tình trạng đông đúc dẫn tới dịch lệ. Do đó, nhiều người ở Giê-ru-sa-lem sẽ chết vì đói và dịch lệ. Điều này đã xảy ra cả vào năm 607 TCN lẫn năm 70 CN.—2 Các Vua 25:3; Ca-thương 4:9, 10. *
7. Vua và các quan trưởng ở Giê-ru-sa-lem làm gì trong thời gian bị bao vây, và điều gì xảy ra cho họ?
Ê-sai 22:3) Những kẻ cai trị và những người mạnh mẽ đều chạy trốn và rồi bị bắt! Không cần phải giương cung bắn cũng bắt được và giải họ đi làm tù binh. Điều này xảy ra vào năm 607 TCN. Sau khi tường thành Giê-ru-sa-lem bị chọc thủng, Vua Sê-đê-kia đang đêm phải chạy trốn cùng với các dũng sĩ của ông. Quân giặc biết được bèn đuổi theo và bắt kịp họ ở đồng bằng Giê-ri-cô. Những người mạnh mẽ đều tản mát. Sê-đê-kia bị bắt, bị làm mù mắt, bị trói bằng xiềng đồng và giải về Ba-by-lôn. (2 Các Vua 25:2-7) Thật là một hậu quả thảm thương vì sự bất trung của ông!
7 Trong tình trạng khủng hoảng này, vua và các quan trưởng ở Giê-ru-sa-lem sẽ lãnh đạo ra sao? Ê-sai trả lời: “Các quan cai-trị của ngươi thảy đều cùng nhau chạy trốn, bị trói bởi những kẻ cầm cung; còn trong dân ngươi, kẻ nào trốn xa mà người ta tìm thấy, thì đã bị trói làm một”. (Mất tinh thần trước tai họa
8. (a) Ê-sai phản ứng thế nào trước lời tiên tri báo trước tai họa sẽ giáng xuống Giê-ru-sa-lem? (b) Cảnh tượng ở Giê-ru-sa-lem sẽ như thế nào?
8 Lời tiên tri này động đến lòng Ê-sai một cách sâu xa. Ông nói: “Các ngươi chớ ngó ta, ta sẽ khóc-lóc thảm-thiết. Đừng tìm cách yên-ủi ta về sự hủy-diệt của con gái dân ta!” (Ê-sai 22:4) Ê-sai đã than khóc về số phận của Mô-áp và của Ba-by-lôn như đã được tiên tri. (Ê-sai 16:11; 21:3) Giờ đây, ông càng mất tinh thần và càng than khóc thảm thiết hơn khi nghĩ đến tai họa sẽ đến trên dân sự của chính ông. Không gì có thể an ủi ông được. Tại sao? “Vì ấy là ngày bị rối-loạn, giày-đạp, và kinh-hãi trong trũng của sự hiện-thấy, đến bởi Chúa, là Đức Giê-hô-va vạn-quân; tường-thành vỡ-lở, tiếng kêu đến núi”. (Ê-sai 22:5) Sự hỗn độn rối loạn sẽ tràn ngập Giê-ru-sa-lem. Người ta chạy đây chạy đó, hoang mang sợ hãi mà không biết làm gì. Khi quân thù bắt đầu phá vỡ tường thành thì sẽ có “tiếng kêu đến núi”. Phải chăng điều này có nghĩa là dân thành sẽ kêu cầu Đức Chúa Trời trong đền thánh Ngài trên Núi Mô-ri-a? Rất có thể. Tuy nhiên, căn cứ vào sự bất trung của họ, có lẽ tiếng kêu ấy chỉ là tiếng gào thét vì kinh hãi, sẽ vang dội trong các núi chung quanh.
9. Hãy miêu tả đạo quân đe dọa Giê-ru-sa-lem.
9 Kẻ thù đang đe dọa Giê-ru-sa-lem thuộc loại nào? Ê-sai cho chúng ta biết: “Ê-lam đeo giỏ tên, có xe binh lính-kỵ đi theo, và Ki-rơ để trần cái thuẫn”. (Ê-sai 22:6) Kẻ thù vũ trang đầy đủ. Họ có lính bắn cung với bao đựng đầy tên. Các chiến sĩ sửa soạn thuẫn để ra trận. Có chiến xa và ngựa quen với trận mạc. Đạo quân gồm có lính của Ê-lam, nằm về phía bắc của vùng mà ngày nay là Vịnh Ba Tư, và của Ki-rơ, có lẽ tọa lạc gần Ê-lam. Việc nhắc đến hai nước này cho thấy quân xâm lăng đến từ nơi rất xa. Nó cũng cho thấy là rất có thể lính bắn cung người Ê-lam nằm trong đạo quân đe dọa Giê-ru-sa-lem vào thời Ê-xê-chia.
Nỗ lực chống trả
10. Diễn tiến nào báo trước điều chẳng lành cho thành?
10 Ê-sai miêu tả tình hình diễn tiến như sau: “Các nơi trũng đẹp nhứt đầy những xe-cộ, và lính-kỵ dàn trận tại trước cửa thành. Màn che Giu-đa đã cất rồi”. (Ê-sai 22:7, 8a) Xe pháo và ngựa chiến kéo đến đầy đồng bằng bên ngoài thành Giê-ru-sa-lem và ở trong tư thế tấn công các cửa thành. “Màn che Giu-đa” bị cất đi là gì? Hình như đó là cửa thành. Việc chiếm được cửa thành là một dấu hiệu chẳng lành cho bên phòng thủ. * Khi màn che phòng thủ này bị cất đi thì thành như bỏ ngỏ cho lực lượng tấn công.
11, 12. Dân cư Giê-ru-sa-lem thi hành những biện pháp phòng thủ nào?
Ê-sai 22:8b, 9) Khí giới được tồn trữ trong kho vũ khí của nhà rừng. Kho vũ khí này do Sa-lô-môn xây cất. Vì được cất bằng gỗ bá hương từ Li-ban nên nó được gọi là “cung rừng Li-ban”. (1 Các Vua 7:2-5) Các chỗ nứt trên tường đều được thanh tra kỹ lưỡng. Người ta trữ nước—một biện pháp quan trọng trong việc phòng thủ. Dân cần nước để sống. Không có nước, thành không thể đứng vững được. Tuy nhiên, hãy lưu ý là họ không hề nhắc tới việc trông cậy Đức Giê-hô-va giải cứu họ. Thay vì thế, họ tin cậy vào sức riêng của mình. Mong chúng ta đừng bao giờ mắc phải lỗi lầm đó!—Thi-thiên 127:1.
11 Bây giờ Ê-sai chú mục đến cố gắng tự vệ của dân chúng. Ý tưởng đầu tiên đến với họ là vũ khí! “Trong ngày đó ngươi trông về khí-giới của nhà rừng. Các ngươi thấy thành Đa-vít bị nhiều nơi sứt-mẻ, bèn thâu-chứa nước ao dưới lại”. (12 Có thể làm gì với các chỗ nứt trên tường thành? “Các ngươi đếm nhà-cửa Giê-ru-sa-lem, phá những nhà-cửa để tu-bổ tường-thành”. (Ê-sai 22:10) Họ giám định nhà cửa, xem căn nào nên phá đi để cung cấp vật liệu dùng tu bổ các lỗ thủng đó. Đây là một nỗ lực nhằm ngăn chặn kẻ thù hoàn toàn kiểm soát được tường thành.
Một dân tộc thiếu đức tin
13. Dân sự cố gắng bảo toàn nguồn cung cấp nước như thế nào, nhưng họ quên ai?
13 “[Các ngươi] lại đào hồ giữa khoảng hai tường-thành đặng chứa nước ao cũ. Nhưng các ngươi chẳng trông lên Đấng làm nên sự đó; chẳng nhìn-xem Đấng đã định sự đó từ xưa”. (Ê-sai 22:11) Nỗ lực tồn trữ nước được miêu tả ở đây cũng như ở câu 9 khiến chúng ta nhớ đến hành động của Vua Ê-xê-chia trong việc bảo vệ thành, chống lại cuộc xâm lăng của quân A-si-ri. (2 Sử-ký 32:2-5) Tuy nhiên, trong lời tiên tri này của Ê-sai, dân thành tuyệt đối không có một chút đức tin nào. Trong khi lo công việc phòng thủ thành, khác hẳn với Ê-xê-chia, họ không hề nghĩ đến Đấng Tạo Hóa.
14. Bất chấp thông điệp cảnh cáo của Đức Giê-hô-va, dân sự có thái độ thiếu khôn ngoan nào?
14 Ê-sai nói tiếp: “Trong ngày đó, Chúa, là Đức Giê-hô-va vạn-quân, gọi các ngươi khóc-lóc, thở-than, cạo đầu, và thắt bao gai; thế mà trong các ngươi có sự vui-mừng hớn-hở. Người ta mổ bò, giết chiên, ăn thịt, uống rượu: Hãy ăn uống đi, vì ngày mai chúng ta sẽ chết!” (Ê-sai 22:12, 13) Dân cư Giê-ru-sa-lem không hề tỏ ra ân hận về sự bội nghịch của họ đối với Đức Giê-hô-va. Họ không khóc, không cắt tóc hay mặc bao gai như dấu hiệu của sự ăn năn. Nếu họ làm thế, có lẽ Đức Giê-hô-va sẽ cứu họ khỏi sự kinh hãi sắp đến. Thay vì thế, họ buông mình vào vui thú nhục dục. Ngày nay, nhiều người không đặt đức tin nơi Đức Chúa Trời cũng có thái độ như thế. Vì không có hy vọng—hoặc về sự sống lại của người chết hoặc về Địa Đàng trên đất trong tương lai—họ theo đuổi một lối sống đam mê lạc thú. Họ nói: “Hãy ăn, hãy uống, vì ngày mai chúng ta sẽ chết!” (1 Cô-rinh-tô 15:32) Thật thiển cận làm sao! Ước chi họ đặt sự trông cậy nơi Đức Giê-hô-va, họ sẽ có hy vọng vững bền!—Thi-thiên 4:6-8; Châm-ngôn 1:33.
15. (a) Thông điệp phán xét của Đức Giê-hô-va nghịch lại Giê-ru-sa-lem là gì, và ai thi hành sự phán xét của Ngài? (b) Tại sao các tôn giáo tự xưng theo Đấng Christ sẽ phải chịu số phận tương tự như số phận của Giê-ru-sa-lem?
15 Dân cư Giê-ru-sa-lem bị bao vây sẽ không được hưởng an ninh. Ê-sai nói: “Vả, Đức Giê-hô-va vạn-quân tỏ mình trong tai tôi rằng: Tội ấy chắc sẽ chẳng hề được tha cho các ngươi cho đến giờ các ngươi chết, Chúa, là Đức Giê-hô-va vạn-quân, phán vậy”. (Ê-sai 22:14) Vì lòng dân sự cứng cỏi nên sẽ không có sự tha thứ. Nhất định sự chết sẽ đến. Đây là một điều chắc chắn. Chúa Tối Thượng, Đức Giê-hô-va vạn quân, đã nói như vậy. Những lời tiên tri của Ê-sai đã ứng nghiệm. Tai họa hai lần giáng xuống Giê-ru-sa-lem bất trung. Thành bị đạo quân Ba-by-lôn phá hủy và sau này lại bị quân La Mã phá hủy lần nữa. Tương tự như vậy, tai họa cũng sẽ đổ trên các tôn giáo bất trung tự xưng theo Đấng Christ mà các hội viên của họ tự nhận là thờ Đức Chúa Trời nhưng qua việc làm thì từ chối Ngài. (Tít 1:16) Tội lỗi của các tôn giáo tự xưng, cùng với tội lỗi các tôn giáo khác trên thế giới vốn khinh thường đường lối công bình của Đức Chúa Trời, đã “chất cao tày trời”. Giống như tội lỗi của Giê-ru-sa-lem bội đạo, tội lỗi của họ quá lớn không thể chuộc được.—Khải-huyền 18:5, 8, 21.
Đầy tớ ích kỷ
16, 17. (a) Bây giờ ai nhận được thông điệp có tính cách cảnh cáo từ Đức Giê-hô-va, và tại sao? (b) Vì có mộng cao nên điều gì sẽ xảy đến cho Sép-na?
16 Bây giờ nhà tiên tri chuyển sự chú ý từ một dân tộc bất trung sang một người bất trung. Ê-sai viết: “Chúa, là Đức Giê-hô-va vạn-quân, phán như vầy: Ngươi hãy đi, đến nhà kẻ giữ kho [“kẻ quản lý trong cung vua”, “Trịnh Văn Căn”], tức Sép-na, làm chức giám-cung, và bảo nó rằng: Ngươi ở đây làm gì? có bà-con chi đây, mà ngươi đã đục tại đây một huyệt-mả? Thật người đục cho mình một huyệt-mả trên nơi cao, khiến đào cho mình một chỗ-ở trong vầng đá!”—Ê-sai 22:15, 16.
17 Sép-na là ‘đầy tớ quản lý cung vua’, có lẽ là cung của Vua Ê-xê-chia. Với tư cách này, ông có một địa vị quyền thế, chỉ đứng hàng thứ hai sau vua. Hẳn người ta kỳ vọng nhiều nơi ông. (1 Cô-rinh-tô 4:2) Song, đáng lẽ phải chú ý trước nhất tới công việc của quốc gia, Sép-na lại tìm vinh hiển cho riêng mình. Ông đang xây cho mình một ngôi mộ sang trọng—chẳng khác nào mộ của vua—được đục trên cao trong vách đá. Thấy điều này, Đức Giê-hô-va soi dẫn Ê-sai cảnh cáo viên quản lý bất trung này: “Nầy, Đức Giê-hô-va, khác nào kẻ sức-khỏe, sẽ quăng mạnh ngươi ra nơi xa, và bọc chặt ngươi. Ngài ắt sẽ quấn ngươi, và ném ngươi như quả bóng vào xứ rộng và khoảng-khoát. Tại đó ngươi sẽ chết, xe-cộ sang-trọng của ngươi cũng theo đến đó, ôi, ngươi là kẻ làm nhục cho nhà chủ mình! Ta sẽ cách chức ngươi, ngươi sẽ bị truất khỏi ngôi mình”. (Ê-sai 22:17-19) Vì chỉ chú ý đến mình, Sép-na sẽ không có ngay cả một ngôi mộ bình thường ở Giê-ru-sa-lem và thay vì thế, ông sẽ bị ném đi như một trái banh, để chết tại một vùng đất xa xôi. Điều này chứa đựng một sự cảnh cáo cho tất cả những ai được giao phó quyền hành trong dân sự của Đức Chúa Trời. Sự lạm quyền sẽ dẫn đến việc mất quyền và có thể bị trục xuất nữa.
18. Ai sẽ thay thế Sép-na, và việc người ấy sẽ nhận được phẩm phục chính thức của Sép-na và chìa khóa của nhà Đa-vít có ý nghĩa gì?
18 Tuy nhiên, Sép-na sẽ bị cất chức như thế nào? Qua Ê-sai, Đức Giê-hô-va giải thích: “Trong ngày đó, ta sẽ gọi đầy-tớ ta là Ê-li-a-kim, con trai Hinh-kia, lấy áo ngươi mặc cho nó, lấy đai ngươi giúp sức nó, lấy chánh-trị ngươi trao trong tay nó, nó sẽ làm cha cho dân-cư Giê-ru-sa-lem và cho nhà Giu-đa. Ta sẽ đem chìa-khóa nhà Đa-vít để trên vai nó; hễ Ê-sai 22:20-22) Thay thế Sép-na, Ê-li-a-kim sẽ được ban cho phẩm phục chính thức của người quản lý, cùng với chìa khóa nhà Đa-vít. Kinh Thánh dùng từ “chìa-khóa” để tượng trưng cho thẩm quyền, chính quyền, hoặc quyền hạn. (So sánh Ma-thi-ơ 16:19). Vào thời xưa, một viên cố vấn của vua được vua tin cậy giao cho chìa khóa và có quyền trông coi tổng quát cung vua, thậm chí quyết định ai được hầu vua. (So sánh Khải-huyền 3:7, 8). Do đó, chức vụ quản lý rất quan trọng và người ta kỳ vọng nhiều nơi người nào giữ chức vụ này. (Lu-ca 12:48) Sép-na có thể có khả năng, nhưng vì bất trung nên bị Đức Giê-hô-va cất chức.
nó mở, không ai đóng được; nó đóng, không ai mở được”. (Hai cái đinh tượng trưng
19, 20. (a) Ê-li-a-kim chứng tỏ là một ân phước cho dân sự của ông như thế nào? (b) Điều gì xảy ra cho những người tiếp tục trông cậy Sép-na?
19 Cuối cùng, Đức Giê-hô-va dùng ngôn ngữ tượng trưng để diễn tả sự chuyển giao quyền hành từ Sép-na sang Ê-li-a-kim. Ngài nói: “Ta sẽ đóng nó [Ê-li-a-kim] xuống như đinh đóng nơi vững-chãi; và nó sẽ trở nên một ngôi vinh-hiển cho nhà cha mình. Người ta sẽ treo trên nó mọi sự vinh-hiển của nhà cha mình, con-cái dòng-dõi, và hết thảy những đồ-đựng bé-nhỏ nữa, từ cái chén đến cái ve. Đức Giê-hô-va vạn-quân phán rằng: Trong ngày đó, cái đinh [Sép-na] đóng nơi vững-chãi sẽ lỏng-xệch; nó sẽ bị đập và rớt xuống, và gánh-nặng treo trên nó sẽ bị cắt đứt. Vì Đức Giê-hô-va đã phán vậy”.—Ê-sai 22:23-25.
20 Trong những câu này, cái đinh đầu tiên là Ê-li-a-kim. Ông sẽ trở thành “một ngôi vinh-hiển” cho nhà cha mình là Hinh-kia. Ông sẽ không làm ô nhục nhà hay danh giá của cha mình như Sép-na. Ê-li-a-kim sẽ là một sự hỗ trợ vững bền cho mọi đồ đựng trong nhà tức cho những người khác đang hầu việc vua. (2 Ti-mô-thê 2:20, 21) Trái lại, cái đinh thứ hai ám chỉ Sép-na. Mặc dù dường như ông ta được an ổn nhưng ông ta sẽ bị cất chức. Những ai tiếp tục trông cậy ông sẽ bị ngã.
21. Vào thời nay, ai giống như Sép-na đã bị thay thế, tại sao và do ai?
21 Kinh nghiệm của Sép-na nhắc nhở chúng ta là trong vòng những người thờ phượng Đức Chúa Trời, những ai nhận đặc ân phụng sự nên dùng đặc ân ấy để phục vụ người khác và tôn vinh Đức Giê-hô-va. Họ không được lạm dụng chức vụ để làm giàu cho riêng mình hoặc để kiếm danh vọng. Chẳng hạn, các tôn giáo tự xưng theo Đấng Christ từ lâu đã tự đề cao mình là quản lý được bổ nhiệm, tức đại diện trên đất của Chúa Giê-su Christ. Tuy nhiên, giống như Sép-na làm ô danh cha mình khi tìm kiếm danh vọng riêng, các nhà lãnh đạo các tôn giáo tự xưng theo Đấng Christ cũng làm ô nhục Đấng Tạo Hóa qua việc họ thâu góp của cải và quyền lực cho mình. Do đó, khi kỳ phán xét “khởi từ nhà 1 Phi-e-rơ 4:17; Lu-ca 12:42-44) Lớp quản gia tổng hợp này tỏ ra xứng đáng gánh vác trách nhiệm giữ “chìa-khóa” hoàng tộc của nhà Đa-vít. Giống “cái đinh” đáng tin cậy, lớp quản gia đã chứng tỏ là một sự hỗ trợ chắc chắn cho tất cả các “đồ-đựng” khác, tức các tín đồ được xức dầu của Đấng Christ có trách nhiệm khác nhau, vốn trông cậy vào lớp quản gia đó để được nuôi dưỡng về thiêng liêng. Giống như khách lạ cư ngụ bên trong cửa thành Giê-ru-sa-lem xưa, các “chiên khác” cũng tùy thuộc vào “cái đinh” này, tức Ê-li-a-kim thời nay.—Giăng 10:16; Phục-truyền Luật-lệ Ký 5:14.
Đức Chúa Trời” đến vào năm 1918, Đức Giê-hô-va cất chức các tôn giáo tự xưng theo Đấng Christ. Một quản lý khác được nhận diện—tức “người quản-gia ngay-thật khôn-ngoan”—và được bổ nhiệm coi sóc cả nhà trên đất của Chúa Giê-su. (22. (a) Tại sao việc thay thế Sép-na trong cương vị quản gia là đúng lúc? (b) Thời nay, tại sao việc bổ nhiệm lớp “người quản-gia ngay-thật khôn-ngoan” là đúng lúc?
22 Ê-li-a-kim thay thế Sép-na khi San-chê-ríp và đoàn quân đông đảo của ông đang đe dọa Giê-ru-sa-lem. Tương tự Ga-la-ti 6:16) Như vào thời Ê-xê-chia, cuộc tấn công đó sẽ bị tiêu tan khi những kẻ thù của sự công bình bị hủy diệt. Những ai nương cậy vào “đinh đóng nơi vững-chãi”, tức người quản gia trung tín, sẽ sống sót, giống như dân cư trung thành của Giê-ru-sa-lem sống sót khỏi cuộc xâm lăng nước Giu-đa của A-si-ri. Vậy thật khôn ngoan biết bao để không dính líu vào các tôn giáo tự xưng theo Đấng Christ ví như “cái đinh” đã mất tín nhiệm!
như vậy, “người quản-gia ngay-thật khôn-ngoan” đã được bổ nhiệm để phụng sự trong thời kỳ cuối cùng. Thời kỳ này sẽ chấm dứt khi Sa-tan và lực lượng của hắn khởi sự một cuộc tấn công chót vào “dân Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời” và các chiên khác đồng hành với họ. (23. Cuối cùng điều gì xảy ra cho Sép-na, và chúng ta có thể học được gì từ điều này?
23 Điều gì xảy ra cho Sép-na? Không có sự tường thuật nào nói tới việc lời tiên tri về ông nơi Ê-sai 22:18 được ứng nghiệm như thế nào. Khi tự nâng mình lên và rồi bị hạ xuống, ông giống như các tôn giáo tự xưng theo Đấng Christ, nhưng có lẽ ông đã học được bài học từ sự trừng phạt. Về điểm này, ông hoàn toàn khác với các tôn giáo tự xưng theo Đấng Christ. Khi Ráp-sa-kê, người A-si-ri, đòi Giê-ru-sa-lem đầu hàng thì Ê-li-a-kim, người quản gia mới của Ê-xê-chia hướng dẫn một phái đoàn ra ngoài gặp y. Tuy nhiên, Sép-na ở bên cạnh Ê-li-a-kim với tư cách là thư ký của vua. Hiển nhiên, Sép-na vẫn còn hầu việc vua. (Ê-sai 36:2, 22) Thật là bài học quý giá cho những ai mất đặc ân phụng sự trong tổ chức của Đức Chúa Trời! Thay vì cay đắng và giận hờn, họ nên khôn ngoan tiếp tục phụng sự Đức Giê-hô-va với hết khả năng của mình. (Hê-bơ-rơ 12:6) Khi làm thế, họ sẽ tránh được tai họa sẽ đổ xuống trên các tôn giáo tự xưng theo Đấng Christ. Họ sẽ vui hưởng ân huệ và ân phước của Đức Chúa Trời đến muôn đời.
[Chú thích]
^ đ. 6 Vào năm 66 CN, nhiều người Do Thái mừng rỡ khi quân La Mã đang vây thành Giê-ru-sa-lem rút lui.
^ đ. 6 Theo sử gia Josephus ở thế kỷ thứ nhất thì vào năm 70 CN, nạn đói ở Giê-ru-sa-lem trầm trọng đến độ người ta ăn cả đồ bằng da, cỏ và cỏ khô. Một trường hợp được ghi nhận là một bà mẹ đã quay và ăn thịt chính con mình.
^ đ. 10 “Màn che Giu-đa” có thể có nghĩa khác; nó ám chỉ một cái gì đó dùng để bảo vệ thành, chẳng hạn như đồn lũy, nơi tồn trữ vũ khí và nơi binh lính trú đóng.
[Câu hỏi]
[Hình nơi trang 231]
Khi Sê-đê-kia chạy trốn, ông bị bắt và bị làm mù mắt
[Hình nơi trang 232]
Tương lai mù mịt cho những người Do Thái bị kẹt lại trong Giê-ru-sa-lem
[Hình nơi trang 239]
Ê-xê-chia làm cho Ê-li-a-kim thành “đinh đóng nơi vững-chãi”
[Hình nơi trang 241]
Giống như Sép-na, qua việc thâu góp của cải, nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo tự xưng theo Đấng Christ đã làm ô nhục Đấng Tạo Hóa
[Hình nơi trang 242]
Thời nay, một lớp người quản gia trung thành đã được bổ nhiệm coi sóc cả nhà của Chúa Giê-su