“Chúng ta hãy sửa chữa mọi việc”
Chương ba
“Chúng ta hãy sửa chữa mọi việc”
1, 2. Đức Giê-hô-va so sánh các vua và dân cư Giê-ru-sa-lem và Giu-đa với ai, và tại sao điều này là hợp lý?
DÂN CƯ Giê-ru-sa-lem có thể cảm thấy muốn bào chữa cho mình sau khi nghe lời khiển trách ghi nơi Ê-sai 1:1-9. Rõ ràng họ tự hào chỉ vào những của-lễ họ dâng cho Đức Giê-hô-va. Tuy nhiên, câu 10 đến 15 cho thấy lời đáp lại của Đức Giê-hô-va làm tiêu tan thái độ vênh váo của họ. Câu trả lời bắt đầu: “Hỡi các quan-trưởng Sô-đôm, hãy nghe lời của Đức Giê-hô-va. Hỡi dân Gô-mô-rơ, hãy để tai vào luật-pháp của Đức Chúa Trời chúng ta!”—Ê-sai 1:10.
2 Hai thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ bị hủy diệt không những vì tội dâm dục đồi trụy mà còn vì lòng cứng cỏi và thái độ kiêu ngạo của dân thành. (Sáng-thế Ký 18:20, 21; 19:4, 5, 23-25; Ê-xê-chi-ên 16:49, 50) Thính giả của Ê-sai hẳn phải sửng sốt khi nghe mình bị so với dân cư những thành bị rủa sả đó. * Nhưng dân Ngài ra sao thì Đức Giê-hô-va thấy trung thực y như vậy, và Ê-sai không hề làm yếu đi thông điệp của Đức Chúa Trời để làm ‘êm tai họ’.—2 Ti-mô-thê 4:3.
3. Đức Giê-hô-va có ý gì khi nói Ngài đã “chán-chê” của-lễ của dân sự, và tại sao lại như vậy?
3 Hãy lưu ý Đức Giê-hô-va cảm thấy thế nào về sự thờ phượng Ê-sai 1:11) Dân sự đã quên rằng Đức Giê-hô-va chẳng cần đến các của-lễ của họ. (Thi-thiên 50:8-13) Ngài không cần bất cứ những gì con người có thể dâng cho Ngài. Vậy nếu dân sự nghĩ là họ đang làm ơn cho Đức Giê-hô-va khi dâng cho Ngài các của-lễ với lòng hời hợt thì họ đã lầm. Đức Giê-hô-va dùng những lời mạnh mẽ. Nhóm từ “Ta đã chán-chê” cũng có thể dịch là “Ta ngấy” hoặc “Ta đã quá no nê rồi”. Bạn có biết cảm giác ăn no quá đến độ chỉ thấy thức ăn thôi cũng đã ngán rồi không? Đức Giê-hô-va cảm thấy như vậy về những của-lễ đó—hoàn toàn ngán ngẩm!
theo hình thức của dân sự Ngài. “Đức Giê-hô-va phán: Muôn-vàn của-lễ các ngươi nào có can-hệ gì đến ta? Ta đã chán-chê của-lễ thiêu bằng chiên đực và mỡ của bò con mập. Ta chẳng đẹp lòng về huyết của bò đực, chiên con và dê đực đâu”. (4. Ê-sai 1:12 phơi bày việc dân sự có mặt tại đền thờ ở Giê-ru-sa-lem là vô ích như thế nào?
4 Đức Giê-hô-va nói tiếp: “Khi các ngươi đến chầu trước mặt ta, ai khiến các ngươi giày-đạp hành-lang ta?” (Ê-sai 1:12) Chẳng phải chính luật pháp của Đức Giê-hô-va đòi hỏi dân sự phải ‘ra mắt Ngài’, nghĩa là phải có mặt tại đền thờ của Ngài ở Giê-ru-sa-lem hay sao? (Xuất Ê-díp-tô Ký 34:23, 24) Đúng vậy, nhưng họ chỉ đến đó cho lấy lệ, và coi sự thờ phượng thanh sạch chỉ có tính cách máy móc. Họ không có động lực trong sáng. Đối với Đức Giê-hô-va, nhiều lần họ đến hành lang của Ngài chẳng khác gì là họ “giày-đạp”, chẳng ích gì mà chỉ làm mòn sân mà thôi.
5. Một số hành động thờ phượng của người Do Thái là gì, và tại sao những hành động này trở thành “nặng-nề” cho Đức Giê-hô-va?
5 Thảo nào giờ đây Đức Giê-hô-va dùng đến ngôn từ nặng nề hơn! “Thôi, đừng dâng của-lễ chay vô-ích cho ta nữa! Ta gớm-ghét mùi hương, ngày trăng mới, ngày sa-bát cùng sự rao-nhóm hội; ta chẳng khứng chịu tội-ác [việc dùng quyền phép huyền bí, NW] hội-hiệp nơi lễ trọng-thể. Thật, lòng ta ghét những ngày trăng mới và kỳ lễ các ngươi, là nặng-nề cho ta, ta lấy làm mệt mà gánh lấy”. (Ê-sai 1:13, 14) Của-lễ chay, hương, ngày Sa-bát và các hội lễ trọng thể, tất cả đều nằm trong Luật Pháp của Đức Chúa Trời ban cho dân Y-sơ-ra-ên. Còn về “ngày trăng mới”, Luật Pháp chỉ giản dị nói giữ, nhưng dần dần người ta lập ra thêm những truyền thống lành mạnh quanh việc giữ lễ. (Dân-số Ký 10:10; 28:11) Ngày trăng mới được xem như một ngày sa-bát hàng tháng; dân chúng nghỉ làm việc và thậm chí nhóm lại để được các nhà tiên tri và thầy tế lễ dạy dỗ. (2 Các Vua 4:23; Ê-xê-chi-ên 46:3; A-mốt 8:5) Sự giữ lễ như thế không có gì sai, nhưng sai ở chỗ họ làm chỉ để phô trương. Hơn nữa, người Do Thái đang dùng đến “quyền phép huyền bí”, tức các thực hành đồng bóng, song song với việc giữ lễ chính thức theo Luật Pháp của Đức Chúa Trời. * Do đó, các hành động thờ phượng mà họ dành cho Đức Giê-hô-va là “nặng-nề” đối với Ngài.
6. Đức Giê-hô-va “mệt” theo nghĩa nào?
6 Tuy nhiên, làm sao Đức Giê-hô-va lại cảm thấy “mệt”? Xét cho cùng, “sức mạnh Ngài lớn lắm... [Ngài] chẳng mỏi chẳng mệt” cơ mà. (Ê-sai 40:26, 28) Đức Giê-hô-va dùng cách nói sống động để giúp chúng ta hiểu cảm nghĩ của Ngài. Bạn có bao giờ mang một gánh nặng lâu đến độ xương cốt rã rời, và chỉ muốn quăng đi cho rồi chưa? Đó là cảm nghĩ của Đức Giê-hô-va về các hành động thờ phượng giả hình của dân sự Ngài.
7. Tại sao Đức Giê-hô-va không còn nghe lời cầu nguyện của dân Ngài?
7 Bây giờ Đức Giê-hô-va nói đến các hành động thờ phượng mật thiết và riêng tư nhất. “Vậy nên, khi các ngươi giơ tay, thì ta che mắt khỏi các ngươi. Khi các ngươi cầu-nguyện rườm-rà, ta chẳng thèm nghe. Tay các ngươi đầy những máu”. (Ê-sai 1:15) Giơ tay lên với lòng bàn tay hướng lên trời là một điệu bộ nài xin. Đối với Đức Giê-hô-va, tư thế này đã trở nên vô nghĩa, vì tay của dân sự này dính đầy máu. Bạo động lan tràn khắp xứ. Người yếu thế bị áp bức khắp nơi. Những người ích kỷ và lạm dụng người khác mà lại cầu xin Đức Giê-hô-va ban ân phước thì quả là gớm ghiếc. Thảo nào Đức Giê-hô-va nói: “Ta chẳng thèm nghe”!
8. Ngày nay các tôn giáo tự xưng theo Đấng Christ phạm phải lỗi lầm nào, và một số tín đồ Đấng Christ rơi vào cạm bẫy tương tự như thế nào?
8 Tương tự như vậy trong thời chúng ta, các tôn giáo tự xưng theo Đấng Christ không được ân huệ của Đức Chúa Trời khi họ dâng lên Ngài những lời cầu nguyện dài dòng, lặp đi lặp lại vô ích và qua các “việc làm” về tôn giáo của họ. (Ma-thi-ơ 7:21-23, NW) Vậy điều hệ trọng đối với chúng ta là chớ rơi vào cùng cạm bẫy. Thỉnh thoảng một tín đồ Đấng Christ sa ngã vào tội nặng, rồi lý luận rằng nếu anh giấu đi những gì mình đang làm và gia tăng hoạt động trong hội thánh tín đồ Đấng Christ thì các việc làm này sẽ bù trừ được tội của mình bằng một cách nào đó. Các việc làm có tính cách hình thức như thế không làm đẹp lòng Đức Giê-hô-va. Chỉ có một phương thuốc cho căn bệnh về thiêng liêng như các câu kế cho thấy.
Phương thuốc cho căn bệnh về thiêng liêng
9, 10. Sự sạch sẽ trong sự thờ phượng Đức Giê-hô-va có tầm quan trọng nào?
9 Là Đức Chúa Trời đầy lòng trắc ẩn, Đức Giê-hô-va giờ đây đổi sang giọng ôn tồn và ấm cúng hơn. “Hãy rửa đi, hãy làm cho sạch! Hãy tránh những việc ác khỏi trước mắt ta. Đừng làm dữ nữa. Hãy học làm lành, tìm-kiếm sự công-bình; hãy đỡ-đần kẻ bị hà-hiếp [“sửa sai kẻ hà hiếp”, “NW”], làm công-bình cho kẻ mồ-côi, binh-vực lẽ của người góa-bụa”. (Ê-sai 1:16, 17) Nơi đây chúng ta thấy một chuỗi gồm chín mệnh lệnh. Bốn mệnh lệnh đầu có tính cách tiêu cực theo nghĩa họ phải cất đi tội lỗi; năm mệnh lệnh sau là những hành động tích cực dẫn tới việc nhận được ân phước của Đức Giê-hô-va.
10 Việc tắm rửa và sự sạch sẽ luôn luôn là một phần quan trọng của sự thờ phượng thanh sạch. (Xuất Ê-díp-tô Ký 19:10, 11; 30:20; 2 Cô-rinh-tô 7:1) Nhưng Đức Giê-hô-va muốn việc làm sạch sẽ có chiều sâu hơn, sâu vào tận đáy lòng của những người thờ phượng Ngài. Sự sạch sẽ về đạo đức và thiêng liêng là quan trọng bậc nhất và đây là điều Đức Giê-hô-va muốn nói đến. Hai mệnh lệnh đầu ở câu 16 không phải chỉ là sự lặp lại. Một nhà ngữ pháp tiếng Hê-bơ-rơ cho rằng mệnh lệnh đầu tiên, “hãy rửa đi”, ám chỉ một hành động tiên khởi của việc làm sạch, trong khi mệnh lệnh thứ hai, “hãy làm cho sạch”, ám chỉ các cố gắng liên tục để duy trì sự sạch sẽ đó.
11. Để chiến đấu với tội lỗi, chúng ta nên làm gì, và không bao giờ nên làm gì?
11 Chúng ta không thể giấu Đức Giê-hô-va bất cứ điều gì. (Gióp 34:22; Châm-ngôn 15:3; Hê-bơ-rơ 4:13) Vì thế, mệnh lệnh: “Hãy tránh những việc ác khỏi trước mắt ta”, chỉ có thể có một nghĩa—ngưng làm điều xấu. Đó có nghĩa là không cố che giấu tội nặng, vì làm như vậy cũng là một tội rồi. Châm-ngôn 28:13 cảnh cáo: “Người nào giấu tội-lỗi mình sẽ không được may-mắn; nhưng ai xưng nó ra và lìa-bỏ nó sẽ được thương-xót”.
12. (a) Tại sao việc “học làm lành” là quan trọng? (b) Đặc biệt là các trưởng lão có thể áp dụng sự chỉ dẫn “hãy tìm-kiếm sự công-bình” và “sửa sai kẻ hà hiếp” như thế nào?
12 Chúng ta học được rất nhiều từ các hành động tích cực theo lệnh của Đức Giê-hô-va trong câu 17 chương 1 của sách Ê-sai. Chúng ta hãy để ý là Ngài không chỉ nói “hãy làm lành” nhưng nói “hãy học làm lành”. Cần phải học hỏi cá nhân về Lời Đức Chúa Trời để hiểu điều gì là lành trước mắt Đức Chúa Trời và để muốn làm theo. Hơn nữa, Đức Giê-hô-va không chỉ nói “hãy làm điều công bình” nhưng nói “hãy tìm-kiếm sự công-bình”. Ngay cả những trưởng lão giàu kinh nghiệm cũng cần tra xem kỹ càng Lời Đức Chúa Trời để giải quyết những vấn đề phức tạp theo đường lối công bình. Họ cũng có trách nhiệm “sửa sai kẻ hà hiếp”, như Đức Giê-hô-va ra lệnh sau đó. Các sự chỉ dẫn này rất quan trọng cho những người chăn chiên trong đạo Đấng Christ ngày nay, bởi vì họ muốn bảo vệ bầy chiên khỏi “muông-sói dữ-tợn”.—13. Ngày nay chúng ta có thể thi hành mệnh lệnh liên quan đến trẻ mồ côi và người góa bụa như thế nào?
13 Hai mệnh lệnh sau cùng liên quan đến một số người yếu thế trong dân sự của Đức Chúa Trời—đó là trẻ mồ côi và người góa bụa. Thế gian lúc nào cũng sẵn sàng lợi dụng những người yếu thế này; nhưng trong vòng dân sự của Đức Chúa Trời thì không được như vậy. Các trưởng lão đầy yêu thương sẽ “làm công-bình” cho trẻ mồ côi, trai cũng như gái, trong hội thánh, giúp chúng được hưởng công lý và sự bảo vệ trong một thế gian chỉ muốn lợi dụng chúng và làm chúng hư hỏng mà thôi. Các trưởng lão “binh-vực lẽ” của người góa bụa; từ Hê-bơ-rơ ở đây cũng có thể có nghĩa là “phấn đấu” cho bà. Thực vậy, tất cả các tín đồ Đấng Christ đều muốn là nơi nương náu, nguồn an ủi và công lý cho những người cần được giúp đỡ trong vòng chúng ta vì họ là quý giá đối với Đức Giê-hô-va.—Mi-chê 6:8; Gia-cơ 1:27.
14. Ê-sai 1:16, 17 truyền đạt thông điệp tích cực nào?
14 Thông điệp nằm trong chín mệnh lệnh này của Đức Giê-hô-va thật tích cực và cương quyết làm sao! Đôi khi những người phạm tội cứ cho là việc làm điều phải vượt quá sức họ. Đó là ý niệm làm nhụt chí. Hơn nữa, nghĩ như vậy là sai. Đức Giê-hô-va biết—và Ngài muốn chúng ta biết—rằng với sự giúp đỡ của Ngài, bất cứ người phạm tội nào cũng có thể từ bỏ con đường tội lỗi, quay trở lại và làm điều công bình.
Một lời kêu gọi chính trực và đầy trắc ẩn
15. Nhóm từ “chúng ta hãy sửa chữa mọi việc” đôi khi bị hiểu lầm như thế nào, nhưng thực ra có nghĩa gì?
15 Giọng nói của Đức Giê-hô-va bây giờ ấm cúng và đầy trắc ẩn hơn. “Đức Giê-hô-va phán: Bây giờ hãy đến, cho chúng ta biện-luận cùng nhau [“chúng ta hãy sửa chữa mọi việc”, “NW”]. Dầu tội các ngươi như hồng-điều, sẽ trở nên trắng như tuyết; dầu đỏ như son, sẽ trở nên trắng như lông chiên”. (Ê-sai 1:18) Lời mời nơi đầu câu tuyệt đẹp này thường bị hiểu lầm. Chẳng hạn, bản dịch Thánh Kinh Hội nói: “Chúng ta biện-luận cùng nhau”—như thể hai bên phải nhượng bộ lẫn nhau để đạt đến một hợp đồng. Không phải như vậy! Đức Giê-hô-va không thể bị trách cứ về bất cứ điều gì, đặc biệt trong các giao dịch của Ngài với dân giả hình và bội nghịch này. (Phục-truyền Luật-lệ Ký 32:4, 5) Câu đó nói đến một tòa án thiết lập công lý, chứ không nói đến sự thảo luận có tính cách thỏa hiệp giữa hai bên ngang hàng. Đây giống như Đức Giê-hô-va đưa dân Y-sơ-ra-ên ra tòa để xét xử vậy.
16, 17. Làm sao chúng ta biết là Đức Giê-hô-va sẵn sàng tha thứ ngay cả những tội nghiêm trọng?
16 Ra tòa để Đức Giê-hô-va xét xử hẳn là một ý niệm đáng sợ, nhưng Đức Giê-hô-va là một Quan Án thương xót và có lòng trắc ẩn nhất. Ngài tha thứ rộng rãi hơn bất cứ ai khác. (Thi-thiên 86:5) Chỉ mình Ngài mới có thể rửa sạch những tội như “hồng-điều” của dân Y-sơ-ra-ên đi, và làm cho “nên trắng như tuyết”. Không nỗ lực nào của loài người, không cách thức thờ phượng nào, các của-lễ hay lời cầu nguyện nào có thể xóa được tì vết của tội lỗi. Chỉ có sự tha thứ của Đức Giê-hô-va mới có thể rửa sạch được tội lỗi mà thôi. Đức Chúa Trời ban sự tha thứ như vậy với điều kiện Ngài lập ra, trong đó có sự ăn năn thành thật và hết lòng.
17 Lẽ thật này quan trọng đến độ Đức Giê-hô-va nhắc lại trong một thể thi ca—những tội nặng đỏ như “son” sẽ trở thành như lông chiên mới, trắng tinh không nhuộm màu nào. Đức Giê-hô-va muốn chúng ta biết rằng Ngài thật là Đấng hay tha thứ tội lỗi, ngay cả những tội nặng, miễn là Ngài thấy chúng ta thành thật ăn năn. Những ai thấy khó tin là điều này cũng được áp dụng cho trường hợp của chính mình nên suy nghĩ đến những gương như của Ma-na-se. Vị vua này đã phạm tội tầy trời trong nhiều năm. Tuy nhiên, ông đã ăn năn và được tha thứ. (2 Sử-ký 33:9-16) Đức Giê-hô-va muốn mọi người chúng ta, kể cả những ai đã phạm tội nghiêm trọng, biết rằng chưa trễ để “sửa chữa mọi việc” với Ngài.
18. Đức Giê-hô-va đặt trước dân tộc bội nghịch của Ngài sự lựa chọn nào?
18 Đức Giê-hô-va nhắc nhở dân của Ngài là họ phải lựa chọn. “Nếu các ngươi sẵn lòng vâng lời, sẽ ăn được sản-vật tốt-nhất của đất. Nhược bằng các ngươi chẳng khứng và bạn-nghịch, sẽ bị nuốt bởi gươm; vì miệng Đức Giê-hô-va đã phán”. (Ê-sai 1:19, 20) Ở đây, Đức Giê-hô-va nhấn mạnh đến thái độ, và Ngài dùng một cách diễn đạt sống động khác để làm nổi bật điểm Ngài muốn nói. Dân Giu-đa có sự lựa chọn này: Ăn hay là bị ăn. Nếu họ có thái độ sẵn sàng lắng nghe và vâng lời Đức Giê-hô-va, họ sẽ ăn sản vật tốt của đất đai. Tuy nhiên, nếu họ cố chấp trong thái độ ương ngạnh, họ sẽ bị ăn, tức bị nuốt—bởi gươm của kẻ thù nghịch! Khó mà tưởng tượng được là một dân tộc lại chọn gươm của kẻ thù nghịch thay vì chọn lòng thương xót và rộng lượng của một Đức Chúa Trời hay tha thứ. Dù sao, đó là trường hợp của Giê-ru-sa-lem như những câu kế tiếp của Ê-sai cho thấy.
Bài ca than vãn về thành yêu dấu
19, 20. (a) Đức Giê-hô-va truyền đạt cảm giác bị phản bội như thế nào? (b) ‘Sự công-bình ở trong Giê-ru-sa-lem’ theo cách nào?
19 Nơi Ê-sai 1:21-23, chúng ta thấy sự gian ác của thành Giê-ru-sa-lem lên tới cực độ vào lúc này. Bây giờ, Ê-sai bắt đầu một bài thơ được soi dẫn trong thể than vãn hay ca thương: “Ôi! thành trung-nghĩa đã hóa ra kỵ-nữ, nó vốn đầy sự chánh-trực, và sự công-bình ở trong nó, mà bây giờ đầy những kẻ giết người!”—Ê-sai 1:21.
20 Thành Giê-ru-sa-lem đổ rồi! Một thời nó là một người vợ trung nghĩa, mà bây giờ trở thành một kỵ nữ. Còn lời nào mạnh mẽ hơn để truyền đạt cảm giác bị phản bội và thất vọng của Đức Giê-hô-va? Thành này từng có “sự công-bình ở trong”. Khi nào? Ngay cả trước khi có dân Y-sơ-ra-ên, hồi thời Hê-bơ-rơ 7:2; Sáng-thế Ký 14:18-20) Sau Mên-chi-xê-đéc khoảng 1.000 năm, thành Giê-ru-sa-lem đạt tới vinh quang tột đỉnh dưới triều đại Vua Đa-vít và Sa-lô-môn. “Sự công-bình ở trong nó” đặc biệt khi các vua làm gương cho dân bước đi trong đường lối của Đức Giê-hô-va. Thế nhưng vào thời Ê-sai, những thời kỳ đó chỉ còn là ký ức xa xôi.
Áp-ra-ham, thành được gọi là Sa-lem. Thành do một người vừa là vua vừa là thầy tế lễ cai trị. Tên của ông là Mên-chi-xê-đéc, nghĩa là “vua sự công-bình”, và tên này quả thích hợp cho ông. (21, 22. Cáu cặn và rượu loãng biểu thị điều gì, và tại sao giới lãnh đạo người Giu-đa đáng bị mô tả như thế?
21 Dường như phần lớn vấn đề là do chính những người lãnh đạo trong dân sự gây ra. Ê-sai than vãn tiếp: “Bạc ngươi biến thành cặn, rượu ngươi pha lộn nước. Các quan-trưởng của dân ngươi là đồ phản-nghịch [“bướng bỉnh”, “NW”], làm bạn với kẻ trộm, mỗi người trong chúng đều ưa của hối-lộ, đeo-đuổi theo tài-lợi; chẳng làm công-bình cho kẻ mồ-côi, vụ kiện của người góa-bụa chẳng đến cùng chúng nó”. (Ê-sai 1:22, 23) Hai minh họa sống động, cái này ngay sau cái kia, có tác dụng chuẩn bị tâm trí người đọc về điều gì sẽ theo sau. Trong lò luyện kim, khi bạc tan chảy thì người thợ rèn hớt đi những cáu cặn và đổ đi. Các quan trưởng và quan án của Y-sơ-ra-ên giống như là cáu cặn chứ không phải bạc. Cần phải vứt họ đi. Họ không còn dùng được nữa giống như rượu đã pha nước mất hết mùi vị rồi. Rượu như thế thì chỉ còn có nước đổ đi mà thôi!
22 Câu 23 cho thấy tại sao những người lãnh đạo đáng bị mô tả như thế. Luật Pháp Môi-se nâng cao dân tộc của Đức Chúa Trời, tách biệt họ khỏi các dân khác. Chẳng hạn như việc luật pháp đòi hỏi phải bảo vệ trẻ mồ côi và người góa bụa. (Xuất Ê-díp-tô Ký 22:22-24) Nhưng trong thời Ê-sai, trẻ mồ côi hầu như không có hy vọng được xét xử thuận lợi. Còn về người góa bụa, thậm chí bà chẳng được ai nghe để hiểu tình trạng của bà, huống chi có ai đến giúp đỡ nữa. Đúng vậy, các quan án và những người lãnh đạo quá bận rộn lo quyền lợi riêng—kiếm hối lộ, đòi quà cáp, và toa rập với kẻ trộm cắp, hẳn là bao che kẻ phạm pháp trong khi để mặc nạn nhân khổ sở. Nhưng tệ hơn nữa là họ “bướng bỉnh”, hay là cứng lòng trong đường lối sai lầm. Thật là một tình trạng đáng buồn!
Đức Giê-hô-va sẽ luyện lọc dân Ngài
23. Đức Giê-hô-va bày tỏ cảm nghĩ gì đối với kẻ thù của Ngài?
23 Đức Giê-hô-va không dung túng sự lạm quyền như vậy mãi. Ê-sai nói tiếp: “Vậy nên, Chúa, là Đức Giê-hô-va vạn-quân, Đấng Quyền-năng của Y-sơ-ra-ên, phán như vầy: Ôi! ta sẽ được thỏa lòng về [“ta sẽ loại trừ”, “NW”] kẻ đối-địch ta, và báo-trả kẻ cừu-thù ta!” (Ê-sai 1:24) Ở đây Đức Giê-hô-va được xưng bằng ba tước hiệu, nhấn mạnh đến quyền làm Chúa chính đáng và quyền năng vô biên của Ngài. Lời than “Ôi!” dường như có nghĩa là lòng thương hại của Đức Giê-hô-va giờ đây xen lẫn với quyết định hành động vì giận dữ. Điều này hẳn phải có lý do.
24. Đức Giê-hô-va có ý định dùng quá trình lọc luyện nào cho dân Ngài?
24 Dân riêng của Đức Giê-hô-va đã tự làm cho mình thành kẻ thù của Ngài. Họ hoàn toàn đáng lãnh lấy sự báo thù của Đức Chúa Trời. Đức Giê-hô-va sẽ “loại trừ” hay là bỏ họ đi. Phải chăng điều này có nghĩa là dân tộc mang danh Ngài bị xóa bỏ vĩnh viễn? Không, vì Đức Giê-hô-va nói tiếp: “Ta sẽ lại tra tay trên ngươi, làm tan sạch hết cáu-cặn ngươi [“bằng thuốc giặt”, “NW”], và bỏ hết chất pha [“vật phế thải”, “NW”] của ngươi”. (Ê-sai 1:25) Bây giờ Đức Giê-hô-va dùng quá trình lọc luyện làm minh họa. Người luyện kim thời xưa thường châm thuốc giặt vào, giúp tách cáu cặn khỏi quý kim. Bằng một cách tương tự, Đức Giê-hô-va vốn không coi dân Ngài là hoàn toàn gian ác, sẽ ‘sửa-trị họ cách chừng-mực’. Ngài sẽ chỉ lấy đi “vật phế thải”—tức những kẻ bướng bỉnh, xấu xa là những kẻ không chịu học và vâng lời. * (Giê-rê-mi 46:28) Với những lời này, Ê-sai có đặc ân viết trước lịch sử sẽ xảy ra.
25. (a) Đức Giê-hô-va đã lọc luyện dân Ngài như thế nào vào năm 607 TCN? (b) Đức Giê-hô-va lọc luyện dân Ngài thời nay khi nào?
Ma-la-chi 3:1-5, được viết sau thời kỳ lưu đày ở Ba-by-lôn, cho thấy là Đức Chúa Trời làm lại công việc luyện lọc một lần nữa. Lời tiên tri chỉ đến thời điểm Giê-hô-va Đức Chúa Trời đến đền thờ thiêng liêng của Ngài cùng với “thiên-sứ của sự giao-ước” là Chúa Giê-su Christ. Điều này rõ ràng đã xảy ra vào cuối Thế Chiến I. Đức Giê-hô-va đã thanh tra tất cả những ai nhận mình là tín đồ Đấng Christ; Ngài sàng sẩy tín đồ thật khỏi tín đồ giả. Kết quả là gì?
25 Thật vậy, Đức Giê-hô-va đã lọc luyện dân Ngài, vớt đi những cáu cặn của giới lãnh đạo nhũng lạm và những kẻ bội nghịch khác. Vào năm 607 TCN, tức sau Ê-sai một thời gian dài, Giê-ru-sa-lem đã bị hủy phá và dân cư bị bắt đi làm phu tù ở Ba-by-lôn trong 70 năm. Trên vài phương diện, điều này giống một hành động của Đức Chúa Trời mãi sau này. Lời tiên tri ở26-28. (a) Ê-sai 1:26 đã ứng nghiệm lần đầu như thế nào? (b) Lời tiên tri này ứng nghiệm trong thời kỳ chúng ta như thế nào? (c) Lời tiên tri này có thể giúp ích gì cho các trưởng lão ngày nay?
26 Đức Giê-hô-va trả lời: “Ta sẽ lập lại các quan-xét của ngươi như ngày trước, các mưu-sĩ [“người khuyên bảo”, “NW”] của ngươi như lúc đầu. Rồi sau người ta sẽ xưng ngươi là thành công-bình, là ấp trung-nghĩa. Si-ôn sẽ được chuộc bởi sự chánh-trực, còn kẻ nào trở lại đó thì được chuộc bởi sự công-bình”. (Ê-sai 1:26, 27) Lời tiên tri này đã ứng nghiệm lần đầu đối với Giê-ru-sa-lem cổ xưa. Sau khi những người bị bắt làm phu tù trở về thành yêu dấu vào năm 537 TCN, một lần nữa, lại có những quan xét và mưu sĩ trung thành như thuở trước. Các nhà tiên tri A-ghê và Xa-cha-ri, thầy tế lễ Giê-hô-sua, thầy ký E-xơ-ra, và quan tổng đốc Xô-rô-ba-bên, tất cả đều phục vụ với mục đích hướng dẫn những người trung thành còn sót lại bước theo đường lối của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, một sự ứng nghiệm quan trọng hơn nhiều đã xảy ra trong thế kỷ 20.
27 Vào năm 1919, dân sự thời nay của Đức Giê-hô-va ra khỏi thời kỳ thử thách. Họ được giải thoát khỏi sự tù đày về thiêng liêng của Ba-by-lôn Lớn, đế quốc tôn giáo giả thế giới. Sự khác Lu-ca 12:32; Giăng 10:16; Ê-sai 32:1, 2; 60:17; 61:3, 4.
biệt giữa lớp người xức dầu trung thành còn sót lại với hàng giáo sĩ bội đạo của các tôn giáo tự xưng theo Đấng Christ trở nên rõ rệt. Đức Chúa Trời lại ban phước cho dân Ngài, ‘lập lại các quan-xét và các mưu-sĩ cho họ’—tức những người trung thành khuyên bảo dân sự Đức Chúa Trời căn cứ trên Lời Ngài chứ không theo truyền thống của loài người. Ngày nay trong vòng “bầy nhỏ” đang giảm dần và những người đồng hành với họ là hàng triệu các “chiên khác” đang gia tăng, có hàng ngàn người nam như thế.—28 Các trưởng lão cần nhớ là thỉnh thoảng họ phải hành động như những “quan-xét” trong hội thánh để giữ cho hội thánh được trong sạch về thiêng liêng và đạo đức và để sửa sai những ai lầm lỗi. Họ quan tâm một cách sâu xa đến đường lối của Đức Chúa Trời trong mọi việc, bắt chước lòng thương xót của Ngài và dung hòa với sự chính trực. Tuy nhiên, trong hầu hết mọi trường hợp, họ phụng sự với tư cách là những “người khuyên bảo”. Dĩ nhiên, trong vai trò này, họ rất khác biệt với các vua quan hay người độc đoán. Họ cố gắng hết sức để không bao giờ “cai quản khắc nghiệt trên những người là cơ nghiệp của Đức Chúa Trời”, hay ngay cả có vẻ làm thế.—1 Phi-e-rơ 5:3, NW.
29, 30. (a) Đức Giê-hô-va công bố điều gì cho những kẻ từ chối quá trình lọc luyện để được lợi ích? (b) Dân sự “hổ-thẹn” về những cây và vườn của họ theo nghĩa nào?
29 Còn về “cáu-cặn” được đề cập đến trong lời tiên tri của Ê-sai 1:28, 29) Những kẻ chống nghịch và phạm tội với Đức Giê-hô-va, lờ đi thông điệp cảnh cáo của các tiên tri Ngài cho tới khi quá trễ, thật sự đã bị “diệt-vong”. Điều này đã xảy ra vào năm 607 TCN. Tuy nhiên, cây và vườn được nói đến ở đây nghĩa là gì?
Ê-sai thì sao? Điều gì xảy ra cho những kẻ không chịu nhận quá trình lọc luyện này của Đức Chúa Trời để được lợi ích? Ê-sai nói tiếp: “Song những kẻ bạn-nghịch và mắc tội sẽ cùng bị hủy-diệt, còn kẻ bỏ Đức Giê-hô-va sẽ bị diệt-vong. Vậy các ngươi sẽ hổ-thẹn vì những cây thông mình ưa; mất-cỡ vì những vườn mình đã chọn”. (30 Dân Giu-đa thường xuyên có vấn đề về thờ hình tượng. Cây, vườn và lùm cây thường liên hệ đến những thực hành đồi bại của họ. Chẳng hạn, những kẻ thờ thần Ba-anh và vợ là Át-tạt-tê tin là vào mùa khô, cả hai thần đều chết và bị chôn. Để giục hai thần thức dậy và giao hợp, đem lại sự màu mỡ cho đất đai, những kẻ thờ hình tượng họp nhau lại để thực hành dâm dục đồi bại dưới các cây “linh thiêng” trong lùm cây hay trong vườn. Khi mưa và sự màu mỡ thấm vào đất, họ qui công ơn cho các thần giả; những kẻ thờ hình tượng này cảm thấy vững tâm trong sự mê tín của họ. Nhưng khi Đức Giê-hô-va đưa những kẻ thờ hình tượng phản nghịch tới chỗ diệt vong thì chẳng có thần tượng nào bảo vệ họ cả. Các kẻ phản nghịch bị “hổ-thẹn” về các cây và vườn bất lực này.
31. Những kẻ thờ hình tượng phải đối diện với điều gì còn tệ hơn là sự hổ thẹn nữa?
31 Tuy vậy, những người Giu-đa thờ hình tượng phải đối diện với một điều khác tệ hơn là sự hổ thẹn nữa. Thay đổi minh họa, Đức Giê-hô-va bây giờ ví chính kẻ thờ hình tượng như một cây. “Vì các ngươi sẽ giống như cây thông khô lá, như vườn không nước”. (Ê-sai 1:30) Với khí hậu khô và nóng ở vùng Trung Đông, minh họa này thật thích hợp. Không cây cối hay vườn tược nào có thể sống được lâu nếu không được tưới nước đều đặn. Vì bị khô đi, các thực vật này dễ bắt lửa. Do đó, minh họa theo sau nơi câu 31 thật là thích hợp.
32. (a) “Người mạnh” được đề cập đến trong câu 31 là ai? (b) Hắn trở nên “bãi gai” theo nghĩa nào, “đóm lửa” nào đốt cháy hắn, và với kết quả nào?
Ê-sai 1:31) “Người mạnh” này là ai đây? Từ Hê-bơ-rơ truyền đạt ý nghĩa về sức mạnh và sự giàu có. Hình như từ này ám chỉ những người giàu có và tự tin thờ thần giả. Trong thời Ê-sai, cũng như ngày nay, không thiếu gì những kẻ chối bỏ Đức Giê-hô-va và sự thờ phượng thanh sạch của Ngài. Một số thậm chí xem ra thành công. Tuy nhiên, Đức Giê-hô-va cảnh cáo là những kẻ như thế sẽ giống như “bãi gai”, tức sợi của cây lanh mỏng manh dễ đứt và khô đến độ chỉ cần gần hơi lửa là tiêu tan rồi. (Các Quan Xét 16:8, 9) Những gì hắn thờ—dù là thần tượng, sự giàu có, hay bất cứ cái gì hắn thờ thay vì thờ phượng Đức Giê-hô-va—sẽ giống như “đóm lửa”. Cả đóm lửa lẫn sợi gai đều bị thiêu hủy, tiêu tan trong ngọn lửa mà không ai dập tắt được. Không quyền lực nào trong vũ trụ có thể làm đảo ngược sự phán xét hoàn hảo của Đức Giê-hô-va.
32 “Người mạnh sẽ như bã gai, việc làm của nó như đóm lửa; cả hai sẽ cùng nhau cháy, chẳng có ai dập tắt”. (33. (a) Những lời cảnh cáo của Đức Chúa Trời về sự phán xét sắp tới cũng cho thấy gì về lòng thương xót của Đức Chúa Trời? (b) Ngày nay Đức Giê-hô-va cho nhân loại cơ hội nào, và điều này ảnh hưởng đến mỗi người chúng ta ra sao?
33 Phải chăng thông điệp cuối cùng này hòa hợp với thông điệp về lòng thương xót và tha thứ nơi câu 18? Đương nhiên rồi! Đức Giê-hô-va cho viết xuống những lời cảnh cáo ấy và cho các tôi tớ của Ngài rao ra vì lòng thương xót của Ngài. Nói cho cùng, Ngài “không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn-năn”. (2 Phi-e-rơ 3:9) Thật là một đặc ân cho mỗi tín đồ thật của Đấng Christ ngày nay được công bố những thông điệp cảnh cáo của Đức Chúa Trời cho nhân loại, để rồi những người biết ăn năn có thể được ích lợi từ sự tha thứ rộng lượng của Ngài và được sống đời đời. Đức Giê-hô-va nhân từ biết bao khi cho nhân loại một cơ hội để “sửa chữa mọi việc” với Ngài trước khi quá trễ!
[Chú thích]
^ đ. 2 Theo truyền thuyết xa xưa của người Do Thái thì vua gian ác Ma-na-se đã giết Ê-sai bằng cách cưa ông ra. (So sánh Hê-bơ-rơ 11:37). Một nguồn khác nói rằng, để Ê-sai bị lãnh án tử hình, một tiên tri giả đã buộc tội nhà tiên tri như sau: “Hắn đã gọi Giê-ru-sa-lem là Sô-đôm, và đã tuyên bố các quan trưởng của Giu-đa và Giê-ru-sa-lem là dân thành Gô-mô-rơ”.
^ đ. 5 Từ Hê-bơ-rơ dịch ra “quyền phép huyền bí” cũng có thể dịch là “cái gì gây thương tổn”, “cái gì huyền bí” và “sai lầm”. Theo cuốn Theological Dictionary of the Old Testament, các nhà tiên tri Hê-bơ-rơ dùng chữ này để lên án “sự xấu xa do việc lạm dụng quyền lực gây ra”.
^ đ. 24 Cụm từ “Ta sẽ lại tra tay trên ngươi” có nghĩa là thay vì ủng hộ, nay Đức Giê-hô-va sẽ trừng phạt dân Ngài.
[Câu hỏi]