Chẳng có sự giúp đỡ nào từ thế gian này
Chương hai mươi bốn
Chẳng có sự giúp đỡ nào từ thế gian này
1, 2. (a) Tại sao dân cư Giê-ru-sa-lem kinh hoàng? (b) Trước tình trạng khó khăn của Giê-ru-sa-lem, những câu hỏi thích hợp nào được đặt ra?
DÂN CƯ Giê-ru-sa-lem kinh hoàng—họ có lý do chính đáng! A-si-ri, đế quốc hùng mạnh nhất đương thời, đã tấn công “các thành kiên-cố của Giu-đa và hãm lấy nó”. Giờ đây, guồng máy chiến tranh của A-si-ri đang đe dọa thủ đô của Giu-đa. (2 Các Vua 18:13, 17) Vua Ê-xê-chia và cả dân cư Giê-ru-sa-lem sẽ làm gì?
2 Vì các thành khác của xứ đã thất thủ rồi, Ê-xê-chia biết rằng Giê-ru-sa-lem không thể nào đương đầu nổi với lực lượng quân sự hùng mạnh của A-si-ri được. Hơn nữa, quân A-si-ri khét tiếng là rất tàn bạo và hung dữ. Quân lính của xứ đó đáng sợ đến nỗi đôi khi không cần đánh, quân đối phương cũng đã bỏ chạy! Trước hoàn cảnh thảm thương của Giê-ru-sa-lem, dân thành có thể quay về đâu để cầu cứu? Có cách nào thoát khỏi quân A-si-ri không? Và làm sao dân sự Đức Chúa Trời rơi vào tình trạng như thế? Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta phải trở lại quá khứ và xem Đức Giê-hô-va đã đối xử với dân ở trong giao ước với Ngài như thế nào vào các năm trước đó.
Bội đạo trong Y-sơ-ra-ên
3, 4. (a) Nước Y-sơ-ra-ên bị chia ra làm hai vương quốc khi nào và thế nào? (b) Giê-rô-bô-am cho vương quốc phía bắc gồm mười chi phái sự khởi đầu tệ hại nào?
3 Từ lúc Y-sơ-ra-ên rời xứ Ê-díp-tô đến khi Sa-lô-môn,
con của Đa-vít, chết—một khoảng thời gian dài hơn 500 năm—mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên hợp thành một quốc gia thống nhất. Sau khi Sa-lô-môn chết, Giê-rô-bô-am lãnh đạo mười chi phái phía bắc nghịch lại nhà Đa-vít, và từ đó trở đi, quốc gia bị chia ra làm hai vương quốc. Điều này xảy ra vào năm 997 TCN.4 Giê-rô-bô-am là vua đầu tiên của vương quốc Y-sơ-ra-ên phía bắc; ông đã dẫn thần dân của ông vào con đường bội đạo bằng cách thay thế dòng tế lễ A-rôn và sự thờ phượng hợp pháp dành cho Đức Giê-hô-va bằng dòng tế lễ bất hợp pháp và một hệ thống thờ bò. (1 Các Vua 12:25-33) Đây là điều gớm ghiếc đối với Đức Giê-hô-va. (Giê-rê-mi 32:30, 35) Vì lý do này và các lý do khác, Ngài đã để cho A-si-ri chinh phục Y-sơ-ra-ên. (2 Các Vua 15:29) Vua Ô-sê cố vùng vẫy để thoát khỏi ách của A-si-ri bằng cách cấu kết với Ê-díp-tô, nhưng âm mưu không thành.—2 Các Vua 17:4.
Y-sơ-ra-ên quay sang nơi nương náu giả dối
5. Y-sơ-ra-ên quay về ai để cầu cứu?
5 Đức Giê-hô-va muốn dân Y-sơ-ra-ên tỉnh ngộ. * Vì thế Ngài sai tiên tri Ê-sai cảnh cáo như sau: “Khốn thay cho những kẻ xuống Ê-díp-tô đặng cầu cứu, nhờ những ngựa, cậy những xe binh vì nó nhiều, và những lính-kỵ vì nó mạnh, mà không ngó về Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên, và chẳng tìm-cầu Đức Giê-hô-va!” (Ê-sai 31:1) Thật bi thảm làm sao! Y-sơ-ra-ên đặt sự tin cậy nơi ngựa và xe binh hơn là vào Đức Chúa Trời hằng sống là Đức Giê-hô-va. Theo lối suy nghĩ xác thịt của Y-sơ-ra-ên, ngựa xứ Ê-díp-tô thì nhiều và mạnh mẽ. Chắc chắn Ê-díp-tô sẽ là đồng minh hùng mạnh chống lại quân A-si-ri! Tuy nhiên, chẳng mấy chốc dân Y-sơ-ra-ên sẽ thấy là liên minh có tính cách xác thịt với Ê-díp-tô là vô ích.
6. Tại sao việc Y-sơ-ra-ên quay sang Ê-díp-tô để lộ ra sự thiếu đức tin trầm trọng nơi Đức Giê-hô-va?
Xuất Ê-díp-tô Ký 24:3-8; 1 Sử-ký 16:15-17) Khi quay sang Ê-díp-tô để cầu cứu, Y-sơ-ra-ên để lộ ra sự thiếu đức tin nơi Đức Giê-hô-va và khinh thường luật pháp vốn là phần trong giao ước thánh đó. Tại sao vậy? Bởi vì các điều khoản trong giao ước có bao gồm lời của Đức Giê-hô-va hứa bảo vệ dân Ngài nếu họ dành cho Ngài sự thờ phượng chuyên độc. (Lê-vi Ký 26:3-8) Đúng với lời hứa đó, Đức Giê-hô-va đã nhiều lần chứng tỏ là “đồn-lũy của họ trong thì gian-truân”. (Thi-thiên 37:39; 2 Sử-ký 14:2, 9-12; 17:3-5, 10) Ngoài ra, qua Môi-se, người trung gian của giao ước Luật Pháp, Đức Giê-hô-va bảo các vua tương lai của Y-sơ-ra-ên không được sắm thêm ngựa cho mình. (Phục-truyền Luật-lệ Ký 17:16) Khi vâng theo luật lệ này, các vua sẽ cho thấy họ trông vào “Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên” để được bảo vệ. Đáng buồn thay, các nhà cai trị của Y-sơ-ra-ên không có loại đức tin đó.
6 Qua giao ước Luật Pháp, cả Y-sơ-ra-ên lẫn Giu-đa đều ở trong quan hệ với Đức Giê-hô-va với tư cách là dân tộc hiến dâng cho Ngài. (7. Tín đồ Đấng Christ ngày nay có thể học được gì từ sự thiếu đức tin của Y-sơ-ra-ên?
7 Điều này chứa đựng một bài học cho tín đồ Đấng Christ ngày nay. Dân Y-sơ-ra-ên trông vào sự hỗ trợ của Ê-díp-tô mà họ thấy được, hơn là trông cậy vào sự hỗ trợ mạnh mẽ của Đức Giê-hô-va. Ngày nay cũng vậy, tín đồ Đấng Christ có thể rơi vào cạm bẫy đặt niềm tin nơi các nguồn thuộc về xác thịt đưa lại an ninh—như trương mục ngân hàng, địa vị xã hội, vây cánh trong thế gian—hơn là nơi Đức Giê-hô-va. Công nhận rằng người trưởng gia đình trong đạo Đấng Christ phải xem trọng trách nhiệm cung cấp vật chất cho gia đình. (1 Ti-mô-thê 5:8) Nhưng họ không đặt tin cậy nơi của cải vật chất. Họ đề phòng tránh “mọi loại tham lam”. (Lu-ca 12:13-21, NW) “Nơi náu-ẩn cao trong thì gian-truân” duy nhất là Giê-hô-va Đức Chúa Trời.—Thi-thiên 9:9; 54:7.
8, 9. (a) Mặc dầu kế hoạch của Y-sơ-ra-ên xem ra hợp lý về chiến lược nhưng hậu quả sẽ là gì và tại sao? (b) Giữa lời hứa của loài người và lời hứa của Đức Giê-hô-va có sự khác biệt nào?
Ê-sai 31:2) Các nhà lãnh đạo của Y-sơ-ra-ên có thể nghĩ họ khôn sáng. Nhưng chẳng phải Đấng Tạo Hóa của vũ trụ mới khôn sáng tuyệt bực sao? Xét theo bề ngoài, âm mưu của Y-sơ-ra-ên trong việc cầu cứu Ê-díp-tô là hợp lý về chiến lược. Tuy nhiên, dưới mắt của Đức Giê-hô-va, việc lập một liên minh về chính trị như thế cấu thành sự ngoại tình về thiêng liêng. (Ê-xê-chi-ên 23:1-10) Chính vì vậy, Ê-sai nói là Đức Giê-hô-va sẽ “giáng tai-vạ”.
8 Thật ra, Ê-sai chế nhạo các nhà lãnh đạo Y-sơ-ra-ên đã mưu mô kết ước với Ê-díp-tô. Ông nói: “Ngài cũng là khôn-sáng! Ấy chính Ngài là Đấng giáng tai-vạ, chẳng hề ăn lời mình. Ngài sẽ dấy lên nghịch cùng nhà kẻ dữ, và nghịch cùng kẻ giúp bọn gian-ác”. (9 Các lời hứa của con người rõ ràng không đáng tin cậy, và sự bảo vệ của họ không có gì chắc chắn. Trái lại, Đức Giê-hô-va không phải ‘ăn lời Ngài’. Chắc chắn Ngài sẽ làm những gì Ngài hứa. Lời Ngài không bao giờ trở về Ngài mà không có kết quả.—Ê-sai 55:10, 11; 14:24.
10. Điều gì sẽ xảy ra cho cả Ê-díp-tô lẫn Y-sơ-ra-ên?
10 Người Ê-díp-tô có chứng tỏ là một sự che chở chắc chắn cho Y-sơ-ra-ên không? Không. Ê-sai cho Y-sơ-ra-ên biết: “Vả, người Ê-díp-tô là loài người, không phải là Đức Chúa Trời; những ngựa nó chỉ là xác-thịt, không phải là thần. Khi Đức Giê-hô-va sẽ dang tay ra, tức thì kẻ giúp sẽ vấp, kẻ được giúp sẽ ngã, cả hai đều diệt-mất”. (Ê-sai 31:3) Cả kẻ giúp (Ê-díp-tô) lẫn kẻ được giúp (Y-sơ-ra-ên) đều vấp ngã và đi đến chỗ diệt mất khi Đức Giê-hô-va dang tay ra để thi hành sự đoán phạt bằng quân A-si-ri.
Sa-ma-ri sụp đổ
11. Tội lỗi của Y-sơ-ra-ên chồng chất như thế nào, và hậu quả cuối cùng là gì?
11 Vì lòng thương xót, Đức Giê-hô-va nhiều lần sai các tiên tri đến khuyến khích Y-sơ-ra-ên ăn năn và trở lại sự thờ phượng thật. (2 Các Vua 17:13) Bất kể điều này, ngoài tội thờ bò, Y-sơ-ra-ên còn phạm thêm tội như thực hành bói khoa, thờ thần Ba-anh vô luân và dùng các trụ thánh và các nơi cao. Dân Y-sơ-ra-ên thậm chí còn “đưa con trai con gái mình qua lửa”, tế cả bông trái của thân thể mình cho các thần là quỉ sứ. (2 Các Vua 17:14-17; Thi-thiên 106:36-39; A-mốt 2:8) Để chấm dứt sự gian ác của Y-sơ-ra-ên, Đức Giê-hô-va ra lệnh: “Về phần Sa-ma-ri, vua nó bị trừ đi giống như bọt [“nhánh cây gẫy rơi”, NW] trên mặt nước”. (Ô-sê 10:1, 7) Vào năm 742 TCN, lực lượng A-si-ri tấn công Sa-ma-ri, thủ đô của Y-sơ-ra-ên. Sau ba năm công hãm, Sa-ma-ri thất thủ và vào năm 740 TCN, vương quốc gồm mười chi phái không còn hiện hữu nữa.
12. Ngày nay Đức Giê-hô-va đã cho thi hành công việc nào, và điều gì xảy ra cho những ai khinh thường lời cảnh cáo?
12 Vào thời chúng ta, Đức Giê-hô-va đã cho thi hành một công việc rao giảng trên toàn cầu để cảnh cáo “hết thảy các người trong mọi nơi đều phải ăn-năn”. (Công-vụ 17:30; Ma-thi-ơ 24:14) Những ai chối bỏ phương tiện cứu rỗi của Đức Chúa Trời sẽ trở nên giống như “nhánh cây gẫy”, bị tiêu diệt giống như nước Y-sơ-ra-ên bội đạo vậy. Trái lại, những ai hy vọng nơi Đức Giê-hô-va “sẽ nhận được đất, và ở tại đó đời đời”. (Thi-thiên 37:29) Vậy thật là khôn ngoan để tránh những lỗi lầm của vương quốc Y-sơ-ra-ên xưa! Chúng ta hãy đặt sự tin tưởng hoàn toàn nơi quyền lực cứu rỗi của Đức Giê-hô-va.
Quyền năng cứu rỗi của Đức Giê-hô-va
13, 14. Đức Giê-hô-va cho Si-ôn những lời an ủi nào?
13 Tọa lạc cách biên giới Y-sơ-ra-ên về phía nam khoảng vài cây số là Giê-ru-sa-lem, thủ đô của Giu-đa. Dân cư Giê-ru-sa-lem biết rất rõ về những gì đã xảy ra cho Sa-ma-ri. Giờ đây, họ cũng bị đe dọa bởi kẻ thù đáng sợ vốn đã thôn tính nước láng giềng phía bắc của họ. Họ có học được bài học từ những gì xảy ra cho Sa-ma-ri không?
14 Những lời kế tiếp của Ê-sai đem lại an ủi cho dân cư Giê-ru-sa-lem. Ông bảo đảm với họ rằng Đức Giê-hô-va vẫn yêu thương dân tộc trong giao ước với Ngài. Ông nói: “Đức Giê-hô-va đã phán cùng ta như vầy: Như sư-tử hoặc sư-tử con bắt được mồi và gầm-thét, mặc dầu bọn chăn chiên nhóm lại thành đoàn, nó cũng chẳng thấy kêu mà rùng, thấy động mà sợ; đồng một thể ấy, Đức Giê-hô-va vạn-quân sẽ xuống Ê-sai 31:4) Giống như sư tử tơ đạp trên con mồi, Đức Giê-hô-va sẽ sốt sắng bảo vệ Si-ôn là thành thánh của Ngài. Không lời khoác lác hay đe dọa nào, cũng không tiếng huyên náo nào gây ra bởi đạo quân A-si-ri làm cho Đức Giê-hô-va bỏ dở ý định của Ngài.
đặng đánh trận trên núi Si-ôn và trên đồi nó”. (15. Đức Giê-hô-va đối xử dịu dàng và đầy trắc ẩn với dân cư Giê-ru-sa-lem như thế nào?
Ê-sai 31:5) Một con chim mẹ rất cảnh giác trong việc bảo vệ con nhỏ của nó. Với đôi cánh giương ra, nó phủ trên bầy con nhỏ; với cặp mắt cảnh giác, nó láo liên coi có bất cứ dấu hiệu nguy hiểm nào không. Nếu thú săn mồi đến gần, nó mau lẹ nhào ra để bảo vệ bầy con. Bằng cách thức tương tự như vậy, Đức Giê-hô-va sẽ chăm sóc dịu dàng dân cư Giê-ru-sa-lem trước quân xâm lược A-si-ri.
15 Bây giờ, hãy lưu ý cách đối xử dịu dàng và đầy trắc ẩn của Đức Giê-hô-va với dân cư Giê-ru-sa-lem. “Như chim bay liệng thể nào, đồng một thể ấy, Đức Giê-hô-va vạn-quân sẽ che-chở Giê-ru-sa-lem. Ngài sẽ che-chở và cứu-vớt cho, sẽ vượt qua và gìn-giữ cho”. (“Hỡi con-cái Y-sơ-ra-ên, vậy hãy trở lại”
16. (a) Đức Giê-hô-va đã yêu thương kêu gọi dân Ngài như thế nào? (b) Khi nào sự phản nghịch của dân Giu-đa trở nên quá hiển nhiên? Hãy giải thích.
16 Bây giờ Đức Giê-hô-va nhắc nhở dân Ngài là họ đã phạm tội và Ngài khuyến khích họ từ bỏ đường lối sai lầm: “Hỡi con-cái Y-sơ-ra-ên, vậy hãy trở lại cùng Đấng mà các ngươi đã dấy loạn nghịch cùng”. (Ê-sai 31:6) Không phải chỉ một mình vương quốc Y-sơ-ra-ên gồm mười chi phái về phía bắc mới phản nghịch. Dân Giu-đa, cũng là “con-cái Y-sơ-ra-ên”, đã “dấy loạn”. Điều này đặc biệt rõ rệt khi con của Ê-xê-chia là Ma-na-se lên làm vua, một thời gian ngắn sau khi Ê-sai kết thúc thông điệp có tính cách tiên tri của ông. Theo sự tường thuật của Kinh Thánh, “Ma-na-se quyến-dụ Giu-đa và dân-cư Giê-ru-sa-lem, đến nỗi chúng làm điều ác hơn các dân-tộc mà Đức Giê-hô-va đã hủy-diệt”. (2 Sử-ký 33:9) Thật không thể tưởng tượng được! Đức Giê-hô-va đã hủy diệt các nước theo tà đạo vì sự đồi bại gớm ghiếc của họ, nhưng dân Giu-đa, một dân tộc có mối quan hệ giao ước với Đức Chúa Trời, lại tệ hơn dân tộc của các nước đó.
17. Tình trạng ngày nay giống với tình trạng nước Giu-đa vào thời Ma-na-se như thế nào?
17 Vào đầu thế kỷ 21, tình trạng có nhiều điểm giống như ở nước Giu-đa vào thời Ma-na-se. Thế giới càng ngày càng phân hóa vì thù hận về tôn giáo, chủng tộc và sắc tộc. Những hành động khủng khiếp như tàn sát, tra tấn, hiếp dâm và cái được gọi là cuộc thanh lọc chủng tộc đã khiến hàng triệu người thiệt mạng. Rõ ràng là các dân và các nước—đặc biệt các nước theo đạo tự xưng theo Đấng Christ—đã “dấy loạn”. Tuy nhiên, chúng ta có thể chắc chắn là Đức Giê-hô-va sẽ không để cho sự gian ác kéo dài vô tận. Tại sao? Tại vì căn cứ vào những gì đã xảy ra vào thời Ê-sai.
Giê-ru-sa-lem được giải cứu
18. Ráp-sa-kê cho Ê-xê-chia lời cảnh cáo nào?
18 Các vua A-si-ri qui chiến thắng trong trận mạc cho các thần của họ. Sách Ancient Near Eastern Texts có chứa đựng văn bản của Ashurbanipal, một vị vua A-si-ri. Vua này cho rằng ông được hướng dẫn bởi “Ashur, Bên và Nê-bô, những thần vĩ đại, chúa [của ông], (luôn luôn) bước bên [ông khi ông] đánh bại các lính (có kinh nghiệm) chiến trường... trong một cuộc đại chiến qui mô”. Vào thời Ê-sai, Ráp-sa-kê, đại diện Vua San-chê-ríp của A-si-ri, khi nói với Vua Ê-xê-chia cũng cho thấy ông tin rằng các thần thánh có tham dự vào chiến tranh của loài người. Ông ta cảnh cáo vua Giu-đa chớ nên tin cậy nơi Đức Giê-hô-va để được cứu và đưa ra bằng chứng là thần của các dân tộc khác đã bất lực trong việc bảo vệ dân mình khỏi guồng máy chiến tranh hùng mạnh của A-si-ri.—2 Các Vua 18:33-35.
19. Ê-xê-chia phản ứng thế nào trước những lời phỉ báng của Ráp-sa-kê?
19 Vua Ê-xê-chia phản ứng như thế nào? Kinh Thánh tường thuật: “Hay được tin ấy, vua Ê-xê-chia xé rách quần-áo mình, mặc áo bao, và đi vào đền-thờ của Đức Giê-hô-va”. (2 Các Vua 19:1) Ê-xê-chia ý thức rằng chỉ có một Đấng duy nhất có thể giúp ông trong hoàn cảnh hãi hùng này. Ông hạ mình xuống và trông vào Đức Giê-hô-va để được hướng dẫn.
20. Đức Giê-hô-va vì dân cư Giu-đa sẽ hành động như thế nào, và họ phải học được gì từ điều này?
20 Đức Giê-hô-va cho ông sự hướng dẫn mà ông tìm kiếm. Qua tiên tri Ê-sai, Ngài nói: “Trong ngày đó, ai nấy sẽ bỏ thần-tượng Ê-sai 31:7) Khi Đức Giê-hô-va tranh chiến cho dân Ngài thì các thần của San-chê-ríp mới để lộ bộ mặt thật ra—chỉ là đồ vô dụng. Đây là bài học mà dân Giu-đa phải để vào lòng. Dù Vua Ê-xê-chia trung thành nhưng xứ Giu-đa, giống như Y-sơ-ra-ên, đầy dẫy hình tượng. (Ê-sai 2:5-8) Đối với dân cư Giu-đa, việc xây dựng lại mối quan hệ với Đức Giê-hô-va đòi hỏi họ phải ăn năn về tội của mình và “ai nấy sẽ bỏ thần-tượng”.—Xem Xuất Ê-díp-tô Ký 34:14.
mình bằng bạc bằng vàng, là đồ các ngươi đã dùng chính tay mình làm mà phạm tội”. (21. Ê-sai miêu tả trong lời tiên tri việc Đức Giê-hô-va hành quyết A-si-ri như thế nào?
21 Bây giờ Ê-sai miêu tả trong lời tiên tri việc Đức Giê-hô-va hành quyết kẻ thù đáng sợ của Giu-đa: “A-si-ri sẽ ngã dưới gươm, chẳng phải gươm của loài người; và cái gươm mà chẳng phải là gươm của người ta sẽ nuốt nó. Nó sẽ trốn khỏi gươm đó, và những kẻ trai-trẻ nó sẽ phải chịu khổ-dịch”. (Ê-sai 31:8) Khi cuộc hành quyết bắt đầu, dân Giê-ru-sa-lem thậm chí không cần phải rút gươm khỏi vỏ. Thành phần tinh nhuệ của đạo quân A-si-ri bị tiêu diệt chẳng phải bởi gươm của loài người nhưng bởi gươm của Đức Giê-hô-va. Về phần Vua San-chê-ríp của A-si-ri, ông ta phải ‘trốn vì gươm’. Sau khi 185.000 chiến sĩ của ông bị một thiên sứ của Đức Giê-hô-va giết, ông trở về xứ. Sau này, đang lúc quỳ lạy thần Nít-róc của ông, ông bị chính các con mình ám sát.—2 Các Vua 19:35-37.
22. Tín đồ Đấng Christ ngày nay có thể học được gì từ các biến cố liên quan đến Ê-xê-chia và quân A-si-ri?
22 Không ai, kể cả Ê-xê-chia, có thể thấy trước được việc Đức Giê-hô-va sẽ giải cứu Giê-ru-sa-lem khỏi đạo quân A-si-ri như thế nào. Tuy nhiên, cách Ê-xê-chia đối phó với cuộc khủng hoảng nêu một gương tuyệt vời cho những ai gặp thử thách ngày nay. (2 Cô-rinh-tô 4:16-18) Vì quân A-si-ri vốn khét tiếng là man rợ đe dọa Giê-ru-sa-lem nên Ê-xê-chia sợ hãi; và điều này cũng dễ hiểu. (2 Các Vua 19:3) Dù vậy, ông vẫn đặt đức tin nơi Đức Giê-hô-va và tìm sự hướng dẫn của Ngài chứ không phải của loài người. Thật là một ân phước cho Giê-ru-sa-lem vì ông đã hành động như thế! Ngày nay, các tín đồ Đấng Christ có lòng kính sợ Đức Chúa Trời cũng có thể trải qua xúc cảm căng thẳng khi bị áp lực. Trong nhiều hoàn cảnh, nếu lo sợ thì cũng dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu chúng ta ‘trao mọi điều lo-lắng cho Đức Giê-hô-va’ thì Ngài sẽ chăm sóc chúng ta. (1 Phi-e-rơ 5:7) Ngài sẽ giúp chúng ta vượt qua được sự sợ hãi và sẽ làm chúng ta vững mạnh để đương đầu với tình trạng gây ra áp lực.
23. San-chê-ríp chứ không phải Ê-xê-chia rơi vào cảm xúc sợ hãi như thế nào?
23 Cuối cùng, chính San-chê-ríp, chứ không phải Ê-xê-chia, đã rơi vào xúc cảm sợ hãi. San-chê-ríp có thể quay về ai? Ê-sai tiên tri: “Vầng đá nó sẽ qua đi vì sự kinh-hãi, các quan-trưởng nó sẽ kinh-sợ vì cờ-xí, Đức Giê-hô-va phán như vậy, tức là Đấng có lửa tại Si-ôn, có lò tại Giê-ru-sa-lem”. (Ê-sai 31:9) Các thần của San-chê-ríp—tức “vầng đá” của ông, nơi ẩn náu mà ông tin cậy—làm ông thất vọng. Nói theo nghĩa bóng, chúng “qua đi vì sự kinh-hãi”. Ngoài ra, ngay cả các quan trưởng của San-chê-ríp chẳng giúp được gì. Chúng cũng bị sự kinh hãi bao trùm.
24. Thông điệp rõ ràng nào chúng ta có thể học được từ những gì xảy ra cho A-si-ri?
24 Phần này trong lời tiên tri của Ê-sai cung cấp một thông điệp rõ ràng cho bất cứ kẻ nào muốn chống lại Đức Chúa Trời. Không vũ khí nào, quyền lực hay khí dụng nào có thể cản trở ý định của Đức Giê-hô-va. (Ê-sai 41:11, 12) Đồng thời những ai nhận mình phụng sự Đức Chúa Trời nhưng lại bỏ Ngài và quay đi tìm sự an toàn nơi những gì thuộc loài người sẽ thất vọng. Bất cứ ai “không ngó về Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên” sẽ thấy Đức Giê-hô-va “giáng tai-vạ”. (Ê-sai 31:1, 2) Thật vậy, một nơi nương náu thật, lâu bền và duy nhất là Giê-hô-va Đức Chúa Trời.—Thi-thiên 37:5.
[Chú thích]
^ đ. 5 Hình như ba câu đầu của Ê-sai chương 31 chủ yếu nhắm vào Y-sơ-ra-ên và sáu câu cuối áp dụng cho Giu-đa.
[Câu hỏi]
[Hình nơi trang 319]
Những ai đặt sự tin cậy nơi của cải vật chất sẽ bị thất vọng
[Hình nơi trang 322]
Giống như sư tử canh giữ mồi, Đức Giê-hô-va sẽ bảo vệ thành thánh của Ngài
[Hình nơi trang 324]
Thế giới bị phân hóa bởi sự thù hận về tôn giáo, chủng tộc và sắc tộc
[Hình nơi trang 326]
Ê-xê-chia đi đến nhà Đức Giê-hô-va để cầu cứu