“Hãy yên-ủi dân ta”
Chương ba mươi
“Hãy yên-ủi dân ta”
1. Một cách Đức Giê-hô-va an ủi chúng ta là gì?
GIÊ-HÔ-VA là ‘Đức Chúa Trời ban sự yên-ủi’. Một cách Ngài an ủi chúng ta là qua các lời hứa Ngài cho ghi lại trong Lời của Ngài. (Rô-ma 15:4, 5) Chẳng hạn, khi đối diện với cái chết của một người thân yêu, điều gì có thể an ủi chúng ta hơn là viễn tượng người thân yêu ấy được sống lại trong thế giới mới của Đức Chúa Trời? (Giăng 5:28, 29) Còn về lời hứa của Đức Giê-hô-va là Ngài sắp chấm dứt sự gian ác và biến trái đất thành địa đàng, thì sao? Triển vọng được sống sót để vào Địa Đàng sắp đến và không bao giờ phải chết chẳng phải là niềm an ủi hay sao?—Thi-thiên 37:9-11, 29; Khải-huyền 21:3-5.
2. Tại sao chúng ta có thể tin cậy lời hứa của Đức Chúa Trời?
2 Chúng ta có thể thực sự tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời không? Có thể chứ! Đấng Ban những lời hứa ấy hoàn toàn đáng tin cậy. Ngài có cả khả năng lẫn ý muốn thực hiện lời Ngài. (Ê-sai 55:10, 11) Điều này được chứng minh một cách hùng hồn trong lời Đức Giê-hô-va phán qua nhà tiên tri Ê-sai là Ngài sẽ tái lập sự thờ phượng thật ở Giê-ru-sa-lem. Chúng ta hãy xem xét lời tiên tri đó xuất hiện nơi chương 40 sách Ê-sai. Làm như thế, đức tin của chúng ta nơi Đức Giê-hô-va, Đấng làm tròn các lời hứa, sẽ được vững mạnh.
Một lời hứa đầy an ủi
3, 4. (a) Ê-sai ghi lại những lời an ủi nào mà dân sự Đức Chúa Trời sẽ cần đến sau này? (b) Tại sao dân Giu-đa và Giê-ru-sa-lem bị bắt sang Ba-by-lôn làm phu tù, và cảnh phu tù kéo dài bao lâu?
3 Vào thế kỷ thứ tám TCN, tiên tri Ê-sai ghi lại những lời an ủi mà dân sự Đức Giê-hô-va sẽ cần đến sau này. Ngay Ê-sai 40:1, 2.
sau khi cho Vua Ê-xê-chia biết về sự hủy diệt sắp đến của Giê-ru-sa-lem và việc dân Giu-đa bị bắt đi làm phu tù ở Ba-by-lôn, Ê-sai đưa ra lời hứa của Đức Giê-hô-va về sự khôi phục: “Đức Chúa Trời của các ngươi phán rằng: Hãy yên-ủi, hãy yên-ủi dân ta. Hãy nói cho thấu lòng Giê-ru-sa-lem, và rao rằng sự tranh-chiến của nó đã trọn; tội-lỗi nó đã được tha; nó đã chịu gấp hai từ tay Đức Giê-hô-va vì các tội mình”.—4 Chữ “yên-ủi” nằm trong câu đầu của chương 40 sách Ê-sai, diễn tả thật đúng thông điệp về ánh sáng và hy vọng chứa trong phần còn lại của sách Ê-sai. Vì bội đạo, dân Giu-đa và Giê-ru-sa-lem sẽ bị bắt sang Ba-by-lôn làm phu tù vào năm 607 TCN. Nhưng những phu tù này sẽ không phục dịch người Ba-by-lôn mãi mãi. Không, họ chỉ phục dịch cho tới khi lỗi của họ được “tha”. Vậy thời gian phục dịch kéo dài bao lâu? Theo tiên tri Giê-rê-mi là 70 năm. (Giê-rê-mi 25:11, 12) Sau đó, Đức Giê-hô-va sẽ dẫn số người còn lại đã ăn năn từ Ba-by-lôn trở về Giê-ru-sa-lem. Vào năm thứ 70 kể từ khi xứ Giu-đa bị hoang vu, dân phu tù được an ủi biết bao khi nhận ra rằng thời điểm họ được giải cứu theo lời hứa đã đến!—Đa-ni-ên 9:1, 2.
5, 6. (a) Tại sao cuộc hành trình xa xôi từ Ba-by-lôn về Giê-ru-sa-lem không làm cản trở việc Đức Giê-hô-va thực hiện lời hứa của Ngài? (b) Việc đem dân Giu-đa trở về quê hương sẽ có tác dụng nào trên các nước khác?
5 Cuộc hành trình từ Ba-by-lôn về Giê-ru-sa-lem dài khoảng từ 800 đến 1.600 kilômét tùy theo đi đường nào. Phải chăng cuộc hành trình xa xôi làm cản trở sự ứng nghiệm lời hứa của Đức Chúa Trời? Chắc chắn là không! Ê-sai viết: “Có tiếng kêu rằng: Hãy mở đường trong đồng vắng cho Đức Giê-hô-va; hãy ban bằng đường cái trong đất hoang cho Đức Chúa Trời chúng ta! Mọi nơi sủng-thấp sẽ được cao lên; mọi núi mọi gò sẽ bị hạ xuống; các nơi gập-ghềnh sẽ làm cho bằng, các nơi dốc-hãm sẽ làm thành Ê-sai 40:3-5.
đồng-nội. Bấy giờ sự vinh-hiển của Đức Giê-hô-va sẽ hiện ra, và mọi xác-thịt đều sẽ xem thấy; vì miệng Đức Giê-hô-va đã phán vậy”.—6 Trước khi ngự giá một cuộc hành trình, các vua Phương Đông thường sai người đi trước để chuẩn bị đường như dời những tảng đá lớn và thậm chí đắp cao chỗ lầy lội và san bằng đồi. Trong trường hợp của dân Giu-đa hồi hương thì như thể chính Đức Giê-hô-va sẽ đi trước, dẹp mọi chướng ngại vật. Nói cho cùng, đây là dân mang danh Đức Giê-hô-va, và sự ứng nghiệm lời hứa của Ngài trong việc đem họ trở lại quê hương sẽ làm cho Ngài được vinh hiển trước mọi dân tộc. Dù muốn hay không, các dân tộc sẽ buộc phải nhìn nhận Đức Giê-hô-va là Đấng Thực Hiện các lời hứa của Ngài.
7, 8. (a) Những lời của Ê-sai nơi Ê-sai 40:3 đã có sự ứng nghiệm nào vào thế kỷ thứ nhất CN? (b) Lời tiên tri của Ê-sai có sự ứng nghiệm rộng lớn hơn nào vào năm 1919?
7 Sự khôi phục vào thế kỷ thứ sáu TCN không phải là sự ứng nghiệm duy nhất của lời tiên tri này. Cũng có một sự ứng nghiệm vào thế kỷ thứ nhất CN nữa. “Có tiếng kêu-la trong đồng vắng”; đó là tiếng của Giăng Báp-tít trong sự ứng nghiệm Ê-sai 40:3. (Lu-ca 3:1-6) Dưới sự soi dẫn, Giăng áp dụng lời của Ê-sai cho chính ông. (Giăng 1:19-23) Khởi sự từ năm 29 CN, Giăng bắt đầu sửa soạn đường cho Chúa Giê-su Christ. * Việc Giăng đi trước để công bố đã có tác dụng khuyến khích dân chúng trông đợi Đấng Mê-si theo lời được hứa, để rồi khi ngài đến, họ có thể nghe và theo ngài. (Lu-ca 1:13-17, 76) Qua Chúa Giê-su, Đức Giê-hô-va sẽ dẫn những người ăn năn đi vào sự tự do mà chỉ Nước Trời mới có thể mang lại được—đó là tự do khỏi sự cầm tù của tội lỗi và sự chết. (Giăng 1:29; 8:32) Những lời của Ê-sai có một sự ứng nghiệm rộng lớn hơn trong việc giải thoát những người còn sót lại thuộc Y-sơ-ra-ên thiêng liêng khỏi Ba-by-lôn Lớn vào năm 1919 và việc họ tái lập sự thờ phượng thật.
8 Vậy còn những người ở vị thế được hưởng lợi ích từ sự ứng nghiệm tiên khởi của lời hứa—tức dân Giu-đa bị lưu đày ở Ba-by-lôn—thì sao? Họ có thể thật sự tin cậy vào lời hứa của Đức Giê-hô-va đem họ trở về quê hương yêu dấu không? Có chứ! Bằng lời và minh họa sống động lấy từ đời sống hàng ngày, Ê-sai bây giờ nêu ra những lý do mạnh mẽ cho thấy tại sao họ có thể tin tưởng hoàn toàn là Đức Giê-hô-va sẽ thực hiện lời của Ngài.
Lời Đức Chúa Trời còn mãi đời đời
9, 10. Ê-sai đã đối chiếu tính chất nhất thời của đời người với sự vĩnh cửu của “lời” Đức Chúa Trời như thế nào?
9 Trước nhất, lời của Đấng hứa về sự khôi phục còn mãi đời đời. Ê-sai viết: “Có tiếng kẻ rằng: Hãy kêu! Và có đáp rằng: Tôi sẽ kêu thế nào?—Mọi xác-thịt giống như cỏ, nhan-sắc nó như hoa ngoài đồng. Cỏ khô, hoa rụng, vì hơi Đức Giê-hô-va thổi qua. Phải, dân nầy khác nào cỏ ấy: cỏ khô, hoa rụng; nhưng lời của Đức Chúa Trời chúng ta còn mãi đời đời!”—Ê-sai 40:6-8.
10 Dân Y-sơ-ra-ên biết rõ là cỏ không tươi xanh mãi mãi. Về mùa khô, sức nóng gay gắt của mặt trời biến nó từ màu xanh sang màu nâu khô. Về một số khía cạnh nào đó, đời người giống như cỏ—bản chất thật tạm bợ. (Thi-thiên 103:15, 16; Gia-cơ 1:10, 11) Ê-sai đối chiếu giữa sự nhất thời của đời người với sự vĩnh cửu của “lời” Đức Chúa Trời, hay là ý định Ngài đã phán ra. Vâng, “lời của Đức Chúa Trời chúng ta” bền vững đời đời. Khi Đức Chúa Trời phán, không gì có thể làm vô hiệu lời Ngài hoặc cản trở lời ấy được thành tựu.—Giô-suê 23:14.
11. Tại sao chúng ta có thể tin cậy Đức Giê-hô-va thực hiện các lời hứa chứa đựng trong Lời thành văn của Ngài?
11 Ngày nay chúng ta có lời phán của Đức Giê-hô-va về ý định Ngài được chép trong Kinh Thánh. Kinh Thánh gặp nhiều chống đối gay gắt qua nhiều thế kỷ, và nhiều người dịch can đảm và những người khác đã liều mạng sống để bảo toàn Kinh Thánh. Thế nhưng, chỉ nỗ lực của họ không thôi thì không đủ để giải thích tại sao nó sống còn. Công trạng về việc bảo toàn nó phải qui cho Đức Giê-hô-va, Đức Chúa Trời “hằng sống và bền-vững” và Đấng Bảo Toàn Lời của Ngài. (1 Phi-e-rơ 1:23-25) Chúng ta hãy suy nghĩ về điều này: Bởi vì Đức Giê-hô-va đã bảo toàn Lời thành văn của Ngài, chúng ta lại không tin Ngài thực hiện các lời hứa chứa trong đó hay sao?
Một Đức Chúa Trời quyền năng dịu dàng chăm sóc chiên Ngài
12, 13. (a) Tại sao có thể tin được lời hứa về sự khôi phục? (b) Có tin mừng nào cho dân Giu-đa bị lưu đày, và tại sao họ có thể vững tin?
12 Ê-sai đưa ra lý do thứ hai cho thấy tại sao có thể tin cậy lời hứa về sự khôi phục. Đấng hứa lời đó là một Đức Chúa Trời quyền năng dịu dàng chăm sóc dân sự Ngài. Ê-sai tiếp tục: “Ai rao tin lành cho Si-ôn, hãy lên trên núi cao! Ai [“Hỡi đàn bà”, “NW”] rao tin lành cho Giê-ru-sa-lem, hãy ra sức cất tiếng lên! Hãy cất tiếng lên, đừng sợ! Hãy bảo các thành của Giu-đa rằng: Đức Chúa Trời của các ngươi đây! Nầy, Chúa Giê-hô-va sẽ lấy quyền-năng mà đến; Ngài dùng cánh tay mình mà cai-trị. Nầy, sự ban-thưởng Ngài ở nơi Ngài, sự báo-trả Ngài ở trước mặt Ngài. Ngài sẽ chăn bầy mình như người chăn chiên; thâu các con chiên con vào cánh tay Ê-sai 40:9-11.
mình và ẵm vào lòng; từ-từ dắt các chiên cái đương cho bú”.—13 Vào thời Kinh Thánh, người ta có phong tục để phụ nữ mừng chiến thắng, reo hò hoặc ca hát tin mừng về sự thắng trận hay sự giải cứu sắp tới. (1 Sa-mu-ên 18:6, 7; Thi-thiên 68:11) Bằng lời tiên tri, Ê-sai cho thấy là có tin mừng cho dân Giu-đa đang bị lưu đày, tin mà người ta có thể rao lớn mà không sợ hãi, thậm chí từ trên đỉnh núi—Đức Giê-hô-va sẽ dẫn dân Ngài về Giê-ru-sa-lem yêu dấu của họ! Họ có thể vững tin vì Đức Giê-hô-va “sẽ lấy quyền-năng” mà đến. Do đó, không gì có thể ngăn cản Ngài hoàn thành lời hứa của Ngài.
14. (a) Ê-sai minh họa thế nào về việc Đức Giê-hô-va dịu dàng dẫn dắt dân Ngài? (b) Gương nào minh họa cách người chăn chiên dịu dàng chăm sóc chiên? (Xem khung nơi trang 405).
14 Tuy nhiên, Đức Chúa Trời dù quyền năng nhưng lại dịu dàng. Ê-sai mô tả một cách nồng nàn cách Đức Giê-hô-va sẽ dẫn dân Ngài trở lại quê hương họ. Đức Giê-hô-va như một người chăn chiên yêu thương thâu các chiên con lại và bồng ẵm vào “lòng”. Từ “lòng” ở đây hiển nhiên ám chỉ cái túi nằm ở phần trên của áo choàng. Đây là chỗ người chăn chiên đôi khi bồng chiên con mới sinh không thể theo kịp bầy. (2 Sa-mu-ên 12:3) Một cảnh cảm động như thế trong đời sống chăn chiên rõ ràng cam đoan một lần nữa với dân sự của Đức Giê-hô-va đang bị làm phu tù về sự quan tâm đầy yêu thương của Ngài đối với họ. Chắc chắn họ có thể tin cậy một Đức Chúa Trời quyền năng nhưng lại dịu dàng như thế thực hiện những gì Ngài hứa với họ!
15. (a) Đức Giê-hô-va “lấy quyền-năng mà đến” khi nào, và ai là ‘cánh tay cai-trị cho Ngài’? (b) Tin mừng nào phải được công bố không một chút sợ hãi?
15 Những lời của Ê-sai chứa đầy ý nghĩa tiên tri cho thời đại chúng ta. Vào năm 1914, Đức Giê-hô-va “lấy quyền-năng mà đến” và thiết lập Nước Ngài ở trên trời. ‘Cánh tay cai-trị cho Ngài’ là Con Ngài, Chúa Giê-su Christ, đấng Đức Giê-hô-va đã phong lên làm vua ở trên trời. Vào năm 1919, Đức Giê-hô-va giải cứu các tôi tớ xức dầu trên đất khỏi sự cầm tù của Ba-by-lôn Lớn và bắt đầu tái lập trọn vẹn sự thờ phượng thanh sạch của Đức Chúa Trời thật và hằng sống. Đây là tin mừng phải được công bố không một chút sợ hãi như thể la lớn từ đỉnh núi để tuyên ngôn được truyền đi khắp nơi. Vậy chúng ta hãy cất cao giọng và dạn dĩ nói cho
người khác biết rằng Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã tái lập sự thờ phượng thanh sạch của Ngài trên trái đất này!16. Ngày nay Đức Giê-hô-va dẫn dắt dân Ngài theo cách thức nào, và điều này lập ra khuôn mẫu nào?
16 Lời của Ê-sai 40:10, 11 cũng có giá trị thực tế cho chúng ta ngày nay. Thật là an ủi khi thấy Đức Giê-hô-va dìu dắt dân Ngài cách dịu dàng. Giống như người chăn chiên biết nhu cầu của từng con chiên—gồm cả chiên con không theo kịp bầy—Đức Giê-hô-va hiểu giới hạn của mỗi người trong các tôi tớ trung thành của Ngài. Ngoài ra, là Đấng Chăn Chiên dịu dàng, Đức Giê-hô-va lập ra một khuôn mẫu cho những người chăn chiên trong đạo Đấng Christ. Các trưởng lão phải dịu dàng khi đối xử với bầy chiên, bắt chước sự quan tâm đầy yêu thương mà chính Đức Giê-hô-va đã biểu lộ. Họ phải luôn quan tâm đến cảm nghĩ của Đức Giê-hô-va về mỗi phần tử trong bầy, “mà Ngài đã mua bằng chính huyết Con mình”.—Công-vụ 20:28, NW.
Toàn năng và vô cùng khôn ngoan
17, 18. (a) Tại sao dân Giu-đa bị lưu đày có thể vững tin nơi lời hứa về sự khôi phục? (b) Ê-sai nêu ra những câu hỏi nào mà người nghe phải khiếp sợ?
17 Những người Giu-đa bị lưu đày có thể tin vào lời hứa về sự khôi phục vì Đức Chúa Trời là toàn năng và vô cùng khôn ngoan. Ê-sai nói: “Ai đã lấy lòng bàn tay mà lường biển, lấy gang tay mà đo các từng trời? Ai đã lấy đấu mà đong bụi đất? Ai đã dùng cân mà cân núi, và dùng thăng-bằng mà cân gò? Ai lường được Thần của Đức Chúa Trời, và làm mưu-sĩ Ngài, đặng dạy Ngài điều gì? Nào Ngài đã bàn-luận với ai? Ai đã dạy khôn cho Ngài và dạy Ngài đường công-nghĩa? Nào ai đã đem sự thông-biết dạy Ngài và chỉ cho Ngài lối khôn-ngoan?”—Ê-sai 40:12-14.
18 Đây là những câu hỏi đáng khiếp sợ, dành cho người Giu-đa đang bị lưu đày suy ngẫm. Có thể nào sức người ngăn * Có thể nào con người nhỏ bé đo được bầu trời mênh mông đầy sao, hoặc cân được núi và đồi của trái đất không? Không. Thế nhưng, Đức Giê-hô-va đo bầu trời dễ dàng như một người đo một vật bằng gang tay—tức chiều dài từ ngón tay cái đến ngón tay út khi mở bàn tay ra. Thật vậy, Đức Chúa Trời có thể cân núi và đồi như thể trên một đôi cánh cân. Ngay cả những người khôn ngoan nhất trong loài người có thể nào cố vấn cho Đức Chúa Trời nên làm gì trong hiện tình hoặc bảo Ngài làm gì trong tương lai không? Chắc chắn là không!
được làn sóng của biển hùng vĩ không? Dĩ nhiên không! Thế nhưng, đối với Đức Giê-hô-va, các biển bao trùm trái đất chỉ giống như một giọt nước trong lòng bàn tay Ngài.19, 20. Để nhấn mạnh sự vĩ đại của Đức Giê-hô-va, Ê-sai dùng những minh họa sống động nào?
19 Còn về các nước hùng mạnh trên trái đất thì sao—khi Đức Chúa Trời thực hiện các lời hứa của Ngài, họ có thể nào chống cự lại được chăng? Ê-sai trả lời bằng cách mô tả các nước như sau: “Kìa, các dân-tộc khác nào một giọt nước nhỏ trong thùng, và kể như là một mảy bụi rơi trên cân; nầy, Ngài giở các cù-lao lên như đồi vật nhỏ. Rừng Li-ban chẳng đủ đốt lửa, những thú-vật ở đó chẳng đủ làm của-lễ thiêu. Mọi dân-tộc ở trước mặt Đức Giê-hô-va thảy đều như không, Ngài xem như trống-không và hư-vô vậy”.—Ê-sai 40:15-17.
20 Đối với Đức Giê-hô-va, cả một dân tộc giống như một giọt nước từ cái thùng nhỏ xuống. Họ không hơn gì mảy bụi bám trên cân, chẳng có ảnh hưởng gì. * Giả thử một người nào đó xây một bàn thờ khổng lồ và dùng toàn thể cây cối bao trùm các núi Li-ban làm củi đốt cho bàn thờ. Rồi giả thử ông ta dùng toàn thể các thú vật chạy nhảy trên các núi đó để dâng làm của-lễ. Ngay cả một của-lễ như thế cũng chẳng xứng hợp đối với Đức Giê-hô-va. Như thể dùng đến cảnh tượng ấy mà vẫn chưa đủ, Ê-sai dùng đến lời mạnh mẽ hơn nữa—các dân tộc trước mặt Đức Giê-hô-va thậm chí còn “thua hư-vô” nữa.—Ê-sai 40:17, NTT, cước chú.
21, 22. (a) Ê-sai nhấn mạnh Đức Giê-hô-va là vô song như thế nào? (b) Những lời miêu tả sống động của Ê-sai đưa chúng ta đến kết luận gì? (c) Nhà tiên tri Ê-sai ghi lại lời nào rất phù hợp với khoa học? (Xem khung nơi trang 412).
21 Để nhấn mạnh thêm là không gì có thể so sánh với Đức Giê-hô-va, Ê-sai cho thấy sự ngu dại của những kẻ làm hình tượng bằng vàng, bạc hay gỗ. Thật điên rồ làm sao khi nghĩ rằng hình tượng như thế có thể đại diện thích đáng cho “Đấng ngự trên vòng trái đất”, cũng là Đấng cai trị dân cư sống trên đó!—Đọc Ê-sai 40:18-24.
22 Tất cả những lời miêu tả sống động này đưa chúng ta đến một kết luận—không gì có thể ngăn cản Đức Giê-hô-va toàn năng, vô cùng khôn ngoan và vô song, thực hiện lời hứa của Ngài. Đối với những người Giu-đa bị lưu đày đang khao khát được trở về quê hương thì những lời của Ê-sai đem lại sự an ủi và sự vững chí biết bao! Ngày nay, chúng ta cũng có thể vững tin là các lời hứa của Đức Giê-hô-va về tương lai của chúng ta sẽ trở thành thực tại.
“Ai đã tạo những vật này?”
23. Một lý do khác có thể khiến dân Giu-đa bị lưu đày được khích lệ là gì, và bây giờ Đức Giê-hô-va nhấn mạnh gì về chính Ngài?
23 Còn có một lý do khác nữa khiến dân Giu-đa bị lưu đày được khích lệ. Đấng hứa sự giải cứu chính là Đấng Tạo Hóa muôn vật và Nguồn của mọi năng lượng. Để nhấn mạnh khả năng phi thường của Ngài, Đức Giê-hô-va lưu ý đến quyền năng của Ngài biểu lộ trong sự sáng tạo: “Đấng Thánh Ê-sai 40:25, 26.
phán rằng: Vậy thì các ngươi sánh ta cùng ai? Ai sẽ bằng ta? Hãy ngước mắt lên cao mà xem: Ai đã tạo những vật này? Ấy là Đấng khiến các cơ-binh ra theo số nó, và đặt tên hết thảy; chẳng một vật nào thiếu, vì sức-mạnh Ngài lớn lắm, và quyền-năng Ngài rất cao”.—24. Để biện hộ cho Ngài, Đức Giê-hô-va cho thấy Ngài là vô song như thế nào?
24 Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên đang tự biện hộ cho Ngài. Để chứng tỏ Ngài là vô song, Đức Giê-hô-va hướng người nghe chú ý đến các tinh tú trên trời. Giống như viên tướng chỉ huy có thể sắp xếp đạo quân của ông theo hàng ngũ lớp lang, Đức Giê-hô-va cũng chỉ huy các ngôi sao như vậy. Nếu Ngài ra lệnh chúng tập họp lại, ‘chẳng có một sao nào thiếu’. Mặc dù có hằng hà sa số tinh tú, nhưng Ngài gọi mỗi ngôi sao bằng tên, tên riêng hoặc danh hiệu. Giống người lính tuân lệnh, các tinh tú đứng vào chỗ được chỉ định, tuân theo thứ bậc hẳn hoi, vì Đấng Chỉ Đạo của chúng có ‘sức-mạnh lớn lắm’ và ‘quyền-năng rất cao’. Do đó, dân Giu-đa bị lưu đày có lý do để vững tin. Đấng Tạo Hóa, Đấng chỉ huy các ngôi sao, có quyền năng để hỗ trợ các tôi tớ Ngài.
25. Chúng ta đáp ứng thế nào với lời mời của Đức Chúa Trời ghi nơi Ê-sai 40:26, và kết quả là gì?
25 Ai trong chúng ta có thể cưỡng lại lời mời của Đức Chúa Trời ghi nơi Ê-sai 40:26: “Hãy ngước mắt lên cao mà xem”? Những khám phá của các nhà thiên văn học hiện đại cho thấy các tầng trời đầy sao còn đáng sợ hơn là vào thời Ê-sai. Các nhà thiên văn, khi dùng viễn vọng kính cực mạnh quan sát bầu trời, ước lượng là vũ trụ mà người ta có thể quan sát được, chứa đến 125 tỷ thiên hà. Chỉ riêng một dải thiên hà—thiên hà Milky Way—theo một vài ước lượng, chứa hơn 100 tỷ tinh tú! Sự hiểu biết này nên đánh thức lòng chúng ta tôn kính Đấng Tạo Hóa và tin cậy hoàn toàn nơi lời hứa của Ngài.
26, 27. Cảm nghĩ của dân phu tù ở Ba-by-lôn được diễn tả như thế nào, và họ nên biết những điều gì?
26 Biết rằng những năm tù đày làm cho dân Giu-đa phu tù nhụt chí, nên Đức Giê-hô-va soi dẫn Ê-sai ghi xuống trước những lời bảo đảm này: “Vậy thì, hỡi Gia-cốp, sao ngươi nói, hỡi Y-sơ-ra-ên, sao ngươi nói như vầy: Đường tôi đã khuất khỏi Đức Giê-hô-va, lý-đoán tôi qua khỏi Đức Chúa Trời tôi? Ngươi không biết sao, không nghe sao? Đức Chúa Trời hằng sống, là Đức Giê-hô-va, là Đấng đã dựng nên các đầu-cùng đất, chẳng mỏi chẳng mệt; sự khôn-ngoan Ngài không thể dò”.—27 Ê-sai ghi lại những lời của Đức Giê-hô-va diễn tả cảm
nghĩ của dân bị lưu đày ở Ba-by-lôn xa quê hương cả ngàn cây số. Một số người nghĩ là Đức Chúa Trời của họ không thấy hoặc không biết ‘đường lối’ họ—tức nếp sống cực khổ của họ. Họ nghĩ là Đức Giê-hô-va thờ ơ với sự bất công mà họ đang phải chịu. Họ được nhắc nhở về những điều họ nên biết, nếu không phải từ kinh nghiệm bản thân thì ít nhất cũng từ những tin tức cha ông truyền lại. Đức Giê-hô-va vừa có khả năng vừa sẵn sàng giải cứu dân Ngài. Ngài là Đức Chúa Trời muôn đời và là Đấng Tạo Hóa của toàn trái đất. Do đó, Ngài vẫn có quyền năng mà Ngài đã biểu lộ qua công trình sáng tạo, và ngay cả Ba-by-lôn hùng mạnh cũng không ngoài tầm tay của Ngài. Một Đức Chúa Trời như thế không thể mỏi mệt và làm dân Ngài thất vọng. Họ chớ nên kỳ vọng có thể hiểu hết được các công việc của Đức Giê-hô-va, bởi vì sự hiểu biết của Ngài—hay sự thông hiểu, sáng suốt và nhận thức—vượt quá sức hiểu biết của họ.28, 29. (a) Đức Giê-hô-va nhắc nhở dân Ngài như thế nào về việc Ngài đến để trợ giúp những người mệt mỏi? (b) Minh họa nào được dùng để cho thấy cách Đức Giê-hô-va ban sức cho tôi tớ Ngài?
28 Qua Ê-sai, Đức Giê-hô-va tiếp tục khích lệ dân phu tù đang thoái chí: “Ngài ban sức-mạnh cho kẻ nhọc-nhằn, thêm lực-lượng cho kẻ chẳng có sức. Những kẻ trai trẻ cũng phải mòn-mỏi mệt-nhọc, người trai-tráng cũng phải vấp-ngã. Nhưng ai trông-đợi Đức Giê-hô-va thì chắc được sức mới, cất cánh bay cao như chim ưng; chạy mà không mệt-nhọc, đi mà không mòn-mỏi”.—Ê-sai 40:29-31.
29 Khi nói về việc cần ban sức cho người mệt mỏi, Đức Giê-hô-va có thể nghĩ đến cuộc hành trình vất vả mà dân phu tù sẽ phải thực hiện để trở về quê hương. Đức Giê-hô-va nhắc nhở dân Ngài là Ngài có tính hay đến trợ giúp người mỏi mệt, những người trông vào Ngài để được nâng đỡ. Ngay cả những người sung sức nhất—“kẻ trai trẻ” * Với viễn tượng được Đức Chúa Trời trợ giúp như thế, dân Giu-đa bị lưu đày không có lý do nào để thất vọng.
và “người trai-tráng”—cũng có thể kiệt lực vì mệt nhọc và vấp té vì kiệt quệ. Song, Đức Giê-hô-va hứa ban sức—sức không hao mòn để chạy và bước—cho những ai đặt tin cậy nơi Ngài. Chim ưng là một loại chim mạnh mẽ có thể bay lượn hàng giờ. Nó bay dường như không cần cố gắng và điều này được dùng để minh họa cách Đức Giê-hô-va ban sức cho tôi tớ Ngài.30. Tín đồ thật của Đấng Christ ngày nay có thể được an ủi như thế nào từ những câu cuối cùng của chương 40 sách Ê-sai?
30 Những câu cuối cùng của chương 40 sách Ê-sai chứa đựng những lời an ủi cho tín đồ thật của Đấng Christ đang sống trong những ngày cuối cùng của hệ thống gian ác này. Trước tình trạng có quá nhiều áp lực và vấn đề làm chúng ta nao sờn, thật là yên lòng khi biết rằng những khó khăn và bất công chúng ta phải chịu đựng, Đức Chúa Trời đều thấy hết. Chúng ta có thể chắc chắn là Đấng Tạo Hóa của muôn vật, Đấng có ‘sự thông-sáng vô-cùng vô-tận’ sẽ sửa chữa mọi bất công theo cách thức và vào thời điểm của Ngài. (Thi-thiên 147:5, 6) Trong khi chờ đợi, chúng ta không phải chịu đựng bằng sức riêng của mình. Đức Giê-hô-va, nguồn năng lực vô tận, có thể thêm sức cho—thậm chí “sức lực vượt quá mức bình thường”—cho các tôi tớ Ngài trong lúc họ gặp thử thách.—2 Cô-rinh-tô 4:7, NW.
31. Lời tiên tri của Ê-sai chứa đựng lời hứa về ánh sáng nào cho dân Giu-đa bị lưu đày ở Ba-by-lôn, và chúng ta có thể tuyệt đối vững tin vào điều gì?
31 Hãy nghĩ đến dân Giu-đa bị lưu đày ở Ba-by-lôn vào thế kỷ thứ sáu TCN. Cách đó cả ngàn cây số, thành Giê-ru-sa-lem yêu dấu của họ bị bỏ hoang, đền thờ trong cảnh điêu tàn. Đối với họ, lời tiên tri của Ê-sai chứa đựng một lời hứa an ủi về ánh sáng thiêng liêng và hy vọng—Đức Giê-hô-va sẽ đưa họ về quê hương! Vào năm 537 TCN, Đức Giê-hô-va dẫn họ về quê nhà, chứng tỏ rằng Ngài là Đấng Thực Hiện các lời hứa. Chúng ta cũng có thể tuyệt đối vững tin nơi Đức Giê-hô-va. Những lời hứa về Nước Trời được diễn tả sống động trong lời tiên tri của Ê-sai sẽ trở thành thực tại. Đó quả là tin mừng—một thông điệp về ánh sáng cho toàn thể nhân loại!
[Chú thích]
^ đ. 7 Ê-sai tiên tri việc sửa soạn đường cho Đức Giê-hô-va. (Ê-sai 40:3) Tuy nhiên, các cuốn Phúc Âm đều áp dụng lời tiên tri đó cho những gì Giăng Báp-tít làm trong việc sửa soạn đường cho Chúa Giê-su Christ. Những người được soi dẫn viết phần Kinh Thánh tiếng Hy Lạp đã áp dụng như vậy vì Chúa Giê-su đại diện Cha ngài và đến nhân danh Cha ngài.—Giăng 5:43; 8:29.
^ đ. 18 Người ta tính “trọng lượng của đại dương bằng khoảng 1,35 x 1018 tấn hay khoảng 1/4400 tổng trọng lượng Trái Đất”.—Encarta 97 Encyclopedia.
^ đ. 20 Cuốn The Expositor’s Bible Commentary ghi nhận: “Tại các chợ ở Cận Đông Phương, trong việc buôn bán, người ta không kể đến giọt nước nhỏ khi cân thùng nước hoặc mảy bụi nhỏ trên cân khi cân thịt hoặc trái cây”.
^ đ. 26 Nơi Ê-sai 40:28, từ “hằng sống” có nghĩa là “đời đời”, vì Đức Giê-hô-va là “Vua muôn đời”.—1 Ti-mô-thê 1:17.
^ đ. 29 Chim ưng có thể bay trên cao mà chỉ dùng tối thiểu năng lượng. Nó làm được thế nhờ khéo léo dùng những luồng khí nóng bốc lên.
[Câu hỏi]
[Khung/Hình nơi trang 404, 405]
Đức Giê-hô-va, Đấng chăn chiên đầy yêu thương
Ê-sai so sánh Đức Giê-hô-va với người chăn chiên yêu thương bồng ẵm chiên con vào lòng. (Ê-sai 40:10, 11) Rõ ràng Ê-sai dựa vào thói quen của người chăn chiên trong đời sống thực tế để đưa ra minh họa ấm cúng này. Một nhà quan sát hiện đại theo dõi những người chăn chiên bên sườn Núi Hẹt-môn ở Trung Đông thuật lại: “Mỗi người chăn chiên cẩn thận trông chừng bầy của mình để xem tình trạng chiên như thế nào. Khi thấy một con chiên mới sinh, ông ta đặt nó vào... túi áo choàng của ông, vì nó quá yếu đuối không thể theo kịp chiên mẹ. Khi lòng của ông không còn chỗ nữa, ông để chiên trên hai vai, nắm lấy chân chiên, hoặc để chiên vào cái túi hay cái rổ đặt trên lưng con lừa, cho tới khi những chiên bé bỏng này có thể theo kịp chiên mẹ”. Khi biết Đức Chúa Trời mà chúng ta hầu việc có sự quan tâm dịu dàng như thế đối với dân Ngài, chúng ta lại không được an ủi hay sao?
[Khung/Hình nơi trang 412]
Hình dạng trái đất ra sao?
Vào thời xưa, người ta nói chung đều tin trái đất bằng phẳng. Tuy nhiên ngay từ thế kỷ thứ sáu TCN, triết gia Hy Lạp Pythagoras đã đưa ra thuyết trái đất hình cầu. Dù vậy, hai thế kỷ trước khi Pythagoras công thức hóa lý thuyết của ông thì nhà tiên tri Ê-sai đã nói rất rõ ràng và quả quyết: “Ấy là Đấng ngự trên vòng trái đất”. (Ê-sai 40:22) Từ Hê-bơ-rơ chugh ở đây được dịch là “vòng” cũng có thể dịch là “quả cầu”. Thật đáng chú ý là chỉ quả cầu mới có vòng khi xem từ mọi phía. * Vì có sự hiểu biết vượt hẳn thời đại của ông, nhà tiên tri Ê-sai đã ghi lại một lời tuyên bố phù hợp với khoa học và không hề bị ảnh hưởng bởi thần thoại cổ xưa.
[Chú thích]
^ đ. 73 Nói theo từ kỹ thuật, trái đất là một hình cầu dẹt, tức hơi bằng phẳng ở hai cực.
[Hình nơi trang 403]
Giăng Báp-tít là tiếng “kêu-la trong đồng vắng”