Lời phán của Đức Giê-hô-va nghịch cùng các nước
Chương mười lăm
Lời phán của Đức Giê-hô-va nghịch cùng các nước
1. Ê-sai ghi lại tuyên ngôn nào có tính cách phán xét nghịch lại A-si-ri?
ĐỨC GIÊ-HÔ-VA có thể dùng các nước để trừng phạt dân Ngài vì sự gian ác của họ. Thế nhưng, Ngài không bỏ qua sự tàn bạo thái quá, sự tự cao của các nước cũng như thái độ thù nghịch của họ đối với sự thờ phượng thật. Do đó, Ngài đã soi dẫn trước từ lâu cho Ê-sai ghi lại “gánh-nặng [“tuyên ngôn”, Nguyễn Thế Thuấn] về Ba-by-lôn”. (Ê-sai 13:1) Tuy nhiên, Ba-by-lôn là sự đe dọa trong tương lai. Vào thời Ê-sai, A-si-ri đang áp bức dân trong giao ước của Đức Chúa Trời. A-si-ri hủy diệt vương quốc Y-sơ-ra-ên phía bắc và tàn phá phần lớn nước Giu-đa. Nhưng chiến thắng của A-si-ri có giới hạn. Ê-sai viết: “Đức Giê-hô-va vạn-quân đã thề rằng: Chắc thật, sự ta đã định sẽ xảy đến... Ta sẽ đánh phá người A-si-ri trong đất ta; sẽ giày-đạp nó trên núi ta. Ách nó sẽ cởi khỏi chúng nó; gánh nó sẽ cất khỏi vai chúng nó”. (Ê-sai 14:24, 25) Không bao lâu sau khi Ê-sai nói lời tiên tri này, người A-si-ri không còn là mối đe dọa cho Giu-đa nữa.
2, 3. (a) Vào thời xưa, Đức Giê-hô-va dang tay ra nghịch lại ai? (b) Đức Giê-hô-va dang tay ra nghịch lại “hết thảy các nước” nghĩa là gì?
2 Vậy còn các nước khác là kẻ thù của dân trong giao ước với Đức Chúa Trời thì sao? Họ cũng phải bị phán xét nữa. Ê-sai tuyên bố: “Đó là ý-chỉ [“lời phán”, “NW”] đã định nghịch cùng cả đất; đó là tay đã giá trên hết thảy các nước. Vì Đức Giê-hô-va vạn-quân đã toan-định, thì ai bãi đi được? Ê-sai 14:26, 27) “Lời phán” của Đức Giê-hô-va là quyết định chắc chắn hay là lệnh của Ngài. (Giê-rê-mi 49:20, 30) “Tay” của Đức Chúa Trời là quyền năng mà Ngài thể hiện. Trong những câu cuối cùng của chương 14 và trong chương 15 đến 19 sách Ê-sai, Đức Giê-hô-va phán nghịch lại Phi-li-tin, Mô-áp, Đa-mách, Ê-thi-ô-bi và Ê-díp-tô.
Tay Ngài đã dang ra, thì ai day lại được?” (3 Tuy nhiên, Ê-sai nói rằng tay của Đức Giê-hô-va dang ra nghịch lại “hết thảy các nước”. Do đó, trong khi những lời tiên tri này của Ê-sai đã ứng nghiệm lần đầu vào thời xưa, chúng cũng có thể được áp dụng trên nguyên tắc vào “kỳ cuối-cùng”, khi Đức Giê-hô-va dang tay Ngài ra nghịch lại toàn thể các nước trên trái đất. (Đa-ni-ên 2:44; 12:9; Rô-ma 15:4; Khải-huyền 19:11, 19-21) Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đức Giê-hô-va, đầy tự tin tiết lộ trước từ lâu lời phán của Ngài. Cánh tay Ngài một khi đã dang ra thì không một người nào có thể làm rút lại được.—Thi-thiên 33:11; Ê-sai 46:10.
“Rắn lửa bay” nghịch lại Phi-li-tin
4. Tuyên ngôn của Đức Giê-hô-va nghịch lại Phi-li-tin có một số chi tiết nào?
4 Phi-li-tin được chú ý đến trước nhất. “Nhằm năm vua A-cha băng, gánh-nặng [“tuyên ngôn”, “NTT”] nầy đã được rao ra: Hỡi cả đất Phi-li-tin, chớ vui-mừng bởi cớ roi đánh ngươi đã gãy; vì từ giống rắn sẽ sanh ra thuồng-luồng, thuồng-luồng sẽ sanh ra rắn lửa bay”.—Ê-sai 14:28, 29.
5, 6. (a) Ô-xia giống như con rắn đối với Phi-li-tin như thế nào? (b) Ê-xê-chia chứng tỏ là gì đối với Phi-li-tin?
5 Vua Ô-xia đủ mạnh để ngăn chặn được sự đe dọa do Phi-li-tin gây ra. (2 Sử-ký 26:6-8) Đối với Phi-li-tin, Ô-xia tựa như một con rắn; và cái roi của ông tiếp tục đánh nước láng giềng cừu địch này. Sau khi Ô-xia chết—tức ‘cái roi của ông bị gãy’—vua trung thành Giô-tham cai trị, nhưng “dân-sự lại càng làm luông-tuồng nữa”. Kế đó A-cha lên làm vua. Tình trạng thay đổi; dân Phi-li-tin nhiều lần tấn công nước Giu-đa và được thắng. (2 Sử-ký 27:2; 28:17, 18) Tuy nhiên, bây giờ tình trạng lại thay đổi một lần nữa. Vào năm 746 TCN, Vua A-cha chết và chàng trai trẻ Ê-xê-chia lên nối ngôi. Nếu người Phi-li-tin cứ tưởng sự việc tiếp tục thuận lợi cho họ thì họ đã lầm to. Ê-xê-chia chứng tỏ là một địch thủ lợi hại. Là dòng dõi Ô-xia (“thuồng-luồng” ra từ “giống” của ông), Ê-xê-chia giống như “rắn lửa bay”—trườn mình mau lẹ để tấn công, đánh phá nhanh như chớp và gây ra đớn đau quằn quại như thể ông chích nọc độc vào nạn nhân vậy.
6 Đây là sự miêu tả thích đáng về vị tân vương. “[Ê-xê-chia] hãm-đánh xứ dân Phi-li-tin cho đến Ga-xa và địa-hạt chung-quanh thành”. (2 Các Vua 18:8) Theo lịch sử chép về San-chê-ríp, vua A-si-ri, thì Phi-li-tin bị lệ thuộc Ê-xê-chia. “Kẻ nghèo”—tức vương quốc Giu-đa yếu đuối—được hưởng an ninh và giàu có vật chất, trong khi Phi-li-tin bị khổ vì đói kém.—Đọc Ê-sai 14:30, 31.
7. Ê-xê-chia phải có đức tin như thế nào khi tuyên bố với các sứ giả đang có mặt ở Giê-ru-sa-lem?
7 Dường như các sứ giả đang có mặt ở Giu-đa—có lẽ để tìm kiếm một đồng minh chống lại A-si-ri. Nên nói gì với họ? “Lấy chi trả lời cho sứ-giả của nước nầy?” Ê-xê-chia có nên tìm sự an toàn qua việc liên minh với ngoại bang không? Không! Vua nên nói với các sứ giả đó: “Đức Giê-hô-va đã lập Si-ôn, và kẻ sầu-khổ trong dân Ngài sẽ được ẩn-náu trong nó”. (Ê-sai 14:32) Vua phải hoàn toàn tin cậy Đức Giê-hô-va. Nền của Si-ôn vững chắc. Thành sẽ đứng vững như một nơi ẩn náu an toàn khỏi sự đe dọa của A-si-ri.—Thi-thiên 46:1-7.
8. (a) Một số nước ngày nay giống Phi-li-tin như thế nào? (b) Đức Giê-hô-va đã làm gì để hỗ trợ dân Ngài thời nay như Ngài đã làm vào thời xưa?
Thi-thiên 94:21) Trước mắt kẻ thù, có lẽ nhóm tín đồ Đấng Christ này xem ra “nghèo” và “túng”. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của Đức Giê-hô-va, họ được dư dật về thiêng liêng trong khi kẻ thù nghịch của họ bị đói kém. (Ê-sai 65:13, 14; A-mốt 8:11) Khi Đức Giê-hô-va dang tay ra nghịch lại Phi-li-tin tân thời, thì những “kẻ nghèo” này sẽ được yên ổn. Ở nơi nào? Ở trong “nhà của Đức Chúa Trời” mà Chúa Giê-su là đá góc nhà. (Ê-phê-sô 2:19, 20) Họ sẽ được ở dưới sự che chở của “Giê-ru-sa-lem trên trời”, tức Nước trên trời của Đức Giê-hô-va do Chúa Giê-su Christ làm Vua.—Hê-bơ-rơ 12:22; Khải-huyền 14:1.
8 Giống Phi-li-tin, một số nước ngày nay chống đối những người thờ phượng Đức Chúa Trời một cách ác độc. Nhân Chứng Giê-hô-va đã bị giam trong tù và trong các trại tập trung. Họ bị cấm đoán. Một số người bị giết. Những kẻ chống đối tiếp tục “hiệp nhau lại nghịch linh-hồn người công-bình”. (Mô-áp phải nín lặng
9. Tuyên ngôn kế tiếp nhắm vào ai, và dân này đã chứng tỏ là kẻ thù của dân sự Đức Chúa Trời như thế nào?
9 Nằm về phía Đông của Biển Chết là một nước láng giềng khác của Y-sơ-ra-ên—nước Mô-áp. Khác với Phi-li-tin, dân Mô-áp có họ hàng với Y-sơ-ra-ên, vì là dòng dõi của Lót, cháu Sáng-thế Ký 19:37) Bất chấp mối quan hệ đó, trong suốt lịch sử, Mô-áp luôn luôn thù nghịch với dân Y-sơ-ra-ên. Chẳng hạn, vào thời Môi-se, vua Mô-áp mướn tiên tri Ba-la-am với hy vọng ông sẽ rủa sả dân Y-sơ-ra-ên. Khi hy vọng đó không thành, Mô-áp bèn dùng sự vô luân và sự thờ lạy Ba-anh để gài bẫy Y-sơ-ra-ên. (Dân-số Ký 22:4-6; 25:1-5) Vậy chẳng lấy làm ngạc nhiên khi Đức Giê-hô-va bây giờ soi dẫn Ê-sai ghi lại “gánh-nặng [“tuyên ngôn”, “NTT”] về Mô-áp!”—Ê-sai 15:1a.
Áp-ra-ham. (10, 11. Điều gì sẽ xảy ra cho Mô-áp?
10 Lời tiên tri của Ê-sai nghịch cùng nhiều thành và nhiều vùng của Mô-áp, gồm cả A-rơ, Ki-rơ (hay Kiệt-Ha-rê-sết) và Đi-bôn. (Ê-sai 15:1b, 2a) Người Mô-áp sẽ than khóc vì bánh nho của Kiệt-Ha-rê-sết, có lẽ là sản phẩm chính của thành này. (Ê-sai 16:6, 7) Síp-ma và Gia-ê-xe là những nơi trồng nho nổi tiếng sẽ bị tàn phá. (Ê-sai 16:8-10) Ê-lát-Sê-li-sia, danh này có thể có nghĩa là “một con bò con ba tuổi”, sẽ giống như một con bò non sung sức rống lên những tiếng kêu đau đớn thống thiết. (Ê-sai 15:5) Cỏ sẽ khô đi trong khi “sông-ngòi ở Đi-môn” sẽ đầy máu vì dân Mô-áp bị tàn sát. “Các dòng nước ở Nim-rim” sẽ trở nên “cạn-tắt”, theo nghĩa bóng hoặc nghĩa đen—có thể vì lực lượng quân thù đắp đê chặn dòng suối.—Ê-sai 15:6-9.
11 Dân Mô-áp sẽ mặc áo gai, một lối phục sức để than khóc. Họ sẽ cạo đầu, tượng trưng cho sự xấu hổ và than vãn. Râu họ sẽ bị “cắt” đi cho thấy nỗi sầu khổ và nhục nhã cực độ. (Ê-sai 15:2b-4) Vì những đoán phạt này chắc chắn sẽ được thi hành nên chính Ê-sai cảm thấy xúc động sâu xa. Giống như dây đàn cầm rung, gan ruột ông xôn xao thương hại vì thông điệp rao báo tai họa cho Mô-áp.—Ê-sai 16:11, 12.
12. Những lời của Ê-sai nghịch lại Mô-áp đã ứng nghiệm như thế nào?
12 Khi nào lời tiên tri này được ứng nghiệm? Chẳng mấy chốc. “Ấy là lời mà xưa kia Đức Giê-hô-va đã phán về Mô-áp. Ê-sai 16:13, 14) Phù hợp với điều này, có bằng chứng khảo cổ cho thấy vào thế kỷ thứ tám TCN, Mô-áp bị khổ sở và nhiều khu vực bị giảm số dân. Vua Tiếc-la-Phi-ê-se III có nhắc đến Salamanu của Mô-áp nằm trong số vua đã triều cống cho ông. San-chê-ríp nhận triều cống do Kammusunadbi, vua Mô-áp dâng. Các vua A-si-ri là Ê-sat-ha-đôn và Ashurbanipal coi các Vua Musuri và Kamashaltu của Mô-áp như chư hầu của mình. Từ nhiều thế kỷ nay, dân Mô-áp không còn là một dân nữa. Mặc dù người ta tìm thấy những thành đổ nát mà họ cho là của Mô-áp, nhưng đến nay thì họ đào được rất ít bằng chứng cụ thể về kẻ thù của Y-sơ-ra-ên từng một thời hùng mạnh.
Bây giờ thì Đức Giê-hô-va phán như vầy: Trong ba năm, kể như năm kẻ ở mướn, sự vinh-hiển của Mô-áp với cả đoàn dân đông của nó sẽ bị khinh-hèn; và số còn sót lại sẽ ít lắm, không kể ra gì”. (“Mô-áp” tân thời bị diệt vong
13. Ngày nay tổ chức nào có thể so sánh với Mô-áp?
13 Ngày nay, có một tổ chức toàn cầu tương tự như Mô-áp thời xưa. Đó là các tôn giáo tự xưng theo Đấng Christ, thành phần chính yếu của “Ba-by-lôn Lớn”. (Khải-huyền 17:5) Cả Mô-áp lẫn Y-sơ-ra-ên có tổ phụ chung là Tha-rê, cha của Áp-ra-ham. Tương tự như vậy, các tôn giáo tự xưng cũng như hội thánh tín đồ Đấng Christ được xức dầu ngày nay đều tự nhận là bắt nguồn từ hội thánh tín đồ Đấng Christ vào thế kỷ thứ nhất. (Ga-la-ti 6:16) Tuy nhiên, các tôn giáo tự xưng theo Đấng Christ—giống như Mô-áp—đều bại hoại, cổ võ sự vô luân về thiêng liêng và sự thờ phượng những thần thánh khác chứ không phải Giê-hô-va Đức Chúa Trời có một và thật. (Gia-cơ 4:4; 1 Giăng 5:21) Với tư cách tập thể, các nhà lãnh đạo tôn giáo tự xưng chống đối những người rao giảng tin mừng về Nước Trời.—Ma-thi-ơ 24:9, 14.
14. Dù Đức Giê-hô-va phán nghịch lại “Mô-áp” tân thời, mỗi cá nhân trong tổ chức đó có hy vọng gì?
14 Mô-áp cuối cùng im lặng. Điều này cũng sẽ xảy ra cho Khải-huyền 17:16, 17) Tuy nhiên, có một hy vọng cho dân sự của “Mô-áp” tân thời. Giữa những lời tiên tri nghịch lại Mô-áp, Ê-sai nói: “Ngôi sẽ bởi sự nhân-từ mà bền lập; và trong trại Đa-vít sẽ có một Đấng lấy lẽ thật ngồi lên, sẽ đoán-xét, sẽ tìm sự ngay-thẳng, và vội-vàng làm sự công-bình”. (Ê-sai 16:5) Vào năm 1914, Đức Giê-hô-va đã thiết lập vững vàng ngôi của Chúa Giê-su vốn thuộc dòng Vua Đa-vít. Vương quyền của Chúa Giê-su là một sự biểu lộ lòng yêu thương nhân từ của Đức Giê-hô-va. Để hoàn thành giao ước của Đức Chúa Trời với Vua Đa-vít, vương quyền ấy sẽ tồn tại đời đời. (Thi-thiên 72:2; 85:10, 11; 89:3, 4; Lu-ca 1:32) Nhiều người nhu mì đã rời bỏ “Mô-áp” tân thời và tùng phục Chúa Giê-su để được sự sống. (Khải-huyền 18:4) Những người này được an ủi biết bao khi biết rằng Chúa Giê-su sẽ “rao-giảng sự công-bình cho dân ngoại”!—Ma-thi-ơ 12:18; Giê-rê-mi 33:15.
các tôn giáo tự xưng theo Đấng Christ. Đức Giê-hô-va sẽ dùng một công cụ tân thời tương đương với A-si-ri để làm cho y thị trở thành hoang vu. (Đa-mách trở thành hoang địa điêu tàn
15, 16. (a) Đa-mách và Y-sơ-ra-ên có âm mưu thù nghịch nào chống lại Giu-đa, và hậu quả là gì cho Đa-mách? (b) Tuyên ngôn nghịch lại Đa-mách bao gồm ai nữa? (c) Tín đồ Đấng Christ ngày nay có thể học được bài học nào từ gương của Y-sơ-ra-ên?
15 Kế đó, Ê-sai ghi “gánh-nặng [“tuyên ngôn”, “NTT”] về Đa-mách”. (Đọc Ê-sai 17:1-6). Đa-mách nằm về phía bắc Y-sơ-ra-ên, là “đầu của Sy-ri”. (Ê-sai 7:8) Dưới triều Vua A-cha của Giu-đa, Rê-xin của Đa-mách đồng minh với Phê-ca của Y-sơ-ra-ên xâm lăng Giu-đa. Tuy nhiên, do thỉnh cầu của A-cha, vua A-si-ri là Tiếc-la-Phi-ê-se III đánh Đa-mách, thắng được và bắt nhiều dân cư đi lưu đày. Kể từ đó, Đa-mách không còn là mối đe dọa cho Giu-đa nữa.—2 Các Vua 16:5-9; 2 Sử-ký 28:5, 16.
16 Rất có thể vì Y-sơ-ra-ên liên minh với Đa-mách nên tuyên ngôn của Đức Giê-hô-va nghịch lại Đa-mách cũng Ê-sai 17:3-6) Y-sơ-ra-ên sẽ trở nên giống như một cánh đồng trong mùa gặt, gặt được chẳng bao nhiêu thóc, hoặc giống như một cây ô-li-ve mà hầu hết trái rụng khỏi cành vì bị rung. (Ê-sai 17:4-6) Thật là một gương mà những người dâng mình cho Đức Giê-hô-va nên suy ngẫm! Ngài đòi hỏi sự thờ phượng chuyên độc và chỉ chấp nhận thánh chức được thực hiện bởi lòng thành. Ngài không ưa những ai thù ghét anh em mình.—Xuất Ê-díp-tô Ký 20:5; Ê-sai 17:10, 11; Ma-thi-ơ 24:48-50.
bao gồm sự phán xét nghịch lại vương quốc Y-sơ-ra-ên phía bắc bất trung. (Hoàn toàn tin tưởng Đức Giê-hô-va
17, 18. (a) Một số người trong dân Y-sơ-ra-ên phản ứng như thế nào về tuyên ngôn của Đức Giê-hô-va, nhưng phản ứng của người ta nói chung ra sao? (b) Các biến cố ngày nay giống với thời Ê-xê-chia như thế nào?
17 Bây giờ Ê-sai nói: “Trong ngày đó, người ta sẽ ngó về Đấng tạo mình, và mắt trông thẳng đến Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên. Họ sẽ không còn xây mắt về các bàn-thờ, là công-việc của tay mình; và không còn ngó các đồ-vật bởi ngón tay mình chế ra, hoặc các tượng Át-tạt-tê, hoặc các trụ mặt trời”. (Ê-sai 17:7, 8) Vâng, một số người trong Y-sơ-ra-ên đã chú ý đến tuyên ngôn cảnh cáo của Đức Giê-hô-va. Chẳng hạn, khi Ê-xê-chia gởi lời mời dân Y-sơ-ra-ên cùng với Giu-đa cử hành Lễ Vượt Qua, một số người Y-sơ-ra-ên đã đáp ứng và lên đường về phía nam để kết hợp với anh em mình trong sự thờ phượng thanh sạch. (2 Sử-ký 30:1-12) Tuy nhiên, phần lớn dân Y-sơ-ra-ên chế nhạo sứ giả đến mời. Dân này bội đạo không chữa được nữa. Do đó, lời Đức Giê-hô-va phán nghịch cùng dân đó được thực hiện. A-si-ri phá hủy các thành của Y-sơ-ra-ên, đất đai bị bỏ hoang, đồng cỏ thành cằn cỗi.—Đọc Ê-sai 17:9-11.
18 Còn ngày nay thì sao? Y-sơ-ra-ên là một nước bội đạo. Do đó, cách mà Ê-xê-chia cố giúp một số cá nhân trong nước đó trở lại sự thờ phượng thật nhắc nhở chúng ta về việc tín đồ thật của Đấng Christ ngày nay cố gắng giúp những cá nhân trong tổ chức các đạo tự xưng theo Đấng Christ bội đạo như thế nào. Kể từ năm 1919, các sứ giả từ “dân Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời” đã đến với những người theo các đạo tự xưng để mời họ tham gia vào sự thờ phượng thanh sạch. (Ga-la-ti 6:16) Phần đông từ chối. Nhiều người lại còn chế nhạo các sứ giả. Tuy nhiên có một số người đáp ứng. Hiện nay số người này lên đến nhiều triệu và họ vui sướng ‘ngó về Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên’ để được Ngài dạy dỗ. (Ê-sai 54:13) Họ từ bỏ sự thờ phượng tại những bàn thờ ô uế—tức sự tôn sùng và tin cậy những thần do con người làm ra—và sốt sắng trở về với Đức Giê-hô-va. (Thi-thiên 146:3, 4) Giống như Mi-chê, nhà tiên tri đồng thời với Ê-sai, mỗi người trong họ nói: “Nhưng ta, ta sẽ nhìn-xem Đức Giê-hô-va, chờ-đợi Đức Chúa Trời của sự cứu-rỗi ta; Đức Chúa Trời ta sẽ nghe ta”.—Mi-chê 7:7.
19. Đức Giê-hô-va sẽ quở trách ai, và điều này có nghĩa gì đối với họ?
19 Thật khác biệt làm sao khi so với những kẻ đặt sự tin cậy nơi con người! Những làn sóng bạo động và những biến loạn sôi sục vỗ vào loài người trong những ngày cuối cùng này. “Biển” náo động, tức nhân loại nổi loạn, khuấy lên sự bất mãn và cách mạng. (Ê-sai 57:20; Khải-huyền 8:8, 9; 13:1) Đức Giê-hô-va sẽ “quở-trách” đám đông ồn ào này. Nước Trời của Ngài sẽ hủy diệt tất cả những tổ chức và cá nhân gây ra phiền phức; chúng sẽ “trốn xa, bị đùa đi... như luồng bụi gặp cơn bão”.—Ê-sai 17:12, 13; Khải-huyền 16:14, 16.
20. Dù bị các nước ‘cướp bóc’ nhưng các tín đồ thật của Đấng Christ có niềm tin nào?
20 Hậu quả là gì? Ê-sai nói: “Đương buổi chiều, nầy, có sự sợ-hãi; kíp trước khi ban mai đã thành ra hư-không. Ấy là phần của kẻ đã bóc-lột chúng ta, là số phận xảy đến cho kẻ cướp chúng ta vậy”. (Ê-sai 17:14) Nhiều kẻ đã cướp bóc dân sự của Đức Chúa Trời, đối xử tàn nhẫn và khinh thường họ. Vì họ không thuộc—và cũng không muốn thuộc—vào các tôn giáo chính của thế gian, các tín đồ thật của Đấng Christ bị những nhà phê bình thiên vị và các kẻ chống đối quá khích coi như miếng mồi ngon. Nhưng dân sự của Đức Chúa Trời tin tưởng là “ban mai” đến nhanh chóng, tức là hoạn nạn của họ sẽ sớm chấm dứt.—2 Tê-sa-lô-ni-ca 1:6-9; 1 Phi-e-rơ 5:6-11.
Ê-thi-ô-bi đem lễ vật dâng cho Đức Giê-hô-va
21, 22. Nước nào kế tiếp nhận được tuyên ngôn có tính cách phán xét, và những lời được soi dẫn của Ê-sai ứng nghiệm như thế nào?
21 Ê-thi-ô-bi, nằm về phía nam Ê-díp-tô, ít nhất hai lần chạm trán về quân sự với Giu-đa. (2 Sử-ký 12:2, 3; 14:1, 9-15; 16:8) Bây giờ Ê-sai tiên tri sự phán xét trên nước đó: “Ôi! đất đập cánh ào-ào kia, là đất ở bên kia các sông của Cút [“Ê-thi-ô-bi”, “NW”]”. (Đọc Ê-sai 18:1-6). * Đức Giê-hô-va ra lệnh là Ê-thi-ô-bi sẽ bị ‘cắt và tỉa bỏ’.
22 Lịch sử thế tục cho chúng ta biết là vào cuối thế kỷ thứ tám TCN, Ê-thi-ô-bi chinh phục Ê-díp-tô và cai trị nước này khoảng 60 năm. Các hoàng đế A-si-ri là Ê-sat-ha-đôn và Ashurbanipal lần lượt xâm chiếm Ê-díp-tô. Sau khi Thebes bị Ashurbanipal phá hủy, A-si-ri khuất phục được Ê-díp-tô, do đó chấm dứt sự cai trị của Ê-thi-ô-bi trên Thung Lũng Ni-Lơ. (Cũng xem Ê-sai 20:3-6). Còn về thời nay thì sao?
23. “Ê-thi-ô-bi” tân thời đóng vai trò nào, và tại sao nó bị hủy diệt?
23 Trong lời tiên tri của Đa-ni-ên về “kỳ sau-rốt”, “vua phương bắc”, một vua ưa gây hấn, được miêu tả là có Ê-thi-ô-bi và Li-by “theo sau”, nghĩa là chịu sự điều khiển của vua ấy. (Đa-ni-ên 11:40-43) Ê-thi-ô-bi cũng được nhắc tới là có mặt trong lực lượng chiến đấu của “Gót ở đất Ma-gốc”. (Ê-xê-chi-ên 38:2-5, 8) Lực lượng của Gót, gồm cả vua phương bắc, sẽ bị hủy diệt khi chúng tấn công dân thánh của Đức Giê-hô-va. Do đó, tay của Đức Giê-hô-va cũng sẽ dang ra nghịch lại “Ê-thi-ô-bi” tân thời vì dám chống lại quyền thống trị của Đức Giê-hô-va.—Ê-xê-chi-ên 38:21-23; Đa-ni-ên 11:45.
24. Đức Giê-hô-va nhận “lễ-vật” từ các nước như thế nào?
24 Tuy nhiên, lời tiên tri cũng nói: “Trong lúc đó, dân người cao da mởn, tức là dân đáng kinh-sợ từ khi lập nước trở đi... sẽ đem lễ-vật dâng cho Đức Giê-hô-va vạn-quân, trong nơi danh Đức Giê-hô-va vạn-quân ngự, là núi Si-ôn”. (Ê-sai 18:7) Mặc dù các nước không nhận biết quyền thống trị của Đức Giê-hô-va, nhưng có lúc hành động của họ lại có lợi cho dân Ngài. Tại một số quốc gia, các giới chức có thẩm quyền đã ban hành luật lệ và đưa ra các phán quyết khiến những người thờ phượng trung thành của Đức Giê-hô-va được hưởng nhiều quyền luật định. (Công-vụ 5:29; Khải-huyền 12:15, 16) Và có những lễ vật khác. “Các vua sẽ đem dâng lễ-vật cho Chúa... Những công-hầu sẽ từ Ê-díp-tô mà ra; Ê-thi-ô-bi lật-đật giơ tay lên cùng Đức Chúa Trời”. (Thi-thiên 68:29-31) Ngày nay, nhiều triệu người “Ê-thi-ô-bi” tân thời kính sợ Đức Giê-hô-va đem “lễ-vật” đến dưới hình thức thờ phượng. (Ma-la-chi 1:11) Họ đang tham dự vào công việc lớn lao là rao giảng tin mừng về Nước Trời trên khắp đất. (Ma-thi-ơ 24:14; Khải-huyền 14:6, 7) Thật là một lễ vật cao quý dâng cho Đức Giê-hô-va!—Hê-bơ-rơ 13:15.
Lòng của Ê-díp-tô tan chảy
25. Trong sự ứng nghiệm Ê-sai 19:1-11, điều gì xảy ra cho Ê-díp-tô thời xưa?
25 Nước láng giềng ngay bên cạnh về phía nam của Giu-đa là Ê-díp-tô, một nước thù nghịch lâu đời của dân giao ước của Đức Chúa Trời. Chương 19 sách Ê-sai kể lại tỉ mỉ tình trạng hỗn loạn trong xứ Ê-díp-tô trong đời Ê-sai. Trong xứ có nội chiến, “thành nghịch cùng thành, nước nghịch cùng nước”. (Ê-sai 19:2, 13, 14) Các sử gia đưa ra bằng chứng cho thấy nhiều triều đại xưng hùng xưng bá cùng một lúc tại những vùng khác nhau trong nước. Sự khôn ngoan mà người Ê-díp-tô kiêu hãnh, với “thần-tượng cùng thuật-sĩ”, cũng không cứu họ khỏi “tay chúa hung-dữ”. (Ê-sai 19:3, 4) Ê-díp-tô lần lượt bị A-si-ri, Ba-by-lôn, Phe-rơ-sơ, Hy Lạp và La Mã chinh phục. Tất cả những biến cố này làm ứng nghiệm lời tiên tri nơi Ê-sai 19:1-11.
26. Trong sự ứng nghiệm rộng lớn hơn, dân cư của “Ê-díp-tô” tân thời sẽ phản ứng thế nào trước sự phán xét của Đức Giê-hô-va?
26 Tuy nhiên, trong Kinh Thánh, Ê-díp-tô thường tượng trưng cho thế gian của Sa-tan. (Ê-xê-chi-ên 29:3; Giô-ên 3:19; Khải-huyền 11:8) Do đó, “Gánh-nặng [“Tuyên ngôn”, “NTT”] về Ê-díp-tô” của Ê-sai có một sự ứng nghiệm rộng lớn hơn không? Chắc chắn có! Những câu mở đầu của lời tiên tri khiến mọi người có lý do để lưu ý: “Nầy, Đức Giê-hô-va cỡi đám mây mau-kíp đến Ê-díp-tô; các thần-tượng của Ê-díp-tô đều run-rẩy trước mặt Ngài, lòng Ê-díp-tô sẽ tan-chảy giữa nó”. (Ê-sai 19:1) Chẳng bao lâu nữa, Đức Giê-hô-va sẽ hành động chống lại tổ chức của Sa-tan. Vào lúc đó, các thần tượng của hệ thống mọi sự này sẽ chứng tỏ là vô giá trị. (Thi-thiên 96:5; 97:7) “Lòng Ê-díp-tô sẽ tan-chảy” trong sự sợ hãi. Chúa Giê-su đã tiên tri về thời kỳ đó: “Dân các nước sầu-não rối-loạn vì biển nổi tiếng om-sòm và sóng-đào. Người ta nhân trong khi đợi việc hung-dữ xảy ra cho thế-gian, thì thất-kinh mất vía, vì các thế-lực trên trời sẽ rúng-động”.—Lu-ca 21:25, 26.
27. Theo lời tiên tri, “Ê-díp-tô” có sự chia rẽ nội bộ nào, và ngày nay điều này được ứng nghiệm như thế nào?
27 Về thời kỳ dẫn đến việc Ngài thi hành sự phán xét, Đức Giê-hô-va tiên tri: “Ta sẽ xui người Ê-díp-tô đánh người Ê-díp-tô: anh em nghịch cùng anh em, lân-cận nghịch cùng lân-cận, thành nghịch cùng thành, nước nghịch cùng nước”. (Ê-sai 19:2) Từ khi Nước Đức Chúa Trời được thành lập vào năm 1914, ‘điềm chỉ về sự đến của [Chúa Giê-su]’ đã được đánh dấu bằng việc dân này nổi lên nghịch cùng dân khác, nước nọ nghịch cùng nước kia. Những cuộc tàn sát vì khác bộ lạc, những cuộc diệt chủng đẫm máu, và cái được mệnh danh là cuộc thanh lọc chủng tộc khiến nhiều triệu người bị thiệt mạng trong những ngày cuối cùng này. “Sự tai-hại” này sẽ chỉ càng ngày càng trầm trọng hơn khi sự cuối cùng đến gần hơn.—Ma-thi-ơ 24:3, 7, 8.
28. Trong ngày phán xét, tôn giáo giả có thể làm được gì để cứu hệ thống mọi sự này?
28 “Tâm-thần Ê-díp-tô sẽ lụn-bại giữa nó, ta sẽ phá-tan mưu-chước nó. Bấy giờ chúng nó sẽ cầu-hỏi các thần-tượng cùng thuật-sĩ, kẻ kêu hồn cùng thầy bói”. (Ê-sai 19:3) Khi Môi-se xuất hiện trước Pha-ra-ôn, các thầy tế lễ của Ê-díp-tô bị xấu hổ, vì quyền năng của họ không thể đọ với Đức Giê-hô-va được. (Xuất Ê-díp-tô Ký 8:18, 19; Công-vụ 13:8; 2 Ti-mô-thê 3:8) Tương tự như vậy, trong ngày phán xét, tôn giáo giả sẽ không thể cứu được hệ thống thối nát này. (So sánh Ê-sai 47:1, 11-13). Cuối cùng, Ê-díp-tô bị nằm trong tay “chúa hung-dữ” A-si-ri. (Ê-sai 19:4) Điều này là hình bóng cho tương lai đen tối của hệ thống mọi sự này.
29. Khi ngày của Đức Giê-hô-va đến, các chính trị gia có giúp ích gì không?
29 Vậy còn các nhà lãnh đạo chính trị thì sao? Họ có thể giúp không? “Các quan-trưởng ở Xô-an rất đần-độn; mưu-sĩ rất khôn-ngoan của Pha-ra-ôn chỉ bày ra những kế dại-khờ”. (Đọc Ê-sai 19:5-11). Thật phi lý biết bao khi hy vọng là các cố vấn loài người sẽ hữu dụng trong ngày phán xét! Ngay như họ có sự khôn ngoan của cả thế giới, họ cũng vẫn thiếu sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. (1 Cô-rinh-tô 3:19) Họ đã chối bỏ Đức Giê-hô-va và quay về cái được gọi là khoa học, triết học, tiền bạc, thú vui và những thần khác. Hậu quả là họ không biết gì về ý định của Đức Chúa Trời. Họ bị đánh lừa và bị lúng túng. Các công trình của họ đều vô ích. (Đọc Ê-sai 19:12-15). “Những kẻ khôn-sáng bị xấu-hổ, sợ-hãi, và bị bắt. Chúng nó đã bỏ lời của Đức Giê-hô-va; thì sự khôn-ngoan nó là thể nào?”—Giê-rê-mi 8:9.
Dấu và chứng cho Đức Giê-hô-va
30. “Đất Giu-đa sẽ nên sự kinh-hoàng cho Ê-díp-tô” như thế nào?
30 Tuy nhiên, trong khi những nhà lãnh đạo của “Ê-díp-tô” yếu đuối, “như đàn-bà”, thì vẫn có một số người tìm kiếm sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Những người được xức dầu của Đức Giê-hô-va và bạn đồng hành của họ ‘rao-giảng nhân-đức của Đức Chúa Trời’. (Ê-sai 19:16; 1 Phi-e-rơ 2:9) Họ cố gắng hết sức để cảnh cáo người ta về sự kết liễu sắp tới của tổ chức thuộc Sa-tan. Nhìn trước đến tình trạng này, Ê-sai nói: “Đất Giu-đa sẽ nên sự kinh-hoàng cho Ê-díp-tô; hễ khi người ta xưng tên ấy ra trước mặt ai thì nấy sợ-khiếp, vì ý-chỉ của Đức Giê-hô-va vạn-quân đã định nghịch cùng nó”. (Ê-sai 19:17) Các sứ giả trung thành của Đức Giê-hô-va tiến bước rao cho người ta biết lẽ thật—bao gồm việc công bố những tai họa mà Đức Giê-hô-va đã báo trước. (Khải-huyền 8:7-12; 16:2-12) Điều này gây khó chịu cho những nhà lãnh đạo tôn giáo của thế giới.
31. “Tiếng Ca-na-an” được dùng trong các thành ở Ê-díp-tô như thế nào (a) vào thời xưa? (b) vào thời nay?
31 Công việc tuyên bố này đưa lại kết quả đáng ngạc nhiên nào? “Trong ngày đó, tại xứ Ê-díp-tô, sẽ có năm thành nói tiếng Ca-na-an, và chỉ Đức Giê-hô-va vạn-quân mà thề. Trong đó có một thành gọi là thành hủy-diệt”. (Ê-sai 19:18) Vào thời xưa, lời tiên tri này dường như đã ứng nghiệm khi tiếng Hê-bơ-rơ được người Do Thái sử dụng trong các thành xứ Ê-díp-tô lúc họ trốn qua đây. (Giê-rê-mi 24:1, 8-10; 41:1-3; 42:9–43:7; 44:1) Ngày nay, có những người trong lãnh địa của “Ê-díp-tô” tân thời học nói “ngôn ngữ thanh sạch” của lẽ thật Kinh Thánh. (Sô-phô-ni 3:9, NW) Một trong năm thành tượng trưng được gọi là “thành hủy-diệt”, nghĩa là một phần của “ngôn ngữ thanh sạch” có liên hệ đến việc phơi bày và “hủy-diệt” tổ chức của Sa-tan.
32. (a) “Bàn thờ” nào ở giữa xứ Ê-díp-tô? (b) Những người xức dầu giống như “trụ” đứng ngay cạnh ranh giới xứ Ê-díp-tô như thế nào?
32 Nhờ công việc tuyên bố của dân sự Đức Giê-hô-va, người ta trong hệ thống mọi sự này chắc chắn sẽ biết đến danh cao quý của Ngài. “Trong ngày đó, sẽ có một bàn-thờ cho Đức Giê-hô-va ở giữa xứ Ê-díp-tô, và có một trụ cho Đức Giê-hô-va nơi bờ-cõi nó”. (Ê-sai 19:19) Những lời này cho thấy địa vị của những tín đồ Đấng Christ được xức dầu, những người ở trong giao ước với Đức Chúa Trời. (Thi-thiên 50:5) Là “một bàn-thờ”, họ dâng của-lễ hy sinh; là “trụ và nền của lẽ thật”, họ làm chứng cho Đức Giê-hô-va. (1 Ti-mô-thê 3:15; Rô-ma 12:1; Hê-bơ-rơ 13:15, 16) Người ta có thể tìm thấy họ “ở giữa xứ”—cùng với các “chiên khác” đồng hành với họ—trong hơn 230 xứ và hải đảo. Nhưng họ “không thuộc về thế-gian”. (Giăng 10:16; 17:15, 16) Nói theo nghĩa bóng, họ đang đứng ở ranh giới giữa thế gian và Nước Đức Chúa Trời, chuẩn bị băng qua ranh giới đó và nhận được phần thưởng trên trời.
33. Những người xức dầu là “dấu và chứng” ở “xứ Ê-díp-tô” như thế nào?
33 Ê-sai nói tiếp: “Ấy là dấu và chứng cho Đức Giê-hô-va vạn-quân tại xứ Ê-díp-tô; bởi chưng chúng sẽ kêu đến Đức Giê-hô-va vì cớ kẻ bạo-ngược, và Ngài sẽ sai một Đấng cứu và binh-vực để giải-thoát họ”. (Ê-sai 19:20) Với tư cách là “dấu và chứng”, những người xức dầu dẫn đầu trong công việc rao giảng và tôn vinh danh Đức Giê-hô-va trong hệ thống mọi sự này. (Ê-sai 8:18; Hê-bơ-rơ 2:13) Trên khắp thế giới, người ta có thể nghe thấy tiếng kêu la của những người bị đối xử bạo ngược, nhưng nói chung, các chính quyền loài người không có khả năng giúp họ. Tuy nhiên, Đức Giê-hô-va sẽ sai một Đấng Giải Cứu Vĩ Đại là Vua Giê-su Christ để giải thoát tất cả những người nhu mì. Khi những ngày cuối cùng này tiến đến tột đỉnh tại trận chiến Ha-ma-ghê-đôn, ngài sẽ đem lại sự giải phóng và ân phước đời đời cho những người kính sợ Đức Chúa Trời.—Thi-thiên 72:2, 4, 7, 12-14.
34. (a) “Người Ê-díp-tô” biết Đức Giê-hô-va bằng cách nào, và họ sẽ dâng cho Ngài hy sinh và của-lễ nào? (b) Đức Giê-hô-va sẽ đánh “Ê-díp-tô” khi nào, và sẽ có sự chữa lành nào tiếp theo?
34 Trong khi chờ đợi, Đức Giê-hô-va muốn mọi người đạt được sự hiểu biết chính xác và được cứu. (1 Ti-mô-thê 2:4) Vì vậy Ê-sai viết: “Đức Giê-hô-va sẽ cho Ê-díp-tô biết Ngài; trong ngày đó người Ê-díp-tô sẽ biết Đức Giê-hô-va; ắt họ sẽ dâng hi-sinh và của-lễ mà thờ-phượng Ngài, lại khấn-nguyện cùng Đức Giê-hô-va, và hoàn-nguyện. Đức Giê-hô-va sẽ đánh Ê-díp-tô, đánh rồi lại chữa lành; họ sẽ trở về cùng Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ nghe lời họ cầu-nguyện và chữa lành cho”. (Ê-sai 19:21, 22) Người từ mọi nước thuộc thế giới của Sa-tan, từng cá nhân “Ê-díp-tô”, biết Đức Giê-hô-va và dâng cho Ngài của-lễ hy sinh, tức “bông-trái của môi-miếng xưng danh Ngài ra”. (Hê-bơ-rơ 13:15) Họ khấn nguyện với Đức Giê-hô-va bằng cách dâng mình cho Ngài; họ hoàn nguyện bằng cách sống một đời sống trung thành phụng sự. Tiếp theo việc Đức Giê-hô-va “đánh” hệ thống mọi sự này tại trận chiến Ha-ma-ghê-đôn, Ngài sẽ dùng Nước Trời của Ngài để chữa lành nhân loại. Trong Triều Đại Một Ngàn Năm của Chúa Giê-su, nhân loại sẽ được nâng lên tình trạng hoàn toàn về thiêng liêng, tinh thần, đạo đức và thể chất—quả là sự chữa lành!—Khải-huyền 22:1, 2.
“Dân ta... hãy được phước!”
35, 36. Trong sự ứng nghiệm Ê-sai 19:23-25, giữa Ê-díp-tô, A-si-ri và Y-sơ-ra-ên, có mối quan hệ nào vào thời xưa?
35 Rồi nhà tiên tri thấy trước một diễn biến quan trọng: “Trong ngày đó, sẽ có con đường cái đi từ Ê-díp-tô đến A-si-ri; người A-si-ri sẽ đến Ê-díp-tô, người Ê-díp-tô sẽ đến A-si-ri; người Ê-díp-tô và người A-si-ri đều cùng nhau thờ-phượng Đức Giê-hô-va. Trong ngày đó, Y-sơ-ra-ên sẽ hiệp cùng Ê-díp-tô và A-si-ri làm ba, đặng làm nên nguồn phước giữa thiên-hạ; vì Đức Giê-hô-va vạn-quân đã chúc phước cho họ, mà rằng: Ê-díp-tô dân ta, A-si-ri công-trình của tay ta, Y-sơ-ra-ên gia-tài ta, đều hãy được phước!” (Ê-sai 19:23-25) Vâng, một ngày nào đó, giữa Ê-díp-tô và A-si-ri sẽ có mối quan hệ thân thiện. Như thế nào?
36 Trong quá khứ, khi giải cứu dân Ngài khỏi các nước, Đức Giê-hô-va mở cho họ những con đường cái dẫn đến tự do nói theo nghĩa bóng. (Ê-sai 11:16; 35:8-10; 49:11-13; Giê-rê-mi 31:21) Lời tiên tri này đã ứng nghiệm một phần sau khi Ba-by-lôn bị sụp đổ, và những phu tù ở A-si-ri và Ê-díp-tô cũng như ở Ba-by-lôn được đem về Đất Hứa. (Ê-sai 11:11) Nhưng còn thời nay thì sao?
37. Nhiều triệu người ngày nay sống như thể có một con đường cái giữa “A-si-ri” và “Ê-díp-tô” như thế nào?
37 Ngày nay, những người sót lại thuộc dân Y-sơ-ra-ên Đa-ni-ên 11:5, 8) Hàng triệu người từ các quốc gia hiếu chiến và các quốc gia tự do hơn đã tiếp nhận con đường của sự thờ phượng thật. Do đó, người từ mọi nước hợp nhất trong ‘sự thờ-phượng’. Giữa những người này, không hề có sự chia rẽ về quốc gia. Họ yêu thương nhau, và có thể thật sự nói là ‘A-si-ri đến Ê-díp-tô và Ê-díp-tô đến A-si-ri’. Điều này như thể có một con đường cái từ chỗ này đến chỗ kia.—1 Phi-e-rơ 2:17.
thiêng liêng được xức dầu là “nguồn phước giữa thiên-hạ”. Họ phát huy sự thờ phượng thật và công bố thông điệp Nước Trời cho dân các nước. Trong những nước này, có một số giống như A-si-ri hiếu chiến. Những nước khác tự do hơn, có lẽ giống Ê-díp-tô—từng một thời là “vua phương nam” trong lời tiên tri của Đa-ni-ên. (38. (a) “Y-sơ-ra-ên sẽ hiệp cùng Ê-díp-tô và A-si-ri làm ba” như thế nào? (b) Tại sao Đức Giê-hô-va nói: “Dân ta... hãy được phước”?
38 Nhưng Y-sơ-ra-ên “sẽ hiệp cùng Ê-díp-tô và A-si-ri làm ba” như thế nào? Trong giai đoạn đầu của “kỳ cuối-cùng”, phần lớn những người phụng sự Đức Giê-hô-va trên đất là thành phần của “dân Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời”. (Đa-ni-ên 12:9; Ga-la-ti 6:16) Kể từ thập niên 1930, một đám đông thuộc các “chiên khác”, với hy vọng sống trên đất, đã xuất hiện. (Giăng 10:16a; Khải-huyền 7:9) Ra từ các nước—được hình bóng trước bởi Ê-díp-tô và A-si-ri—họ lũ lượt kéo về nhà thờ phượng của Đức Giê-hô-va và mời người khác gia nhập với họ. (Ê-sai 2:2-4) Họ thi hành cùng công việc rao giảng như các anh em xức dầu của họ; họ chịu đựng cùng thử thách, biểu lộ cùng sự trung thành và bền vững và ăn cùng một bàn ăn thiêng liêng. Thật vậy, những người xức dầu và các “chiên khác” thuộc “một bầy, và một người chăn”. (Giăng 10:16b) Ai có thể chối cãi việc Đức Giê-hô-va, khi thấy lòng sốt sắng và sự chịu đựng của họ, bằng lòng về các hoạt động của họ không? Chẳng lấy làm lạ khi Ngài chúc phước cho họ và nói: “Dân ta... hãy được phước!”
[Chú thích]
^ đ. 21 Một số học giả cho là cụm từ “đất đập cánh ào-ào” ám chỉ cào cào thỉnh thoảng bay thành đàn nhung nhúc ở Ê-thi-ô-bi. Những người khác thì cho rằng từ Hê-bơ-rơ được dịch “ào-ào” là tsela·tsalʹ, giống như âm thanh của tên tsaltsalya mà người Galla, giống người Hamitic sống ở Ê-thi-ô-bi ngày nay, đặt cho loại ruồi xê-xê.
[Câu hỏi]
[Hình nơi trang 191]
Những chiến sĩ Phi-li-tin tấn công quân địch (điêu khắc của người Ê-díp-tô vào thế kỷ 12 TCN)
[Hình nơi trang 192]
Bia đá chạm hình nổi một chiến sĩ hay một thần của Mô-áp (giữa thế kỷ thứ 11 và thứ 8 TCN)
[Hình nơi trang 196]
Chiến sĩ Sy-ri cưỡi lạc đà (thế kỷ thứ chín TCN)
[Hình nơi trang 198]
“Biển” nhân gian nổi loạn khuấy lên sự bất mãn và cách mạng
[Hình nơi trang 203]
Quyền năng của các thầy tế lễ Ê-díp-tô không thể nào đọ với Đức Giê-hô-va được