Nhà của Đức Giê-hô-va được nâng lên cao
Chương bốn
Nhà của Đức Giê-hô-va được nâng lên cao
1, 2. Những lời nào được khắc trên một bức tường ở quảng trường Liên Hiệp Quốc, và những lời ấy trích ra từ đâu?
“HỌ SẼ lấy gươm rèn lưỡi-cày, lấy giáo rèn lưỡi-liềm. Nước nầy chẳng còn giá gươm lên nghịch cùng nước khác, người ta chẳng còn tập sự chiến-tranh”. Những lời này được khắc trên một bức tường tại quảng trường Liên Hiệp Quốc ở Thành Phố New York. Qua nhiều thập kỷ, người ta không biết những lời này trích ra từ đâu. Vì mục tiêu của LHQ là duy trì hòa bình thế giới nên dễ cho người ta kết luận là những lời đó phát xuất từ những người sáng lập LHQ vào năm 1945.
2 Tuy nhiên vào năm 1975, tên Ê-sai được chạm bên dưới hàng chữ trên bức tường ấy. Lúc đó người ta mới rõ là những lời trên không phải do người tân thời viết. Thật ra, đó là lời tiên tri được viết ra cách đây hơn 2.700 năm trong một đoạn văn nay là chương 2 của sách Ê-sai. Qua nhiều thiên niên kỷ, những người yêu chuộng hòa bình đã suy nghĩ về những điều Ê-sai tiên tri sẽ xảy ra khi nào và như thế nào. Người ta không cần phải nghĩ ngợi mông lung nữa. Ngày nay, chúng ta được chứng kiến sự ứng nghiệm đáng chú ý của lời tiên tri xa xưa này.
3. Các dân tộc lấy gươm rèn lưỡi cày là ai?
3 Các dân tộc lấy gươm rèn lưỡi cày là ai? Chắc chắn không phải là các nước hay các chính phủ của thế gian ngày nay. Cho đến nay, các nước này vẫn chế tạo gươm giáo, hay là vũ khí, vừa để tiến hành chiến tranh vừa để duy trì “hòa bình” bằng vũ lực. Thực ra, các nước luôn luôn có khuynh hướng Phi-líp 4:9.
rèn lưỡi cày thành gươm! Lời tiên tri của Ê-sai được ứng nghiệm nơi những người đại diện cho các nước, các dân. Họ là những người thờ phượng Đức Giê-hô-va, “Đức Chúa Trời của sự bình-an”.—Các nước đổ về sự thờ phượng thanh sạch
4, 5. Những câu mở đầu chương 2 của sách Ê-sai báo trước điều gì, và điều gì nhấn mạnh tính cách đáng tin cậy của những lời này?
4 Chương 2 sách Ê-sai mở đầu bằng những lời này: “Lời mà Ê-sai, con trai A-mốt, đã thấy về Giu-đa và Giê-ru-sa-lem. Sẽ xảy ra trong những ngày sau-rốt, núi của nhà Đức Giê-hô-va sẽ được lập vững trên đỉnh các núi, [“nâng”, “NW”] cao hơn các đồi. Mọi nước sẽ đổ về đó”—Ê-sai 2:1, 2.
5 Hãy lưu ý là những gì Ê-sai báo trước không phải chỉ là sự phỏng đoán. Ê-sai được lệnh chép lại những biến cố nhất định “sẽ xảy ra”. Những gì Đức Giê-hô-va định “chắc chắn sẽ thành”. (Ê-sai 55:11, NW) Rõ ràng để nhấn mạnh tính cách đáng tin cậy của lời hứa Ngài, Đức Chúa Trời đã soi dẫn nhà tiên tri Mi-chê, người cùng thời với Ê-sai, ghi lại trong sách của ông cùng lời tiên tri ở Ê-sai 2:2-4.—Mi-chê 4:1-3.
6. Lời tiên tri của Ê-sai được ứng nghiệm khi nào?
6 Lời tiên tri của Ê-sai ứng nghiệm khi nào? “Trong những ngày sau-rốt”. Bản Diễn Ý đọc: “Trong thời kỳ cuối cùng”. Kinh Thánh phần tiếng Hy Lạp tiên tri những đặc điểm giúp chúng ta nhận diện được thời kỳ này. Nằm trong số đó là chiến tranh, động đất, dịch lệ, đói kém, và “những thời-kỳ khó-khăn”. * (2 Ti-mô-thê 3:1-5; Lu-ca 21:10, 11) Sự ứng nghiệm của những lời tiên tri đó cho chúng ta đầy đủ bằng chứng là chúng ta đang sống “trong những ngày sau-rốt”, những ngày sau cùng của hệ thống hiện tại này. Vậy hợp lý là những điều Ê-sai báo trước phải được ứng nghiệm trong thời đại của chúng ta.
Một hòn núi dùng làm nơi thờ phượng
7. Ê-sai vẽ ra bức tranh mang hình bóng tiên tri nào?
7 Bằng vài lời, Ê-sai vẽ ra một bức tranh sống động mang hình bóng tiên tri. Chúng ta thấy một ngọn núi hùng vĩ, trên chóp là một ngôi nhà lộng lẫy, đền thờ của Đức Giê-hô-va. Ngọn núi này cao vút, vượt hẳn núi đồi chung quanh. Song, nó không làm cho người ta ghê sợ hay hãi hùng; nó thu hút người ta đến với nó. Dân thuộc mọi nước ao ước được lên núi của nhà Đức Giê-hô-va; họ đổ về đó. Chúng ta dễ hình dung ra cảnh tượng này, nhưng nó có ý nghĩa gì?
8. (a) Trong thời Ê-sai, đồi và núi thường liên kết với gì? (b) Việc các dân kéo lên “núi của nhà Đức Giê-hô-va” tượng trưng cho điều gì?
8 Trong thời Ê-sai, đồi và núi thường liên kết với sự thờ phượng. Chẳng hạn, người ta hay dùng núi đồi làm khu vực thờ thần tượng và nơi thánh cho các thần giả. (Phục-truyền Luật-lệ Ký 12:2; Giê-rê-mi 3:6) Tuy nhiên, nhà hay đền thờ của Đức Giê-hô-va tô điểm cho đỉnh Núi Mô-ri-a ở Giê-ru-sa-lem. Những người Y-sơ-ra-ên trung thành làm cuộc hành trình về Giê-ru-sa-lem mỗi năm ba lần và lên Núi Mô-ri-a để thờ phượng Đức Chúa Trời thật. (Phục-truyền Luật-lệ Ký 16:16) Vì thế, việc các dân kéo lên “núi của nhà Đức Giê-hô-va” tượng trưng cho sự thâu nhóm nhiều người về với sự thờ phượng thật.
9. “Núi của nhà Đức Giê-hô-va” tượng trưng cho gì?
9 Dĩ nhiên, ngày nay dân của Đức Chúa Trời không nhóm lại tại một hòn núi trên đó có đền thờ bằng đá theo nghĩa đen. Đền của Đức Giê-hô-va ở Giê-ru-sa-lem đã bị quân La Mã phá hủy vào năm 70 CN. Ngoài ra, sứ đồ Phao-lô đã nêu rõ là đền thờ Giê-ru-sa-lem và đền tạm trước đó chỉ là hình bóng mà thôi. Chúng tượng trưng cho một thực thể thiêng liêng vĩ đại hơn, đó là “đền-tạm thật, bởi Chúa dựng lên, không phải bởi một người nào”. (Hê-bơ-rơ 8:2) Đền tạm thiêng liêng ấy là sự sắp đặt để đến gần Đức Giê-hô-va trong sự thờ phượng dựa trên sự hy sinh làm giá chuộc của Chúa Giê-su Christ. (Hê-bơ-rơ 9:2-10, 23) Phù hợp với điều này, “núi của nhà Đức Giê-hô-va” được nói đến nơi Ê-sai 2:2 tượng trưng cho sự thờ phượng thanh sạch cao cả của Đức Giê-hô-va trong thời chúng ta. Những ai chấp nhận sự thờ phượng thanh sạch không cần nhóm lại tại bất cứ địa điểm nào theo nghĩa đen; họ nhóm lại trong sự thờ phượng hợp nhất.
Sự thờ phượng thanh sạch được nâng lên cao
10, 11. Sự thờ phượng của Đức Giê-hô-va được nâng lên cao trong thời kỳ chúng ta theo nghĩa nào?
10 Nhà tiên tri nói rằng “núi của nhà Đức Giê-hô-va”, hay sự thờ phượng thanh sạch, sẽ được “lập vững trên đỉnh các núi” và “cao hơn các đồi”. Từ lâu trước thời Ê-sai, Vua Đa-vít 2 Sa-mu-ên 5:7; 6:14-19; 2 Sử-ký 3:1; 5:1-10) Vì thế vào thời Ê-sai, chiếc hòm thánh đã được nâng lên cao theo nghĩa đen và được đặt trong đền thờ, trong một vị thế cao hơn những đồi chung quanh mà người ta dùng cho sự thờ phượng giả.
đã đem hòm giao ước lên Núi Si-ôn ở Giê-ru-sa-lem; núi này cao hơn mặt biển 760 mét. Hòm giao ước lưu tại đây cho tới khi được chuyển về đền thờ được xây cất xong trên Núi Mô-ri-a. (11 Dĩ nhiên, theo một nghĩa thiêng liêng, sự thờ phượng của Đức Giê-hô-va luôn luôn cao hơn các thực hành tôn giáo của những kẻ thờ thần giả. Tuy nhiên, trong thời kỳ chúng ta, Đức Giê-hô-va nâng sự thờ phượng của Ngài lên cao như trời, cao hơn mọi hình thức thờ phượng ô uế, đúng vậy, cao Giăng 4:23.
hơn toàn thể “các đồi” và “đỉnh các núi” rất nhiều. Làm sao như vậy được? Phần lớn do sự nhóm lại của những người muốn thờ Ngài bằng “tâm-thần và lẽ thật”.—12. Ai là “con-cái nước thiên-đàng”, và sự thâu nhóm nào đã xảy ra?
12 Chúa Giê-su Christ ám chỉ mùa gặt là “ngày tận-thế”, khi các thiên sứ sẽ thâu nhóm “con-cái nước thiên-đàng”—tức những người có hy vọng cai trị với Chúa Giê-su trong sự vinh hiển trên trời. (Ma-thi-ơ 13:36-43) Kể từ năm 1919, Đức Giê-hô-va đã ban sức cho “những người còn lại” trong số các con cái này để cùng với các thiên sứ tham gia vào công việc gặt hái. (Khải-huyền 12:17, Tòa Tổng Giám Mục) Do đó, “con-cái nước thiên-đàng”, tức các anh em được xức dầu của Chúa Giê-su, là những người được thâu nhóm trước nhất. Rồi họ tham gia vào công việc thâu nhóm khác.
13. Đức Giê-hô-va đã ban phước cho những người xức dầu còn sót lại như thế nào?
13 Trong mùa gặt này, Đức Giê-hô-va đã dần dần giúp những người xức dầu còn sót lại hiểu và biết cách áp dụng Lời Ngài là Kinh Thánh. Điều này cũng góp phần vào việc nâng cao sự thờ phượng thanh sạch. Vậy mặc dù “sự tối-tăm vây-phủ đất, sự u-ám bao-bọc các dân”, những người xức dầu “chiếu sáng như đuốc” giữa nhân loại, được Đức Giê-hô-va tẩy sạch và lọc luyện. (Ê-sai 60:2; Phi-líp 2:15) “Được đầy-dẫy sự hiểu-biết về ý-muốn của Ngài với mọi thứ khôn-ngoan và hiểu-biết thiêng-liêng nữa”, những người được thánh linh xức dầu này “chói-rạng như mặt trời trong nước của Cha mình”.—Cô-lô-se 1:9; Ma-thi-ơ 13:43.
14, 15. Ngoài việc thâu nhóm “con-cái nước thiên-đàng”, một sự thâu nhóm nào khác đã xảy ra, và điều này đã được A-ghê báo trước như thế nào?
14 Ngoài ra, những người khác cũng kéo lên “núi của nhà Đức Giê-hô-va” nữa. Chúa Giê-su gọi họ là các “chiên khác” của ngài, là những người có hy vọng sống đời đời trong địa đàng trên đất. (Giăng 10:16; Khải-huyền 21:3, 4) Kể từ thập niên 1930, họ xuất hiện với con số nhiều ngàn, rồi nhiều trăm ngàn, và ngày nay lên đến nhiều triệu! Trong một sự hiện thấy mà sứ đồ Giăng nhận được, sứ đồ mô tả họ là một đám đông “vô-số người, không ai đếm được, bởi mọi nước, mọi chi-phái, mọi dân-tộc, mọi tiếng mà ra”.—Khải-huyền 7:9.
15 Nhà tiên tri A-ghê báo trước sự xuất hiện của đám đông này. Ông viết: “Đức Giê-hô-va vạn-quân phán như vầy: Còn một lần, khỏi ít lâu nữa, ta sẽ làm rúng-động các từng trời và đất, biển và đất khô. Ta cũng làm rúng-động hết thảy các nước, và những sự ao-ước của các nước [những người kết hợp với các tín đồ Đấng Christ được xức dầu trong sự thờ phượng thanh sạch] hầu đến; rồi ta sẽ làm cho vinh-quang đầy-dẫy nhà nầy, Đức Giê-hô-va vạn-quân phán vậy”. (A-ghê 2:6, 7) Sự hiện hữu của đám đông “vô-số người” càng ngày càng gia tăng này cùng với các bạn đồng hành được xức dầu của họ đã đề cao, đúng vậy, đã tôn vinh, sự thờ phượng thanh sạch trong nhà của Đức Giê-hô-va. Từ trước tới nay, chưa bao giờ có nhiều người hợp nhất trong sự thờ phượng Đức Chúa Trời thật đến thế, và điều này đem vinh hiển cho Đức Giê-hô-va và Vua đương kim, Chúa Giê-su Christ. Vua Sa-lô-môn viết: “Dân-sự đông-đảo, ấy là sự vinh-hiển của vua”.—Châm-ngôn 14:28.
Sự thờ phượng được đề cao trong đời sống
16-18. Một số người đã thay đổi như thế nào để sự thờ phượng của họ được Đức Giê-hô-va chấp nhận?
16 Mọi công trạng về việc nâng cao sự thờ phượng thanh sạch trong thời chúng ta đều qui về cho Đức Giê-hô-va. Tuy nhiên, những ai đến với Ngài thì được đặc ân tham gia vào công việc này. Cũng như việc leo núi đòi hỏi cố gắng thì việc học hỏi và sống theo tiêu chuẩn công bình của Đức Chúa Trời cũng đòi hỏi cố gắng như vậy. Giống như tín đồ Đấng Christ trong thế kỷ thứ nhất, các tôi tớ của Đức Chúa Trời 1 Cô-rinh-tô 6:9-11.
ngày nay đã bỏ lại đằng sau lối sống và các thực hành không thích hợp với sự thờ phượng thật. Những người tà dâm, thờ hình tượng, ngoại tình, trộm cướp, tham lam, say sưa và những người phạm các tội khác đã thay đổi đường lối và đã “được rửa sạch” dưới mắt Đức Chúa Trời.—17 Đây là kinh nghiệm điển hình của một phụ nữ trẻ. Chị viết: “Tôi từng mất hết hy vọng. Tôi đã sống một cuộc đời vô luân và say sưa. Tội bị bệnh truyền qua đường sinh dục. Tôi cũng buôn bán ma túy và có thái độ bất cần”. Sau khi học Kinh Thánh, chị đã thay đổi rất nhiều để phù hợp với các tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời. Bây giờ chị nói: “Tôi được bình an trong tâm trí, biết tự trọng, có hy vọng về tương lai, có gia đình đàng hoàng, và tốt nhất là có một mối quan hệ với Cha chúng ta là Đức Giê-hô-va”.
18 Ngay cả sau khi đạt được một vị thế được Đức Giê-hô-va chấp nhận, tất cả chúng ta đều phải tiếp tục đề cao sự thờ phượng thanh sạch bằng cách dành cho sự thờ phượng đó một chỗ nổi bật trong đời sống. Cách đây hàng ngàn năm, qua nhà tiên tri Ê-sai, Đức Giê-hô-va đã quả quyết là ngày nay sẽ có vô số người hăng hái coi sự thờ phượng Ngài là điều quan trọng nhất trong đời sống của họ. Bạn có ở trong số những người đó không?
Một dân tộc được dạy theo đường lối của Đức Giê-hô-va
19, 20. Dân sự của Đức Chúa Trời được dạy gì, và ở đâu?
19 Ê-sai cho chúng ta biết thêm về những người đón nhận sự thờ phượng thanh sạch ngày nay như sau: “Nhiều dân-tộc sẽ đến mà nói rằng: Hãy đến; chúng ta hãy lên núi Đức Giê-hô-va, nơi nhà Đức Chúa Trời của Gia-cốp: Ngài sẽ dạy chúng ta về đường-lối Ngài, chúng ta sẽ đi trong các nẻo Ngài. Vì luật-pháp sẽ ra từ Si-ôn, lời Đức Giê-hô-va sẽ ra từ Giê-ru-sa-lem”.—Ê-sai 2:3.
Phục-truyền Luật-lệ Ký 31:12, 13) Do đó, họ noi theo khuôn mẫu của các tín đồ Đấng Christ thời ban đầu, họp nhau lại để khuyến khích và khuyên giục nhau sinh ra dư dật “lòng yêu-thương và việc tốt-lành”.—Hê-bơ-rơ 10:24, 25.
20 Đức Giê-hô-va không để dân Ngài ngơ ngác như chiên đi lạc. Qua Kinh Thánh và các ấn phẩm dựa trên Kinh Thánh, Ngài truyền đạt cho họ “luật-pháp” và “lời” Ngài để họ học biết đường lối Ngài. Sự hiểu biết này trang bị họ để “đi trong các nẻo Ngài”. Với lòng tràn đầy biết ơn và phù hợp với sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời, họ nói với nhau về đường lối của Đức Giê-hô-va. Họ họp nhau lại tại các đại hội và tại các nhóm nhỏ hơn—như Phòng Nước Trời và nhà riêng—để nghe và học về đường lối của Đức Chúa Trời. (21. Các tôi tớ của Đức Giê-hô-va tham gia vào công việc nào?
21 Họ mời người khác ‘đi lên’ tới sự thờ phượng cao cả của Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Điều này phù hợp biết bao với mệnh lệnh của Chúa Giê-su ban cho các môn đồ ngài ngay trước khi ngài lên trời! Ngài nói với họ: “Vậy, hãy đi dạy-dỗ muôn-dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh-Linh mà làm phép báp-têm cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi”. (Ma-thi-ơ 28:19, 20) Với sự hỗ trợ của Đức Chúa Trời, Nhân Chứng Giê-hô-va đã vâng lời đi khắp mặt đất dạy dỗ và đào tạo môn đồ, làm báp têm cho họ.
Lưỡi gươm thành lưỡi cày
22, 23. Ê-sai 2:4 báo trước điều gì, và một viên chức Liên Hiệp Quốc đã nói gì về điều này?
22 Bây giờ chúng ta đọc đến câu kế tiếp mà một phần được khắc trên bức tường ở quảng trường LHQ. Ê-sai viết: “Ngài sẽ làm sự phán-xét trong các nước, đoán-định [“sửa chữa sự việc”, “NW”] về nhiều dân. Bấy giờ họ sẽ lấy gươm rèn lưỡi-cày, lấy giáo rèn lưỡi-liềm. Nước nầy chẳng còn giá gươm lên nghịch cùng nước khác, người ta chẳng còn tập sự chiến-tranh”.—Ê-sai 2:4.
23 Hoàn thành được điều này không phải là dễ. Ông Federico Mayor, tổng giám đốc Tổ Chức Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa của Liên Hiệp Quốc, có lần phát biểu: “Tất cả những chuyện đồi tệ xảy ra trong chiến tranh, mà ngày nay chúng ta được thấy ngay tại nhà qua các dụng cụ truyền thanh và truyền hình, hình như không thể chặn được đà tiến của guồng máy khổng lồ về chiến tranh đã được thiết kế và duy trì qua nhiều thế kỷ. Các thế hệ hiện tại có một nghĩa vụ theo Kinh Thánh, mà hầu như họ không thể chu toàn được, đó là ‘lấy gươm rèn lưỡi-cày’ và chuyển từ bản năng tranh chiến—vốn phát triển từ thời xa xưa—sang một cảm giác hòa bình. Nếu làm được thì đây là một việc làm tốt và cao quý nhất trong xã hội loài người và là một di sản tốt đẹp nhất cho con cháu chúng ta”.
24, 25. Những lời của Ê-sai ứng nghiệm nơi ai, và bằng cách nào?
24 Các quốc gia nói chung sẽ không bao giờ hoàn thành được mục tiêu cao cả này. Lý do giản dị là nó quá với tầm tay của họ. Các lời của Ê-sai được ứng nghiệm bởi các cá nhân từ nhiều nước, những người hợp nhất trong sự thờ phượng thanh sạch. Giữa họ, Đức Giê-hô-va đã “sửa chữa sự việc”. Ngài đã dạy dỗ dân Ngài sống hòa bình với nhau. Thật vậy, giữa một thế giới đầy chia rẽ và xung đột, họ quả đã lấy “gươm rèn lưỡi-cày, lấy giáo rèn lưỡi-liềm” theo nghĩa bóng. Bằng cách nào?
Ma-thi-ơ 26:52) Kể từ đó, các môn đồ theo dấu chân của Chúa Giê-su đã rèn gươm thành lưỡi cày và từ chối cầm vũ khí giết người đồng loại cũng không ủng hộ các nỗ lực chiến tranh dưới bất cứ hình thức nào. Họ “cầu sự bình-an với mọi người”.—Hê-bơ-rơ 12:14.
25 Trước nhất, họ không đứng về phe nào trong các cuộc chiến của các nước. Chẳng bao lâu trước khi Chúa Giê-su chết, quân lính vũ trang đến bắt ngài. Khi Phi-e-rơ rút gươm ra để bảo vệ Thầy, Chúa Giê-su nói với ông: “Hãy nạp gươm vào vỏ; vì hễ ai cầm gươm thì sẽ bị chết về gươm”. (Theo đuổi đường lối hòa bình
26, 27. Dân sự của Đức Chúa Trời “tìm sự hòa-bình mà đuổi theo” như thế nào? Cho ví dụ.
26 Sự hòa bình của dân sự Đức Chúa Trời không phải chỉ là việc từ chối can dự vào chiến tranh. Mặc dù thuộc hơn 230 xứ và khác nhau về ngôn ngữ và văn hóa, họ sống với nhau trong hòa bình. Nơi họ, chúng ta thấy được sự ứng nghiệm tân thời của những lời Chúa Giê-su nói với môn đồ vào thế kỷ thứ nhất: “Nếu các ngươi yêu nhau, thì ấy là tại điều đó mà thiên-hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn-đồ ta”. (Giăng 13:35) Tín đồ Đấng Christ ngày nay là những người “tác tạo hòa bình”. (Ma-thi-ơ 5:9, Nguyễn Thế Thuấn) Họ “tìm sự hòa-bình mà đuổi theo”. (1 Phi-e-rơ 3:11) Chính Đức Giê-hô-va là “đấng ban bình an” sẽ ủng hộ họ.—Rô-ma 15:33, Trịnh Văn Căn.
27 Có nhiều gương sống động của những người đã học làm người tác tạo hòa bình. Một thanh niên viết về cuộc đời niên thiếu của mình như sau: “Kinh nghiệm chua xót đã dạy tôi phải tự vệ như thế nào. Nó làm cho tôi thành người ngang tàng và hận đời. Chuyện gì thì cũng rốt cuộc là đánh nhau. Mỗi ngày tôi đánh với một đứa khác nhau trong lối xóm, lúc thì bằng cú đấm, lúc thì bằng gạch đá hoặc chai lọ. Tôi lớn lên với tính khí rất hung hăng”. Tuy nhiên, cuối cùng anh đáp
lại lời mời lên “núi của nhà Đức Giê-hô-va”. Anh học đường lối của Đức Chúa Trời, và trở thành một tôi tớ hiếu hòa của Ngài.28. Tín đồ Đấng Christ có thể làm gì để theo đuổi hòa bình?
28 Hầu hết các tôi tớ của Đức Giê-hô-va không xuất thân từ quá trình hung bạo như thế. Tuy nhiên, ngay cả trong những điều tương đối nhỏ nhặt—như hành động tử tế, tha thứ và thông cảm—họ cố gắng mưu cầu bình an với mọi người. Mặc dù bất toàn, họ cố gắng áp dụng lời khuyên của Kinh Thánh là “nếu một người trong anh em có sự gì phàn-nàn với kẻ khác, thì hãy nhường-nhịn nhau và tha-thứ nhau”.—Cô-lô-se 3:13.
Một tương lai bình an
29, 30. Có triển vọng nào cho trái đất?
29 Đức Giê-hô-va đã làm một việc phi thường trong “những ngày sau-rốt” này. Ngài đã nhóm lại từ muôn nước những người muốn phụng sự Ngài. Ngài đã dạy họ bước theo đường lối của Ngài, đường lối hòa bình. Họ là những người sẽ sống sót qua “cơn đại-nạn” sắp đến và đi vào thế giới mới hòa bình, trong đó chiến tranh sẽ bị loại trừ vĩnh viễn.—Khải-huyền 7:14.
30 Sẽ không còn gươm giáo, tức là vũ khí nữa. Người viết Thi-thiên viết về thời kỳ đó: “Hãy đến nhìn-xem các công-việc của Đức Giê-hô-va, sự phá-tan Ngài đã làm trên đất là dường nào! Ngài dẹp yên giặc cho đến đầu-cùng trái đất, bẻ gãy các cung, chặt các giáo ra từng miếng, và đốt xe nơi lửa”. (Thi-thiên 46:8, 9) Trước một triển vọng như vậy, lời khuyên sau đây của Ê-sai ngày nay thật thích đáng cũng như đã thích đáng vào lúc ông viết: “Hỡi nhà Gia-cốp, hãy đến, chúng ta hãy bước đi trong sự sáng của Đức Giê-hô-va”. (Ê-sai 2:5) Vâng, hãy để sự sáng của Đức Giê-hô-va rọi chiếu con đường của chúng ta bây giờ, và chúng ta sẽ bước theo đường lối của Ngài cho đến đời đời.—Mi-chê 4:5.
[Chú thích]
^ đ. 6 Xin xem sách Sự hiểu biết dẫn đến sự sống đời đời, chương 11, “Thời kỳ này là những ngày sau rốt!”, do Hội Tháp Canh xuất bản.
[Câu hỏi]